Thơ Mỗi Ngày


Thơ Mỗi Ngày


*


Foreword by Nadezhda Mandelstam

I think that the most difficult task in the world is the translation of verses, particularly of a true poet, in whose verses there is no discrepancy between the form and the content (or meaning) - both of them always new and but a bit different (with no great disparity between them) - and where the ego of the poet is always strikingly felt. Marina Tsvetayeva said she could write as Mandelstam did but that she didn't want to. She was a great poet but she was greatly mistaken. She could be influenced by Mayakovsky and Pasternak and remain Tsvetayeva because they were innovators and therefore easily aped. But Mandelstam composed verses in tradition, which is far more difficult to imitate.
Mr Robert Lowell's translations are very free; Mr Paul Celan's into German also free. But both are a very far cry from the original text. As far as I know the translations of Mr Greene are the best I ever saw. I can't give my opinion about the Italian translations, as I don't know Italian as well as English, French and German. As for Elsa Triolet's, they are as naive and vulgar as she was.
Mandelstam said that the contents are squeezed from the form as water from a sponge. If the sponge is dry, there would be no moisture at all. So, to render the content - which Mr Greene has succeeded in doing - is to give, in a way, the form or harmony, the harmony which can't be rendered in translation, the harmony which is quite simple and at the same time mysteriously complicated. Poetry is a mystery.
Nadezhda Mandelshtam, 1976

Tôi nghĩ khó khăn nhất trên thế gian này là cái chuyện dịch thơ, nhất là của thi sĩ thực, trong những câu thơ đó, thì không có phân chia, khác biệt giữa hình thức và nội dung (hay là nghĩa thơ] - cả hai luôn luôn mới, nhưng với 1 tí khác biệt (không có phân cách lớn giữa chúng) – và đó là nơi mà cái tôi của thi sĩ  luôn luôn rung động và làm cho chúng ta cảm thấy được – Marina Tsvetayeva nói, bà có thể làm thơ được như Mandelstam, nhưng bà không muốn làm. Bà là một nhà thơ lớn, nhưng bà lầm lẫn nặng, khi phán như thế. Bà có thể bị ảnh hưởng bởi Mayakovsky và Pasternak, nhưng vẫn là bà, nhà thơ Tsvetayeva, bởi vì họ là những nhà thơ canh tân, do đó dễ có người mô phỏng, làm theo; dễ có đệ tử.
Nhưng Mandelstam làm những bài thơ theo truyền thống, thật khó bắt chước.
Những bài thơ dịch của Robert Lowell thì theo kiểu thơ tự do; Paul Celan chuyển qua tiếng Đức cũng theo kiểu thơ tự do. Nhưng cả hai đều là tiếng kêu la thật xa với nguyên tác. Như tôi hiểu được, thì những bản dịch của
Greene là số một, mà tôi từng thấy. Tôi không dám đưa ra ý kiến về những bản dịch tiếng Ý, vì tôi không biết tiếng Ý, so với tiếng Anh, Pháp, và Đức. Về những bàn thơ dịch của Elsa Triolet, chúng mới khờ khạo làm sao, và tầm phào, như bà vẫn vậy.
Mandelstam nói, nội dung thì được vắt ra khỏi hình thức, như vắt 1 cái bọt biển. Nếu một cái khăn bằng bọt biển mà khô, thì chẳng có tí ẩm nào được vắt ra. Như thế, đưa ra nội dung – như
Greene thành công trong việc làm như thế - là, một cách nào đó, cho nó một hình thức hay sự hài hòa, một sự hài hòa thật khó có trong dịch thuật, một sự hài hoà hoàn toàn giản dị, và cùng lúc, rắc rối thật bí ẩn. Thơ là một huyền nhiệm.
You took away my seas and running jumps and sky
And propped my foot against the violent earth.
Where could this brilliant calculation get you?
You couldn't take away my muttering lips.
(307) May 1935
Bản tiếng Pháp:
En me privant des mers, de l'élan, de l'envol
Pour donner à mon pied l'appui forcé du sol:
Quel brillant résultat avez-vous obtenu?
Vous ne m'avez pas pris mes lèvres qui remuent!
Mi lấy của ta Biển -Trời - Nhịp Đời
Cùm chân ta vào đất:
Làm sao mi cấm môi ta run? 
My country conversed with me,
Spoiled me, scolded, didn't listen.
She only noticed me when,
Grown-up, I became an eye-witness.
Then suddenly, like a lens, she set me on fire
With a beam from the Admiralty spire.
(part 6 of 312) May-June 1935
Xứ sở của ta nói với ta,
Nuông chiều ta, gắt gỏng với ta, không nghe ta nói.
Nó chỉ để ý đến ta khi,
Trưởng thành, ta trở thành một chứng nhân bằng mắt.
Và thế là bất thình lình, như thấu kính hội tụ
Nó chiếu vào ta, và làm bật cháy
Với ngọn lửa từ Ngọn Đỉnh Trời  
I shall not return my borrowed dust
To the earth,
Like a white floury butterfly.
I will this thinking body
This charred, bony flesh,
Alive to its own span -
To turn into a street, a country.
(from 320) 21 July 1935
Ta không muốn, như một cánh bướm trắng kia,
Trả lại mặt đất chút tro than vay mượn.
Ta muốn cái thân xác này
Biến thành ngã tư, ngã năm, ngã bẩy,
Thành phố, thành đường....
[Note: Gửi Cù Hậu Duệ. NQT]
Mấy dòng thơ sau đây, của Mandelstam, để tặng con phố mang tên ông.
Như Phố TCS !
What street's this one?
- 'This is Mandelstam Street.
His disposition wasn't "party-line"
Or "sweet-as-a-flower".
That's why this street -
Or, rather, sewer
Or possibly slum -
Has been named after Osip Mandelstam.'
Con phố nào đây?
-Phố Mandelstam
Sao không có tí ‘đường lối của Đảng’
Hay ‘đẹp như thơ, ngọt như hoa’
Chắc vì thế mà có con phố như thế này –
Hay, tốt hơn, thì là một cái cống rãnh
Hay, có thể, phố ổ chuột-
được đặt tên theo nhà thơ Mandelstam
Sau khi Stalin chết, Mandelstam được ‘phục hồi’, nhưng vẫn chưa có con phố nào được đặt tên nhà thơ, ở toàn xứ Liên Xô
Bắc Kít, mê tiếng Nga, mê Cách Mạng Nga, mê kít Nga, thành thử Gấu phải chọn 1 nhà thơ Nga vinh danh Cù Hậu Duệ, để cho chúng biết Nga đâu phải chỉ có thứ thơ xúi người ta giết người, và phải chọn đúng cái ông làm thơ chửi Stalin, và chết ở trong tù, làm gì có thứ thi sĩ ngồi viết tự kiểm, xin tha, về nhà, để… làm thơ!
Trong bài Tựa cho tập thơ của chồng, bà vợ chỉ ra sự khác biệt giữa thơ canh tân, và thơ truyền thống, đúng vấn đề chúng ta đang đụng phải, khi nghĩ tới thơ lục bát của xứ Mít.
Có gì dễ bằng làm thơ lục bát, và có gì cực khó, làm thơ lục bát?
Gấu thấy nhan nhản thơ lục bát ở trên lưới, sợ quá đến hết dám đọc!
**


Một bạn văn vừa cho biết, "lẩn", mới đúng.

Trong bài Biển, của Gấu, “lẫn” mới đúng.

*

Biển
 Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà. 
Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả 
Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này
Số phận còn thua hạt cát. 
Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời 
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
22/01/2010
Tôi được đọc bài thơ "Biển" của ông trong Tin Văn, nó làm cho tôi thấy buồn quá.
Xin gởi tặng ông hình của "tôi" bên bờ biển, như một lời chào. 
Trong email trước tôi đã vô lễ gọi ông là "Gấu Nhà Văn", vì đọc Tin Văn liên tiếp suốt mấy ngày liền, khiến tôi nhập tâm.
Thực tình, tôi thích cái bút danh đó.
Khi tôi chụp hình con hải âu, tôi cứ nghĩ nó là hình ảnh của chính mình. Ai ngờ, tôi lại gặp một con hải âu khác khi đọc bài thơ Biển của ông. Khi nhớ quê hương, kẻ thì "thương nhớ đồng quê", người nhớ Sài Gòn, còn tôi, tôi nhớ biển...

Mấy bài thơ sau đây, của Charles Simic, trong Master of Disguises, là để tặng… Gấu!
 
The Invisible One
You read today about a child
Kept for years in a closet
By his crazy parents
On a street you walked often.
Busy with your own troubles,
You saw little, heard nothing
Of what was said around you,
As you made your way home
Past loving young couples
Carrying flowers and groceries,
Pushing baby carriages,
Hanging back to scold a dog. 
Kẻ vô hình
Bạn đọc báo bữa nay về một đứa trẻ
Bị nhốt nhiều năm trong một tủ áo
Bởi bố mẹ khùng
Ở con phố mà bạn thường đi bộ qua
Bận bịu với đủ thứ chuyện của riêng bạn
Bạn ít nhìn, chẳng nghe gì hết
Về những gì xẩy ra quanh bạn
Khi bạn trên đường trở về nhà 
Vượt qua những cặp vợ chồng yêu thương thắm thiết
Ôm hoa, tạp phẩm
Đẩy xe con nít
Chùn bước lại một tí để la con chó.

Private Miseries
More than this crippled veteran playing the banjo,
I have no right to grumble,
More than this old woman cracking open her purse
To give him a quarter,
Lest they both take offense and beat me
On the head with one of his crutches.
My own anguish must remain unspoken,
Hidden behind a firm stride and a smile.
One day I knelt down and cursed God
For all the suffering and injustice he consents to.
Since then, I have felt even more alone.
Like a lifelong widower forever unconsoled
I pass the homeless huddled in doorways
Upon a winter morning and dare not
Grouse about my own sleepless night,
And my cold feet that make me hurry past them.

Những nỗi khốn khổ mình ên
Hơn cả cái anh cựu binh VNCH,
già què, đang từng tưng với cây đàn băng dzô
Tớ đếch có quyền càu nhàu
Hơn cả cái bà già đang cố mở bóp
lấy mấy nghìn Cụ Hồ cho ông lính Ngụy già què
Cứ để cho họ cảm thấy bị tổn thương và đập vào đầu tớ
Với một trong những cây nạng
Cái nỗi thống khổ của riêng tớ phải được nín khe,
Và được giấu ở bên dưới bước đi mạnh mẽ, và nụ cười.
Một bữa tớ quỳ xuống và nguyền rủa Thượng Đế
Về bao đau khổ và bất công mà ông ta cứ nhè tớ mà trút xuống
Kể từ đó, tớ cảm thấy cô đơn còn hơn bao giờ hết
Như một bà goá cả đời không hề được an ủi.
Tớ đi qua một đám người vô gia cư láo nháo ở hành lang
Một buổi sáng mùa đông và không dám
Càu nhàu về một đêm mất ngủ của riêng tớ
Và đôi chân lạnh giá của tớ càng khiến tớ vội vã đi qua họ 

And Who Are You, Sir?
I'm just a shuffling old man,
Ventriloquizing
For a god
Who hasn't spoken to me once.
The one with the eyes of a goat
Grazing alone
On some high mountain meadow
In the long summer dusk. 
Nhưng Ngài là Ai, hử Ngài?
Tớ chỉ là một tên già lê lết
Nói chuyện bằng bụng
Về một ông trời
Chưa từng nói với tớ một lần
Kẻ có đôi mắt dê
Thả dê một mình
Trên cánh đồng cỏ trên núi cao
Vào một hoàng hôn dài mùa hè

Among the Exiles
One met former cabinet ministers,
University professors, defrocked priests and officers,
Feeding pigeons from a park bench,
Squinting into foreign newspapers
And telling anyone who happened to ask
Not to bother their heads about the truth.
On the use of murder to improve the world
They had many vivid memories
As they huddled in their dim kitchens,
Clipping supermarket coupons,
Shifting the loose dentures in their mouths
While waiting for the teakettle to boil.
They ate in restaurants with waiters older than themselves,
Musicians whose fingers bled
As they picked at their instruments
Making some tipsy widow burst into sobs
On hearing a tune her husband the general loved,
The one who sent thousands to their deaths.
Giữa những Lưu Vong
Người ta gặp những cựu bộ trưởng
Giáo sư đại học, tu sĩ mất áo tu, sĩ quan mất quân phục,
Cho bồ câu ăn ở băng ghế công viên,
Liếc tờ báo chợ
Và biểu người nào tính hỏi,
Này, đừng có bực mình, lúc lắc cái đầu, khi biết sự thực
Về cái việc sử dụng sát nhân để cải thiện thế giới
Họ có nhiều kỷ niệm sống động
Khi quay mòng mòng trong căn bếp tối thui
Cắt cắt mấy cái phiếu siêu thị
Xốc xốc bộ răng giả trong miệng
Trong khi chờ ấm nước pha trà sôi
Họ ăn trong những tiệm bồi bàn già hơn họ
Nhạc sĩ bấm đàn bằng những ngón tay rướm máu (1)
Làm một bà góa ngà ngà say, khóc nức nở
Khi chơi một điệu nhạc mà ông chồng đại tướng ngày nào của bà thích nghe
Ông tướng này đã từng ra lệnh làm thịt hàng ngàn người
Charles Simic: Master of Disguises
(1)
Charles Simic chắc là có đọc Kiều rồi, nên thuổng, như đám mũi lõ thuổng nhạc Trịnh, “nghi án” đang gây chấn động trong giới giang hồ Mít ở trong nước: "bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay" !!!
Ui chao, Gấu lại nhớ đến cảnh nàng Kiều họ Trịnh hầu đàn Hồ Tôn Hiến!
 
The Empress
My beloved, you who spend your nights
Torturing me
By holding up one mirror after another
To me in the dark,
If there's anything I know to say or do today,
I merit no praise for it,
But owe it to the subtlety of your torments,
And your perseverance in keeping me awake. 
All the same, who gave you the right
To judge me in my wretchedness?
What soul white as snow
Compiled this endless list of misdeeds
You read to me every night?
The airs you put on when I tell you to stop
Would make one believe
You were once a bedmate of a Chinese emperor.
I like it best when we do not say a word.
When we lie side by side
Like two lovers after their passion is spent.
Once again, day is breaking.
A small bird in the trees is pouring her heart out
At the miracle of the coming light.
It hurts.
The beauty of a night spent sleepless.
Nữ Hoàng
Người yêu ơi, hằng đêm
Tra tấn anh
Bằng cách cầm hết gương này tới gương khác
Cho anh soi trong bóng tối,
Nếu có điều gì anh biết và nói ra, hay thực hiện, bây giờ
Anh thật chẳng đáng để mà ngợi khen
Nhưng anh nợ em ở cái trò tra tấn thật là tinh vi thật là ly kỳ thật là tinh tế đó!
Và ở cái sự lì lợm của em, làm sao giữ cho anh lúc nào cũng tỉnh thức.
Thì cũng vậy thôi, ai cho phép em cái quyền phán đoán anh,
Trong tình trạng khốn khổ khốn nạn như thế?
Linh hồn nào trắng như tuyết
Chứa trong nó cái danh sách thật dài toàn những điều xấu xa, đê tiện
Em đọc cho anh nghe hằng đêm?
Cái dáng điệu của em khi anh năn nỉ, hãy xì tốp,
Làm cho anh nghĩ rằng,
Em có thời là bạn giường của hoàng đế Trung Hoa.
Anh mê nhất khi chúng ta chẳng ai nói một lời
Khi nằm bên nhau
Như hai người yêu cạn sạch đam mê
Ngày lại tới
Một cô chim nhỏ, trên cành cây, hót đến bật trái tim ra khỏi lồng ngực.
Khi chứng kiến phép lạ ánh sáng lại xuất hiện
Nó làm đau.
Cái đẹp của một đêm ‘mật ngữ” (1)
Charles Simic: Master of Disguises
“Dem Mat Ngu”, tên một bài viết của HPNT, về Trần Dần,
Trần Anh Thái: Trong tập "Lửa Thiêng" chỉ có tám bài thơ lục bát, bài nào cũng toàn bích, nhà thơ có bí quyết gì?
Huy Cận: Ấy là bản năng thơ, tôi không có bí quyết gì, không có lý luận gì, thơ là thiên bẩm.
Source
đẹp xưa
Ngập ngừng mép núi quanh co,
Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang…
Vi vu gió hút nẻo vàng;
Một trời thu rộng mấy hàng cây cao. 
Dừng cương nghỉ ngựa non cao,
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon...
Đi rồi, khuất ngựa sau non;
Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu...
Trơ vơ buồn lọt quán chiều,
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người
Note: Bài thơ này, sử dụng hệ thống tọa độ ba trục.
Trục hoành, thí dụ, thu rộng.
Trục tung: non cao
Trục thứ ba, là trục thời gian, và thời gian, như Brodsky phán:
Bao thơ tôi ít nhiều chi là về thời gian, về thời gian làm gì con người.

Những héo hon, lữ thứ, buồn theo hút người... là nói về "thời gian làm gì con người".

Cái tít "đẹp xưa" [đẹp cổ điển] là theo nghĩa đó.
NQT

Bài thơ trên Gấu chép lại từ tập Lửa Thiêng của nhà sách Sống Mới. Nhưng một độc giả TV cho biết mây nao mới đúng.
Trần Mạnh Hảo, trong bài viết về HC, ghi là mây nao.
Tks.  NQT
Cách giải thích bài thơ, như trên, là Gấu phịa ra, mượn ý niệm trục tọa độ, trong toán.
TMH viết:
Trong 50 bài "Lửa thiêng", chỉ có 8 bài thơ lục bát :" Buồn đêm mưa", " Trông lên", "Chiều xưa", "Đẹp xưa", " Thuyền đi", "Xuân ý ", "Thu rừng" và "Ngậm ngùi". Nhưng nếu không có 8 bài thơ lục bát này, "Lửa thiêng " dù có nhiều bài thất ngôn hay ví như "Tràng giang" thì cũng chưa thể làm nên một Huy Cận vượt thời gian như đã có. Nguyễn Du đại thiên tài lục bát, đã đưa nhịp sáu tám Việt Nam lên tới đỉnh mây trời nhân loại. Nguyễn Du từng ít nhiều ảnh hưởng lục bát ca dao, ảnh hưởng lục bát của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều để làm ra hàng nghìn câu thiên thu tuyệt diệu riêng mình. Thấm đẫm hồn thơ cha ông, Huy Cận đã hiện đại hóa câu thơ sáu tám Việt Nam. Ông như người kế thừa trung thành của phả hệ lục bát Nguyễn Du rồi phát triển nó về u tịch. Đọc thơ lục bát Huy Cận, cơ hồ như hồn Nguyễn Du phảng phất đâu đây, như thể bút thần xưa được hậu thế cầm lên viết tiếp, như bài " Đẹp xưa": 
"Ngập ngừng mép núi quanh co
Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang...
Vi vu gió hút nẻo vàng
Một trời thu rộng mấy hàng mây nao 
Dừng cương nghỉ ngựa non cao
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon
Đi rồi khuất ngựa sau non
Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu
Trơ vơ buồn lọt quán chiều
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người..."
Câu thơ "Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang" trên của Huy Cận làm ta nhớ đến "Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia "của Tố Như xưa. Huy Cận lấy hồn muôn năm trước mà hiện đại hóa câu thơ lục bát bây giờ, như gió xưa vàng đẫm lá thu nay :" Vi vu gió hút nẻo vàng ". Ngọn gió Huy Cận mặc áo vàng nghìn thu mà hun hút, mà nghiêng nghiêng mái chữ, mái-hiên-người, cũng là mái thơ :" Mái nghiêng nghiêng gởi buồn theo hút người". Cũng như bài "Đẹp xưa", bài lục bát "Buồn đêm mưa" và bài "Chiều xưa" hay đến từng câu từng chữ. Cái buồn Huy Cận nơi đây đẹp đến rụng rời, đẹp đến ngơ ngác, hoang vu.
*
Trần Mạnh Hảo là một nhà thơ, nhưng khi ông viết phê bình, qua những dòng trên, về Huy Cận, thì có vẻ cũng 1 thứ phê bình tán phó mát, rông rài với mớ chữ.
Thí dụ nhận xét này của ông: Thấm đẫm hồn thơ cha ông, Huy Cận đã hiện đại hóa câu thơ sáu tám Việt Nam.

Hiện đại hóa, như thế nào, ông không giải thích. 
Lấy thí dụ, với Cung Trầm Tưởng, và dòng lục bát, mà Gấu nhớ lõm bõm:
Tháng Giêng buốt sẻ đôi đằng
nửa chì mưa đục, nửa băng giá hồn
Tuyệt cú!
Trước, đâu có ai làm lục bát như thế?
Bảo Huy Cận “hiện đại hóa lục bát”, Gấu sợ nói ngược, HC làm cho nó cổ mãi ra, trở thành sầu thiên cổ, sầu vạn cổ, thí dụ hình ảnh sau đây, mà chẳng là đẩy cái hiện tại về tới ngàn xưa:
Đồn xa quằn quại bóng cờ,
Phất phơ buồn tự thuở xưa thổi về.
Bởi vậy mà Hoài Thanh – Hoài Chân, từ Mars, 1941, đã phán về ông:
Có người sẽ bảo thơ Huy Cận già… Tôi thấy thơ Huy Cận trẻ lắm.
Chỉ hai từ trẻ/già này đủ nói lên cõi thơ HC, nhất là với những bài lục bát của ông.
Gấu sẽ lèm thêm, về cặp già/trẻ, hay, hiện đại/cổ điển.
Cẩn. NQT
Note: Cái này là vinh danh ông bố, chờ VC làm thịt ông con! NQT
Huy Cận
Chiều Xưa
Buồn gieo theo gió veo hồ,
Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa.
Đồn xa quằn quại bóng cờ,
Phất phơ buồn tự thuở xưa thổi về.
Ngàn năm sực tỉnh, lê thê
Trên thành son nhạt - Chiều tê cúi đầu... 
Bờ tre rung động trống chầu,
Tưởng chừng còn vọng trên lầu ải quan,
Đêm mơ lay ánh trăng tàn,
Hồn xưa gửi tiếng thời gian, trống dồn.
Bản in trong tập thơ Lửa Thiêng, nhà sách Sống Mới, tái bản tại Huê Kỳ

Thursday, April 21, 2011 1:18 AM
Thưa bác Gấu:
Câu thứ tư khổ đầu bài Đẹp xưa, nếu tôi nhớ không nhầm, phải là:
Một trời thu rộng mấy hàng mây nao
Vả lại, tác giả Lửa thiêng không phải là nhà thơ mới vào nghề, đến nỗi phải mắc lỗi lặp lại âm tiết “cao” trong câu thơ kế tiếp
Kính
DV

Note: Bài thơ Ðẹp Xưa, khi đánh máy, post lên, là Gấu đã biết sai rồi. Tính để sáng coi lại, và, kể như suốt đêm băn khoăn với vấn nạn, “không phải cây cao, chắc chắn rồi, nhưng thế thì nó là cái gì?”
Tới 4 giờ sáng thì thức giấc, thấy cái mail của độc giả DV, mới ơ rơ ka 1 tiếng, hoá ra là như vậy!
Tks again. NQT

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates