BBT



Đấng này có 1 ông bạn học, cũng tên NQT. Lần ông bạn NQT mất, ông đi 1 đường ai điếu chắc là cố tình, khiến mấy đấng bạn của Gấu tưởng là Gấu ngỏm, bèn meo miếc hỏi thăm, và phôn cho tờ báo hay đài phát thanh, nơi ông làm việc, để kiểm tra. Khi đó, ông ta mới phán, không phải tên Gấu khốn kiếp mà là tên thân cùng học của ta.
Thú vị hơn nữa, là ông bạn NQT của Bùi Bảo Trúc, có 1 em độc giả lầm là Gấu. Em này có viết thư tới nhà của Gấu, và 1 lần tới tận nhà, để hỏi thăm. Gặp Gấu Cái đang bế thằng cu Tuấn - hồi mới lấy nhau – cô hỏi cô là ai, Gấu Cái nói, tôi là người hầu của ông nhà văn nhớn!
BBT biết Gấu. Lần đầu qua Cali, Gấu ngồi ăn phở cùng với ông, ở phở Nguyễn Huệ, hình như do Nguyễn Mộng Giác đãi, và đưa về nhà cho tá túc, thời gian 1998. Cũng xã giao, hỏi thăm này nọ, ông cho biết học CVA, nhưng sau Gấu.
Rồi lần gặp ông, có Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, đấng này cũng đã từng ăn đạn VC như Ngô Vương Toại.
Dài dòng như thế, để chứng tỏ, ông ai điếu bạn ông, đồng thời rủa Gấu, sao tên khốn này, không chết, mà bạn quí của ta thì lại chết!
Bởi là vì Gấu đã từng đụng độ với BBT những hơn 1 lần.
Lần ông lôi Du Tử Cà, cũng bạn ông, ra khện, vì viết 1 câu tiếng Anh trật. Gấu cáu quá, bèn khện, 1 câu tiếng Anh trật, thì phôn cho nó, nói sửa, làm sao mà đi 1 bài viết để chửi, hử, hử!
Rồi lần ông viết Thư Gửi Bạn Ta, lầm danh sĩ Nễ Hành cởi trần cởi truồng đánh trống – do bị Tào Tháo hành tội - đọc thơ, với tên Lao Ái, Gấu thấy không được, lầm như thế là làm nhục Nễ Hành, bèn viết cái mail, theo kiểu vô danh, cho ông biết. Ông không viết mail trả lời, nhưng thiến mẹ bài viết, đếch thèm xin lỗi độc giả cái con mẹ gì hết

BBT Tribute
http://www.tanvien.net/Tribute_1/index.html

Nhớ, lần HC vừa nằm xuống, thay vì ai điếu, Gấu đi 1 đường cà khịa, và được K. nhắc nhở, chờ ít bữa không được sao?
Chờ ít bữa, mất mẹ hứng, làm sao viết?
Trường hợp nhà biếm gia số 1 Mít vừa mới mất, khi sinh thời ông đi, không chỉ 1, mà tới 2, ai điếu về NQT.
Nhưng thay vì NQT/GCC thì là 1 vị sĩ quan cùng tên, bạn của ông.
Có điều, ông cố tình nhập nhằng đến nỗi bạn bè của Gấu phải phôn, hỏi ông.
Và chăng cũng chuyện nhỏ, chẳng đáng nhắc tới, và những gì cần nhắc, Gấu đã viết rồi, ngay từ khi ông còn sống.
Tuy nhiên, nhân ông mất, và nhân đọc bài viết trên tờ Harper's về lần Steiner, thì cũng 1 biếm gia, được gặp cha đẻ ra bom nguyên tử, để xin việc làm, và xém 1 chút bị đá ra khỏi văn phòng, bèn post ra đây, thay cho lời ai điếu BBT, của TV.
Vụ này, sự thực, Steiner đã kể ra rồi, trong lần trả lời phỏng vấn của tờ The Paris Review, trên TV có giới thiệu.

[Reminiscence]
DESTROYER OF WORDS
From an interview with the philosopher George Steiner that was conducted in 2014 by Laure Adler, a journalist. The interview appears in A Long Saturday, which will be published in March by the University of Chicago Press. Steiner is the author of more than two dozen books. Translated from the French by Teresa Lavender Fagan.
The Economist sent me across the Atlantic to cover the debate on American atomic power: was the United States going to share its nuclear knowledge with Europe? Under Eisenhower, the Americans decided they wouldn't. It wasn't a given; there was still hope that there would be true collaboration. So I went to Princeton, a wonderful, unreal little town, to interview]. Robert Oppenheimer, the father of the atomic bomb. He had a pathological hatred of journalists, but said, "I'll give you ten minutes." Oppenheimer had set our meeting for noon. He didn't come. So I had lunch with George Kennan, the diplomat of diplomats; Erwin Panofsky, the leading art historian at the time; and Harold Cherniss, the great Hellenist and Plato specialist. Afterward, while I was waiting for the taxi that was to pick me up a half hour later, Cherniss invited me to his office, and as we were talking, Oppenheimer came in and sat behind us. It was the ideal trap: if the people you're talking to can't see you, they feel paralyzed, and you become master of the situation. Oppenheimer was a genius at this sort of theatrical maneuvering. He was a man who inspired spine-chilling fear; it's quite difficult to describe. I once heard him say to a young physicist, "You are so young and you have already done so little!" After comments like that, you could only hang yourself.
Cherniss was showing me a passage from Plato that he was editing, which included a lacuna; he was trying to fill it in. When Oppenheimer asked me what I would do with that passage, I began stammering. Then he added, ''A great text should have some empty space." I said to myself, "Hey, you've nothing to lose, your taxi will be here in fifteen minutes." And so I replied, "That's a pompous cliché. First, your statement is a quote from Mallarrné, Second, it's the type of paradox you can play with ad infinitum. But when you're trying to prepare an edition of Plato for the common mortal, it's better that the empty spaces be filled." Oppenheimer responded superbly: "No, in philosophy especially it is the implicit that stimulates argument." He was enjoying our exchange immensely, he whom no one ever dared to contradict. We had a real discussion on the subject. Then Oppenheimer's secretary ran in and announced, "Mr. Steiner's taxi is about to leave!" I was going on to Washington for my reporting assignment. At the door this extraordinary man asked me, as one might speak to a dog,
"You're married?"
"Yes."
"You have children?"
"No."
"Great. That will make it easier to find lodging."
That's how he invited me to the Institute for Advanced Study at Princeton, as the first young humanist.
Note: Sự thực, đọc những người viết, thứ Bắc Kỳ di cư, như Kiều Phong, Thương Sinh, Công Tử Hà Đông, BBT... luôn cả Gấu trong đó, thì Gấu nhớ tới cái còm của O., 1 trong 2 vị được coi như "hộ pháp" cho TV ngay từ lúc mới có được ít lâu. Không có hai vị này, Tin Văn chắc là đầy lỗi, sạn, thì chỉ nhắc tới thứ vụn vặn đó, trước, cái còn lại, cái "hồn nhân hậu" của trang viết, chưa nói tới, để viết sau, nếu chưa chết.
Trong cả 1 lũ viết như thế, đều có chung 1 văn phong, cực kỳ độc, đểu, mất dậy.... Bắc Kỳ xỏ lá ba que.
Những người khác, trong đó, không nói, riêng Gấu, Gấu rất tởm, và cả 1 đời, cố tìm cách "wash" theo cái nghĩa mà Milosz đã viết ra rồi .
To Wash
At the end of his life, a poet thinks: I have plunged into so many of the obsessions and stupid ideas of my epoch! It would be necessary to put me in a bathtub and scrub me still all that dirt was washed away. And yet only because of that dirt could I be a poet of the twentieth century, and perhaps the Good Lord wanted it, so that I was of use to Him.
Một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.
 
 
Khanh Truong
 
Từ hôm nay tôi sẽ trích đăng một số tác giả trong vài trăm tác giả góp mặt trong bộ 43 NĂM VĂN HỌC VIỆT NAM HẢI NGOẠI (1975-2018) do chúng tôi - Nguyễn Vy Khanh, Luân Hoán, Khánh Trường - thực hiện, dự kiến gồm 6 tập, mỗi tập trên 500 trang, sẽ in vào trung tuần tháng 12/018.
Những tác giả tôi trích đăng hẳn nhiên không phải tiêu biểu, chỉ thuần túy do ngẫu hứng.
Mở đầu là Bùi Bảo Trúc, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo rất trí thức, thông tuệ, cũng là một người bạn của chúng tôi. Ông đã từ trần hơn một năm trước. Post, như một nén tâm hương thắp cho người đã khuất.
BÙI BẢO TRÚC
Sinh nảm 1944 tại Bắc Việt.
Du học Hoa Kỳ năm 1961, trở về phục vụ chính phủ VNCH từ năm 1965.
Xuất ngoại lần thứ 2 năm 1975.
Hiện phụ trách mục điểm sách Việt ngữ cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và là bỉên tập viên thường xuyên cho hai nhật báo lớn: Người Việt (Nam California) và Việt Nam Nhật Báo
(San Jose, California).
Từ trần 2017 tại Nam California. USA.
THƠ CỦA 20 NĂM XA NHÀ
ĐỌC THƠ HẠ TRÌ CHƯƠNG
tặng BVP
Tưởng tượng mai về khu Ngã Sáu
Chiều ra đầu ngõ đứng trông xe
Có người quen hỏi: "Lâu không gặp?”
Đáp khẽ: "Đi xa mới trở về "
Cũng hệt như Hồi Hương Ngẫu Thư (*):
Tóc xanh giờ đã bạc như tơ,
Tiếng quê nghe vẫn đầy âm cũ,
Mà cũng lạ tai câu trẻ thơ.
Ô hay “tiền bối” Hạ Tri Chương,
“Tiền bối” xa quê thuở Thịnh Đường
Sao thơ hệt chuyện bây giờ nhỉ,
Thuở ấy mà sao cũng não lòng?
Tôi cũng như ông đời biệt xứ:
Trẻ ra đi, già vẫn tha hương.
Hơn chục năm buồn trên xứ lạ,
Tôi đọc thơ ông nát cả hồn.
(*)Đài thơ của Hạ Tri Chương nguyên vẫn như sau:
Thiếu tiểu ly giao lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao thôi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?
TRỞ VỀ CĂN NHÀ CŨ Ở SÀI GÒN
gửi các con
Hỡi căn nhà của ta thời tuổi trẻ,
Của những chiều buồn mưa gõ xuống mái tôn
Những buổi sáng nắng lùa qua khe cửa
Vẫn theo ta những đêm tuyết mịt mùng.
Hãy ngỏ cửa, đêm nay ta trở lại,
Cánh cửa ơi có còn nhớ nhau không?
Chiếc chìa khóa năm xưa ta làm gẫy,
Mười năm trời trên cổ vẫn tòn ten.
Này buổi tốì, cứ nằm yên ở đó.
Đèn ơi đèn, đừng trở dậy đêm nay.
Ta nhớ kỹ ở đây là chiếc ghế,
Tủ sách ngày xưa đứng ở chỗ này.
Chiếc bàn viết chắc còn nguyên trong góc
Những đêm buồn ngồi dậy viết lăng nhăng
Giấy mực ơi, biết có còn trong hộc?
Hãy ra đây, nói tiếp chuyện văn chương.
Ở dưới bếp vẫn những đồ thân thiết
Bể nước mưa ngày đó phải nằm đây
Chiếc ống máng vẫn lạnh tanh mùi thiếc
Từ bếp này xưa khói ấm xa bay.
Vòng trở lại là chiếc cầu thang gỗ
Ta vẫn thường rón rén tối về khuya
Ở trên gác, nơi các con ta ngủ
Hơn chục năm rồi, mùi chúng vẫn đâu đây.
Phòng bên cạnh ta đã nằm đêm cuối
Ngó trần nhà mà nước mắt rưng rưng
Ngoài cửa sổ lao xao dàn bông giấy
Cỏ cây ơi, phút chốc đã như sương.
Đêm còn tối trên tàn cây trứng cá
Ta phải đi, buổi sáng sắp lên
Căn nhà cũ sẽ bỗng đầy người lạ
Đường xá xác xơ, thành phố cũng thay tên.
1980
GỬI CĂN NHÀ Ở NGÃSÁU
Hãy tưởng tượng khi bước vào cuối ngõ
Căn nhà xưa rêu phong kín tường vôi
Khung cửa sắt sơn đã bong lỗ chỗ
Chìa khóa mòn trong ổ bỗng reo vui.
Hãy tưởng tượng trong hộp thư ngoài cửa
Những bức thư đọng lại mấy năm qua
Một tấm thiệp báo tin người yêu nhỏ
Đã tìm ra hạnh phúc dưới trời xa.
Hãy tưởng tượng trong khu vườn thuở trước
Cây ngọc lan ngày đó đã ra hoa
Mấy bụi cúc và một hàng thược dược
Mùi đất thơm, cơn mưa nhỏ đầu mùa.
Hãy tưởng tượng khi bước chân lên gác
Bàn ghế còn nguyên, sách vở còn bầy
Bỗng nghe thoáng tiếng mưa khuya dìu dặt
Những giọt buồn rơi mãi xuống đêm nay.
Hãy tưởng tượng đêm sẽ nằm nghe gió
Trên chiếc giường thân thiết mấy năm xưa
Mấy con muỗi nhận ra người bạn cũ
Chú thạch sùng trong vách cũng bò ra.
Hãy tưởng tượng trở về nơi hẹn cũ
Thăm hàng sao và bể nước đầy mây
Trên ghế đá vọng âm lời tình tự
Nét chữ mờ quấn quít vẫn còn đây.
Hãy tưởng tượng buổi chiều ra ngồi quán
Bạn cũ tới đầy, đủ mặt cố tri
Dăm ba đứa biệt tăm trong thời loạn
Đã trở về cùng khật khưỡng vài ly.
Hãy tưởng tượng lại đi trên đường cũ
Những lề đường đá lát lá me non
Thời trốn học lang thang trên vỉa phố
Sách trong tay, mộng ước chất đầy hồn.
Hãy tưởng tượng ghé vào thăm tên bạn
Bắc ghế ra ngồi, đọc lại Đường thi
Trên căn gác năm xưa trăng vẫn sáng
Nhớ Hạc Vàng từ thuở mới bay đi.
Và tưởng tượng vừa tan cơn mộng dữ
Bạn bè xưa, người tình cũ về đây
Căn gác nhỏ của một thời sách vở
Vẫn còn nguyên, cơn ác mộng xa bay.
BÙI BẢO TRÚC

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates