TIN VAN



14.3.2013

*
Từ điển nhiều khi cũng rất cần thiết cho dịch giả. (1)

Thơ Mỗi Ngày

Đen
Một người da đen một khúc hát đen
Bầu trời đen sâu không cùng
Những giòng nước mắt
Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
Bằng giọng của máu của tủy của hồn bắt đầu ngày tháng
Giữa rừng không lời rừng mãi trống không
Ném mình ném đám đông vào trần truồng tủi cực hờn xác thịt
Tan vỡ hôm qua hôm nay kể gì ngày mai
Tội rằng không quên chẳng thể được quên
Vì Blues không xanh vì điệu Blues đen
Trên mầu da nức nở
Trong hộp đêm
Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng mình
Ngón tay cấu lấy ống kèn như bùa thiêng
Chọn ngoài thể xác ngoài thương yêu ngoài dữ tợn
Chọn thế giới va chạm những loài kim réo gọi
Thời gian mềm
Không gặp thời gian
Không gian quay thành những vòng kỷ niệm
Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh. 
Thanh Tâm Tuyền: Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy
Tinh Thần Miền Nam (1)
W.J. Cash [1900-1941], viết cuốn sách độc nhất của đời mình, Linh Hồn Miền Nam, The Mind of The South, và tự sát ba tháng sau đó. Ông chẳng hề biết cuốn sách được hậu thế vồ vập như thế nào. Trong nhiều năm, hàng trăm đại học nghiên cứu nó, kể từ thập niên 1940. Vào những năm 1960, cuốn sách trở thành một thứ Di Chúc Của Miền Nam, nhưng Cash thực sự tin rằng, Miền Nam Không Có Linh Hồn, thay vì Linh Hồn, là Tính Khí.
Đây cũng là ý của Henry James: "Strickly, The Southerner had no mind; he had a temperament"....
Robert Fulford: The Spirit of the South, Queen's Quarterly, số Mùa Thu 2005
To a Coin
Cold and stormy the night I sailed from Montevideo.
As we rounded the Cerro,
I threw from the upper deck
a coin that glinted and winked out in the muddy water,
a gleam of light swallowed by time and darkness.
I felt I had committed an irrevocable act,
adding to the history of the planet
two endless series, parallel, possibly infinite:
my own destiny, formed from anxieties, love and futile upsets
and that of that metal disk
carried away by the water to the quiet depths
or to far-off seas that still wear down
the leavings of Saxon and Viking.
Any moment of mine, asleep or wakeful,
matches a moment of the sightless coin's.
At times I have felt remorse,
at others, envy
of you, existing, as we do, in time and its labyrinth,
but without knowing it.
-A.R.
J.L. Borges
Gửi Đồng Xu
Lạnh và bão là cái đêm tôi dong buồm rời Montevideo
Và khi thuyền chúng tôi lượn vòng Cerro
Từ trên boong thuyền cao
Tôi thẩy 1 đồng xu xuống dòng nước bùn.
Lấp lánh, thoáng chốc,
Như một điểm sáng được thời gian và đêm đen đợp đánh ực một phát
Tôi cảm thấy mình phạm 1 hành động không làm sao thu hồi lại được
Thêm vào lịch sử của hành tinh
Hai chuỗi dài song song, chắc là vô tận:
Số phận của riêng tôi, được dệt bằng những âu lo, thảng thốt, tình yêu,
Và những bực bội cà chớn, vô ích
Và của đồng xu, một cái dĩa kim khí
Được dòng nước cuốn tới những vùng sâu thăm thẳm, trầm lắng
Hay là tới những những vùng biển xa vời vợi
Cho tới bây giờ vẫn còn loay loay với
Những gì còn lại của những sắc dân Saxon và Viking.
Bất cứ một khoảnh khắc của tôi, ngủ gà ngủ gật, hay thức thao láo
Thì đều xứng hợp với một khoảnh khắc của đồng xu đã mất dạng
Có những lúc tôi cảm thấy hối hận tràn trề
Như là cái lần tính bước xuống đường cho xe hơi cán
Ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ
Và những lúc khác, thì lại thèm muốn, ước ao
Em, Sad Seagull
Đang hiện hữu, như đôi ta đang hiện hữu, trong thời gian và mê cung của nó
Nhưng không biết điều này.


*
Mặt Trời Lặn ở Fossoli

Tôi biết, nghĩa là gì, không trở về.
Qua những hàng rào kẽm gai
tôi nhìn thấy mặt trời xuống và chết
Và da thịt tôi như bị xé ra
Bởi những dòng thơ của một thi sĩ già:
“Mặt trời thì có thể lặn và mọc
Nhưng chúng tôi, ngược hẳn lại
Ngủ, sau 1 tí ánh sáng ngắn ngủi,
Một đêm dài ơi là dài”
Tháng Hai, 7, 1946
Primo Levi

*
Trên Blog Hải Hà có bài về Hemingway, những thói xấu của Papa [nick của ông], (1) trong có nhắc đến những cú chơi bẩn của ông chồng với bà vợ.
Bà vợ là 1 phóng viên chiến tranh cừ, đã từng được giải thưởng cao quí của ngành này, và cũng còn là tiểu thuyết gia.
Cuốn bảnh nhất, cực bảnh, phải nói như vậy, “Điểm không thể quay về”, “Point of No Return”, 1948, viết về [Trại Tù, Lò Thiêu] Dachau. Trong bài viết trên TLS 18, Jan 2013, tác giả bài viết, Heather McRobie, chọn đúng cái từ của 1 cuốn tiểu thuyết chưa từng viết của Gấu Cà Chớn, “Mắt Bão”, để vinh danh bà vợ Hemingway:
Trong khi cuốn đầu tay của bà chỉ xoáy vào 1 “khía cạnh nhỏ”, “one small aspect” của Đệ Nhị Chiến, Point of No Return, 1948, đặt dòng kể ở ngay mắt của cơn bão đạo đức, [placed the narrative in the eye of the moral storm]: một anh GI Mẽo khám phá ra những điều ghê rợn ở Dachau…. Point of No Return khiến chủ nghĩa lạc quan của Mẽo lạnh lùng, tàn nhẫn tan rã ra, khi đối diện với bóng tối Âu Châu.
Trong lời bạt sau đó, bà viết:
"Tôi nhận ra là Dachau là cái điểm không thể quay lại trong suốt cuộc đời của riêng tôi. Giữa khoảnh khắc tôi bước qua cái cổng có chữ Phục Hồi Nhân Phẩm Qua Lao Động, “Arbeit Macht Frei”, Work Sets You Free, và khi tôi bước ra vào cuối ngày, một ngày thật khó gọi là 1 ngày, no ordinary scale of hours, tôi thay đổi, I was changed, và như thế nào, tôi nhìn phận người, how I looked at the human condition, cái thế giới chúng ta sống, thay đổi… Những năm chiến tranh dạy cho tôi thật nhiều, nhưng chiến tranh chẳng là cái thá gì so với Dachau. So với Dachau, chiến tranh thật sạch."
Mắt Bão quả là cái cuốn tiểu thuyết đầu tay, mà Gấu mơ ước viết, khi, một mình trực ở Đài Liên Lạc VTD quốc tế, tọa lạc trên tầng lầu chót của building số 5 Phan Đình Phùng, 1 thứ đỉnh cồn [cao nhất, nhìn thấy hết] và còn là ở trung tâm của trận bão chiến tranh, gửi hình chiến tranh từ khắp chiến trường Việt Nam, trên bốn vùng chiến thuật, đi khắp nơi trên thế giới.
Ngồi Quán Chùa, với ông anh, có lần Gấu lèm bèm về giấc mơ lớn của mình, ông anh gật gù, mày cứ giở ba cuốn địa lý ra, là tìm thấy khối cái tên cho những cuốn tiểu thuyết.
Sau, đọc thư gửi "đảo xa", ông có nói về cuốn Mắt Bão ông đang viết.
Gấu đoán là, ông anh, thấy thằng em, ngập ngụa trong ken, làm sao thoát, thành thử bèn lấy cái tít, viết 1 cuốn, thế cho thằng em chết vì ghiền.
Còn nhớ, lần đầu có được số điện thoại, phôn hỏi thăm, câu đầu tiên ông hỏi, có mập ra chút nào không.
Sau nghe nói, ông còn hỏi 1 anh bạn cũng quen cả hai, cũng ở Toronto, nó đã thực sự hết ghiền chưa!
Đám bạn quí của Gấu thì chẳng đấng nào tin Gấu thoát được cả!

Beckett, portrait

Orwell
On Animal Farm
For all I know, by the time this book [Animal Farm] is published my view of the Soviet regime may be the generally-accepted one.
But what use would that be in itself? To exchange one orthodoxy for another is not necessarily an advance.
-George Orwell, "The Freedom of the Press"
ANIMAL FARM, as its author later wrote, "was the first book in which I tried, with full consciousness of what I was doing, to fuse political purpose and artistic purpose into one whole." And indeed, its pages contain a synthesis of many of the themes that we have come to think of as "Orwellian." Among these are a hatred of tyranny, a love for animals and the English countryside, and a deep admiration for the satirical fables of Jonathan Swift. To this one might add Orwell's keen desire to see things from the viewpoint of childhood and innocence: He had long wished for fatherhood and, fearing that he was sterile, had adopted a small boy not long before the death of his first wife. The partly ironic subtitle for the novel is A Fairy Story, and Orwell was especially pleased when he heard from friends such as Malcolm Muggeridge and Sir Herbert Read that their own offspring had enjoyed reading the book.
Christopher Hitchens
[Bài viết được dùng làm "Intro" cho ấn bản 2010 của cuốn Trại Loài Vật]
Đọc khúc trên, và cái tiểu tít,“truyện thần tiên” thì Gấu nhớ ra lý do tại sao tên Đông B nhắc tới “Sợ Lửa” của Doãn Quốc Sĩ.
Chắc chỉ có vậy.
Bởi là vì Gấu nhớ là, “Sợ Lửa”, đọc từ hồi còn học trung học, là câu chuyện 1 anh chàng sợ…  lửa, đến chót đời, sắp ngỏm, mới dám làm khán giả của 1 dám cháy, về, bịnh, ngỏm, trong hạnh phúc.
Nếu đúng như thế, thì nó giống cái truyện suốt đời ăn chay, thèm muỗng nước mắm trước khi lìa đời của Thụy Vũ.
Tính đọc chùa, nhưng gõ Google không ra “Sợ Lửa”.
Về Trại Loài Vật
Vào thời gian cuốn sách này [Trại Loài Vật] được xb, cái nhìn của tôi về chế độ Xô Viết thì là chung chung, như được nhiều người chấp nhận. Nhưng, ích chi đâu, một cái nhìn, tự thân, như thế? Đổi 1 cái cùm [orthodoxy: chính thống, dòng chính, lề phải…  ], lấy 1 cái cùm khác, thì đâu nhất thiết là 1 “tiến bộ”?
-George Orwell, "The Freedom of the Press"
Trại Loài Vật, như tác giả của nó sau đó viết, “là cuốn sách thứ nhất trong đó tôi cố, với tất cả ý thức về cái việc mình đang làm, nấu chảy, hòa nhập mục đích chính trị và mục tiêu nghệ sĩ thành trọn 1 cục”. Và quả thế, những trang sách của nó chứa 1 tổng đề của rất nhiều đề tài mà chúng ta có thể coi là “có tính Orwell”, trong số đó, là sự thù ghét độc tài, bạo chúa, tình yêu loài vật và đồng quê Anh, một ngưỡng mộ sâu xa dành cho những truyện ngụ ngôn châm biếm của Jonathan Swift. Tới điểm này thì có thể coi Orwell như 1 người thèm nhìn sự vật bằng con mắt của 1 đứa con nít, và sự ngây thơ: Trong đời riêng, Orwell là 1 đấng đàn ông rất sợ cây súng thịt của mình, vô dụng, suốt đời thèm làm bố, và sau cùng, sợ vô sinh, bèn nhận 1 đứa con nít làm con nuôi, không lâu, trước khi bà vợ đầu của ông mất.
Cái tiểu tít có tí tiếu lâm của cuốn tiểu thuyết, Một Truyện Thần Tiên, và Orwell rất lấy làm hài lòng, khi nghe được, qua mấy đấng bạn quí của ông, rằng lũ hậu huệ của họ, rất mê đọc nó.

Trăm Năm Camus

 Koestler



Ghi chú trong ngày

*
Một trong những sư phụ của Vargas Llosa. Ông Nobel này cùng thời với Gấu, nên cũng có những chọn lựa như Gấu, thí dụ ông chọn Sartre thay vì Camus, nhưng sau này, biết chọn lầm, may còn kịp đổi.
Gấu chọn đúng Camus, may quá!
V/v nhà văn Mít đếch có sư phụ, bây giờ Gấu ngộ ra rồi: Do đếch đọc được tiếng của lũ mũi lõ!
Không lẽ chọn 1 ông Mít, đâu có được! Ngay đàn anh, thì cũng chỉ đáng cho đàn em "xoa đầu", hoặc "moa toa", đâu có lý, nhận làm… Thầy?
Thầy Cuốc chẳng đã kể về lần yết kiến VP, gọi anh, xưng tôi, Người bực quá!
Nhưng MT thì xuề xòa, anh em được rồi!
Lần Gấu về Hà Nội, mấy đấng ít tuổi hơn, như BN chẳng hạn, thưa anh, xưng em một phép.
Bắc Kít được cái khoản này, hơn hẳn Trung Kít!
Nhớ, NVH cũng xưng... em, nhưng kèm 1 câu, em thua anh chỉ cái phần lý luận, phê bình. Còn sáng tác, No!
Hà, hà, VH!

Không Thầy đố mày làm nên, các cụ đã dạy. Sở dĩ đám Mít viết, cứ "làng nhàng", chính là do đếch có Thầy. Từ “làng nhàng” - ND sử dụng để chỉ đám cộng sự viên đắc lực làm nên “thế lực đột phá” của văn chương Mít, chuyên viết cho Hậu Vệ, ở Sài Gòn -  là của Gấu, khi viết về đám nhà văn Trung Kít, thời chiến tranh, ông nào cũng tự hào, tay súng, tay viết, súng không nên thân, nên thua VC, bút thì lại càng không nên thân, vì có coi ai là Thầy của họ đâu.
Thầy của họ, chính là Võ Phiến, nếu nói về truyện ngắn. Có đấng nào viết được, chỉ 1 truyện ngắn, trên cơ Võ Phiến? 
Truyện dài, và nhân vật của nó, có tên nào tạo ra nổi một...  Ông Ba Đồng Thời?
NMG không hề có được 1 nhân vật “dấu ấn”, bèn bệ ngay người ngoài đời vô tác phẩm, chứng cớ, những HPNT, Ngụy Ngữ?
Chúng không hề biết, không hề hiểu ra được "chân lý", Thầy chính là Mình.
Một cách nào đó, tìm ra Thầy là tìm ra Mình.
Tìm ra dòng văn thích hợp với Mình.
Theo nghĩa đó, Thầy của Vargas Llosa cũng là Thầy của GCC, là Faulkner. Ông viết, Faulkner là người Mẽo, viết tiếng Mẽo, nhưng đúng là "Người của chúng ta" - xứ sở đồng bào Vargas Llosa - ở Xứ Mũi Lõ!
Cái truyện ngắn đầu tay "thần sầu" của Gấu, “Những Con Dã Tràng” - thần sầu, đúng là như thế, vì trong số những truyện ngắn đầy chất hiện sinh của Sài Gòn những năm 1960, nó là số 1, điều này không phải Gấu nhận ra, mà là 1 bạn văn cũng rất thân, anh phán, cái nhân vật trong truyện, là Camus và Meursault cộng lại, bởi là vì Meursault đâu có ho lao như nhân vật trong “Những Con dã Tràng”, và, giọng văn cà dựt, y chang những tiếng ho khan của 1 tên bị lao phổi, tức y chang Camus - được TTT khen um lên, vậy mà viết xong, là Gấu từ bỏ nó liền, vì biết, dòng văn này đi vào ngõ cụt. Chỉ đến khi Gấu gặp Thầy là Faulkner, mới kiếm ra dòng văn của mình, và nhờ đó viết được cái truyện ngắn “Những Ngày Ở Sài Gòn”, và chỉ khi viết được nó, thì Gấu mới tin là mình sẽ có cơ hội trở thành nhà văn.

Coetzee: Notes on a Voice

Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"
"Nơi chốn không chết như con người, nhưng chúng tang thương dâu bể đến nỗi chẳng còn chi được giữ lại, về một thời nó đã là..." , W. Trévor viết về miền thơ ấu (Ái Nhĩ Lan) của ông.
Tôi chỉ muốn thêm vô: "... chẳng còn chi được giữ lại, cho một con người ngày xưa đã từng ở đó."
Tôi cũng có đọc một lời khuyên, nên viếng thăm nghĩa địa, mỗi lần ghé một thành phố. Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn, (Garcia Marquez), muốn bỏ Macondo, tìm một đất lành khác. Anh giải thích: "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất có một người chết". Ursula, bà vợ dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một cái mả, tôi sẽ ra đó nằm."
Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?...
Bài viết này, khi viết, là tính dùng làm Tựa cho tập truyện ngắn đầu tay của 1 anh bạn. Nhưng khi anh đọc, và Gấu đọc lại, thì vưỡn còn ngửi ra mùi nước đái, ngập ngụa Ga Hàng Cỏ khiến cô gái Bắc Kít xúc động, và nhận lời cầu hôn của anh VC lên tầu vô Nam chiến đấu; mùi nước đái và cử chỉ cầu hôn “lấn át” cái cử chỉ thật nên thơ của anh tù cải tạo Miền Nam chưa từng tới Hà Nội, nhưng đã mê từ khi còn đi học, đọc Nhất Linh,…  Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn.
Anh đề nghị Gấu viết 1 bài khác. Và cái bài khác kia thì thật vừa ý anh, và Gấu, vì đọc, thì lại ra cả 1 cõi Miền Nam "nhân hậu và cảm động" ở trong đó (1)
Khi bạn quí của Gấu nhận làm Thầy ở 1 trường đại học Mẽo, phôn hỏi, mày có cái gì về đề tài văn chương hải ngoại... Gấu bèn phán, văn học hải ngoại, quái, là có đến mấy cú lên đường khác nhau.
Cú đầu tiên, liền sau 1975, văn chương tố cáo tội ác VC.
Cú thứ nhì, toan tính đầu tiên hội nhập….
Cú thứ tư, có sự gia nhập của đám Bắc Kít.
Và cú thứ tư này mới đúng là cú khởi đầu của nó.
Bài viết trên, là nằm trong giấc mộng lớn của Gấu Cà Chớn, về 1 dòng văn chương lớn, về tấm bản đồ tỉ lệ 1/1 rách bươm Borges đã từng nhắc tới, của lũ Mít hải ngoại, mang được ra khỏi nước, và cố vá víu cho lành lặn.
Đó là thời gian Gấu “rỏ máu 10 đầu ngón tay” viết đơn xin cắp rổ theo hầu Sến Cô Nương, ở Chợ Cá Bá Linh, mặt dầy xin viết thí cho đám khốn kiếp Hậu Vệ…
Chúng cám ơn bằng cách xúm lại chửi Gấu.
Viết, nhớ lại, và cũng để nhắn anh tà lọt Osin, rằng, có đức độ, có lòng thành, có hối lỗi, xin tha tội…. chưa chắc đã vô được địa ngục VC!
Đừng nói là tâm địa khốn kiếp.
Tâm địa khốn kiếp, mà có khi, tay "cũng" đầy máu, cũng nên!
(1)
Tôi quen Nguyễn Chí Kham đã lâu, từ cái hồi Nghệ Thuật. Truyện "đầu tay" của tôi, Nghệ Thuật số 9. Của anh, số 10. Thành thử, giữa hai người viết, không có tinh thần trên, dưới. Trộm nghĩ, cũng còn may, ra tới ngoài này, được chiêm ngưỡng chiếu bồ đoàn của một vị nữ tu, thí dụ vậy, chuyện trên, dưới tựa giấc chiêm bao, hoặc thuộc tiền kiếp.
Dẫn nhập, theo kiểu thù tạc, cũng không. "Thì cứ lảm nhảm đi, anh già này cũng làm cho tụi mình vui lên được một vài phút!", hình như tôi đã loáng thoáng nghe, có một người trẻ, nói về thế hệ cha chú của mình, những chủ xị, "mastermind" của cuộc chiến thịt da nát tan, người chết hai lần...
Khi đọc sơ mấy truyện anh đưa,1 tôi chợt nẩy ra ý nghĩ, hay là mình thử đề nghị với anh, với người đọc, một cách viết "kép", theo kiểu Faulkner, khi viết Những Cây Cọ Dại, The Wild Palms: hai truyện viết song song, xen kẽ, bề ngoài chẳng có chi liên hệ. 
Ở đây, có quá nhiều liên hệ. Hai đứa cùng thời, cùng bị cuộc chiến hành hạ, và khi thoát ra, mỗi đứa một cách. Và tôi cũng tin rằng, khó có ai còn lành lặn, sau một cuộc chiến như thế. Sau những ngày học tập dài như thế. Tuy vậy, vết thương của anh, có vẻ không nặng nề, qua những truyện ngắn kế bên. Anh mang theo vầng trăng qua những trại tù, và nó cứ thơ ấu mãi, như một cậu học trò ở trong anh. Cái cậu học trò này, ngày xưa, chỉ mong được cô giáo gõ cho vài cái vào tay, sau này bắt chước Anatole France, nhẹ nhàng an ủi cô giáo, khi cô nằm trên giường bệnh: "Hãy ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ lên đường." Cậu học trò, không có những bước chân sáo, không đi qua vườn Lục Xâm Bảo, nhưng ngày ngày mang cơm cho cô giáo của mình. Cậu có một ông bố ở trong quân đội, có một bà mẹ phải tần tảo nuôi con... Tôi không hiểu, tại sao cậu lại có mãi một vầng trăng thơ ấu, như thế, trong một cuộc sống như thế. Sau một cuộc chiến như thế. Đây là một phép lạ của những bài toán hình học, của những giờ học ngoại ngữ chăng? Nếu cậu không gặp một cô giáo như thế, liệu cậu có tìm ra vầng trăng "thề" thơ ấu mãi hay không? Và cái bài học văn chương, phải chăng nó cũng bắt nguồn từ đó? 
Có những truyện ngắn thuộc loại "kiệt xuất"; đọc, ta ngỡ ngàng, đến nghẹt thở, nhưng kể cả tác giả, lẫn người đọc, đều không tin, nó sẽ có những "đàn em". Tác giả khi viết, và độc giả, khi đọc, đều cảm thấy sẽ có lúc phải chia tay với nhân vật trong truyện. Truyện ngắn Bức Tường của Sartre, Kẻ Xa Lạ của Camus, hay Rượu Chưa Đủ của Dương Nghiễm Mậu, chẳng hạn. Tôi cứ nghĩ đến cảnh chia tay của họ Dương, với bầy sư tử của ông. Tôi vẫn nghĩ, những truyện ngắn như vậy, là những ẩn ức, những phẫn nộ, những nỗi đau, của đời sống, nhiều hơn là của văn chương. 
Với Nguyễn Chí Kham, độc giả không gặp những truyện ngắn như vậy. Truyện ngắn của anh không tạo những cú sốc, theo cả hai nghĩa văn chương, lẫn cuộc đời. Cô giáo trong truyện Trăng ơi, thơ ấu mãi không làm người đọc bận tâm với một con quỷ của sự tò mò: cô có những nét riêng, để người đọc nhớ, và làm cho cậu học trò mới lớn phải bâng khuâng. Người đọc có thể tưởng tượng, nhưng đừng quyết đoán, việc cô tức giận, khi cố gắng làm cho cậu học trò hiểu một bài toán: một cố gắng để ngăn chặn tình cảm, chỉ ở mức đó, giữa hai người. Có thể chính vì vậy mà cậu học trò không thể chia tay với cô giáo, và tìm cách cho cô giáo sống lại mãi mãi, cùng với vầng trăng thơ ấu. Chúng ta sẽ còn gặp cô, ở trong những truyện sau.
Và tôi cứ tưởng tượng ra cậu học trò ngày xưa, đã nói với cô giáo như thế này: 
"Đó là một điều cô dậy em, tâm hồn của em. Cô dậy em rất nhiều điều. Trước tiên, cô đã nhốt em trong nụ cười của cô, như người học trò trong lớp học tháng tám. Rồi cô trả em về thế gian, với bổn phận viết về nó, như nó là: đen rợn người ở bên trên, trong trắng nhiệm mầu ở bên dưới . 
"C'est une chose que tu m'as apprise, mon âme. Tu m' as appris beaucoup de choses. Tu m'as d'abord enfermé dans ton rire comme un écolier dans la classe au mois d'aout, puis tu m'as rendu au monde avec pour devoir de l'écrire comme il est: affreusement noir en dessus, miraculeusement pur en dessous."
(Christian Bobin, L'inespérée).
Đen một cách ghê rợn, phải chăng là những ngày dài, trước, trong, và sau trại tù?
Trong trắng nhiệm mầu, là vầng trăng thơ ấu mãi?
NQT
*
Bác Hồ Iêu
Tờ LRB, Điểm sách London, 22 Nov 2012 đọc Đỉnh Cao Chói Lọi của DTH
Đọc bài này cũng thú lắm, thay vì đọc Hanoi's War của nữ sử gia Mít
Hay Bên Thắng Nhục của tà lọt Osin
Người điểm sách, Tariq Ali,  kể 1 giai thoại, đúng hơn, kỷ niệm, khi mới ra trường. Rất nhiều năm trước đây, ông có dịp dùng bữa trưa với 1 tay làm xb. Ông ta hỏi, ông muốn viết nhất, cuốn gì, What book would you most like to write? Lúc đó chiến tranh Mít đang leo thang, cố vấn Mẽo đổ vô tới tấp sau cú Ấp Bắc, Tháng Giêng 1963. Bản thân Ali, ông cho biết, ông đã phá hoại cuộc thi ra trường của mình, vì với mọi câu hỏi, thì ông đều đưa nỗi đau vàng, le mal jaune, vô, bringing Vietnam to every answer. 
Và chính vì thế, câu trả lời của ông với tay này, là… Việt Nam:
Tôi muốn viết 1 cuốn tiểu sử về Bác Hồ thân thương của chúng ta!
Nhưng ông có biết tiếng Tẩy không?
Không.
Tiếng Mít?
Không.
Vậy thì tốt nhất, ông đi ghi tên liền 1 khóa tiếng Mít trong khi tôi đánh 1 cái điện cho Bác Hồ.
Một tháng sau, Anthony Blond, tay xb, phôn, giọng hứng khởi:
Tớ nhận được mail (điện tín) của Bác Hồ rồi. Tới ngay văn phòng...
Cái bức điện của Bác thì mới khiêm nhường, như Bác vẫn hằng hằng khiêm nhường:
Cám ơn ông quan tâm tới tui. Cái ý nghĩ của ông viết tiểu sử tui, thì chưa hề đến với tui bao giờ hết.
"Thank you for your interest. The thought of you writing my biography never occurred to me. Ho Chi Minh"
Đúng là Bác Hồ!
Bảnh hơn cả…  Thầy Cuốc, tớ đếch quan tâm đến chuyện Bác Hồ có mấy vợ!
Hà, hà!

Ghiền
In 1975, at the age of twenty-three, Ian Fleming’s only child, heir to the Bond millions, ended his life with a deliberate overdose.
Vào năm 1975, đứa con trai độc nhất của Ian Fleming, kẻ thừa kế gia tài hàng triệu triệu, của kẻ sinh ra nhân vật giả tưởng Bond, chấm dứt đời mình bằng một liều ken quá liều                                             

Cali Nov 2012 With HA

*
Nhìn hình, thì lại nhớ, cũng cảnh này, Phan Tấn Hải ký vội mấy cuốn sách tặng Sad Seagull và Gấu, ở 1 quán cà phê Starbucks, rồi vội vàng từ giã "cặp tình nhân" - một, cũng quá nửa đời người, một, ngày một ngày hai, lên chuyến tàu suốt – đi làm.
Em phán, cấm chụp hình, khi Gấu đề nghị, và còn chỉ cái đầu của Em, những hình ảnh nếu có đẹp thì ở trong này, làm sao "Bác" chụp được?
Bà vợ NDT dặn, nhớ chụp hình nhe, để coi Em của anh Trụ xinh đẹp cỡ nào!
Gấu đã sợ, không làm sao nhớ nổi khuôn mặt của Em, và đúng như thế.
Giả như số mệnh cho gặp lại, thì cũng thua!
Ui chao lại nhớ bài thơ của Borges, trên, hình ảnh của Em, với Gấu, thì đúng là như vậy.
.... my own destiny, formed from anxieties, love and futile upsets
and that of that metal disk
carried away by the water to the quiet depths
Phan Tấn Hải rất quí Gấu.
Câu phán của anh về Gấu mới thật là tuyệt, viết ngàn ngàn trang sách, chưa 1 lần sơ thất!
NTV giải thích, đây là do hai cái huyệt "nhâm đốc" - cái con khỉ gì đó, Gấu đâu biết - đã được thông, thành ra viết cái gì cũng không sợ THNM!
Ui chao, lại tự sướng!
Bức hình, là của chuyến đi trước, chụp ở bên ngoài tiệm phở Nguyễn Huệ.
Lần này, Gấu gặp Em của Gấu, cũng ở đây.
Buổi tối hôm vừa tới, trong khi nhậu tại nhà NDT, mở mail, thấy của PTH, Gấu bèn phôn, hẹn sáng mai gặp ở phở Nguyễn Huệ.
Gặp, anh đưa cái phong bì, trong có tiền, của Em gửi cho Gấu.
Hỏi Em đâu, thiền sư trả lời, “cô ấy” chắc là ra liền bây giờ thôi.
Nghe 1 phát, là đã tính run, như ngày nào còn con nít!

Đại Lục Kim Dung
Sài Gòn 66

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates