Vuong Tri Nhan

Đọc bài này thì mới hỡi ơi. Nó cho thấy đấng này mù tịt về lòng căm thù người Pháp, người Mỹ, của người dân Mít, và, Mít ở đây, là Bắc Kít.

VTN viết:

“Trong cuộc chống Mỹ và trước đó là cuộc chống Pháp, lòng căm thù quân ngoại xâm được khai thác triệt để, nó được kích thích được bồi dưỡng, được thả lỏng, được đẩy tới càng mãnh liệt càng tốt.”

Đây là chủ ý của Vẹm. Nên nhớ cuộc chiến chống Pháp, đúng ra là không xẩy ra. Pháp là 1 tên bại trận, nước Pháp bị Nazi đô hộ. Pháp có lại xứ Mít, là do xin xỏ Đồng Minh, chúng không hề muốn gây nên cuộc chiến, nhưng Vẹm bắt buộc phải gây ra cuộc chiến, để làm cỏ sạch các đảng phái quốc gia. Cũng thế là cuộc chiến chống Mỹ.
Vẹm bịa ra đủ thứ tàn độc của Mỹ Ngụy, dậy đời đời con nít Bắc Kít lòng hận thù, và kết quả là 1 nước Mít như hiện nay. Ghê tởm nhất là chúng lạy thằng Tẫu, kẻ thù truyền kiếp của Mít, làm Thầy, và nước Mít kể như không còn nữa.
Bởi thế mà Gấu mới cực tởm tầng lớp tinh anh Bắc Kít, chúng đâu có ngu đến mức không nhận ra bản chất của cả hai cuộc chiến vừa qua. Phải có 1 tên khốn kiếp dám nói ra, nhưng tên nào cũng ngập ngụa chiến lợi phẩm, hoặc tay chân mình mẩy đầy máu Ngụy, làm sao nói.
Một tên già đến mức ngắc ngoải, mới dám thều thào, tao bỏ Đảng!

Phạm Quỳnh, khi bị Vẹm dùng gạch đập chết, vì tiếc 1 viên đạn, vẫn cố đi 1 đuờng di chúc, không có Tẩy, là bè lũ An Nam Mít chết. Ông không nói, chết như thế nào, chết vì ai. Bây giờ thì Mít biết chết vì ai rồi. Diệm cũng đã cảnh báo Bắc Kít, lũ mi mà đánh Miền Nam, là rước họa Tầu vô. Đúng y chang. Nhưng người nhìn ra xa nhất, rộng nhất, là Hannah Arendt, tác giả của cuốn Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị. Bà phán, nếu không có tụi thực dân mũi lõ, sợ lũ Á Châu da vàng mũi tẹt đầu đen tuyệt giống từ lâu rồi: chúng giết chúng, chúng giết lẫn nhau. Rõ ràng là, nếu không có thằng Tẩy, Đàng Trong không còn. Nhờ thằng Tẩy mà có cái tính Mít, tồn tại ở trong dòng máu Nam Kít. Ở Miền Bắc không còn cái mầm quí hiếm này, vì Cái Ác Bắc Kít nuốt sạch từ đời nào rồi!

Quoc Tru Nguyen
November 9 at 9:30 AM ·

Bác ơi, bác có nghĩ nhờ “thực dân khai phá” mà người bản xứ đỡ man ri hơn không?
Thì đúng như thế, Hannah Arendt viết thế. Maugham cũng viết như thế, trong bài về Huế.
Trong bài viết dùng làm tựa đề cho cuốn Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị, Hannah Arendt viết, nếu không có sự kiện, lũ mũi lõ tư bản, thực dân Âu Châu làm thịt lũ mọi Á Châu, không hiểu bộ mặt của thế giới bây giờ ra sao – nhớ đại khái.
Không hiểu cái con khỉ gì nữa. Nhìn bộ mặt xứ Mít bây giờ thì biết.
Trong bài viết về Huế, Maugham vinh danh lũ Tẩy mũi lõ, mới bảnh làm sao:

http://www.tinvan.limo/2018/11/hue.html

Lũ Tẩy mang nước Tây đến những xứ sở thuộc địa của chúng, y chang đám Hồng Mao, và lũ này, bị chê trách về vấn đề bảo hiểm, bèn trả lời, hàng xóm của tụi tao cũng đâu chịu thua. Nhưng, ngay cả đối với 1 quan sát viên hời hợt nhất, thì cũng nhận ra, có 1 sự khác biệt rất lớn lao, trong cái cách mà hai quốc gia lớn lao ứng xử, đối với người bản xứ mà chúng là ông chủ, nghĩa là lũ ăn cướp.
Trong cõi cực kỳ sâu thẳm của 1 tên Tẩy mũi lõ, có 1 niềm “dẫn dụ, tin chắc như bắp, thuyết phục, mời gọi” – a persuasion - rằng, con người thì bình đẳng và nhân loại là anh em. Của đáng tội, hắn ta cũng hơi có tí mặc cảm, xấu hổ vì nó, tếu thế, và trong trường hợp, bạn cười vào mũi tụi nó, chọc quê chúng nó, thì hắn bèn vội vã làm 1 phát tự cười chính nó, nhưng, sự thể là như thế này, hắn ta không thể, nghĩa là vô phương, tự ngăn cấm chính nó, khi cảm thấy, rõ ràng là lũ da vàng mũi tẹt kia, đâu có gì khác mình? Cái đám bản xứ, dù đen, dù nâu, dù vàng, thì cũng mắm sốt 1 thứ đất sét như “chúng ta”, và cũng như chúng ta, là những, nào là tình yêu, nào là thù hận, nào là lạc thú, và đau khổ, nhức nhối, và hắn không thể nào đối xử với lũ bản xứ, như thể chúng thuộc về 1 thứ sắc dân, chủng loại khác hẳn họ.
So sánh với Bắc Kít, khi khai hóa Nam Kít:
Nhà Ngụy, chúng cướp; Ngụy, chúng bắt đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ; vợ Ngụy, chúng hiếp; con Ngụy chúng cấm không được đi học, đứa lỡ đi học, cấm vô Đại Học.
Khi Gandhi bị làm thịt, Gide phán, Chúa bị đánh bại.
Khi Nam Kít bị làm thịt, thằng cha Gấu khốn kiếp phán, Chúa bị Bắc Kít đánh lừa..
Đánh lừa ra sao?
con tiep

Nhan Vuong Tri
LÒNG CĂM THÙ CỦA NGƯỜI VIỆT THẾ KỶ XV

Khi tìm hiểu lại cuộc kháng chiến của Lê Lợi chống quân Minh 600 năm trước, tôi ngạc nhiên khi thấy hồi ấy người ta ít nói đến lòng căm thù.
Công lao đặc biệt của Nguyễn Trãi so với các viên tướng khác của Lê Lợi chính là ở chỗ công tâm. tức là đánh vào lòng người. Nguyễn Trãi đã dùng ngay thứ vũ khí nhân nghĩa của đạo Nho để tác động vào đội quân xâm lược.
Nhưng để làm được việc đó, ông và người bảo trợ ông là Lê Lợi đã có một nhận thức phải nói là có nhiều phần khác với người Việt ở thế kỉ XX.
Trong cuộc chống Mỹ và trước đó là cuộc chống Pháp, lòng căm thù quân ngoại xâm được khai thác triệt để, nó được kích thích được bồi dưỡng, được thả lỏng, được đẩy tới càng mãnh liệt càng tốt.
Ngược lại, Nguyễn Trãi được sự đồng tình của Lê Lợi, coi những binh tướng người Minh kia cũng là người, họ bắt buộc phải sang Việt Nam chiếm đóng, nhưng họ thuộc về một dân tộc ở sát nách bên ta đã bao đời tồn tại bên cạnh ta, vì vậy, phải đánh đuổi họ về nước nhưng sau vẫn phải chung sống với họ. Không thể và không nên khuyến khích nhau lấy chuyện giết hại họ làm mục đich.
Cuộc đối thoại giữa hai bên xảy ra trong khi gươm giáo vẫn làm việc, tuy nhiên nhờ có đối thoại, mà cuối cùng chúng ta đã tránh được những trận đánh lớn – những trận này dù bất cứ ai thắng ai thua thì cả hai cũng đều bị thân tàn ma dại.
Kết thúc cuộc chiến tranh là một cuộc hội thề được tổ chức theo nguyện vọng của hai bên. Trước khi lên đường về nước, các tướng lĩnh nhà Minh đã đến tận doanh trại của quân ta để chia tay. Cũng có người đã nhân dịp này xúi Lê Lợi bắt ngay họ và giết hại cho thỏa thù hận bấy lâu, nhưng Lê Lợi nhất định không nghe. Tôi có cảm tưởng với những người đứng đầu quốc gia thời ấy, lòng căm thù là một thứ vũ khí tạm thời, khi cần mới dùng. Vì nếu bị kích động qúa đáng lòng căm thù sẽ để lại nhiều di lụy trong cộng đồng mãi mãi về sau.
Có người sẽ hỏi thế trong Bình Ngô đại cáo , chẳng phải còn thấy có những câu như:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
( Niệm thế thù khởi khả cộng đới,
Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh.)
Xin tạm trả lời:
- Đó là do lối văn khoa trương, không nên hiểu theo nghĩa đen.
- Đó là những gì viết khi đã chiến thắng, đối phương đã về nước, ta viết để đọc với nhau.
Về chiến lược chung, phải xét toàn bộ phương hướng hành động chứ không thể riêng một tài liệu nào.

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư