CM

*



Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

 
Chàng là rêu ôm đá mơ thiên đàng
 

The poem has the quality of an uneasy dream, in which you gain something extremely valuable, only to lose it the very next moment. Within the limitation of one's sleeping time, and perhaps precisely because of that, such dreams are excruciatingly convincing in their details; a poem is also limited, by definition. Both imply compression, except that a poem, being a conscious act, is not a paraphrase or a metaphor for reality but a reality itself.
For all the recent popularity of the subconscious, our dependence on the conscious is still greater. If responsibilities begin in dreams, as Delmore Schwartz once put it, poems are where they ultimately articulated and fulfilled. For while it's silly to suggest a hierarchy among various realities, it can be argued that all reality aspires to the condition of a poem: if only for reasons of economy.
This economy is art's ultimate "raison d'être", and all its history is the history of its means of compression and condensation. In poetry, it is language, itself a highly condensed version of reality. In short, a poem generates rather than reflects. So if a poem addresses a mythological subject, this amounts to a reality scrutinizing its own history, or, if you will, to an effect putting a magnifying glass to its cause and getting blinded by it.
"Orpheus. Eurydice. Hermes" is exactly that, as much as it is the author's self-portrait with that glass in hand, and one learns from this poem a lot more about him than any life of him will offer. What he is looking at is what made him, but he who does the looking is far more palpable, for you can look at something only from outside. That's the difference between a dream and a poem for you. Say, the reality was language's, the economy was his.
Joseph Brodsky: Ninety Years Later
Bài thơ đâu khác chi một giấc mơ khắc khoải, trong đó bạn có được một cái chi cực kỳ quí giá: chỉ để mất tức thì. Trong giấc hoàng lương ngắn ngủi, hoặc có lẽ chính vì ngắn ngủi, cho nên những giấc mơ như thế có tính thuyết phục đến từng chi tiết. Một bài thơ, như định nghĩa, cũng giới hạn như vậy. Cả hai đều là dồn nén, chỉ khác, bài thơ, vốn là một hành vi ý thức, không phải sự phô diễn rông dài hoặc ẩn dụ về thực tại, nhưng nó chính là thực tại.
Cho dù tất cả sự phổ quát gần đây của tiềm thức, sự tuỳ thuộc của chúng ta vào ý thức vẫn lớn hơn. Nếu trách nhiệm bắt đầu (ngay từ) trong giấc mơ, như thi sĩ Delmore Schwartz đã có lần diễn tả, rốt ráo ra, những giấc mơ được thể hiện và hoàn tất ở trong những bài thơ. Bởi thật là ngốc nghếch nếu gợi ý rằng có một đẳng cấp giữa những thực tại phức biệt, người ta có thể lập luận rằng toàn thực tại hướng vọng tới điều kiện của một bài thơ: nếu chỉ vì lý do tiết kiệm.
Sự tiết kiệm này là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và toàn thể lịch sử nghệ thuật là lịch sử của những phương tiện dồn nén và súc tích. Trong thơ, đó là ngôn ngữ, tự thân nó, là một bản sao của thực tại được cô đọng cao độ. Nói tóm lại, bài thơ sản sinh hơn là phản ánh. Vậy nếu một bài thơ đề cập tới một chủ đề huyền thoại, điều này có nghĩa là một thực tại quan sát chính lịch sử của nó - hoặc nếu bạn muốn - điều này có nghĩa là, một hậu quả đặt tấm gương khuếch đại cạnh nguyên nhân và bị chói loà bởi nó.
Bài thơ "Orpheus. Eurydice. Hermes" đúng là như thế, bởi nó chính là chân dung tự hoạ của tác giả với cái kính khuếch đại cầm trên tay, và người ta, qua bài thơ này, biết được nhiều về tác giả hơn là bất kỳ cuốn tiểu sử nào về ông có thể cung ứng. Cái tác giả ngắm nhìn chính là cái tạo nên ông, nhưng kẻ ngắm nhìn thì rõ ràng hơn, bởi vì bạn chỉ có thể ngắm nhìn một cái gì từ bên ngoài. Đó là sự khác biệt giữa một giấc mơ và một bài thơ đối với bạn. Có thể nói, thực tại là của ngôn ngữ, tiết kiệm là của nhà thơ.
Cao Thoại Châu
Gặp lại Thành Tôn 
Từ xứ nào bạn ghé thăm ta
Vỉa hè đây là đất quê nhà
Ánh đèn đường soi cho miễn phí
Mấy chục năm như ánh chớp đi qua
Vẫn chân thật ung dung điềm đạm
Bạn không hề rơi rụng điều chi
Vẫn cương nghị gọn gàng tươi tắn
Phơi phới thanh xuân thiếu phụ rất đương thì
Lắng nghe cuộc hành trình đơn thương độc mã
Những gập ghềnh khấp khểnh tháng năm qua
Đêm Sài Gòn một cặp ly mờ ảo
Sáng ngời lên không biết tự khi nào
Lâu lắm rồi ta không uống rượu
Cái vòng tròn vành vạnh những bờ ly
Khi độc ẩm ta rùng mình khiếp sợ
Sang sông đêm với một nửa con đò
Bạn về đây và thuyền ta có bến
Lòng ta thôi hiu quạnh phút giây này
Nghe tiếng lanh canh những viên nước đá
Trong như lời bạn nói đêm nay
Không thấy trời vì vướng tàn cây
Đất bao dung dưới chỗ ta ngồi
Cho ta quên đi đừng bao giờ nghĩ tới
Khi đêm tàn lại có một ngày mai
Bạn đi rồi còn lại một cơn say
Ta lỏng buông ta trong phút hiếm hoi này
Chập choạng về ta chỉ còn một nửa
Đi kiếm nửa mình vào lúc sớm mai

&
NQT & Thành Tôn tại nhà thi sĩ, Little Saigon, 2008. 
Thơ bạn ta, CTC, có cái thần sầu vào đúng lúc thật bất ngờ, thế mới thú vị, và, quái dị.
Thí dụ, khổ đầu, ba câu đầu, cũng thường thường bậc trung, nhưng từ hình ảnh “ánh đèn đường soi cho miễn phí", bất thình lình ra đòn, “mấy chục năm như ánh chớp”, thì mới sướng làm sao!
Cũng thế, khổ thứ nhì, ba dòng đầu, một đấng trượng phu lừng lững, vậy mà làm sao mà lại bật ra cái ý tưởng, cái hình ảnh “thiếu phụ rất đương thì”, quái làm sao, thú làm sao!
Nhưng đến khổ thứ ba, hai câu sau đây quá bảnh, và do đó, chẳng cần phải tả cái sướng đang tái ngộ với bạn:
Khi độc ẩm ta rùng mình khiếp sợ
Sang sông đêm với một nửa con đò!
Thần cú, thần bạn, thần tình!
 
Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường
Chàng là rêu ôm đá mơ thiên đàng
*
 Nhà thơ Tế Hanh
 Mười năm trôi dạt giữa hai bờ Sông Mê
 Nguyễn Thái Sơn
 Note: Bài viết dởm, nhưng có tí thông tin về Tế Hanh. Thua xa bài của Thanh Thảo
*
Những ngày nghỉ học
Tế Hanh
(Tặng Nguyễn Văn Bổng)
Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Đón chuyến tầu đi đến những ga…
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa. 
Tôi thấy lòng thương những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương víu trong hơi máy,
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau. 
Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề!
Khói phì như nghẹn nỗi đau tê;
Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ;
Lòng của người đi réo kẻ về. 
Kẻ về không nói bước vương vương
Thương nhớ lan xa mấy dặm trường.
Lẽo đẽo tôi về theo bước họ
Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.
Nguồn net

Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt.
Tuyệt cú. Thần cú!
Ui chao, Gấu lại nhớ đến cảnh Gấu đứng bơ vơ, xem Gấu tiễn biệt: Tiễn biệt cô bạn đi lấy chồng!
Cái gì gì:
“Em đi áo mỏng mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ cuối đường”!
Ui chao, lại nhớ lần tỏ tình với một nữ thi sĩ, "cũng mới đây thôi", anh nhớ em đến vãi lệ.
Em mắng, già rồi vãi lệ hoài, con nít nó cười cho!
*
Cô bạn của Gấu, là tác giả câu thơ thần sầu:
Hồn Đông phương thất lạc, buồn Tây phương. (1)
Ui chao, chỉ cần một câu thơ, đủ là thi sĩ, đủ chứng minh câu của Borges:
Thơ, là để trao cho thi sĩ.
Cái đám thi sĩ dởm, hay cả một trường phái thơ dởm Tân Hình Thức, liệu có nổi, chỉ một câu thơ?
(1)
Ai cho phép mi là thi sĩ ?
*
Lại nói chuyện thơ được trao cho thi sĩ, thi sĩ dởm chớ làm thơ!
Lần Gấu qua Cali, mới đây, gặp một thi sĩ, cũng đã từng văn kỳ thanh, lần này nhất kiến kỳ hình. Ông nói, tôi thích mấy bài ông viết về thơ, có in từ net ra, treo ở bàn làm việc, lâu lâu bí thơ, đọc đỡ nhớ.
Ui chao, Gấu cả đời không dám liều mạng làm thơ, bèn lèm bèm viết về thơ, theo kiểu ăn đồ chay thay đồ mặn, vậy mà được bạn thơ khen, sướng nào bằng!
*
BEFORE I HAD YOU
Before I had you
I loved Nature as a calm monk loves Christ.
Now I love Nature
As a calm monk loves the Virgin Mary,
Religiously (in my manner), like before,
But in a more heartfelt and intimate way.
I see the rivers better when I walk with you
Through the fields to the rivers' banks.
When I sit next to you and watch the clouds
I see them much more clearly.
You haven't taken Nature from me,
You haven't changed Nature.
You've brought Nature closer.
Because you exist I see it better, though the same as before.
Because you love me I love it in the same way, but more.
Because you chose me to have you and love you
My eyes gaze at it
More than at anything.
I don't regret what I was before,
For I am still what I was.
I only regret not having loved you before.
6 JULY 1914
Fernando Pessoa
[From “The shepherd in Love”]
*
Trước khi Anh có M
Trước khi Anh có M
Anh yêu Thiên nhiên, như một vì tu sĩ êm ả yêu Chúa.
Bây giờ Anh yêu Thiên nhiên
Như là một vì tu sĩ êm ả yêu Đức Mẹ Đồng Trinh,
Thật là căn tu,
[Thì Anh thì vốn có căn tu,
Kiếp nào mà chẳng như vậy?]
Nhưng yêu một cách thật là tâm tư thật là thầm kín nhiều hơn.
Anh nhìn những dòng sông đẹp hơn khi sóng bước cùng M
Qua những cánh đồng tới những bờ sông.
Khi ngồi bên M, Anh nhìn những đám mây
Anh nhìn chúng rõ hơn.
M đâu có lấy Thiên nhiên ra khỏi Anh
M làm cho Thiên nhiên gần Anh hơn
Bởi vì có M, anh nhìn nó đẹp hơn, tuy nó vẫn như trước
Bởi vì M yêu Anh, anh yêu nó, cũng vẫn vậy, nhưng nhiều hơn.
Bởi vì M chọn Anh để có M và yêu M
Mắt anh nhìn nó
Hơn bất cứ cái gì khác
Anh không ân hận rằng Anh đã như vậy,
Ngày xưa, khi chưa có M
Anh bây giờ thì vẫn như ngày xưa
Anh chỉ ân hận ngày xưa sao không yêu M
*
*

Ui chao, bài thơ mới tuyệt làm sao! 

To U, CM. NQT

Tôi nghe trong đêm, qua con phố,
Xa thật xa,
Từ một quán hầm cũng khu lối xóm,
Một điệu nhạc xưa, không rõ ra là từ một bản nhạc nào.
Nó làm tôi bất thình lình nhớ ơi là nhớ
Điều mà tôi chẳng bao giờ nhớ.
Điệu nhạc xưa ư? Cây ghi ta cũ.
Tôi không thể nói gì về điệu nhạc, chịu thua…
Tôi cảm thấy nỗi đau chạy rần rần trong máu, nhưng chẳng làm sao nhìn thấy móng sắc thương đau
Tôi cảm thấy, không khóc, mà đã khóc.
Quá khứ nào, của ai, điệu nhạc mang về cho tôi?
Chẳng phải của tôi, chẳng phải của ai, mà chỉ là quá khứ
Mọi chuyện đều đã chết
Đối với tôi, đối với mọi ngườì, trong một thế giới đã bỏ đi
Đó là thời gian, nó lấy đi cuộc đời
Đời khóc, và tôi khóc, trong một đêm buồn bã
Đó là nỗi đau, nỗi than van
Về tất cả cõi đời, bởi vì đó là cõi đời
Pessoa
Toàn bài thơ làm nhớ câu thơ của Brodsky:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."

Chàng là rêu ôm đá mơ thiên đàng
Entry for August 22, 2008
Khúc mở đầu – Intro, là một bước dạo đầu êm ả với những note guitar rải nhẹ nhàng như thể vừa rơi ra từ một khung cửa sổ khép hờ, lẩn khuất trong bầu không khí giá lạnh và bóng tối nhập nhoạng khi hoàng hôn vừa rơi xuống. Nỗi buồn len lén xâm chiếm lấy không gian, và đâu đó rất xa dường như cơn mưa đang về cùng với màn đêm, rất chậm nhưng nặng nề lên dần từng chút một. Đoạn solo ngắn, chỉ 1:23’ của guitar classic như một dự cảm không lành cho một đêm dài u uẩn.
Tuyệt bút!
*
THE LAST ROSE
You will write about us on a slant
J. Brodsky
With Morozova I should bow and obey,
I should rise with the smoke from Dido's pyre,
I should dance with Salome,
And thus be again with Joan in the fire.
Oh Lord! You see how tired one grows
Of resurrection, and dying, and living,
Take it all except this crimson rose-
Let me feel the freshness of the gift it's giving.
1962
F. P. Morozova: 1632-1675, called Feodora after she became a nun,
a saint in the Old Believers' church.
She was a follower of Avvakurr and died in prison as a martyr.
*
Like a white stone in the depths of a well,
One memory glimmers deep within my soul.
I can't, I don't want to fight its spell,
Joy and pain together make up its whole.
It always seems to me that he who looks
Deep in my eyes will see it without fail,
Become more thoughtful, sadder than in books,
Than someone listening to a mournful tale.
For gods, I know, it's not a great endeavor,
Turning people to things for easy glory.
So that wondrous sadness may live forever,
You've been turned into my memory.
1916
Akhmatova
Note: To U, Crimson Rose!
You've been turned into my memory.

NQT
Oh Lord! You see how tired one grows
Of resurrection, and dying, and living,
Take it all except this crimson rose-
Let me feel the freshness of the gift it's giving.
Ui, Chúa ưi, Ngài thấy đấy,
Tớ này đây, mệt mỏi ra làm sao,
Vì cái chuyện tái sinh, chết, và sống,
Lấy mẹ hết đi, nhớ chừa lại cho tớ,
Bông CM này.
*

THE LAST ROSE
You will write about us on a slant
J. Brodsky

With Morozova I should bow and obey,
I should rise with the smoke from Dido's pyre,
I should dance with Salome,
And thus be again with Joan in the fire.
Oh Lord! You see how tired one grows
Of resurrection, and dying, and living,
Take it all except this crimson rose-
Let me feel the freshness of the gift it's giving.
1962
Akhmatova
Bông Hồng Cuối
Bạn sẽ viết, nghiêng nghiêng, về chúng ta
J. Brodsky
Với Morozova tôi sẽ cúi đầu vâng lời
Tôi sẽ bay lên cùng khói từ giàn thiêu Dido
Tôi sẽ khiêu vũ với Salome
Và rồi lại bắt đầu với Joan trong giàn hỏa
Ôi Chúa ơi! Người cũng biết đây, ta mệt đến bã người
Với ba chuyện làm xàm tái sinh, và chết, và sống,
Lấy mẹ hết đi, cha nội, trừ CM –
Hãy để cho ta cảm thấy sự mát rượi của món quà mà nàng mang tới!


Paul Eluard
L'amoureuse
Elle est debout sur mes paupières
Et ses cheveux sont dans les miens,
Elle a la forme de mes mains,
Elle a la couleur de mes yeux,
Elle s'engloutit dans mon ombre
Comme une pierre sur le ciel.
Elle a toujours les yeux ouverts
Et ne me laisse pas dormir.
Ses rêves en pleine lumière
Font s'évaporer les soleils,
Me font rire, pleurer et rire,
Parler sans avoir rien à dire.
(Mourir de ne pas mourir, 1924)
M-iêu
M đứng trên mi Anh
Tóc M trong tóc Anh
Dáng M lòng tay anh
Mắt M mầu mắt Anh
M cuộn thành bóng Anh
Như hòn đá bầu trời
Mắt M luôn mở lớn
Chẳng hề cho Anh ngủ
Mơ M ngập ngụa nắng
Làm bốc muôn mặt trời
Làm Anh cười, khóc, cười,
Nói chẳng nói lên lời
(Chết [để] Không Chết, 1924)
Lady Love
She is standing on my lids
And her hair is in my hair
She has the colour of my eye
She has the body of my hand
In my shade she is engulfed
As a stone against the sky
She will never close her eyes
And she does not let me sleep
And her dreams in the bright day
Make the suns evaporate
And me laugh cry and laugh
Speak when I have nothing to say
(Dying of Not Dying, 1924)
Translated by Samuel Beckett


Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư