G. Lukacs
http://nhilinhblog.blogspot.com/…/trong-luc-doc-lukacs-1.ht…
Câu hỏi quá mức nhàm nhán lại đặt ra: ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không?
Câu hỏi trên đây (ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không), tôi sẽ không trả lời (thóc đâu mà đãi gà rừng lắm thế) nhưng tôi sẽ nêu một nhận xét: trong hoàn cảnh Việt Nam, việc không có chuyên gia về Lukács thực sự là vấn đề trầm trọng. Nó sẽ liên quan thẳng đến một điều: sự sụp đổ của nghiên cứu văn học Việt Nam ở nhánh lý thuyết (cho phép mở rộng sang cả địa hạt lý luận).
Câu hỏi quá mức nhàm nhán lại đặt ra: ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không?
Câu hỏi trên đây (ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không), tôi sẽ không trả lời (thóc đâu mà đãi gà rừng lắm thế) nhưng tôi sẽ nêu một nhận xét: trong hoàn cảnh Việt Nam, việc không có chuyên gia về Lukács thực sự là vấn đề trầm trọng. Nó sẽ liên quan thẳng đến một điều: sự sụp đổ của nghiên cứu văn học Việt Nam ở nhánh lý thuyết (cho phép mở rộng sang cả địa hạt lý luận).
Nhưng, nghiên cứu lý thuyết văn học tại Việt Nam đã sụp đổ, cũng như
nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam. Trong toàn bộ giới nghiên
cứu được gọi là phương Tây (tính chung luôn cả giới giảng dạy), không có
đến một độc giả Flaubert. Chẳng hạn vậy.
Nhưng nhất định, sự không có chuyên gia về Lukács nằm ở mức trầm trọng vô cùng sâu sắc. Trong hoàn cảnh Việt Nam.
Note: Lukacs, như GCC biết, không chỉ "vô danh" với xứ Mít, mà còn với cả thế giới. Trong Ngôn ngữ và Câm Lặng, Steiner có viết 1 bài về ông: Lukacs và tờ hợp đồng với Quỉ. THNM, thì Bắc Kít cũng có tờ hợp đồng của Quỉ, với con quỉ ở chuồng lợn, của Kafka, trong Y Sĩ Đồng Quê, tức anh Tẫu. Lần về VN, gặp NN, nhân ông ta dịch Kundera, Nghê Thuật Tiểu Thuyết, Gấu nói, cuốn của Lukacs bảnh hơn nhiều, Lý Thuyết Tiểu Thuyết, và khi về lại Canada, Gấu có gửi biếu, nhưng sau nhận ra NN không đọc nổi Lukacs. Bài viết về Bếp Lửa của GCC, là dựa vào Lý Thuyết Tiểu Thuyết, nhưng đọc qua Lucien Goldmann, khi ông đọc Lukacs.
Nhưng nhất định, sự không có chuyên gia về Lukács nằm ở mức trầm trọng vô cùng sâu sắc. Trong hoàn cảnh Việt Nam.
Note: Lukacs, như GCC biết, không chỉ "vô danh" với xứ Mít, mà còn với cả thế giới. Trong Ngôn ngữ và Câm Lặng, Steiner có viết 1 bài về ông: Lukacs và tờ hợp đồng với Quỉ. THNM, thì Bắc Kít cũng có tờ hợp đồng của Quỉ, với con quỉ ở chuồng lợn, của Kafka, trong Y Sĩ Đồng Quê, tức anh Tẫu. Lần về VN, gặp NN, nhân ông ta dịch Kundera, Nghê Thuật Tiểu Thuyết, Gấu nói, cuốn của Lukacs bảnh hơn nhiều, Lý Thuyết Tiểu Thuyết, và khi về lại Canada, Gấu có gửi biếu, nhưng sau nhận ra NN không đọc nổi Lukacs. Bài viết về Bếp Lửa của GCC, là dựa vào Lý Thuyết Tiểu Thuyết, nhưng đọc qua Lucien Goldmann, khi ông đọc Lukacs.
Lưu
vong và
tiểu thuyết
Tiểu thuyết
là để diễn tả về cõi không nhà siêu việt
(The form of the novel is, like no other one, an expression of transcendental homelessness)
G. Lukacs, Lý thuyết về Tiểu thuyết.
(The form of the novel is, like no other one, an expression of transcendental homelessness)
G. Lukacs, Lý thuyết về Tiểu thuyết.
Hai
lý thuyết về tiểu thuyết "dễ cảm nhận nhất" của thế kỷ chúng ta, một
của Lukacs, một của Bakhtin, đều chất chứa những cảm quan về tình trạng
vô gia cư, vô địa táng.
Với
Lukacs: Hình thức tiểu thuyết, không như bất cứ một hình thức nào khác,
là để diễn tả tính vô gia cư siêu việt. Nó là thể dạng thứ ba trong
lịch sử văn chương Âu châu, sau hùng ca (epic), và bi kịch (drama,
tragédie). Nó "cưu mang" (embody) cơn khủng hoảng cảm tính của Âu-châu.
Cuộc Cách mạng Pháp và thời đại Nã Phá Luân cho thấy, những thường nhân
- cuộc sống vốn chỉ quẩn quanh xó nhà, hoặc ở bên ngoài lịch sử - nhận
ra một điều: họ có mắc míu tới lịch sử, hay ngược lại. Đây là những đòi
hỏi mang tính "toàn trị" (totalitarian claims) đưa đến chủ nghĩa
Marxism. (Bởi vậy, thật không có gì là cường điệu khi nói, chủ nghĩa
Cộng sản là con đẻ của Cách mạng Pháp: lịch sử là "của chúng ta" chứ
không dành riêng cho đám nhà nghề, hoặc giai cấp ở trên. Điều này giải
thích tại sao cuộc cách mạng vô sản lại bắt đầu ở Nga, mà không ở một
nước nào khác: giai cấp quí tộc Nga vẫn coi tiếng Pháp mới là thứ tiếng
"đáng nói" nhất. Paris
luôn luôn là thiên đàng của đám trí thức Nga, Cộng-sản hay không
Cộng-sản. Nó cũng giải thích những mắc míu kéo dài tới tận bây giờ giữa
những người Cộng-sản, chủ nhân mới của đất nước Việt Nam,
và "ông thầy cũ" là nước Pháp.)
Không
giống như những đạo quân "tiền nhiệm" của thế kỷ 18, vó ngựa viễn chinh
của quân đội Nã Phá Luân mang theo thông điệp, suốt Âu-châu: ý thức
chính trị của cuộc sống hàng ngày, của những con người bình thường.
Lịch sử không còn là những thư khố, những ông hoàng. Tiểu thuyết của
Scott đã manh nha sự thay đổi, với một cách nhìn mới mẻ về sức nặng và
sự đa dạng của sự kiện lịch sử. Lukacs là người đầu tiên chỉ ra điều
này.
Ông
là người Hungary,
lớn lên tại thủ đô Budapest
(Từ điển bách khoa toàn thư Cassell: Lukács Georg 1885-1971, triết gia
Hungary, một trong những sáng lập viên của chủ nghĩa Marx 'Tây-phương'
hay "Hegelian', một dòng triết chống lại với chủ nghĩa Marx của khối CS
chính thức). Kinh nghiệm "không có nhà" của ông là do thời gian lưu
vong tại Áo, Đức, và Liên-bang Xô-viết, hai thời kỳ bị rẻ rúng, "nghỉ
chơi với mi", bên trong Đảng CS Hung, rồi bị đầy đi Romania sau cuộc
Cách Mạng Hung vào năm 1956. Ông gia nhập Đảng CS là vì muốn "vượt" "ý
thức không nhà siêu việt": giấc mơ thiên đường CS mới "hoành tráng" làm
sao đối với ông!
Trong
Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi
Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành
ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới
khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín.
Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của
một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt
đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc
mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất
tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don
Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt,
ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa
và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô
địa táng" của họ.
Tiểu
thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme
littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà
của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự
đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội.
Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong
và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước
khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có
hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của
ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn
chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể
loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de
la maturité virile).
Vẫn
theo ông, không một nhà văn nào có thể tạo nên một tác phẩm có giá trị,
nếu đặt để trong đó, những câu hỏi, những vấn đề mà chính anh ta đã
vượt qua. Bởi vậy, nhân vật chính ở trong tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn
(un être problématique), một tên khùng, hay một tội phạm, bởi vì anh ta
luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối mà chẳng hề biết; sống hết mình
với chúng, chính vì vậy mà không thể tới gần. Một cuộc tìm luôn luôn
tiến mà chẳng tới, một chuyển động mà Lukacs định nghĩa bằng công thức:
"Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le
voyage est commencé).
NQT
Trong bài
viết nhan đề “tiểu thuyết”,
Fuentes có nhắc tới một câu của Kundera, thật tuyệt: Tiểu
thuyết là cuộc tái định nghĩa hoài
huỷ con người, như là vấn đề, that the novel is a perpetual
redefinition of the human being as problem.
Trong Gặp gỡ, Une rencontre, Kundera coi La Peau của Malaparte là một “archi-roman”. Tác giả của nó, trước Sartre cả hai chục năm, đã là một 'nhà văn dấn thân’ rồi.
Đúng ra, theo ông, phải coi Malapartre là tiền khuôn mẫu, pré-modèle, của Sartre.
Câu của Kundera không ‘khủng’ bằng câu của Lukacs, và có thể, từ Lukacs mà ra:
Nhân vật tiểu thuyết là một kẻ vấn
nạn (un être problématique), một gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì
luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống "chúng" một
cách toàn diện (chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn
tiến mà chẳng tới, một chuyển động Lukacs định
nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu".
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges Lukacs).
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges Lukacs).
Gấu, ngay khi làm thêm cho UPI, có tí tiển, là bèn mua Lịch sử và Ý Thức Giai Cấp của Lukacs, và bị Trần Phong Giao hất hàm, cậu mua cái này để nhát ma hả?
Comments
Post a Comment