HUE





HUẾ


Huế là 1 thành phố nhỏ dễ chịu với cái vẻ nhàn nhã của 1 tỉnh lỵ với ngôi giáo đường của nó, của Miền Tây nước Anh, và, mặc dù cố đô, nó không ra vẻ bề thế. Được xây cất từ hai bên bờ của 1 con sông rộng, qua lại bằng 1 cây cầu, và khách sạn thì là 1 trong những tệ nhất trên đời. Nó bửn ơi là bửn, và thức ăn thì đáng sợ ơi là đáng sợ; nhưng cũng còn là 1 cửa tiệm lớn, cung cấp đủ thứ, những gì người thuộc địa muốn, từ trang bị cho một cuộc cắm trại, cho đến súng ống, nón mấy bà, mũ đàn ông, những hộp cá mòi, pâté gan, nước xốt Worcester, và, một tên du lịch đói bụng có thể săm soi với những món đồ dự trữ, thay cho sự thiếu hụt của tờ hoá đơn. Đây là những cư dân của thành phố tới uống cà phê, và giả trang, đỏm đáng vào buổi chiều, và đám binh lính đơn vị đồn trú chơi bi da. Người Pháp cho xây cất những căn nhà vững chãi, dễ thấy, chẳng thèm để ý đến khí hậu hay môi trường, trông giống như những villas bán đồ chạp phô cho những người đã về hưu, ở ngoại ô Paris.
Lũ Tẩy mang nước Tây đến những xứ sở thuộc địa của chúng, y chang đám Hồng Mao, và lũ này, bị chê trách về vấn đề bảo hiểm, bèn trả lời, hàng xóm của tụi tao cũng đâu chịu thua. Nhưng, ngay cả đối với 1 quan sát viên hời hợt nhất, thì cũng nhận ra, có 1 sự khác biệt rất lớn lao, trong cái cách mà hai quốc gia lớn lao ứng xử, đối với người bản xứ mà chúng là ông chủ, nghĩa là lũ ăn cướp.
Trong cõi cực kỳ sâu thẳm của 1 tên Tẩy mũi lõ, có 1 niềm “dẫn dụ, tin chắc như bắp, thuyết phục, mời gọi” – a persuasion - rằng, con người thì bình đẳng và nhân loại là anh em. Của đáng tội, hắn ta cũng hơi có tí mặc cảm, xấu hổ vì nó, tếu thế, và trong trường hợp, bạn cười vào mũi tụi nó, chọc quê chúng nó, thì hắn bèn vội vã làm 1 phát tự cười chính nó, nhưng, sự thể là như thế này, hắn ta không thể, nghĩa là vô phương, tự ngăn cấm chính nó, khi cảm thấy, rõ ràng là lũ da vàng mũi tẹt kia, đâu có gì khác mình? Cái đám bản xứ, dù đen, dù nâu, dù vàng, thì cũng mắm sốt 1 thứ đất sét như “chúng ta”, và cũng như chúng ta, là những, nào là tình yêu, nào là thù hận, nào là lạc thú, và đau khổ, nhức nhối, và hắn không thể nào đối xử với lũ bản xứ, như thể chúng thuộc về 1 thứ sắc dân, chủng loại khác hẳn họ.
Mặc dù anh ta không tha thứ cho bất cứ một hành vi coi thường quyền uy, của 1 tên thực dân thuộc địa, tức ông chủ, và xử trí, rất tới nơi tới chốn, mọi toan tính làm sao cho chiếc cùm ở cẳng bớt đau đi 1 chút, của 1 tên nô lệ bản xứ, trong những công chuyện hàng ngày, anh ta luôn tỏ ra thân thiện với họ, rộng lượng không 1 chút ta đây bề trên hạ cố ngó xuống. Hắn ta còn tiêm vào đầu của tên đầy tớ, những định kiến đặc biệt của hắn ta, về 1 thành phố Paris trung tâm của thế giới, cái gì gì, kinh đô ánh sáng, và từ đó, là cái tham vọng của bất cứ 1 tên An Nam Mít, phải nhìn thấy Paris 1 lần trong đời, và, thật khó khăn bằng trời, cái việc kiếm thấy 1 tên, không tin tưởng ở chân lý, ở bên ngoài nước Pháp, làm chó gì có cái gọi là nghệ thuật, văn chương, khoa học! Nhưng 1 tên Tẩy sẽ ngồi với 1 tên An Nam Mít, ăn uống nhậu nhẹt với nó, chơi với nó. Ở chốn thị tứ, bạn sẽ nhìn thấy một mụ đầm xoè tằn tiện, chiếc giỏ lủng lẳng ở nơi cánh tay, chen lấn xô đẩy, và mà cả tới chỉ, với 1 bà Nam Kít người làm. Chẳng ai khoái cái chuyện, một ai đó lấy 1 cái gì đó, từ nhà của mình, ngay cả cái chuyện, kẻ đó sẽ làm cho cái nhà của mình hiệu quả hơn, ở trong 1 tình trạng tốt đẹp, hoàn hảo hơn - Bởi thế, mà Phạm Quỳnh mới phán, không có Thằng Tây là lũ Mít sẽ khốn nạn, vì sẽ phải thờ thằng Tẫu, thằng Bắc Kít -
Tên nô lệ, tên đầy tớ chẳng hề muốn sống ở trên cái gác xép, mặc dù ông chủ cho lắp đặt 1 cái thang, để tiện bề hầu hạ, và tôi không tin người An Nam Mít thích hơn người Miến Điện, cái chuyện được, hay bị ngoại nhân làm chủ đất nước của họ. Nhưng tôi có thể nói, người Miến chỉ kính trọng bè lũ Hồng Mao, còn An Nam Mít thì rất ư là mê tụi Tẩy. Khi, theo dòng thời gian, những dân tộc này có được độc lập tự do, thật rất ư là tò mò, khi tự hỏi, cây nào cho trái ngọt ngào hơn cây nào.
An Nam Mít là một giống người dễ nhìn, dễ ưa, rất nhỏ bé, với khuôn mặt bèn bẹt, vàng, và mắt đen, sáng, và trông thật diêm dúa trong bộ quần áo của họ. Người nghèo mặc đồ nâu xồng, thứ màu đất mầu mỡ, áo dài xẻ hai bên, quần dài, thắt lưng màu táo xanh hay da cam, đầu đội mũ, thứ mũ rơm rộng, bè ngang, hay là một cái khăn xếp nhỏ, đen, nhiều nếp gấp rất đều đặn. Người khá giả cũng đội khăn xếp, được chăm chút chu đáo, quần dài trắng, áo lụa đen, và đôi khi thêm cái áo khoác đăng ten màu đen. Đây là một bộ đồ rất lịch sự. Và mặc dù trong suốt xứ sở, đất đai, quần áo họ mặc làm chúng ta chú ý, và, vẻ đặc biệt của chúng, trong mỗi người ăn vận như thế, thì lại toát ra điều, mọi người ăn mặc rất giống nhau; đó là 1 thứ đồng phục mà mọi người cùng mặc, như trong tranh, và thường xuyên là như vậy, và luôn luôn phù hợp với thời tiết, khí hậu, và thật khó có cơ hội, cho khiếu thưởng ngoạn cá nhân, và tôi nghĩ, hẳn là 1 trường hợp khác thường, có lẽ phải nói, 1 hiện tượng, khi mà 1 đấng, người Đông Phương, như thế, đi 1 đường du lịch Âu Châu, trong1 bộ quần áo như thế, và anh ta sẽ nhận ra cả 1 bầu trời quần sao, cung cách ăn mặc… của lũ Bạch Quỉ chung quanh anh ta. Một đám đông Đông Phương, thì giống như 1 cái giường hoa thuỷ tiên ở nơi chợ hoa, sáng chói, nhưng đơn điệu; nhưng một đám đông Hồng Mao, thí dụ, một khi từ phía bên trên nhìn xuống 1 buổi hòa tấu dạo phố phường, qua 1 bức màn sương khói, trông giống như 1 bó hoa, với mọi thứ hoa. Không nơi nào ở Đông Phương chúng ta nhìn thấy những bộ đồ thật vui tươi, thật thay đổi, như là ở một buổi trời đẹp đẽ, ở Piccadilly. Sự đa dạng của nó thì đúng là 1 diệu kỳ. Binh lính, thuỷ thủ, cảnh sát, những người làm cho nhà giây thép, những cậu bé chuyên nghề chạy thư, những người đàn ông trong những cái áo choàng dài đuôi, mũ chỏm, cao, trong những bộ đồ giải lao, hay chơi bóng gỗ, hay trong những bộ đồ nhung với những mũ nón lưỡi trai, đàn bà trong những bộ đồ bằng lụa, vải, nhung, đủ thứ mầu sắc, với mũ mãng kiểu này, kiểu khác. Ngoài ra, còn những bộ đồ được mặc trong những trường hợp khác nhau, hay để theo đuổi những môn thể thao khác nhau, những bộ đồ dành cho những người giúp việc, và những công nhân, những người cưỡi ngựa đô, zô kề, những thợ săn, những mại bản. Tôi tự hỏi, giả như 1 người An Nam Mít, một khi từ giã 1 ngày hội như trên, trở về xứ Huế của họ, hẳn sẽ nhận ra, sao Huế của mình ăn mặc “xuề xòa” như thế!

To all of U and, of course, to LHN.

NQT

HUE IS A pleasant little town with something of the leisurely air of a cathedral city in the West of England, and though the capital of an empire it is not imposing. It is built on both sides of a wide river, crossed by a bridge, and the hotel is one of the worst in the world. It is extremely dirty, and the food is dreadful; but it is also a general store in which everything is provided that the colonist may want from camp equipment and guns, women's hats and men's reach-me-downs, to sardines, pate de foie gras, and Worcester sauce; so that the hungry traveler can make up with tinned goods for the inadequacy of the bill of fare. Here the inhabitants of the town come to drink their coffee and fine in the evening and the soldiers of the garrison to play billiards. The French have built themselves solid, rather showy houses without much regard for the climate or the environment; they look like the villas of retired grocers in the suburbs of Paris.
The French carry France to their colonies just as the English carry England to theirs, and the English, reproached for their insularity, can justly reply that in this matter they are no more singular than their neighbors. But not even the most superficial observer can fail to notice that there is a great difference in the manner in which these two nations behave towards the natives of the countries of which they have gained possession. The Frenchman has deep down in him a persuasion that all men are equal and that mankind is a brotherhood. He is slightly ashamed of it, and in case you should laugh at him makes haste to laugh at himself, but there it is, he cannot help it, he cannot prevent himself from feeling that the native, black, brown, or yellow, is of the same clay as himself, with the same loves, hates, pleasures and pains, and he cannot bring himself to treat him as though he belonged to a different species. Though he will brook no encroachment on his authority and deals firmly with any attempt the native may make to lighten his yoke, in the ordinary affairs of life he is friendly with him without condescension and benevolent without superiority. He inculcates in him his peculiar prejudices; Paris is the centre of the world, and the ambition of every young Annamite is to see it at least once in his life; you will hardly meet one who is not convinced that outside France there is neither art, literature, nor science. But the Frenchman will sit with the Annamite, eat with him, drink with him, and play with him. In the market place you will see the thrifty Frenchwoman with her basket on her arm jostling the Annamite housekeeper and bargaining just as fiercely. No one likes having another take possession of his house, even though he conducts it more efficiently and keeps it in better repair that ever he could himself; he does not want to live in the attics even though his master has installed a lift for him to reach them; and I do not suppose the Annamites like it any more than the Burmese that strangers hold their country. But I should say that whereas the Burmese only respect the English, the Annamites admire the French. When in course of time these peoples inevitably regain their freedom it will be curious to see which of these emotions has borne the better fruit.
The Annamites are a pleasant people to look at, very small, with yellow flat faces and bright dark eyes, and they look very spruce in their clothes. The poor wear brown of the color of rich earth, a long tunic slit up the sides, and trousers, with a girdle of apple green or orange round their waists; and on their heads a large flat straw hat or a small black turban with very regular folds. The well-to-do wear the same neat turban, with white trousers, a black silk tunic, and over this sometimes a black lace coat. It is a costume of great elegance.
But though in all these lands the clothes the people wear attract our eyes because they are peculiar, in each everyone is dressed very much alike; it is a uniform they wear, picturesque often and always suitable to the climate, but it allows little opportunity for individual taste; and I could not but think it must amaze the native of an Eastern country visiting Europe to observe the bewildering and vivid variety of costume that surrounds him. An Oriental crowd is like a bed of daffodils at a market gardener's, brilliant but monotonous; but an English crowd, for instance that which you see through a faint veil of smoke when you look down from above on the floor of a promenade concert, is like a nosegay of every kind of flower. Nowhere in the East will you see costumes so gay and multifarious as on a fine day in Piccadilly. The diversity is prodigious. Soldiers, sailors, policemen, postmen, messenger boys; men in tail coats and top hats, in lounge suits and bowlers, men in plus fours and caps, women in silk and cloth and velvet, in all the colors, and in hats of this shape and that. And besides this there are the clothes worn on different occasions and to pursue different sports, the clothes servants wear, and workmen, jockeys, huntsmen, and courtiers. I fancy the Annamite will return to Hue and think his fellow countrymen dress very dully.

Somerset Maugham: The Skeptical Romancer







Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư