Năm nhà văn nữ dưới mắt họa sĩ Chóe

Đúng rồi, số báo này có bài của Gấu. Bạn quí, thư ký tòa soạn order. Bài đăng lên, bị thiến mất mấy chữ, Gấu cằn nhằn, bạn quí sorry, nói, tao mà không thiến mấy dòng đó, mấy bà đó đi gặp mày, thiến luôn của quí của mày!
Thời gian này, Gấu có báo riêng. Tờ Tập San Văn Chương. Nguyễn Tường Giang bác sĩ, ông chủ lo tiền bạc, quản lý báo, nghe, bực quá, ra lệnh post lại trên báo nhà, nguyên con.
Gấu vốn tính cả nể, “chẳng dám đụng ai”, bèn nói, thôi, bỏ đi.
Cũng rét chứ bộ.
Còn nhớ một ý, hách lắm, nhân Tuý Hồng mới cho ra lò “Tôi nhìn tôi trên vách”, đại khái:
Mấy bà viết văn, thì thường là viết tiểu thuyết xã hội, [ý nói, đái không qua ngọn cỏ!], và lấy ngay cuộc sống gia đình làm đề tài.
Đàn ông viết truyện, đàn bà viết tự truyện.
Đàn ông đẻ ra nhân vật, mấy bà chẳng cần đẻ, bệ ngay ông chồng của mình vô.
Mấy ông đi từ cái bếp lên tủ sách [ý nói, ăn uống xong xuôi, bèn viết], mấy bà bê mẹ tủ sách xuống bếp, vừa viết văn vừa thổi cơm.
Đang nhặt sạn gạo, bèn lấy mẹ một hột sạn thay cho dấu chấm trên chữ i!
*
Gấu nhớ là, bài viết của Gấu có chôm mấy ý trong một bài viết của Virginia Woolf.
Cái hình ảnh, lấy hột gạo/hạt sạn thay cho dấu chấm trên chữ i, là của Woolf ?
Hẳn thế.
Gấu, sức mấy mà nghĩ ra một hình ảnh, lấy ra từ "tam giác bếp núc", của Levi-Strauss, đẹp đến như thế! (1)
Bạn có liên tưởng ra, hình ảnh một cái hột… khác, không?
(1) Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss.
Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
*
Gấu nhớ ra cái tít của bài viết rồi, "Nhà văn nữ và tiểu thuyết xã hội."
Được “lạng lách” [được gợi hứng], từ một bài của Woolf, qua đó, bà cho rằng, tiểu thuyết là thứ mạt hạng trong các thể loại văn học, và tiểu thuyết xã hội là "mạt hạng của mạt hạng", và nhà văn nữ, do tạng của họ, chỉ hợp với thứ này!
Hà, hà!
Đúng là "danh bất hư truyền": Một tên 'sa đích văn nghệ'!
Gấu cũng nhớ ra mấy câu ông bạn quí delete rồi, đại ý:
Những nhà văn nữ Việt nam đi từ thành công tới thất bại, biến tiểu thuyết thành tự truyện, biến những nhân vật tiểu thuyết thành những người thân trong gia đình!
Đi từ thành công tới thất bại!
Đểu thật!
Nhưng, so với cái tít cuốn tiểu thuyết của Tuý Hồng, thì cũng chẳng thấm vào đâu.
Như muối bỏ bể!
*
TTT rất quí Tuý Hồng, ông rất phục, đúng hơn, cái tài sử dụng chữ Mít của Tuý Hồng. Ông có nói điều này với Gấu, trong một lần ngồi Quán Chùa, nhắc tới Thanh Nam, và những ngày làm tờ Nghệ Thuật.
“Tôi nhìn tôi trên vách” quá tuyệt.
Chắc là cái tít bật ra khi nhìn bản mặt ông chồng, thấy chán như cơm nếp nát, hẳn thế?
Gấu gặp Tuý Hồng, độc nhất một lần, khi còn ở building Cửu Long [?], sau khi ông bê bà về đây ít lâu.
Khi ông còn độc thân, có ghé vài lần, có lần xách theo ông anh vợ hụt [ông anh BHD] cùng chai Remy, của một anh lính Mẽo già, mua cho một cô nữ điện thoại viên ở trên Đài, từ PX của Mẽo. Anh già này mua nhiều thứ lắm, toàn Gấu được hưởng, như Pall Mall, Remy.
Cô nữ điện thoại viên mà anh lính già mê, Gấu cũng mê!
Ông trưởng đài lại càng mê. Hai người bồ bịch với nhau, chẳng ai biết, chỉ đến khi ông trưởng đài bị mìn VC cùng với Gấu, tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, cô thương quá, sợ ông chết, bật khóc nức nở, thế là bể chuyện.
Ui chao chuyện về em này cũng tuyệt lắm. Bữa nào rảnh kể tiếp. Gấu gọi em là Dì Tám, bởi vì mê cháu của bà, là cái cô Mai, trong 


Những ngày ở Sài Gòn

 
Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền.
Mai, Mai… để anh kể cho em nghe về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù…
Mai thôi làm việc. Khi chúng tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên nàng nói: "Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp chữa trị cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall:
Như vậy là chiến tranh đã chấm dứt đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
*
Năm nhà văn nữ, mỗi bà có một, hoặc hai thương hiệu. Thuỵ Vũ, “lao và lửa”, Trùng Dương, ‘mưa không ướt đất’, ‘em lên anh nhé’, Tuý Hồng, ‘vết thương dậy thì’, Nguyễn Thị Hoàng, ‘vòng tay học trò’. Ngoài ra, còn Nhã Ca, Trần thị NGH, Lệ Hằng, Ngọc Minh, nhiều lắm.
Trong Văn Học Tổng Quan Võ Phiến giải thích hiện tượng âm tính của cõi văn Mít Miền Nam, giọng văn trước, ‘ồm ồm’, sau, ‘eo eó’, là do đàn ông đi lính hết!
Nhảm thế đấy.
Trong cuộc trò chuyện giữa Volkov và Brodsky, khi được hỏi, tại sao cả trăm năm, từ Karolina Pavlov tới Mira Lokhvitskaya, đàn bà chỉ đứng khép nép bên chiếu thơ, thế rồi, bất thình lình, cùng một lúc, chúng ta có hai tài năng khổng lồ, là Tsvetaeva và Akhmatova, đứng ngang hàng với những nhà thơ khổng lồ trên thế giới, Brodsky cho rằng, vấn đề này không  liên quan tới thời gian. Nhưng, có thể, chính là vấn đề thời gian [Then, again, maybe it has].
Vấn đề theo tôi [Brodsky], là, đàn bà rất mẫn cảm với trà đạp đạo đức, với vô đạo đức, về mặt tâm lý của như về mặt tinh thần. Và vô đạo đức thì phổ cập, tràn lan, thế kỷ khốn kiếp của chúng ta chẳng hề thiếu!
Thành thử, sự nổi lên của các nhà văn nữ Miền Nam vào thời kỳ đó, không phải là do đàn ông đi lính hết, các bà tha hồ múa may quay cuồng, mà chính là vì sự hung bạo, tàn khốc của cuộc chiến, và nói quá đi một chút, có thể các bà đã ngửi ra cái mùi dã man từ những trại cải tạo sắp tới, cũng nên!
*
Cái đoạn Gấu chôm Woolf, là ở trong bài viết Phụ nữ và Giả tưởng.
Chiều một mình xuống phố, vớ được nó, và bèn nhớ Sài Gòn đến điên lên.
Sài Gòn có Woolf, có BHD, có, có, có….

*

Fiction was, as fiction still is, the easiest thing for a woman to write. Nor is it difficult to find the reason. A novel is the least concentrated form of art. A novel can be taken up or put down more easily than a play or a poem. George Eliot left her work to nurse her father. Charlotte Bronte put down her pen to pick the eyes out of the potatoes. And living as she did in the common sitting-room, surrounded by people, a woman was trained to use her mind in observation and upon the analysis of character. She was trained to be a novelist and not to be a poet.
Virginia Woolf: Women and fiction [Phụ nữ và giả tưởng]
Từ xửa từ xưa, giả tưởng vốn là điều dễ dàng để mà viết ra đối với đờn bà. Giải thích điều này, thì cũng đâu khó! Tiểu thuyết là một thể loại nghệ thuật không đòi hỏi chú tâm cao độ. Mở nó ra, viết vài hàng, rồi đóng nó lại, tí nữa viết tiếp, chuyện đó dễ ợt, so với viết kịch hay làm thơ. George Eliot ngưng viết để săn sóc cha già. Charlotte Bronte buông cây viết để lấy mắt khóm, mắt khoai tây. Tôi nhìn tôi trên vách là tôi quá chán theo dõi đám bà con họ hàng con cái xúm xít nơi phòng khách, nơi bà ăn: Đàn bà được huấn luyện ở trong một môi trường như vậy để quan sát, và nghiên cứu và sử dụng chúng vào việc tạo ra nhân vật. Họ được huấn luyện để trở thành tiểu thuyết gia, không phải thi sĩ.
Đoạn này, viết trên Da Mầu, không dám post trên Tin Văn, vì sợ hai bà ngoại của Tin Văn bực mình!
Bây giờ mới dám bệ về!

@ Lam Truong Phong:
Nhận xét của TPG: Gái Huế chỉ nên là người tình chứ đừng nên bê về làm vợ.
Ông bị tấn công tơi bời về vụ này, nhưng việc NPBS bênh vợ, liên quan tới cuốn Vòng tay học trò, quá nổi đình nổi đám khi vừa mới ra lò, và bị giới mô phạm đạo đức nặng nề chỉ trích, trong có cả Hiếu Chân.
V/v TPG bị cho thôi việc, là hoàn toàn do lỗi ở TPG. Như ĐT có lần viết, trên Da Mầu, tuy TPG nhũn nhặn tự coi chỉ là một ‘salarié’ [một người làm công, tháng tháng lãnh lương], nhưng ông NDV đâu có biết gì về văn chương, và sự kiện tờ báo thành công, nên TPG coi mình là đại công thần, đòi hỏi hơi bị quá, hẳn thế, nên ông NDV, tuy rất cần TPG mà đành phải bye bye.
Chuyện bài của NQT bị NXH cắt, là cũng đúng thôi. NXH tránh đụng chạm, ảnh hưởng tới tờ Văn.
@ PN: Cái bìa không có tên NQT, có thể, vì ông bạn quí cũng không muốn show up thằng bạn của ông, hoặc là bài viết nói trên, đăng trong một số Văn khác.
Bài viết về TTT, tôi đã có, nhờ nhà thơ THT post trên net.
Tôi không hề giữ một bài viết nào có tính điểm sách, phê bình trước 1975.
Phong kiếm qui ẩn mà. Nhờ THT có bài về TTT. Nhờ Talawas, có bài về Nguyễn Du.
Tuy sự thực, nhờ đó là một số báo về TTT, về ND mà Gấu được ăn ké!
Tks again, anyway.
NQT

*&


Jamais Virginia Woolf n'est une mais toujours morcelée: à la fois nostalgique, déprimée, inquiète, vitale, ironique, féroce, mondaine, engagée, solitaire, concentrée, déconcentrée. Elle ne peut vivre qu'instant par instant.
UNE IDENTITÉ MORCELÉE
par Diane de Margerie
“Je persiste à croire que l'aptitude à recevoir des chocs est ce qui fait de moi un écrivain.”
Virginia Woolf, Instants de vie
Les chocs subis par Virginia Woolf: la tyrannie de son père puritain, Leslie Stephen; les caresses incestueuses, proches du viol, de ses demi - frères Duckworth, nés du premier mariage de sa mère; la mort du jeune frère Thoby, chaste et aimé, atteint de typhoïde, puis celle, à la guerre, de son neveu Julian; la mort de sa mère - commment ne pas voir à quel point tous ces événements sont à la source de ses crises de dépression suicidaire qui n'ont cessé de la fragmenter? Contrairement à ce grignotage de l'identité, par le malheur et le temps, subsiste une intense nostalgie d'unité impossible à rassasier (sauf dans la mort). Le regard des autres influe sur le regard jeté sur soiimême -les personnages de Virginia Woolf demeurent ainsi bien souvent insaisissables, comme, pour elle-même, sa propre identité. « Suis-je du côté de la vie ou de la mort, de l'homme ou de la femme, de la tendresse ou de la férocité? », ne cesse-t-elle de se demander.

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates