Tiễn bạn NXH



 Tiễn bạn



Hoàng Nga


Lúc cuốn sách đầu tiên của tôi được phát hành (thập niên chín mươi), là lúc báo chí sách vở bằng mực in còn được chuộng ghê gớm lắm. Ở hải ngoại, nhiều tờ tạp chí có uy tín vẫn còn sống được. Tôi viết cho Làng Văn, Canada. Mỗi tháng một bài như người ta viết feuilleton. Tôi viết đều tay, viết nhiều, nhiều đến nỗi bài ứ đọng ở toà soạn. Nhưng tôi không hề gửi đi cho báo khác. Bởi tôi nghĩ viết cho vui, thấy được đăng ở một tờ, là vui rồi!

Thuở ấy anh Ngô Nguyên Dũng thấy vậy, mới bảo tôi gửi bài cho Văn Học. Tôi lắc đầu nguầy nguậy, đáp tôi sợ. Anh Dũng hỏi sợ gì. Tôi nói sợ… chủ nhiệm, sợ chủ bút; nói thêm, cộng tác viên của Văn Học ngời sáng quá, cổ thụ quá, tôi sợ không ai đọc mình. Anh Dũng khuyến khích, cứ gửi thử đi.

Tôi ngần ngừ rất lâu, cuối cùng mới nói thật rằng tôi thấy thư ký tòa soạn của Văn Học… dễ sợ quá. Anh Dũng hỏi dễ sợ là sao. Tôi trả lời, cách viết của tôi khác với ông hoàn toàn, chắc ông không chịu đăng bài của tôi.

Anh Ngô Nguyên Dũng hỏi lại:

- Là anh Nguyễn Xuân Hoàng ấy hả?

Tôi ờ, ông ấy.

Nhưng chuyện văn chương chữ nghĩa, đôi lúc có thể nói rằng, cái cảm nhận không ở chữ, không ở nghĩa, cũng không ở văn chương, mà có lẽ ở cái duyên. Tôi thân với anh Ngô Nguyên Dũng, “sợ” thư ký tòa soạn của Văn Học, nhưng cũng “sợ” Ngô công tử phiền, nên tôi bấm bụng gửi “đại” một bài cho Văn Học. Mấy tuần sau tôi nhận được thư trả lời -không phải của thư ký toà soạn mà của chủ bút. Khen tôi viết hay. Thế là tôi vui quá, gửi thêm nhiều bài. Và nhiều người đọc truyện tôi bảo có duyên. Anh Nguyễn Mộng Giác thỉnh thoảng gửi thư và nói chuyện qua điện thoại, “khuyến khích mầm non văn nghệ”.

Bình thường tôi nói chuyện với chị Diệu Chi, vợ anh Giác nhiều hơn. Đi làm về đến nhà tầm cỡ nửa khuya, lúc anh Nguyễn Mộng Giác đi làm chưa về, từ Đức tôi gọi qua, tán dóc đủ thứ chuyện trên đời với chị Chi. Từ chuyện phim ảnh, tài tử xi nê, ca sĩ đến chuyện chợ búa, nấu ăn. Lâu lâu, chị Chi nhắc đến văn chương sách vở, những tác giả chị thích.

Có lần chị Chi bảo, “Vy nó cũng thích văn của Hoàng Nga. Mỗi lần có bài mới, chị với Vy đọc xong, gọi điện thoại bàn tán về bài viết của Nga. Tụi chị vui lắm.”.

Văn chương của tôi, có lẽ hợp với các bà. Tôi viết văn mua vui vài trống canh, được lòng chị Diệu Chi, phu nhân chủ bút và chị Trương Gia Vy, phu nhân thư ký, tôi thích lắm. Tuy vậy tôi hoàn toàn không nghĩ có lúc anh Giác phone cho tôi hỏi, “Hoàng nó rời Văn Học ra chống đỡ cho tờ Văn của Mai Thảo, có nói với anh là bài của Hoàng Nga còn nhiều trong kho, nhờ hỏi giùm Nga có cho Văn một bài được không?”.

Tôi bật cười. Cười một cách sảng khoái. Anh Giác hỏi tôi cười gì. Tôi nói dạ không có gì. Nhưng thật ra tôi vừa cười vừa kêu thầm trong bụng. Thì ra người mà tôi “sợ”, người “cản trở” tôi gửi bài cho Văn Học, lại có đọc tôi! Tôi hỏi anh Giác, sao anh Hoàng không gọi cho em. Anh Giác đáp, Hoàng nó bảo chưa liên lạc với Hoàng Nga bao giờ, không biết Nga “ra sao” nên mới nhờ anh.

Tôi lại phì cười. Tự đùa. À, thì ra “ông anh” cũng… sợ mình. Thì ra anh đâu có… ghê gớm như tôi tưởng. Tôi vui vẻ nói với anh Giác cứ chia “gia tài” ra cho Văn một nửa, tôi sẽ gửi thêm cho cả Văn lẫn Văn Học.

Vậy đó là tôi giao tình với anh chị Nguyễn Xuân Hoàng. Viết lách. Thư đi thư lại nhiều lần. Rồi thân thiết dầu tôi ở xa anh chị hơn nửa quả địa cầu. Năm 2003 qua San José, tôi mới được gặp anh chị. Lúc đó anh chị đang đi ăn Sinh Nhật của ai đó, tôi theo anh Phùng Nguyễn, Lê Thị Thấm Vân…, đến nhà Nguyễn Hữu Liêm ăn tối. Chập choạng, lúc chúng tôi đã hơn nửa bữa, thì anh Hoàng và chị Vy ghé lại. Chị Vy bảo tôi “anh Hoàng ‘cưng’ Hoàng Nga lắm mới bỏ bữa tiệc Sinh Nhật bạn về gặp Hoàng Nga”.

Được “cưng”, hôm sau tôi còn được anh chị mời đi ăn tối. Tôi cảm động vô cùng. Tôi kể cho chị Vy nghe chuyện chị tôi đọc “Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu”, bảo nếu được làm nhân vật Vy ấy, chỉ một lần trong đời thôi, là chết cũng đủ. Chị Vy cười thật tươi. Tôi quay sang anh Hoàng, hỏi anh vẫn còn lãng mạn như thuở ấy không. Anh đáp vẫn.

Tôi giã từ Hoa kỳ, viết lách cho tờ Văn thêm vài năm, rồi cuối cùng, chung số phận với những tờ báo “dưới đất” khác, qua đời. Tôi viết cho Việt Mercury do anh làm, nhưng chỉ được đôi ba số thì thôi hẳn. Lý do tờ Việt Mercury ở xa, lại là báo ngày, còn công việc làm ăn của tôi lúc ấy đầu tắt mặt tối, cộng thêm nỗi tôi không thích đọc báo trên net, nên bài viết xong, tôi cứ để lỳ trong máy.

Dần dà về sau, thêm tật lười, tôi không còn liên lạc với anh em văn nghệ sĩ. Thỉnh thoảng nếu có, thì chỉ thư từ với vài người, vài vị lớn tuổi như nhà văn Võ Phiến, nhà văn Thảo Trường… Hai ông anh lớn, Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Xuân Hoàng, thì năm khi mười họa… Lâu lâu nhận được cái tin nhắn, dạo này Hoàng Nga có viết gì không, tôi lật đật trả lời, dạ không.

Bẵng đi thời gian, khi nhà văn Huỳnh Phan Anh qua Pháp, thình lình tôi được cái email của “ông anh” rủ rê họp mặt. “Ông anh” bảo sẽ qua Đức. Tôi vội vã gọi cho Lê Minh Hà, Đỗ Quang Nghĩa và Ngô Nguyên Dũng, hẹn hò một ngày đẹp trời tại Frankfurt, cái ngã tư đường của Paris, Limburg, Dortmund và Munich. Lê Minh Hà đùa bảo dẫu không biết uống, cũng sẽ cùng “nhậu” với “ông anh” vài ly bia. Ai cũng đòi sẽ giới thiệu với “ông anh” bia ngon nhất của vùng mình ở.

Phone đi phone lại, gọi tới gọi lui, nhưng cuối cùng thời gian đi của “ông anh” ngắn quá, không thể bay qua Đức được. “Ông anh” thư cho tôi, bảo cho tôi nợ. Một chầu, hai chầu… Tôi dạ ngon lành, vì nghĩ gì chứ trả nợ “ông anh” thì có khó khăn gì. Năm nào mà tôi lại chả qua Mỹ.

Năm nào mà tôi lại không có dự định ghé California! Nam, Bắc Cali thì có gì mà không tới…

Nhưng nghĩ vậy, hoá ra cái nợ cũ với anh, tôi lại không hề có dịp trả. Kể cả giờ này định cư hẳn ở đất nước này rồi, đi xuyên nhiều tiểu bang rồi, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn chưa trở lại vùng đất hoa vàng, nơi anh chị sinh sống lần nữa.

*

Lúc còn ở Đức, có lần tôi bỗng nhận một cái email của anh. Tưởng anh nhắc gửi bài, chưa gì tôi đã nghĩ đến chuyện… nói dối, không ngờ anh bảo, “anh đang xuống tinh thần lắm Nga à, chỉ còn muốn tự tử chết thôi em ạ”. Và rồi anh bắt tôi hứa đừng kể cho ai nghe, anh than anh buồn và đơn độc.

Đọc xong cái thư, tôi bàng hoàng. Đọc xong cái thư, tôi như trên đống lửa. Tôi buông cái laptop xuống giường, gập người cầu nguyện cho anh. Thật lòng tôi không biết mình nên làm gì nữa. Anh bảo hứa, tôi nghĩ bụng tôi sẽ giữ lời hứa, nhưng tôi đứng ngồi không yên. Tôi không biết làm sao mà tìm ra được một lời an ủi anh, cũng không dám hỏi anh tại sao anh xuống tinh thần. Tôi loay hoay, sợ hãi, và chỉ nghĩ đến những điều rất bi quan…

Cuối cùng chịu không nổi nữa, tôi quyết định gọi cho anh Nguyễn Mộng Giác. Vòng vo tam quốc hỏi thăm sức khỏe chị Vy, nghe nói chị vẫn phải đi bác sĩ đều đều, tôi thừ người. Tôi nghĩ ngợi lung tung đến những điều khiến anh Hoàng phải nói đến ý định quyên sinh. Và điều nào cũng làm tôi lắng lo. Mãi sau cùng tôi mới nhỏ giọng hỏi “anh Hoàng khỏe không anh?”. Anh Giác đáp khỏe. Tôi lại vòng vo, “tinh thần anh ấy thế nào?”.

Bất thình lình tôi nghe anh Giác bật cười. Tiếng cười dòn dã rất hiếm hoi của anh Giác làm tôi ngẩn người. Tôi im rất lâu. Anh Giác hỏi lại, giọng trêu chọc, “Nga nghe nó than buồn, than xuống tinh thần phải không?”. Tôi lại im. Nghĩ bụng không lẽ anh Giác là người không nhạy cảm. Và thú thật là tôi đã khá bất bình khi nghe anh lại cười “Vy bịnh, nhưng không nhõng nhẽo như Hoàng đâu Nga ơi”.

Ngày hôm sau, tôi thu hết can đảm, nhủ thầm không thể để trong lòng được nữa, và dẫu “ông anh” có giận cũng đành, tôi phone cho Lê Minh Hà. Rù rì rủ rỉ kể cho Hà nghe chuyện đã nhận được thư như thế nào, lo lắng như thế nào.

Nhưng cũng thật bất ngờ, không như tôi tưởng, không nghe tiếng Hà kêu lên “giời ơi, sao thế” như nhiều lần trước đây, mà ngược lại, một tràng cười khanh khách phía bên kia đầu giây đã khiến tôi giật bắn người. Và Hà bắt đầu “giời ơi”, kể, “em cũng một phen mất vía như chị rồi nhé. Anh ấy cũng bảo như thế với em đấy…”. Tôi chau mày ngẩn ngơ. Hà nói, “Nhưng chị đừng có lo, ông anh của mình nhõng nhẽo lắm cơ”…

Nhõng nhẽo lắm cơ! Giọng của Hà trong vắt, dẫu vừa cười vừa nói nhưng nghe rất chắc nịch. Khẳng định.

Tôi bậm môi. Thì ra “ai cũng hiểu chỉ có một người không hiểu”! Thì ra ai cũng biết, chỉ mình tôi không biết “ông anh” của mình nhõng nhẽo!

Tôi dỗi, hú hồn. Hả bảo, vâng, hú hồn!

*

Vài năm sau tôi trở về lại miền nam bán cầu, càng ngày càng lười biếng hơn trong việc liên lạc, thư từ và cả điện thoại với bạn bè. Nhiều người còn tưởng tôi đã… mất tích. Thỉnh thoảng, tôi lên internet, đọc vài bài viết của bè bạn văn chương cũ để xem bạn đang làm gì mà thôi. Và lâu lâu, năm khi mười họa, tôi nhảy vào blog của anh mươi phút, nửa tiếng. Lần nào thấy tóc anh bạc trắng, cũng định bụng sẽ gọi trêu anh, nhưng rồi cuối cùng lại thôi.

Năm trước, đọc bài anh viết tiễn đưa anh Nguyễn Mộng Giác, lòng tôi rười rượi buồn. Tôi nhớ lại thời kỳ văn nghệ hải ngoại nở hoa, nhớ mình được các ông anh thân ái cho làm một đóa be bé trong khu vườn chữ nghĩa, được các anh thương mến thật sự như một cô em nhỏ, được thấy cái giao tình chỉ có trong văn nghệ, tôi tự trách mình, nhạt nhẽo, kỳ cục…

Và tôi nhủ lòng, sẽ dành thì giờ cho người thân nhiều hơn…

Nhưng phải nói là tôi kỳ quặc. Lạnh lẽo. Ghét không khí tiễn đưa. Không thích tiếp khách. Không ưa thăm hỏi. Đi đâu, xa cách mấy, tôi cũng thường tự đi một mình. Bạn bè ngoài đời lẫn bạn bè văn chương đau ốm, tôi không đi thăm thì chớ, cũng không cả gọi điện thoại.

Chắc ít ai biết tôi sợ nghe tin không vui. Có lẽ ít ai biết tôi sợ mình hụt hơi!

Tôi hoàn toàn chẳng bao giờ muốn nghĩ “ông anh” của tôi đã ốm nặng. Chẳng bao giờ muốn nhìn thấy tóc anh trở màu.

Tân trong thâm tâm tôi, tôi vẫn muốn nghĩ anh phông độ, vẫn muốn thấy dáng dấp chở che người vợ yêu dấu của anh không hề thay đổi, và vẫn chỉ muốn thấy anh thật khỏe mạnh như ngày gặp gỡ vợ chồng anh.

Hơn nữa, tôi vẫn muốn trả nợ anh chầu cà phê. Chầu bia.

*

Hôm thứ bảy anh Hoàng Lộc nhắn tôi, bảo rằng anh đã đi xa. “Người đi trên mây” đã đi xa. Tôi sững người. Tôi không tin mắt mình vừa đọc thấy tin anh đã đi xa.

Anh mà đi xa sao?

Không. Tôi nói với tôi. Anh làm sao mà đi xa được.

Anh làm sao mà đi xa…

Tôi bàng hoàng. Anh thể nào mà đi xa.

Anh thật chỉ nhõng nhẽo. Chỉ nhõng nhẽo vậy thôi.

Bởi vì tôi vẫn muốn gặp lại cả hai anh chị và vẫn còn nợ anh cơ mà.

Có phải như vậy không, anh Hoàng?

HOÀNG NGA


Trúc Chi  

Tôi nắm lấy bàn tay Hoàng. Tôi không nắm chặt lắm sợ niềm vui gặp lại bạn có thể khiến bàn tay của Hoàng bị đau vì Hoàng yếu. Mà rồi tôi đã được một chút ngạc nhiên vui. Hoàng xiết chặt tay tôi với cái sức của một người mạnh khỏe. Chúng tôi cầm tay nhau khá lâu. Im lặng nhìn nhau cũng khá lâu.

So với lần trước đó mà chúng tôi gặp nhau, khoảng cuối năm 2012 khi Hoàng từ San Jose về Westminster để dự buổi họp mặt các bạn viết lách, nhân dịp giới thiệu tập tưởng niệm một người bạn văn đã ra đi trước đó không lâu, Nguyễn Mộng Giác, so với lần ấy, Hoàng có ốm đi nhiều, tóc bạc cũng nhiều hơn. Ngày xanh như ngựa, đầu xanh bạc… Thời gian đã đành mà lại còn thêm bệnh hoạn nữa!

Vậy nhưng mà thần sắc không suy, dù mệt vì ảnh hưởng của thuốc giảm đau. Ánh mắt hiền lành vẫn sáng trong căn phòng hơi tối vì màn cửa sổ đã được kéo xuống một nửa giữa một ngày trời nắng chang chang không một vẩn mây.

Trước đó chừng nửa tiếng, Vy – vợ Hoàng – nói với vợ tôi qua điện thoại: “Anh chị tới lẹ lên, anh Hoàng em đang tỉnh.” Là vì bệnh bấy giờ đã đến mức trầm trọng thuốc giảm đau thuộc loại mạnh cứ cách hai tiếng lại phải cho một liều, nên người bệnh cứ chập chờn nửa thức nửa ngủ.

Tôi định hỏi một câu thừa: “Trong người thấy ra sao?” Nhưng chưa kịp thì Hoàng đã mở to đôi mắt, giọng bình thản:

- Chấp nhận.

Vậy là bạn tôi còn tỉnh lắm và còn tinh lắm. Chưa kịp hỏi mà Hoàng đã đoán được. Hoàng và tôi đã từng bù khú với nhau về nhiều sự việc, vấn đề nhưng tôi nhớ chưa bao giờ chúng tôi đả động đến tôn giáo hoặc chuyện tâm linh. Thôi thì… sống gửi thác về, bốn tiếng này xưa nay vẫn bàng bạc trong tâm tư người Việt, vốn không thích lý luận dông dài về chuyện siêu hình, sống chết. Cái nhìn của Hoàng, giọng nói của Hoàng cho tôi biết Hoàng bình tĩnh lên đường đi đến nơi Hoàng chọn lựa. Vậy là quí rồi. Quí cho Hoàng đã đành. Quí cho gia đình Hoàng, cho bạn bè của Hoàng nữa.

Sực nhớ một câu nói của Hoàng hôm gặp nhau ở Westminster:

- Tôi cho hết 28 thùng sách rồi.

Tôi nghĩ thầm rằng một người duyên nợ trùng trùng với sách vở, sống với và sống vì nghiệp viết lách, nay phải lìa cái đám tình nhân ấy, dễ gì! Quả có can đảm thiệt. Khoảng một tháng sau đó, được tin Hoàng lâm trọng bệnh. Bên giường bệnh của bạn, sực nhớ câu nói của bạn, tôi tự hỏi: “Phải chăng linh tính xui anh xả hết trước khi lên đường?”

Tôi giỡn:

- Đã… tống khứ hết sách chưa?

Hoàng mỉm cười:

- Chưa. Còn quyển này.

Hoàng kéo ra từ dưới gối một quyển sách nhỏ, chìa cho tôi. Đó là tập thơ Paroles của Jacques Prevert. Thế hệ trẻ bên Pháp sau thế chiến II kể như ai cũng biết bài Barbara trong tập này. Chính Jacques Prevert là người viết lời ca của bản Les Feuilles Mortes ( Xác Lá ) lừng danh khắp thế giới. Và tôi cũng không ngạc nhiên khi thấy Hoàng vẫn giữ tập Les Paroles làm sách gối đầu vào những ngày mà Hoàng biết là những ngày cuối đời mình. Hoàng am hiểu và thấm nhuần văn hóa Pháp. Chắc chắn những vần thơ đầy tình cảm, nhân bản một cách thiết tha này đã đến với Hoàng (hay là Hoàng đến với nó ) từ thời trung học ở Petrus Ký. Lấy dăm vần thơ mình hằng yêu thích làm chút hành trang trên đường qua… chốn ấy. Kể cũng đẹp thật.

Chợt thấy mấy quyển Bụi Và Rác mới tái bản để trên chiếc bàn con kê cạnh giường, tôi cầm lấy một quyển, mở trang đầu:

- Ký vào đây!

Hoàng nhanh nhẹn cầm lấy quyển sách. Vy lấy cây bút “bic” đâu đó trao cho Hoàng, mặt tươi hẳn khi thấy chồng cũng tươi. Tôi biết. Không một người cầm bút chuyên nghiệp nào không phấn khởi khi sắp sửa viết. Ngay cả lúc cầm bút với một tâm trạng chán nản. Sau đó, Hoàng còn ký tặng tôi một bản Đặc San Petrus Ký 2014, ấn bản đặc biệt về Hoàng. Lần đầu tiên trong đời tôi được một bạn văn ký tặng sách ngay bên bờ hai cõi, trên sân ga của chuyến tàu cuối trong một kiếp sống sửa soạn lìa chốn… bụi hồng này. Mắt tôi hơi cay. Tôi nhìn Hoàng, nhìn Vy. Chợt Hoàng lim dim đôi măt. Vy nhẹ kéo tay tôi, nói nhỏ: “Ảnh ngủ lại rồi.”

Tôi nghĩ thầm: “Thôi thì để cho Hoàng ngủ.”

Trúc Chi

9/14

Tiếc Thương Nguyễn Xuân Hoàng 
nguyễn thị hoàng bắc 
1. Mấy tháng trước, khi cơn bệnh sarcoma của anh Nguyễn Xuân Hoàng trở nặng, bạn bè kêu nhau – cũng như trước kia với anh Nguyễn Mộng Giác – Phùng Nguyễn, Trịnh Y Thư bảo, viết cái gì đi, viết vài kỷ niệm ba lăng nhăng cũng được, cho ổng đọc ổng vui khi ổng còn sống còn đọc được. Họ dùng chữ ba lăng nhăng vì có lẽ biết tôi hay viết ba lăng nhăng chăng… Toàn là các bạn thân kêu gọi, vậy mà lần nào tôi cũng không làm được. Không thể viết được gì khi thấy các anh đang vật vã, nói chuyện vui vui thì lòng mình buồn rười rượi, nói ba lăng nhăng thì thấy vô duyên, và thế là lờ đi, là im luôn.
2. Anh Hoàng, anh Giác là đàn anh “đủ chuyện” của tôi. Đàn anh vì học chung một trường trung học (Võ Tánh), một trường đại học (Sư Phạm), cùng lớn lên trong một thành phố (Nhatrang), tuy chỉ có anh Nguyễn Xuân Hoàng là dân bản xứ, anh Nguyễn Mộng Giác gốc Qui Nhơn vào Nhatrang trọ học, và tôi là dân tứ xứ, ba mẹ từ Quảng Bình vào Saigon làm công chức rồi các chị em chúng tôi đều sinh ra ở Saigon, rồi trôi dạt về Nhatrang, và đi học, và lớn lên ở đó, và tất nhiên, tuổi thanh xuân của tôi có anh Giác, anh Hoàng. Lớp hậu sinh lúc đó nể anh Giác vì anh nổi tiếng học giỏi, nhưng nể anh Hoàng vì anh đẹp trai và sát gái từ hồi anh học trung học. Tôi nghe qua nghe lại các cô gái đẹp Nhatrang đều xì xào thì thầm kể chuyện về anh Hoàng. Chứ không chỉ sau này khi anh vào Saigon dạy học, viết văn rồi mới nổi tiếng Don Juan một thời. Anh cao lớn trắng trẻo như tây, có lần tôi hỏi, anh nói hình như ông ngoại anh đi Pháp và cưới một bà vợ đầm thì phải… Mùa hè, dân Nhatrang tràn ra tắm biển, tôi vẫn e dè từ xa nhìn anh cỡi trần, có vài hôm lại choàng cái khăn lông màu mè hiên ngang đi rễu dọc bờ biển, cho tim các hoa khôi Nhatrang tha hổ đập thình thịch…
Anh kể: “Có lần ở biển Nhatrang, anh hẹn với BM rồi nhớ nhớ quên quên thế nào lại hẹn với O., O. là một cô đầm lai, học trường tây, và tất nhiên như BM là vào hàng hoa khôi, hoa hậu. Tất nhiên là hai nàng đụng độ vân vân… Nhưng chuyện tình tai tiếng nhất của anh lúc đó là với một cô hoa khôi họ hàng với tôi, tôi gọi bằng dì, lâu lâu sau này đi Cali gặp anh tôi cũng réo đùa anh là “dượng Hoàng, dượng Hoàng chở tụi cháu đi ăn phở đi!” Anh gạt phắt “Ăn thì ăn, tui không muốn làm dượng ghẻ của ai đâu!” Tôi nói chuyện tình tai tiếng vì thuở ấy, dì tôi học lớp 7, anh lớp 10, dì tôi gặp anh và về bỏ bồ để theo anh. Bồ của dì cũng học đệ tam nhưng thề um sùm lên cho cả thành phố biết là “mai này đi lính lấy súng về bắn nát óc thằng Hoàng.”
Tôi vẫn tiếp tục giúp anh đưa thư tình cho dì, và có lần thắc mắc quá, chịu không nỗi, tôi bôi nước miếng lên bức thư dán kín của anh để lén mở coi thư tình là cái quái gì mà coi bộ thiên hạ say sưa ngây ngất thế. Thất vọng và tuyệt vọng. Chỉ là một tấm thời khoá biểu, anh kẻ ra các ô rất rành mạch, chỉ ra giờ nào anh bận đi học, học bài làm bài ở nhà, và giờ nào trống thì dì tôi có thể ghé thăm anh được. Sau này nghĩ lại, tôi thấy anh này còn nhỏ mà uy ghê, hẹn với gái mà sao ngon lành vậy, cho đến giờ nào thì đến bảo đi giờ nào thì đi. Nghe nói các mối tình vũ nữ sau này của anh cũng vậy. Thì ra Don Juan đã xuất hiện từ lúc não lúc nao rồi, tài không đợi tuổi.
Nhưng mà anh rất hiền. Kêu anh là dượng Hoàng, là Don Juan, là ông tây lai Odette, là Kẻ tà đạo*, là Bụi và Rác (có lần đột nhiên anh gọi và chắc đang buồn chuyện gì đó nên thở ra nói: đời anh giống như cái thùng rác?!)… và sau này bắt chước Mai Thảo thì khện thêm hai chữ hết thời sau cái tên hiệu Don Juan của anh, DJ hết thời nghe cũng thê thảm lắm, coi bộ anh cũng hơi bất mãn tí xíu, nhưng rồi cũng cười hà hà. Anh Nguyễn Mộng Giác cũng hiền, cũng hay cười cười nhưng cái cười tư lự làm lũ đàn em không dám chọc ghẹo nhăn nhở như đối với anh Hoàng.
3. Cả hai anh, tôi đều có kỷ niệm đi chấm thi chung một trung tâm lúc đó ở Saigon. Anh Nguyễn Mộng Giác và tôi đều cùng làm giám khảo chấm Việt Văn các kỳ thi Tú tài (tốt nghiệp cấp 3) thời đó, nhiều lần anh Giác là trưởng ban Văn của chúng tôi, anh lập barême thang điểm, đề nghị dàn bài đáp án của đề thi, thường được nhiều đồng nghiệp nể nang. Và làm việc với anh là làm đâu ra đấy, không trốn đi chơi, không tán chuyện rôm rả trong khi làm việc, dù lúc đó, đi chấm thi là một dịp gặp lại bạn cũ cùng trường, cùng lớp, và các quý giáo sư còn trẻ còn độc thân thì tụ họp bù khú là chuyện bình thường. Chấm thì chấm nhưng vẫn liếc đồng hồ để đi ra tụ tập bạn bè ăn nhậu, bọn con gái thì thích ăn, đám con trai thì thích nhậu, nhưng cũng thích đi chung cả đám tán chuyện mới vui. Anh Giác thì nghiêm nghị, anh không nhập bọn với bọn tào lao chúng tôi, nhưng giám khảo Hoàng thì còn siêu hơn chúng tôi mấy bậc. Có một lần chấm thi ở trung tâm Trưng Vương Saigon, anh Hoàng chấm luận văn Triết ở phòng bên cạnh ban Văn, tôi có cô em chấm ở đó, giờ giải lao hẹn chạy qua đó kêu nó đi uống nước, và nhân tiện kéo anh Hoàng đi.
Cô em tôi lắc đầu: “Ổng này tà đạo* lắm, đâu có chấm cháp gì đâu, ổng vô quơ quơ vài ba bài gì đó, nộp cho trưởng ban rồi ra lấy xe đi mất tiêu. À, nhưng mà hôm nào ổng ở lâu hơn một chút thì ổng không quên mua ô mai vô phát không cho tụi con gái (mấy cô giáo).” Suốt cả hơn tuần lễ chấm thi, tôi can-me hoài mà không hề gặp được chàng. (Về cái chữ chàng nàng này, Nguyễn Xuân Hoàng sử dụng nhiều lắm trong các truyện của anh, về sau chắc chán, có lần khi tôi hỏi anh có bùa chú văn chương gì trao cho đàn em không, anh ngẫm nghĩ rồi nói, nè thử cố viết đừng có một chữ chàng nàng nào được không?).
Sau này ở Mỹ, có lần tôi dự một buổi Ra Mắt Sách giới thiệu một quyển sách mới in của anh, theo lệ thường những buổi như vậy, tác giả trước sau cũng phải xuất hiện và “nói vài lời” với khán thính giả đang chờ đợi. Cả buổi, tôi thấy anh cứ ngồi ì ở dưới hàng ghế gần cuối, nét mặt tươi cười chứ không phải kênh kiệu điệu bộ gì, chăm chú vừa phải theo dõi, nhưng… cứ như Nguyễn Xuân Hoàng mà các diễn giả đang nhắc nhở trên sân khấu không phải là anh, là một ai đó khác, l’etranger của Albert Camus, hay một kẻ vô tích sự*, hay chính là người đi trên mây* của Nguyễn Xuân Hoàng?
4.. Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng cũng là một nhân vật tai tiếng/nổi tiếng của Nhatrang. Mối tình thiếu nữ của chị với một ông thầy dạy văn chương Pháp của chị và chúng tôi, lúc chỉ là học sinh lớp 10, chị đã nổi tiếng làm thơ hay, bọn nữ sinh chúng tôi chuyền tay nhau chép, và hít hà ngâm ngợi bài “Chi lạ rứa chiều nay tôi muốn khóc” của chị: ” Chi lạ rứa người làm tôi ái ngại, Ngó chi tôi loài cỏ dại hoa hèn, Nhìn chi tôi hình bươm bướm trong đêm, Cho thêm tủi bên ni bờ cô tịch…” Sau khi scandale chị với thầy nổ ra, tình cờ tôi đọc ở tạp chí Bông Lúa một bài thơ trả lời hay châm chích gì đó chị Nguyễn Thị Hoàng bằng cách nhại giọng Huế của chị, và cũng của thầy CGN: “Có chi mô mà phải hỏi chi lạ rứa, Và mần chi lạ rứa có chi mô, Lòng ai kia có phải nước sông hồ, Tôi muốn hỏi vì răng bên nớ khóc…” Không biết sao, lúc tôi học Saigon, bạn bè kháo nhau, tác giả bài thơ là Nguyễn Xuân Hoàng đó. Thưở đó, anh Dương Nghiễm Mậu cũng có thời học ở Nhatrang và là học trò cưng của thầy Thạch Trung Giả, anh Mậu cũng viết một truyện phang scandale này dữ dội… Tôi có hỏi anh Hoàng lúc gặp lại ở Mỹ, anh cười không xác nhận mà cũng không chối mình là tác giả. Hình như bài đó anh không ký là Hoang Vu, bút hiệu của Nguyễn Xuân Hoàng khi làm thơ.
5. Có một kỷ niệm nho nhỏ với anh Nguyễn Xuân Hoàng. Lúc tôi vượt biển tới đảo Hongkong 1985, ăn ở không thì mới tập tễnh viết truyện đăng ở các báo Văn Học (Mỹ) và Làng Văn (Canada). Anh Hoàng lúc đó đang ở Virginia làm báo Hoa Thịnh Đốn Việt Báo của Giang Hữu Tuyên, tôi ký tên thật thì anh Giác biết ngay, bạn học tôi là Võ Kỳ Điền ở Canada, Quán Như ở Úc đều biết ngay, nhưng đối với anh Hoàng tôi là tiểu tốt, lại không phải là hoa khôi hoa hậu gì nên anh chẳng thể nhớ tên. Mặc dù đã mấy lần đưa thư tình hộ cho anh, phải nói rõ hơn là chuyền chứ không nhận trực tiếp từ anh, một nhỏ bạn tên NT ở gần nhà anh nhận thư trao cho tôi và tôi đưa lại cho bà dì… Chưa kể tôi có hai chị em bạn học Tưởng và Nghĩ là em họ của anh, có mấy lần tôi đạp xe gần chục cây số tới nhà ở quê Thanh Minh của nó chơi, sau lưng vườn nhà nó là căn nhà ngói đỏ * nhà ở quê của ba má anh Hoàng. Tụi tôi chỉ chỏ: ồ ồ nhà ổng có cây mít to ghê, để tao về mét lại với bà dì tao… Sau này gặp Giang Hữu Tuyên ở Virginia, lúc đó anh Hoàng và gia đình đã dọn đi California, tôi tìm gặp Tuyên và cám ơn Tuyên vì chuyện khi tôi ở đảo, Tuyên lấy một truyện của tôi đăng ở Làng Văn đăng lại ở HTĐ Việt Báo (truyện Mùa Đông Qua Mau) và gởi về địa chỉ trại tị nạn ở Philippines, lúc đó tôi đã chuyển trại sang Philippines để chờ đi định cư ở Mỹ, Tuyên gởi thư kèm nhuận bút 50 đô la đến tôi. Đó là số tiền nhuận bút đầu tiên (và lớn quá lúc đó!) của tôi ở nước ngoài. Và Tuyên kể, anh Nguyễn Xuân Hoàng nói, cô NTHB này sẽ còn đi xa lắm đấy! Và cũng có nghĩa là tên tôi hoàn toàn xa lạ với anh. Sau này có dịp tôi nhắc, anh nhanh nhẹn, nhẹ nhàng cà rỡn một chút, “À, anh nói vậy vì tên ai mà có chữ Hoàng là phải viết văn hay thôi.”
Tôi thì nghĩ, ăn nói như thế thì nổi tiếng sát gái là phải. Cho nên anh có hai dòng con. Chị Trương Gia Vy sau này khi chị hai tôi làm sui với em gái anh Hoàng thì tôi mới được dịp gặp. Chị trước tôi có gặp một lần ở Saigon vì chị cũng là dân Đại Học Sư Phạm, cũng là cô giáo cấp 3. Mấy năm trước đây, chị đã mất ở Paris.
6. Nhưng bây giờ thì hầu như mọi chuyện đã hết rồi, tất cả đã đi đâu hết rồi. Kể từ Mai Thảo, Nguyên Sa, Võ Đình, Thanh Tâm Tuyền, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng… các anh chị ôm giữ và đem theo và nối tiếp một trời tuổi trẻ Saigon thưở ấy cho chúng tôi, và bây giờ tôi ngớ lên, và không biết các anh lần lượt đã xoá nhoà biến đi đâu tất cả. Cả các bạn làm báo Lê Đình Điểu, Đỗ Ngọc Yến, Giang Hữu Tuyên, Lê Thiệp, Ngô Vương Toại, Vũ Ánh, và Quỳnh Giao cũng đi tuốt luôn.
Không gian bỗng nhiên vắng lặng mà không êm ả một cách lạ thường. Chắc nơi các anh chị ở mới là nơi êm ả. Và anh Nguyễn Xuân Hoàng đang mở cánh cửa êm ả đó để đi vào, phải không anh Hoàng?
_______

***Kẻ Tà Đạo, Bụi và Rác, Tự truyện của một Người Vô Tích Sự, Căn Nhà Ngói Đỏ, Người Đi Trên Mây là tên các tác phẩm của Nguyễn Xuân Hoàng
Virginia, 9/2014



Khi tôi sống gần biển
Khi tôi sống gần biển
Một, hoặc đôi lần
Khi không mong đợi,
Khi nghĩ đến những chuyện gì đâu đâu
Tôi ngước mắt nhìn lên
Và trong ánh mặt trời
Qua những tàng lá cây giống như những bộ tóc màu xanh
Tôi nhìn thấy biển
Nhưng không phải nước, mà là
Một cái gì khác cùng với nhau
Mà tôi không thể gọi tên
Bài thơ này, để "tặng theo" bạn và cái hang động tuổi thơ của bạn thì thật là tuyệt.
Truyện ngắn đầu tiên của Gấu, Những Con Dã Tràng, là từ biển Nha Trang. Khi đó, chưa đọc Camus, mà quái làm sao, đầy mùi Camus ở trong đó.
Quái đản thật.
Không chỉ Camus mà còn luôn cả Meursault của ông: Nhân vật chính trong truyện húng hắng ho vào buổi chiều!
Bài thơ trên, tác giả là Malena Morling, một nữ thi sĩ trẻ, sinh tại Stockholm và sống tại New York, được Robert Hass giới thiệu trong cuốn Now & Then, gồm những bài viết giống như Thơ Mỗi Ngày của Gấu, trên TV.
Robert Hass viết, do sinh ở 1 nơi, sống ở 1 nơi, nên có 1 cái gì đó trong thơ của nữ thi sĩ trẻ này, một cái gì đó thuộc về bi-zi-nét của thế kỷ 20, là vượt biên cương, vượt lãnh thổ, văn hóa.
Ông viết, nhà thơ bị tóm bắt bởi cơn đói viễn ảnh, a visionary hunger.
Bài thơ trong tập Đại Lộ Biển, Ocean Avenue, đã được giải thưởng New Issues Poetry Prize, của New Issues Press of Western University
May 23 / 1999
When I Was Living Near the Ocean
When I was living near the ocean,
once or twice, suddenly
when I did not expect it,
when I was thinking about other things,
I looked up
and in the sunlight
through the green wigs of the trees
I saw the ocean.
But it was not the water,
it was something altogether different
that I could not name.  
Ocean Avenue received the New Issues Poetry Prize from New Issues Press of Western Michigan University. 

Our late friend hated blue skies,
Bible-quoting preachers,
Politicians kissing babies,
Women who are all sweetness.
He liked drunks in church,
Nudists playing volleyball,
Stray dogs making friends
Birds singing of fair weather as they crap.
Điếu văn bên mồ
Ông bạn mới mất của chúng ta ghét trời xanh
Mấy ông Thầy Chùa trích dẫn Kinh Phật
Những chính trị gia hôn con nít
[Và, tất nhiên, ghét con nít hát, đêm qua em mơ gặp Bác H. !]
Ghét đờn bà ngọt ngào như mía lùi

Bạn tôi thích nhậu ở nơi Cửa Phật, như Lỗ Trí Thâm
Thích mấy em trần truồng chơi bóng chuyền
Chó hoang kết bạn
Chim xoa đầu thời tiết, khi chúng đang ị.


Dead Season
This landscape with its somber skies
Must have fallen in love
With a story by Edgar Allan Poe.
One of its birch trees could be his Eleonora,
And the other, further on, Ligeia.
Life is a dream within a dream,
Whisper the fallen leaves under our feet.
The old house, softly lit from within
By its copper pots and mirrors,
Seems even more abandoned this evening.
What if I were to knock on its door?
Keeping in mind, as I push it open
And enter cautiously, that for Poe
Beauty could be the cause of sudden death.
Charles Simic
The Paris Review, Spring 2010
Mùa Chết
Khung cảnh này với bầu trời xám xịt của nó,
hẳn là đang khật khừ vì tương tư,
một câu chuyện của Edgar Allan Poe.
Một trong những cây bu lô hẳn là Eleonora của ông ta
Và cái cây kia, có thể là Ligeia. 
Đời là mơ trong mơ,
Những lá khô dưới chân chúng ta thì thào.
Căn nhà cổ, sáng nhè nhẹ từ bên trong nó,
Qua mấy cây đèn đồng, và những tấm gương,
Có vẻ hoang phế hơn nhiều,
Vào một buổi chiều tối như thế này.
Chuyện gì xẩy ra nếu tôi gõ cửa?
Và luôn nhớ rõ điều này,
Khi rón rén bước vô căn nhà,
Với Poe,
Cái Đẹp có thể là nguyên nhân của cái chết bất thần.



*

I. REMINISCENCES
The creative writer perceives his world once and for all in childhood and adolescence, and his whole career is an effort to illustrate his private world in terms of the great public world we all share.
-"The Young Dickens," Collected Essays

Tác phẩm quan trọng. Nhưng con người của tác giả quan trọng hơn.
Lạ. Thường thì người ta quan niệm con người chẳng là gì trước tác phẩm của nó. Roland Barthes chẳng đã từng đề nghị làm thịt tác giả, chỉ giữ lại tác phẩm.
Đọc bài viết cũng thật lạ. Nhà thơ rất chán, cái gọi là cái chết.
Khác hẳn Gấu, và 1 số người như Gấu, trong có bạn quí NXH. NXH thường hay than về chết, về chán, về tự tử. Chính vì thế mà anh thật mê câu của Camus, suy nghĩ đời đáng sống hay không đáng sống là trả lời câu hỏi cực kỳ cơ bản của triết học. TTT, trong Bếp Lửa, qua nhân vật Tâm, cũng nói đến cái chết giữa lũ Mít trên đường phố Hà Nội, vì đảng phái thanh toán nhau. Không phải vì bị Tẩy làm thịt.
Kỷ niệm đầu đời của Greene là hình ảnh của cái chết. Gấu cũng thế. Chính cái chết làm chúng ta nhận ra đời sống.
Cuốn trên, mới mang về nhà. Đọc loáng  thoáng, thấy cũng thật thú. Greene đúng là 1 tác giả Gấu cực mê, khi về già, tuy là 1 trong những tác giả, đọc ngay khi bắt đầu tập đọc những tác giả nước ngoài, chỉ để học tiếng Tẩy.
Kỷ niệm đầu đời nhớ hoài, của Greene là hình ảnh 1 con chó chết.
Của Gấu, thì là hình ảnh ông bố của mình, bị 1 đấng học trò buộc đá bỏ xuống sông Hồng, không xa nơi ông làm hiệu trưởng trường tiểu học Việt Trì.
Khi về lại Đất Bắc, Gấu đã thực hiện được giấc mơ của mình, tới đúng chỗ ông bố bị làm thịt, thắp 1 nén hương cho ông, rồi đi.
Thảo Trường nhận ra liền, phán, thế là đủ rồi, OK rồi, khỏi về nữa.
Note: Câu của Greene, được trích dẫn trên, mở ra cuốn Portable, có thể áp dụng cho Căn Nhà Ngói Đỏ của NXH. Cái viết của NXH, thật nhất, là ở trong Căn Nhà Ngói Đỏ, như ý câu của Greene: Nhà văn sáng tạo cảm nhận ra thế giới của mình, một lần, cho tất cả, ở trong thời ấu thơ, và thuở ngây ngô ngốc nghếch của mình. "Hang Động Tuổi Thơ", Nha Trang, của NXH, có gì tương tự với Tipasa của Camus. NXH cũng đã từng có 1 bài viết Trở Về Nha Trang, như Trở Về Tipasa của Camus.
Trong những tác phẩm của NXH, khi Gấu ra hải ngoại quá trễ - hết Mùa Biển Động rồi, về lại với VC đi, như 1 trong 5 nhà văn nữ hàng đầu trước 1975 khuyên - Gấu chỉ có cuốn đó.
Và cũng chỉ đọc có cuốn đó, khi anh còn mỗi cuốn đó, gửi cho.
Gấu tính viết về cuốn Căn Nhà Ngói Đỏ, nhưng tìm hoài không thấy. Và trong khi lục lọi cái đống sách vở đang chờ để bị thiêu hủy, sau khi Gấu đi, như Gấu Cái thường hăm he, mi mà chết rồi, thì vứt thùng rác hết, đâu có ai đọc, vớ cuốn của Susan Sontag, Where the Stress Falls, trong có bài của bà về Joseph Brodsky. Bà viết thêm ra cái ý của Gấu, và của nhà thơ NDT:
The work, the example, the standards – and our grief – remain. Tác phẩm, thí dụ, những tiêu chuẩn – và nỗi đau của chúng – còn lại.
Thiếu nỗi đau, là đếch có được.
Bài cũng ngắn thôi, thư thả, TV sẽ dịch hầu quí vị độc giả TV.
Thú câu này:
Nhà là tiếng Mít. Đếch phải nước Mít.
Home was Russian. No longer Russia.
Nước Mít đếch còn nữa [tất nhiên là với GCC hay NXH]
Tuyệt!
Và thế là ông sống hầu hết đời của mình ở đâu đó: ở đây, Mẽo.
Cực tuyệt!
And so he lived most of his adult life elsewhere: here. 
Bùi Văn Phú
Tôi cũng là thày giáo, thuộc thế hệ đàn em và trưởng thành ở nước ngoài nhưng vẫn nhớ thời học sinh nên thường cùng anh chia sẻ vui buồn phấn trắng, bảng đen, về học trò tinh nghịch. Nói chuyện toán, lý hóa, vạn vật anh cũng đầy kiến thức, nhưng đam mê là với Nietzche, với Sagan, với Satre.
Note: Tên của N và của S, viết trật.
Gấu đi 1 cái còm dưới bài viết nhưng trục trặc hoài, nên đành phải post ở đây.
Cả hai đều là thầy cả, và NXH còn là thầy dậy triết, nhà văn… viết trật tên như thế, kỳ quá.
Thứ nữa, đam mê của NXH, là với Camus, đúng hơn. Nietzsche, có, do cái mùi hư vô ở trong những nhân vật của anh.
Sagan, chắc không. Nhí quá


By Clive James 
Your death, near now, is of an easy sort.
So slow a fading out brings no real pain.
Breath growing short
Is just uncomfortable. You feel the drain
Of energy, but thought and sight remain: 
Enhanced, in fact. When did you ever see
So much sweet beauty as when fine rain falls
On that small tree
And saturates your brick back garden walls,
So many Amber Rooms and mirror halls? 
Ever more lavish as the dusk descends
This glistening illuminates the air.
It never ends.
Whenever the rain comes it will be there,
Beyond my time, but now I take my share. 
My daughter’s choice, the maple tree is new.
Come autumn and its leaves will turn to flame.
What I must do
Is live to see that. That will end the game
For me, though life continues all the same:
Filling the double doors to bathe my eyes,
A final flood of colors will live on
As my mind dies,
Burned by my vision of a world that shone
So brightly at the last, and then was gone.

Phong Nhựt Bổn
Cái chết của bạn, liền bi giờ, thì cũng là chuyện dễ dàng
Một cái chết từ từ, theo kiểu nhạc TCS, nhạt nhoà trong mưa, thường không làm đau
Hơi thở ngắn đi, đúng là không được thoải mái cho lắm
Bạn cảm thấy não khô kiệt, hết xí oát, nhưng ý nghĩ và cái nhìn, còn:
Thực sự mà nói, như được cú hích - nhập cuộc, dấn thân, chúng ta đã xuống thuyền, nói theo kiểu hiện sinh-
Bạn có khi nào nhìn thấy cái đẹp ngọt ngào, dịu dàng, nhiều đến như thế này, bao giờ chưa,
Khi mưa nhẹ, mịn, [cái “gì gì”, "đậu bằng quá giá vũ như ti","have you ever seen the rain"]
Mưa, mưa trên cây nhỏ
Và làm đầy những bức tường gạch khu vườn đằng sau
Ui, biết bao nhiêu là Amber Rooms và “cao đường minh kính”?
Điêu tàn/hoang tàn/đổ nát… là biết bao, khi bóng đêm thả xuống
Cái lung linh của cái gì đang trở thành hoang tàn, đổ nát,
Làm sáng ngời không khí, bầu trời
Chẳng bao giờ tận.
Bất cứ khi nào mưa rơi, là cái đẹp như thế, bèn trở về, bèn xuất hiện, bèn có đó
Vượt quá cả thời gian của tôi, nhưng vào lúc này, tôi có phần chia của mình
Con gái tôi chọn, cây phong, mới
Thu tới, và lá của nó trở thành ngọn lửa
Điều tôi phải làm là,
Sống và chiêm ngưỡng nó
Cuộc chơi kể như chấm dứt với tôi, như thế đó,
Mặc dù cuộc đời vưỡn tiếp tục, vũ như cẩn:
Làm đầy cửa kép, tắm mắt tôi
Bằng trận lũ mầu sắc sau cùng
Sẽ sống mãi
Trong khi cái đầu của tôi ngỏm
Do bị đốt cháy bởi viễn ảnh của mình
Nó chiếu sáng rực rỡ đến phút chót
Và rồi, xong!
Adieu bạn quí,
GCC!
NDTM!
Hà, hà!
Note: Bài thơ này, đăng trên tờ The New Yorker, và được tòa soạn cho điểm, most popular!
GCC chôm liền, khi mua tờ báo!
Pablo Antonio Cuadra
Spanish
1912-2002
THE PAIN
What tells me to start
fingering the harp strings?-
already in me
the pain of distance begins.
One
Sail
            a long way out
                                   is all it takes.
Cái đau
Điều nói với tôi khi bắt đầu bấm sợi dây đàn
Thì đã có ở trong tôi ngay từ lúc bò ra khỏi bụng mẹ rùi
[Thành thử mới khóc dữ như thế]
Nỗi đau của khoảng cách – thì cứ phán đại, từ Toronto tới San Diego –
Bắt đầu
Một cú ra khơi
Một viễn du dài
Là tất cả những gì mà nó lấy
Note: Bài thơ này, ngược hẳn lại với bài thơ trên, tuy nói cùng 1 điều, mà Weil phán, và Milosz vinh danh bà, khi lập lại, trong diễn từ Nobel của ông:
Simone Weil mà tôi mang nợ rất nhiều những bài viết của bà, nói: “Khoảng cách là linh hồn của cái đẹp”. Tuy nhiên, đôi khi giữ được khoảng cách là 1 điều bất khả. Tôi là Ðứa bé của Âu châu, như cái tít của 1 trong những bài thơ của tôi thừa nhận, nhưng đó là 1 thừa nhận cay đắng, mỉa mai. Tôi còn là tác giả của một cuốn sách tự thuật mà bản dịch tiếng Tây có cái tít Một Âu châu khác. Không nghi ngờ chi, có tới hai Âu châu, và chuyện xẩy ra là, chúng tôi, cư dân của một Âu châu thứ nhì, bị số phận ra lệnh, phải lặn xuống “trái tim của bóng đen của Thế Kỷ 20”. Tôi sẽ chẳng biết nói thế nào về thơ ca, tổng quát. Tôi phải nói về thơ ca và cuộc đụng độ, hội ngộ, đối đầu, gặp gỡ… của nó, với một số hoàn cảnh kỳ cục, quái dị, về thời gian và nơi chốn…
Czeslaw Milosz
Chính là nhờ đọc đoạn trên đây, mà Gấu “ngộ” ra thời gian đi tù VC của Gấu là quãng đời đẹp nhất, và “khoảng cách là linh hồn của cái đẹp”, cái đẹp ở đây là của những bản nhạc sến mà Gấu chỉ còn có nó để mang theo vô tù.
Cái câu phán hãnh diện của Gấu, linh hồn văn chương Miền Nam trước 1975 ở trong những bản nhạc sến, nhờ đọc đoạn trên mà có được!
 LISTENING FOR THE ORIGINAL: A RETROSPECTIVE FOREWORD 
Lắng nghe nguyên tác: Một lời tựa theo kiểu nhìn lại
This foreword was begun as an introduction to the third volume of selected translations representing the translations I have done over the past thirty years. I soon realized that it should be an attempt to place in perspective my whole lifetime as a translator, and the ideas and ideals of translation itself that have evolved since I began, over sixty years ago, to work at this unfinishable art….
W.S. Merwin
Có hai bài viết về nghiệp dịch, một, của “cái tay” dịch lại Kafka, và một, của W.S. Merwin, nhà thơ nguyệt quế Huê Kỳ, [U.S. Poet Lauerate, from 2010-2011]. Cả hai, mỗi người tới với dịch mỗi khác. Với Merwin, là 1 công việc kéo dài 30 niên, cho tới nay. Với người dịch lại Kafka, thì còn là 1 khám phá ra 1 tình bạn chẳng ai biết đến, 1 người bạn của Kafka, chẳng ai hay, và cùng với người này, là những bài thơ, bài ca. Cả hai bài viết, GCC đều hăm hở muốn dịch cả!


*

@ NDT's 2011
Anh đi qua biên giới tử sinh nầy với mặc cảm phạm tội - Tội sống sót. Không hiểu anh đã về đến nhà theo lối nào, nhưng quả thật đây thật là đoạn đường dài nhất, gớm ghê nhất anh vừa đi qua với cổ đắng, miệng khô rốc, trí óc vỡ loãng rỗng không. Có bóng người đứng trước nhà đường Hồ Biểu Chánh, Phú Nhuận. Hoàng lao tới, chụp ghi-đông xe anh rít lên tiếng kêu không che giấu.. Tại sao? Tại sao... Mầy còn lại ở đây? Tại sao?
Anh biết Hoàng lo sợ cho anh chứ không phải vì bản thân. Anh nhìn xuống che giấu giọt nước mắt muốn rơi. Gió thổi những tấm giấy căn cước bọc nhựa của những người di tản lăn lóc trên mặt đường.
Chao nha van NQT
Tuesday, September 16, 2014 11:59 AM
Cam on link may bai viet ve NXH tren Tin Van.
Chuc nhieu suc khoe.
Doan Nha Van
Tks
Best Regards
Take Care
NQT

PHẠM CÔNG THIỆN: THAY LỜI GIỚI THIỆU "NGƯỜI ÐI TRÊN MÂY"



*
Tôi hiểu hậu ý của Phạm Duy: Ông muốn tôi viết cái gì đó về bộ hồi ký của ông. Tôi khéo léo thoái thác.
NHQ (1)


Dã man thật. PD chết rồi, làm sao phản biện, 1 thằng con nít như mi, làm sao viết “cái gì đó” về bộ hồi ký của ta?
Trường hợp NXH, y chang. Một tên, 1 chữ tiếng Tây không rành, những tên tác giả, thí dụ Simone de Beauvoir, viết trật, GCC đã từng chỉ cho sửa, tiếng Anh, thì 1 câu không dịch nổi, bèn phịa ra 1 câu tiếng Việt, vậy mà dám đặt vào miệng 1 người như NXH, đã từng dịch Sartre chung với TPG, “Nhìn bọn em, anh mới thấy thế hệ của bọn anh cái gì cũng lớt phớt, sách tiếng Pháp đọc được một chút, sách tiếng Anh đọc được một chút, chẳng có cái gì biết thật sâu cả.”!
Khốn nạn nhất, là tên khốn này, biết chắc chắn, NXH vô phương phản biện, cũng như PD, vô phương phản biện!
Từ phản biện này, đếch phải của GCC!
Tên khốn này, tiếng mũi lõ dốt, thì cũng dễ hiểu, tiếng Mít dốt, thì lại càng dễ hiểu, do hắn có được cái bằng Tú Tài đúng thời gian VC ăn cướp được Miền Nam, đâu được học hành tới nơi tới chốn, như học sinh Miền Nam trước đó, kiến thức phổ thông kể như con số không, tiếng Mít cũng kể như con số không luôn.
Chứng cớ, câu viết trên, về PD, từ “hậu ý” dùng trật.
“Hậu ý” tiếng Mít, từ tiếng Tẫu, có nghĩa là "ý tốt", trong khi, như ý của hắn muốn nói ở đây, có nghĩa của từ "arrière pensée", của Tẩy, và như thế, phải dùng 1 từ khác, trong có ý xin xỏ, nhờ cậy, năn nỉ, PD năn nỉ tên khốn, Thầy làm ơn đi đường thổi tôi đi, nâng bi tôi đi!
Đại khái thế.
Kiến thức phổ thông, rất cần, để khỏi bị khùng!
Để ý, những đấng nhà văn nhà thơ Mít, như Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn… thí dụ, sở dĩ khùng khùng điên điên, là do thiếu hẳn cái mảng kiến thức khoa học.
Steiner, có lần đưa ra nhận xét, nhân có người giải được định lý Fermat, 1 nhà khoa học nói, đẹp quá, và ông phán, 1 tay khoa học nói đẹp quá, thì khác 1 nhà thơ nói đẹp quá, trong từ “beautiful” của nhà khoa học, có cái gì sờ được! (1)
Gấu sợ rằng tên khốn K này bị tẩu hoả nhập ma, vì dốt đủ thứ, và vì hoang tưởng, về hắn.
(1)
-Ông "moi" cái đạo đức mới này ở đâu ra vậy?
Tôi có cái may được sống ở đại học Princeton và đại học Cambridge, giữa những ông hoàng của nền khoa học cao. Với văn chương, chữ nghĩa, chúng tôi chơi trò bịp bợm lẫn nhau, từ sáng tới tối. Với khoa học, không thể bịp bợm. Nếu bạn bịp, vậy là bạn đi đoong. So với sự cách ly của thế giới khoa học, thì sự rút phép thông công kiểu trung cổ của giáo hội trung cổ chẳng là gì hết. Tôi nghĩ rằng, người ta có thể tìm thấy, trong những ngành khoa học, một nền đạo đức của chân lý, một thi tính của ngày mai, một ý nghĩa của tương lai, chúng là cái mầm nở ra những lề thói, cư xử mang tính người một cách tuyệt hảo.
 -Cái gì làm được thì cuối cùng khoa học cũng cứ làm. Chỉ sợ rằng, rồi ra, nó sẽ chỉ biết nói không, chẳng khác chi âm nhạc?
 Bạn còn bi quan hơn cả tôi! Rõ ràng là có một số những nhà nghiên cứu nghĩ rằng, giải thưởng Nobel đáng được chúc phúc. Nhưng những người mà tôi quen biết, tỏ ra quan tâm, nghiêm ngặt hơn thế nhiều. Vả chăng, làm sao nói tới văn hoá mà bỏ qua những nhà khoa học? Một khi mà người ta sắp sửa thay thế những phần của vỏ não con người, như vậy là những cái "tôi" (le "moi", le "je") sẽ trở nên ra sao? Sau cùng lại vẫn là vinh quang lẫy lừng của Rimbaud: "Tôi là kẻ khác" (Je est un autre). Vào năm 1993, khi nhà toán học Andrew Wiles giải được bài toán hắc búa, là định lý Fermat, những đồng nghiệp của tôi sướng điên lên, họ nói với tôi: "Điều này thật là đẹp! Ông ta đã chọn được một cách giải tuyệt đẹp. (It’s so beautiful! Il a choisi la plus belle approche.) Với những nhà toán học, từ "đẹp" có một ý nghĩa cụ thể mà tôi chẳng thể nào hiểu được.
Đọc câu của Steiner, thì đành hỡi ơi, sư phụ của Gấu hẳn cũng đã từng gặp rất nhiều tên khốn như tên K này:
Chúng tôi chơi trò bịp bợm lẫn nhau, từ sáng đến tối!

Thứ Hai, ngày 15 tháng 9 năm 2014
1963- Trường Trung Học Ngô Quyền, Biên Hòa vào giờ tan học buổi trưa. Đám học sinh khi qua cổng mất cách huyên náo thường lệ, cụ thể với những nữ sinh đệ nhị cấp, lớp thiếu nữ đang thành những nhân dáng riêng với tuổi học trò đang độ lớn, đến mức trưởng thành, rộ nở. Bởi ngay cổng đang đứng trấn bởi một gã sĩ quan cấp thiếu úy. Áo quần hoa nhảy dù với những hình khối màu nâu, đỏ ngang dọc mạnh mẽ, độc đáo, chiếc mũ đỏ đội lệch và điếu thuốc lá trên môi.. Gã trẻ tuổi còn nguyên vẻ của người mới rời khỏi giảng đường, trường học, dẫu cố làm ra dáng cứng rắn, lính tráng. Viên thiếu úy nhìn săm sắp, tìm kiếm... Đám học sinh chợt ngưng câu chuyện, hạ thấp giọng thì thầm khi đi qua. Cũng bởi, người tỉnh nhỏ đã nhiều lần chứng kiến những hành vi mạnh mẽ quá độ của những gã lính trẻ sống nay, chết mai. Thành phố nằm trong khu bản lề của chiến khu D, chiến khu Hắc Dịch, Rừng Lá, vùng xôi đậu Tân Uyên, Tân Tịch.. của những tỉnh Bình Dương-Biên Hòa- Long Khánh-Phước Tuy, nên dân chúng thường chứng kiến xe GMC chở quan tài lính phủ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ qua thành phố. Cảnh tượng gây nên thương cảm xót xa.. Người chết trận phần đông là con em gia đình trong khu phố. Người ta báo cho nhau những tin chết chóc.. Trung sĩ X Biệt Động Quân cháu ông Tám Mg đầu đường Công Lý. Thiếu Úy Q, anh cả con của gia đình em bác Hai L ngoài Cù Lao Phố.. Tuy nhiên gã thiếu úy hẳn là người xứ lạ đến đây tìm kiếm một điều gì. Hiệu Trưởng Bảo thân hình chắc nịch vạm vỡ, nhân dáng của một võ sĩ hơn là nhà giáo tiến tới tự tin.. Xin lỗi, thiếu úy tìm ai? Gã sĩ quan đổi sắc mặt, vất vội điếu thuốc, lột chiếc nón đỏ xuống cầm tay ấp úng.. Thưa thầy! Hiệu trưởng Bảo thoáng ngạc nhiên.. Anh học tôi ở đâu? Thưa, thưa em không học thầy, nhưng em học thầy B, thầy H.. bạn của thầy; em học Phan Châu Trinh, nhưng thầy hỏi oral em kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp đầu tiên ở Đà Nẵng năm 1958. Hiệu Trưởng Bảo cười vui.. Thế hôm nay cậu đến đây có việc gì? Em đến tìm anh Hoàng, Nguyễn Xuân Hoàng, người Nha Trang, học trên Đà Lạt đến đây dạy.              
Vào đến văn phòng, Hiệu Trưởng Bảo lớn tiếng.. Hoàng à, có ông thiếu úy nhảy dù nầy đến tìm toa.
Khi đã ngồi nơi quán T.Hg ở bờ sông, giáo sư Hoàng rạng rỡ.. Quái, tôi đi đâu cũng gặp cậu (Chữ “cậu” có nghĩa thân mật, ngang hàng, không có ý kẻ cả, đàn anh. Hoàng không hề có tính nầy). Ngày xưa sáng tắm biển ở Nha Trang cũng thấy cậu; lên Đà Lạt cũng có, rồi nay gặp lại ở Biên Hòa nầy. Làm sao cậu biết tôi dạy ở Ngô Quyền?
Tôi (Anh hơi ngần ngại trước xưng hộ “anh/em” do biết rõ Hoàng không thích làm “đàn anh” với bất cứ ai. Anh nhớ danh xưng “thầy” với Hiệu Trưởng Bảo).. Tôi đọc thơ của thầy từ học trò của thầy..
- Học trò nào của tôi mà cậu quen?
Cô học trò giỏi Việt Văn nhất trường Ngô Quyền do được thầy dạy nên đoạt giải thưởng văn chương Lễ Hai Bà Trưng!
- A! Lê Th. Dg
- Đấy cô nhỏ đó, cô ấy đọc thơ của thầy nên tôi mới hỏi ra..
-Thơ làm sao? Hoàng có vẻ thú vị.
Thơ làm từ ngày thầy và tôi còn trên Đà Lạt... Bài, “Đà Lạt mưa hoài nên Đà Lạt buồn. Tôi mang mối sầu trong lòng hiu quạnh...”
Hoàng cười trống vắng... Vớ vẩn bỏ xừ. À nầy cũng lạ, tôi với cậu là hai tuổi khác nhau, làm hai việc khác nhau, mà lại hay gặp nhau và mỗi lần gặp là một lần có chuyện.
- Chưa chắc, lần nầy có chuyện gì đâu? Anh cũng nghĩ đến một chuyện gì đó nhưng  không rõ?
- Có rồi! Tôi sắp đổi về dạy Sài Gòn!
- Như vậy là chuyện tốt vì Biên Hòa, Sài Gòn cách nhau chỉ 30 cây số. Biên Hòa  chỉ là ngoại ô của Sài Gòn. Biết đâu tôi lại đổi về những tiểu đoàn ở Sài Gòn thì lại gặp thầy mấy hồi.
Khi đưa anh về cổng Căn Cứ Không Đoàn 33, cổng chung vào Tiều Đoàn 7 Nhẩy Dù, giọng Hoàng bỗng nhiên chùng xuống ân cần: Cậu cẩn thận nghe không. Súng đạn vô tình. Tội lắm. Tôi ăn cà-rem V.Hg. nhà ông Đg. H, anh họ của cậu từ 1950! Cẩn thận nghe cậu Nam.
Anh không có anh trai. Không chị gái. Nên anh cần thương yêu huynh đệ/bằng hữu như một an ủi, bù trừ.
1973- Sau thời gian trầy thân khắp mọi vùng đất của miền Nam với cách người lính tác chiến thực thụ, nay anh được về làm lính thành phố với nhiệm vụ trong Ban Liên Hợp Quân Sự, Tân Sơn Nhất. Từ  Tháng 10, 1973, Hà Nội phổ biến Nghị Quyết 21 công khai đánh chiếm Miền Nam bằng vũ lực, xé bỏ Hiệp Định Ba Lệ 1973. Phái đoàn gọi là Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tức chính phủ của Mặt Trận giải phóng miền Nam theo lệnh Hà Nội kéo dài những phiên họp không mục đích, không nội dung. Anh được rảnh rỗi nên thường về Sài Gòn tiếp tục sự nghiệp “cầm cái ly” thay vì cầm khẩu súng. Quán Chợ Đũi với những bạn rượu thuộc thành phần khác hẳn với những hảo hớn giang hồ nhà binh từ bao lâu quen mặt, quen tính. Đấy là ông Đoàn “càn” nổi tiếng “càn” từ hồi Trại Định Cư Phú Thọ sau di cư năm 1954; người thành danh từ Đại Học Xá Minh Mạng; đấy là giáo sư Thảo với cách ăn nói thắm thiết đôn hậu; là ông thầy dạy toán lừng lẫy do đã có Chứng Chỉ Toán Đại Cương (MG) từ trước năm 1960... Danh sĩ quanh bàn rượu còn có những tên tuổi kiệt liệt như nhà giáo thi sĩ Tạ Ký, đến chai bia thứ ba thì xỏa đầu tóc bạc, nhìn trân ra khoảng tối với đôi mắt ráo hoảnh thay tiếng thét im lặng; đấy là nhà vận động cách mạng (cách mạng thứ thiệt/rất bản lãnh) Nguyễn Liệu, Hiệu Trưởng Quảng Ngãi Nghĩa Thục, một cơ sở giáo dục hoàn toàn miễn phí, thách đố chế độ gọi là “xã hội chủ nghĩa” của cộng sản Hà Nội. Bàn rượu cũng có người điên sáng suốt một cách thông tuệ mà một thế kỷ văn chương/thi ca/triết học Việt Nam khó có người ngang tầm, cân sức (kể cả “sức điên/tỉnh” rất đáng kính phục), Bùi Giáng. Tay ôm con mèo và tay cầm ly rượu không phân biệt.  Và cuối cùng người thường xuyên ngồi bên anh với nét mặt hòa nhã, vui hòa nhưng cách biệt; tham dự nhưng đứng ngoài; nồng nàn góp chuyện nhưng kín đáo giữ lại phần riêng tư. Hoàng hay ngồi cạnh anh nói câu ân tình vừa phải:  Rồi tôi với cậu thế nào cũng gặp nhau mà thiệt.
Chúng tôi luôn có với nhau. Sáng 30 Tháng 4, 1975, từ Công Trường Lam Sơn, trước Tòa Đô Chánh anh lên yên, nhấn mạnh bàn đạp, động tác không chủ đích đi dọc đường Lê Văn Duyệt, qua Chợ Đũi, nơi các bạn hôm qua hằng vui vầy, sống động... Anh nhìn vào bàn ghế lổng chổng trống không. Anh đạp dài theo Lê Văn Duyệt giữa giòng âm động dồn dập của Sài Gòn đang hồi tẩm liệm với nhịp chày vồ dộng mạnh xuống trăm, ngàn quan tài. Mà quả thật có nhiều quan tài của những người vừa chết.. Đến trước cổng trại Nguyễn Trung Hiếu, hậu cứ  Tiểu Đoàn 1 Dù có một xác con trẻ trần truồng không biết ai ném ra từ bao giờ lên mặt đường. Một cô gái mặc áo dài trắng nữ sinh đi đến, gác chiếc xe đạp mini cạnh lề đường, bình thản, thành thạo đưa máy ảnh lên, lấy góc cạnh chụp thây đứa trẻ chết. Cô gái nhỏ giải thích sành sõi: Chụp để làm chứng tội ác Mỹ-Ngụy trước khi bọn chúng rẫy chết!
Anh vào Cư Xá Sĩ Quan Bắc Hải nay đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, trước 1972 là Tư lệnh phó Sư đoàn Dù. Chuẩn Tướng Hậu đang trải bản đồ trên mui xe jeep, bàn tính với viên sĩ quan nhảy dù có nhiệm vụ an ninh cư xá. Khi biết lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, ông vất tung chiếc bản đồ, gầm lên lời nguyền rủa. Nhưng viên thiếu úy trả lời quyết liệt: "Tôi không đầu hàng, tôi với trung đội sẽ ra bến tàu tiếp tục chiến đấu". Thiếu úy Huỳnh Văn Thái tập họp trung đội, hô nghiêm, xếp hàng, ra lệnh di chuyển. Trung đội lính ra khỏi cư xá theo lối cổng Đường Tô Hiến Thành, rẽ vào Nguyễn Tri Phương, đi về phía chợ Cá Trần Quốc Toản, hướng bến tàu. Nhưng những Người Lính Nhẩy Dù của Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái không ra đến bến Bạch Đằng, khi tới đến bùng binh Ngã Sáu Chợ Lớn, họ xếp thành vòng tròn, đưa súng lên trời đồng hô lớn.. Việt Nam Cộng Hoà Muôn Năm! Con chết đây cha ơi! Và những trái lựu đạn tiếp nhau bừng bực nổ sau lời hô vĩnh quyết cùng đất nước Miền Nam. Anh chụp hình những người lính nhảy dù của Thiếu Úy Thái với mùi máu người đọng trên cánh mũi, nơi tròng mắt.
Anh đi qua biên giới tử sinh nầy với mặc cảm phạm tội - Tội sống sót. Không hiểu anh đã về đến nhà theo lối nào, nhưng quả thật đây thật là đoạn đường dài nhất, gớm ghê nhất anh vừa đi qua với cổ đắng, miệng khô rốc, trí óc vỡ loãng trỗng không. Có bóng người đứng trước nhà đường Hồ Biểu Chánh, Phú Nhuận.  Hoàng lao tới, chụp ghi-đông xe anh rít lên tiếng kêu không che dấu.. Tại sao! Tại sao... Mầy còn lại ở đây! Tại sao! Anh biết Hoàng lo sợ cho anh chứ không phải vì bản thân. Anh nhìn xuống che dấu giọt nước mắt muốn rơi. Gió thổi những tấm giấy căn cước bọc nhựa của những người di tản lăn lóc trên mặt đường.
Những năm sau khi yên lành ở Mỹ, mỗi dịp Tháng Tư anh nhớ lại Lần Thật Chết Quê Hương. Cũng chỉ một lần Hoàng “mầy/tao” với với anh.      
Ba. 2013/2014. Anh không thể nghĩ đây là dạng hình sáng/đẹp/vững chắc/cân đối  của người thanh niên đứng trước biển Nha Trang sáng sớm trong thập niên 50. Anh phải tự chứng nhận lại về Người Viết Văn/Làm Báo/Dạy Học với dánh dấp rất đàn ông mà cũng thuần hậu, giản dị của thập niên 60, 70. Nhân dáng mà phần đông những nhân sự trong báo giới/văn giới/học giới Sàigòn thường ngụy trang dưới những hình thái quá độ/dáng kịch/rất dễ nhận. Còn chăng là ánh mắt bình thản của một người biết mình là ai. Người rất biết rõ mình ở nơi đâu. Anh cầm cánh tay gầy yếu của bạn. Anh nghe Hoàng kêu lên tiếng đau trong Ngày 7 Tháng 9: Đau quá! Đau nơi sườn! Nam gọi Vy hộ mình! Đau quá! Anh nghe bạn kêu đau và đột nhiên nhớ rất rõ những lời viết về bằng hữu mà anh làm trong đêm tuyết phủ ở Minnesota mười mấy năm trước...
Bạn đã mang tiếng Kẻ Tà Đạo
Cho Đi Trên Mây cũng chưa cao
Hãy Ngồi Lên Cỏ
Ngôi Nhà Ngói Đỏ
Chung quanh,
Bụi,
Rác,
Và..
Nỗi Đau!
Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa, có lẽ trong thâm tâm anh và Bạn đều hiểu rõ tính giới hạn/phù hư/không thực của văn tự - Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá! 
Phan Nhật Nam
Nha Trang-Đà Lạt-Biên Hòa-Sàigòn-Cali)
(Sáu- mươi năm trước của 13/9/2014)
Nguyễn Xuân Hoàng,
Nhà Văn Lững Thững Trong Đời
Chúng tôi quen nhau khi cả hai cùng dạy môn Triết ở năm cuối Trung học tại trường Petrus Ký, Sàigòn, cuối thập niên 1960. Ngoài giờ dạy, Hoàng ít xuất hiện ở trường, anh bận bịu lo chuyện bài vở cho tờ tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng ở đường Phạm Ngũ Lão, anh dạy tư nhiều nơi. Tôi rảnh rang hơn vì ngoài giờ dạy chẳng làm gì khác hơn là lo cho xong cái Cao Học mà cha Thanh Lãng luôn hối thúc phải hoàn thành. Thỉnh thoảng lái xe vô trường, ghé phòng Giáo Sư kiếm người đánh cờ tướng, tôi gặp Hoàng loáng thoáng giữa những giờ đổi lớp. Chúng tôi chào nhau, thân thiện nhưng không thân thiết.
Rồi cả lứa chúng tôi cùng đi thụ huấn quân sự chín tuần ở Quang Trung dành cho Giáo chức cấp 3, khóa 6/68 DBTĐ. Nơi đây tôi có dịp gặp Hoàng thường xuyên hơn, cũng chỉ mầy tao chuyện quân trường mà chẳng nói gì đến văn chương chữ nghĩa. Hoàng có nhiều bạn, anh có vẻ được đồng nghiệp nể trọng và thích kết thân dầu anh ít nói. Tướng  cao, ốm, đẹp trai, tóc dầy bồng bềnh, anh có dáng của một nghệ sĩ với nét mặt lúc nào cũng như đăm chiêu lo lắng, có khi ngồi bên nhau cả bọn chục đứa, tôi ít nghe Hoàng nói, vậy mà sao bạn bè vẫn thích. Có lẽ từ thái độ tự tin của anh trong lời nói, trong cử chỉ vung tay hay cả trong thái độ dứt khoát đứng dậy trước, bước ra khỏi sự ồn ào của nhóm.
Sau thời gian thụ huấn quân sự, chúng tôi gần gũi nhau hơn. Thỉnh thoảng có ghé nhà Hoàng rút canh xì phé còm giữa những đồng nghiệp cùng lứa tuổi. Vài lần bạn bè rủ rê vào quán La Pagode, để nghe những nhà văn thời thượng lúc đó bàn tán chuyện văn chương Tây phương hay tình hình văn học Sàigòn. Tôi nghe mà không thấm về văn chương đương thời vì còn mãi mê với chuyện văn chương Nam Bộ 1945-1954, nên chuyện bàn luận ở đây chỉ vào tai nầy lọt qua tai kia. Công việc viết lách của Hoàng và các bạn văn buổi đó tôi đón nhận trong lơ đãng, hờ hững…
Chúng tôi ít liên lạc từ khi tôi đổi đi trường khác. Mãi cho đến tháng Tư đen quốc nạn đổ lên đầu dân Việt, bạn bè tứ tán lao đao. Trong thời xa cách đó, thỉnh thoảng tôi theo Đặng Phùng Quân đến La Pagode, thấy Hoàng đã ngồi đó với nhiều người, chỉ trao đổi bâng quơ “mầy lúc nầy khỏe không, thầy đồ Nho?” Tôi được gọi là Đồ Nho để phân biệt với các bạn văn trong nhóm của Hoàng là Đồ Tây như Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Quốc Trụ, Hoàng Ngọc Biên, và có thể thêm Nguyễn Đình Toàn. Những nhà văn đương làm mưa làm gió trên văn đàn Sàigòn lúc đó với phong cách văn chương mới theo kiểu viết của nouveaux roman, hay anti roman. Họ viết với nhiều đoạn phân tích nội tâm thiệt tỉ mỉ, câu văn phá cách, không cần theo văn phạm thường, nhân vật đi vào chiều sâu tâm hồn, những sinh hoạt, hành vi của nhân vật chỉ là thứ yếu.
Tôi xa lạ với loại văn chương nầy, nói rõ hơn là tôi không thấu đáo nó nên không mấy thích khi thưởng thức, nói gì đến sáng tác kiểu đó. Và tôi đứng ngoài việc sáng tác văn nghệ, chỉ quan sát bạn bè mình vẫy vùng với bút mực. Hoàng ở trong nhóm đó trong một chừng mực nhứt định. Anh được sự chú ý của người đọc dầu viết ít, đưc coi là một tác giả thông minh, có chiều sâu tư tưởng.
Thời cuộc đẩy chúng tôi đi xa hơn vào dòng xoáy đảo điên của đất nước, tôi vượt biên qua Mỹ và Hoàng cũng lng thng sau đó vài năm, định cư ở miền Đông với gia đình, tôi gởi thơ chia vui với bạn và mách nước người viết như Hoàng nên đến vùng Sàigòn Nhỏ của CA, nơi đó anh sẽ có dịp phát triển tài năng bằng viết lách hay làm việc liên quan xa gần đến báo chí. Và bạn tôi đã về làm việc suốt thời gian dài cho công ty Người Việt, một thời gian mà sau nầy tôi nghĩ là uổng phí đối với một nhà văn vì phải bận bịu những chuyện chuyên môn ngoài văn chương. Thời gian nầy Hoàng chẳng in được bao nhiêu quyển. Tâm sự với tôi, Hoàng cũng tỏ ra là tiếc mình bỏ lỡ đi những tháng ngày đáng lẽ nên viết vì còn nhiều sức sáng tạo. Bây giờ thì hết rồi. Tao muốn buông thả hết mọi chuyện, kể cả đời sống nầy.
Câu nói như tiếng thở dài, tôi nghe mà thương bạn quá. Tôi không hiểu tại sao bạn mình lại thả dốc nhanh đến như vậy? Tôi hỏi gặng “Chán đời à?”  “Không, tao vẫn vậy, vẫn sống và làm việc của đời, nhưng không coi trọng cái đời của mình, chẳng quí nó nữa”. Anh hờ hững nhấn mạnh. Nếu bây giờ ngã ra chết liền, tao vẫn không có gì phàn nàn, không tiếc rằng đã bỏ cuộc đời quá sớm. Đời sống có những cái kỳ hoặc của nó. Giải quyết cách nào cũng làm cho mình đau lòng vì không bao giờ mình vừa ý.” Hình như Hoàng triết lý ngay cả trong đời sống thường nhật. Và rất nhạy cảm. Tôi nhìn dáng đi của anh, lửng thửng, nhận ra ngay được trong đám đông với cái áo thung và quần Jean xanh muôn thuở.
Nhìn mái tóc bạc trắng của bạn gần đây, bạc như những nhà hiền triết nhưng vẫn còn bồng bềnh như một nghệ sĩ, dáng gầy gò hơn trong chiếc ghế rộng thinh, tôi cảm giác Hoàng cô đơn ngay với chính mình!
Trong một truyện ngắn mới đây, truyện Vô Đề, in trong tập “Quê Hương Vụn Vỡ” tôi đã lấy hình ảnh và những phát biểu của Hoàng, nhào nặn với hình ảnh một nhà văn khác để tạo nên nhân vật Ngữ. Thế giới chung quanh cung cấp cho ta muôn ngàn hình ảnh, nhà văn nào dùng nó nên cám ơn đời và cám ơn nhân vật cụ thể đã cho ta chi tiết đó.
Trong số năm mươi truyện ngắn của tôi chỉ có một truyện viết cách nay hơn hai mươi năm tôi có lời đề tặng ba người bạn mình là Đặng Phùng Quân, Viên Linh, Nguyễn Xuân Hoàng. Những người bạn văn thân thiết cho tôi tấm gương đã đi hết đời mình với văn chương. Với sự chân thành tha thiết, không lợi dụng văn chương, coi nó là phương tiện áo cơm, buông thả.
Truyện của Hoàng khó đọc, ta không thể nuốt trơn tru một mạch như những tác phẩm lem nhem, làm bội thực người đọc. Các nhân vật tiêu biểu trong ngòi viết của anh cũng khó mà nhận dạng được ở ngoài đời. Đó là những con người lng thng như tác giả của nó, đứng trong đời nhưng bất cần đời, giải quyết những vấn đề coi như thiệt là quan trọng nhưng với cử chỉ hững hờ, như bất cần…
Tác phẩm văn chương lúc nào cũng nằm một trong hai đối cực: loại khó nuốt và loại dễ tiêu. Loại dễ tiêu thường xuyên được đương thời nhắc đến, luôn luôn là đa số, kể về độc giả lẫn số lượng in ấn.
Nhưng loại khó nuốt bao lâu nay được giới nghiên cứu coi chính nó là tác nhân của sự tiến bộ văn hóa của dân tộc.
Bạn tôi là cây viết loại đó. Viết với thái độ nghiêm chỉnh thận trọng, nhưng với tâm trạng lng thng, như anh đã lững thng trong cõi đời…
Nguyễn Văn Sâm
(Victorville, CA May 09-2012)



* 
PHẠM CÔNG THIỆN: THAY LỜI GIỚI THIỆU "NGƯỜI ÐI TRÊN MÂY"
September 13, 2014 at 9:10pm
Ðôi chút nhàn tưởng về nghệ thuật viết tiểu thuyết - Chữ nghĩa hoài vọng và tình yêu tuyệt vọng trong tiểu thuyết của Marguerite Duras và của Nguyễn-Xuân Hoàng
Quyển tiểu thuyết L’Amant của Marguerite Duras, xuất bản năm 1984 được giải Goncourt, đã bán được trên cả triệu ấn bản. Ba năm sau, năm 1987, tiểu thuyết Người Đi Trên Mây của Nguyễn-Xuân Hoàng được xuất bản, không được giải thưởng văn chương nào cả và cũng chẳng biết bán được bao nhiêu (nếu có bán được đi nữa, cao nhất thì chừng vài ngàn quyển). Về giá trị văn chương tiểu thuyết, Nguyễn-Xuân Hoàng đứng ngang hàng với Marguerite Duras. Tuy nhiên, tất cả sự so sánh đều vô lý, vì mỗi tác giả là một thế giới riêng biệt, một nỗi cô độc riêng biệt, không ai giống ai, mỗi một vị thế trong lịch sử văn học đều là kết quả của trùng điệp ngộ nhận vô phương cứu chữa. Ðặt tiểu thuyết Người Đi Trên Mây của Nguyễn-Xuân Hoàng bên cạnh tiểu thuyết L’Amant của Marguerite Duras chỉ là một cách nhấn mạnh sự mâu thuẫn tột cùng trong lòng ý thức và vô thức con người: Tây phương và Ðông phương, tình đàn ông và tình đàn bà, chữ nghĩa và tình yêu, hoài vọng và tuyệt vọng. Nói gọn lại: chữ nghĩa hoài vọng và tình yêu tuyệt vọng. Nói gọn hơn nữa: chữ nghĩa: tình yêu: hoài vọng: tuyệt vọng...  
Chính sự mâu thuẫn cùng cực trong tiểu thuyết của Marguerite Duras đã khiến cho bà phải đi trên mây suốt một đời người, cũng như Nguyễn-Xuân Hoàng bị sự mâu thuẫn ấy ép buộc trở thành một thứ amant bất đắc dĩ... (Duras uống rượu mây mưa trọn đời, còn Hoàng thì không uống rượu!)     
Tuy nhiên, có điều đáng tư lự: tất cả “người yêu” đều là “người đi trên mây”, nhưng không phải tất cả “người đi trên mây” đều là “người yêu”... Dù sao, cả hai đều kêu gọi lẫn nhau: L’Amant kêu gọi Người Đi Trên Mây và Người Đi Trên Mây kêu gọi L’ Amant. Ít nhất đối với người đọc, tình cờ đọc cả hai quyển một lần. Tình yêu là gì? Ði trên mây là đi thế nào? Và ai là người đang hỏi? Chúng ta hãy cùng đi trên mây với Nguyễn-Xuân Hoàng và Marguerite Duras. Trước hết. Ðôi điểm di động và bất động trên mây: Thăng, người tình đàn ông, tạm gọi là nhân vật chính trong Người Đi Trên Mây, tình cờ gặp Uyên, rồi có những liên hệ tình cảm nào đó với Uyên, đồng thời đâu đó tình cờ gặp Quỳnh, rồi cũng có những liên hệ tình cảm nào đó với Quỳnh; trước khi tình cờ gặp Uyên, tình cờ gặp Quỳnh, Thăng cũng đã tình cờ gặp Lan và cũng có những liên hệ tình cảm nào đó với Lan, rồi lấy Lan làm vợ, đẻ ra hai con, rồi trong tình trạng ly thân, rồi ly dị với Lan thì Thăng đi trên mây với Uyên và với Quỳnh. Sau cùng, Thăng phải tạm quyết định giữa sự mâu thuẫn cùng cực trong cái hiểu và trong cái không hiểu: “Tôi hiểu tôi phải làm gì” (Thăng tự nói thế nơi trang 247 của Người Đi Trên Mây) và Thăng đã chọn lựa Quỳnh và “dứt khoát” với Uyên: “Tôi hiểu rằng tôi sẽ chia tay Uyên mãi mãi” (trang 247). Có hẳn là chia tay mãi mãi?       
Nhân vật của L’Amant là chính tác giả Marguerite Duras. Câu chuyện xảy ra ở Việt Nam, từ Sa Ðéc, rồi bắc Vàm Cống, rồi đến Chợ Lớn (Marguerite Duras sanh tại miền Nam Việt Nam năm 1914); một cô con gái người Pháp, mẹ là hiệu trưởng một trường tiểu học, cha mất từ nhỏ, sinh đẻ và lớn lên cái tuổi dậy thì ở miền Nam Việt với người anh và đứa em trai. Những xung đột gia đình giữa người con gái và đứa anh trai, giữa đứa em trai và người anh; cô con gái Pháp nhà nghèo ấy lúc năm 15 tuổi rưỡi, gần 16, cực thịnh của tuổi dậy thì, tình cờ gặp một công tử triệu phú Việt gốc Tàu, lớn hơn nàng đến khoảng trên 10 tuổi; nàng yêu chàng và chàng yêu nàng, tất cả sự khám phá dục tình bùng dậy trong cơ thể sung mãn của cô gái đầm lớn lên trong mùa nóng liên tục của miền Nam Việt. Gia đình cả hai bên đều không thể nào chấp nhận sự liên hệ tình cảm hay tình dục giữa chàng và nàng. Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu, khoảng năm 17 tuổi, nàng sang Pháp du học và chia tay mãi mãi mối tình đầu hay mối tình sầu. Truyện kết thúc, mấy chục năm sau, nàng trải qua nhiều đời chồng, sinh con đẻ cái, trở thành nhà văn nổi tiếng của nền văn chương Pháp, một hôm tình cờ chàng đi qua Paris với vợ, điện thoại nàng, run rẩy, nói rằng chàng vẫn yêu nàng như xưa, yêu đến chết. Chỉ có thế, trang cuối: “Des années après la guerre, après les mariages, les enfants, les divorces, les livres, il était venu à Paris avec sa femme. Il lui avait téléphoné... Il lui avait dit que c’était comme avant, qu’il amait encore, qu’il ne pourait jamais cesser de l’aimer, qu’il l’aimerait jusqu’à sa mort” (L’Amant, trang 142).
Tiểu thuyết L’Amant của Marguerite Duras bắt đầu bằng chữ “un jour...”, một hôm, một ngày nào đó trong đời, và kết thúc bằng chữ “mort”, yêu đến chết, đến khi chết, yêu trọn đời cho đến chết. Yêu cho đến chết hay cái chết của chính tình yêu? Không thể giải thích cái gì ra cái gì cả.       
Tiểu thuyết của Nguyễn-Xuân Hoàng mở đầu: “Thực tình trong thâm tôi, tôi không có ý định...” và kết thúc: “Tôi không biết điều gì sẽ xảy đến với tôi. Tôi ôm Quỳnh. Chúng tôi hôn nhau cái hôn nhòa nhạt nước mưa dưới một bầu trời thấp, ẩm đục, giữa một thành phố vắng vẻ và lạnh lẽo, trong tiếng còi hụ của đêm giới nghiêm sau cùng.” Sự mâu thuẫn cùng độ giữa: “Tôi hiểu tôi phải làm gì” (trang 247, Người Đi Trên Mây) và “tôi không hiểu điều gì sẽ đến với tôi” (trang 249). Ði trên mây và biết rằng mình đi trên mây thì vẫn chưa hẳn là đi trên mây. Có ai mà không đi trên mây? Chuyện tình của cả nhân loại đều là sự căng thẳng cùng độ giữa đây và đó; tất cả những câu chuyện tình của trái đất này đều là những tình yêu tuyệt vọng (tình yêu thành công chỉ là một hình thức khác của tình yêu tuyệt vọng). Trong quyển L’Homme Revolté, Albert Camus nói về nghệ thuật tiểu thuyết và soi sáng sự việc một cách bất ngờ: “tất cả mọi người đều muốn làm cuộc đời mình trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta muốn tình yêu được trường tồn và chúng ta biết rằng tình yêu không trường tồn được; nếu họa hoằn tình yêu có trường tồn trọn đời đi nữa (nhờ một phép lạ nào đó) thì tình yêu ấy vẫn dang dở, không trọn vẹn.” (Không có sẵn nguyên tác chữ Pháp ở đây, xin đọc bản Anh: “In this sense, everyone tries to make this life a work of art. We want to love to last and we know that it does not last; even if, by some miracle, it were to last a whole lifetime, it would still be incomplete” – Albert Camus, The Rebel, trang 260).     
Sự hoài vọng của chữ nghĩa làm thành một tác phẩm nghệ thuật; và tình yêu, dù là tình yêu trường tồn trọn kiếp, vẫn là tình yêu dang dở, không trọn vẹn. Khi tình yêu được viết ra thành tiểu thuyết, dù tình yêu ấy là tình yêu trọn vẹn thì sự trọn vẹn tình yêu ấy chỉ là sự trọn vẹn của tình yêu trong nghệ thuật, nghĩa là chữ nghĩa hoài vọng đến sự trọn vẹn của chính chữ nghĩa, và điều ấy làm tất cả tình yêu trọn vẹn trong đời sống trở thành dang dở, thiếu mất trọn vẹn. Có chăng tình yêu trọn vẹn trong đời sống? Ai trả lời được? Người ta thường nói: “Tình yêu chỉ có trong tiểu thuyết”, nhưng sự thực thì ngay trong đời sống, chỉ có tiểu thuyết mới làm tình yêu xuất hiện như là tình yêu với đủ mọi hình thái. Dù con người trong đời sống không bao giờ viết tiểu thuyết và không bao giờ đọc tiểu thuyết đi nữa, mỗi khi yêu hay mỗi khi tạm gọi là “yêu”, con người đã tự kể chuyện hay tự kể chuyện với mình với người khác. Từ chuyện đến truyện và từ truyện đến chuyện tất cả đều bắt đầu bằng một câu chuyện và chấm dứt bằng một truyện, hay ngược lại tất cả bắt đầu bằng một truyện và chấm dứt bằng một câu chuyện; hoặc đôi khi truyện trong chuyện và đôi khi khác, chuyện trong truyện. Người không viết văn thì bắt đầu thường khi với câu chuyện và chấm dứt với chuyện. Còn người viết văn thì bắt đầu bằng chuyện và chấm dứt bằng truyện. Nhiều khi truyện lại bắt đầu bằng chuyện khác. Thực là nhiều chuyện! Thế mà vẫn chưa hết chuyện: Jean-Paul Sartre, trong khoảng trên 50 trang đầu tiểu thuyết La Nausée dã dí dỏm cho ta thấy sự mâu thuẫn cùng cực của chữ nghĩa hoài vọng và tình yêu tuyệt vọng [không sẵn bản chữ Pháp, xin đọc bản tiếng Anh, Nausea, trang 56 – 59]:            
“Ðể cho biến cố tầm thường nhất trở nên một cuộc phiêu lưu, người ta chỉ cần bắt đầu kể chuyện về cái biến cố tầm thường ấy. Ðó là điều lường gạt người đời: bất cứ con người nào cũng luôn luôn là một người kể chuyện, hắn sống và được (bị) vây phủ bởi những câu chuyện của hắn và những câu chuyện của những người khác. Hắn nhìn mọi sự xảy đến hắn xuyên qua những câu chuyện này, và hắn cố gắng sống cuộc đời hắn như là một câu chuyện mà hắn đang kể... (For the most trivial event to become an adventure, all you have to do is to start telling about it. This is what deceives people: a man is always a teller of stories, he lives surrounded by his stories and the stories of others, he sees everything which happens to him through these stories, anh he tries to live his life as if it were a story he was telling) [Sartre, Nausea, trang 56 – 59].
Xô đẩy lời nói trên của Jean-Paul Sartre qua bình diện triết lý thì chúng ta thấy được trọn vẹn tất cả những ý nghĩa “siêu hình” phong phú của siêu việt tính trong ý thức con người. Ý thức là ý thức, vì ý thức đi ra ngoài, vượt qua cái ở đây và phóng tới cái ở đó; cái ở đó có thể là trên trời, dưới đất, hôm qua và tương lai, nỗi chết và tình yêu, sự dang dở và sự trọn vẹn; ở đây là đời sống, và đời sống vẫn luôn luôn là câu chuyện; câu chuyện là siêu việt tính của đời sống; đời sống vẫn luôn luôn có ý nghĩa là kể chuyện đời sống hay đời sống được kể lại: tôi không bao giờ sống thực sự, tôi chỉ sống qua chuyện sống và qua sống chuyện. Sự sai lầm của Jean-Paul Sartre là khi Sartre ép buộc chúng ta phải chọn lựa: sống hoặc kể chuyện (but you have to choose: live or tell) (Nausea, trang 56). Sống chính là kể chuyện, Jean-Paul Sartre cố sống thế nào để không kể chuyện: Sartre viết truyện. Chuyện trở thành truyện. Sức mạnh mê hoặc của chữ nghĩa vẫn luôn hoài vọng thực tại: câu chuyện tuyệt vọng của tình yêu trở thành truyện tình yêu tuyệt vọng.
Sartre, giống như Marguerite Duras, giống như Nguyễn-Xuân Hoàng, đều là những người đã bị chữ nghĩa hoài vọng thúc đẩy từ lúc nhỏ, đã bị truyện thúc đẩy vào chuyện và biến đổi chuyện thành truyện. Có lẽ ai cũng thế?     
Sartre, Duras và Hoàng đã viết trong đầu khi đang yêu và đang khi yêu thì sắp viết. Sartre đã thế từ nhỏ (đọc Les Mots), Marguerite Duras đã vén màn cho chúng ta thấy thế, L’Amant, trang 29: “Mười lăm tuổi rưỡi... Tôi muốn viết văn. Tôi đã nói với mẹ tôi thế: điều tôi muốn chỉ là thế: viết” (Quinze ans et demi... Je veux écrire... ce que je veux c’est ca, écrire...)
Ðiều đáng lưu ý: mười lăm tuổi rưỡi, bắt đầu yêu và bắt đầu muốn viết... Yêu và viết xảy ra đồng lúc, yêu là viết trong đầu một chút...
Nguyễn-Xuân Hoàng không nói thế, nhưng vẫn nói thế bằng một cách khác, qua sự xuất hiện hình ảnh bức tranh tự họa của Van Gogh, xuất hiện kín đáo và một cách quyết liệt nhất trong toàn thể quyển Người Đi Trên Mây, đến nỗi: “Còn một mình trong căn phòng đọc sách buồn bã tôi ngắm bức tự họa của Van Gogh tưởng chừng như thấy khuôn mặt của chính mình” (trang 25). Cái gì động đậy nơi đây? Sự xung đột giữa nghệ thuật và đời sống? Hoài vọng nghệ thuật đã kín đáo chuyển hóa từ hội họa đến chữ viết; Nguyễn- Xuân Hoàng đã vẽ chuyện tình của mình qua một bức tranh nhìn thấy trước: thay vì kể chuyện, Nguyễn-Xuân Hoàng đã kể truyện trước qua hình ảnh người đi trên mây tuyệt vời nhất, một người trọn vẹn sống hết mình cho nghệ thuật: Van Gogh. Nói một cách khác, tầm thường và dễ hiểu, dù không có bức tranh tự họa của Van Gogh thì từ lúc 15 tuổi rưỡi (cứ tạm đánh dấu thời gian theo điệu Marguerite Duras), Nguyễn-Xuân Hoàng đã tự họa trong đầu (hay tự viết trong đầu) trước khi “yêu” và “sống”. Sống là một cách viết, dù có chữ nghĩa hay không. Từ khi tiểu thuyết đúng nghĩa là tiểu thuyết (Cervantes và Don Quichotte, Don Quixote ở thế kỷ XVI; Don Quixote được viết vào khoảng 1603 và 1605), cho đến tiểu thuyết chống tiểu thuyết (anti-roman, chữ của Sartre dùng để gọi cái tự nhận là “tiểu thuyết mới” –nouveau roman) tiểu thuyết chỉ đặt lên dấu hỏi về THỰC TẠI CỦA THỰC TẠI (Octavio Paz, trong quyển The Bow and The Lyr, nói về thi ca và đề cập tiểu thuyết, đã bất ngờ, chỉ điểm ngay vào trung tâm điểm của nghệ thuật tiểu thuyết, trang 208: “... (the novel) is a question about the reality of reality”). Thực tại của Thực tại là viết về cái bị viết. Viết là thực tại? Tất cả tham vọng của tiểu thuyết gia đúng nghĩa là: viết về thực tại như là thực tại. Nhưng thực tại cũng có thể là ảo tưởng của thực tại và thực tại của ảo tưởng, và chính ảo tưởng của ảo tưởng lại là thực tại như là thế. Sau cùng và tuyệt vời nhất, với Samuel Beckett thì thực tại của thực tại lại là không thực, là hư vô, là không Tánh: “Không có gì thực hơn cái không thực” (Nothing is more real than nothing). Lúc viết về Proust, Beckett đã nói lên sự thực tàn bạo và khủng khiếp: “Nghệ thuật là sự phong thần nỗi cô độc. Không có sự truyền thông giao cảm nào cả giữa con người với con người vì không thể có cái gì khả dĩ dùng để truyền đạt sự giao cảm” (Samuel Beckett, Proust, trang 47: “And art is the apotheosis of solitude. There is no communication because there are no vehicles of communication”).
Những nhà phê bình thời thượng có thể ung dung tự tại cho rằng Người đi trên mây và L’Amant không phải là “văn chương nhập cuộc” (“littérature engagée”, chữ thời thượng của Sartre), nhưng có sự nhập cuộc nào vĩ đại lớn lao cho bằng sự nhập cuộc vào chính sự cô độc vô phương cứu chữa của tất cả con người trên mặt đất? Một bậc thầy văn chương nhập cuộc, André Malraux, suốt đời hành động, nhập cuộc, “dấn thân” trọn vẹn, cũng phải thú nhận qua quyển tiểu thuyết cuối cùng Les Noyers de l’Altenburg rằng tất cả những hành động đều phù phiếm, lịch sử là ảo giác, tâm lý học Tây phương là ảo tưởng và con người vẫn là cô độc trong sự trống rỗng bao la của vũ trụ... Malraux đã nhìn thấy gì?     
Bỏ ra ngoài tất cả những “thí nghiệm” phù phiếm của loại văn chương “nhập cuộc” và loại văn chương “chống nhập cuộc”, bỏ ra ngoài loại tiểu thuyết “chống tiểu thuyết” và loại tiểu thuyết gọi là “mới”, phải nhận rằng sự thực phũ phàng của tất cả chữ nghĩa là một “ẩn dụ” (siêu chuyển dụ, metaphor) hoài vọng về một siêu chuyện dụ (ẩn dụ) khác; dù Alain Robbe-Grillet đã chống đối việc sử dụng metaphor trong tiểu thuyết, nhưng sự chống đối đó cũng bị kẹt lại trong một siêu chuyển dụ vô phương cứu chữa: “tạo tác một đối tượng” (F. John Weightman, Alain Robbe-Grillet in The Novelist as Philosopher, edited by John Cruickshank, trang 238, và trang 230 - 252).
Từ lúc nào sự vật và sự việc biến thành đối tượng (object, object)? Alain Robbe-Grillet vẫn chưa có đi đủ hành trình triết lý Tây phương để nhìn thấy hết tất cả những chuyển động “siêu hình học” (siêu thể học), từ ontology của triết lý Hy Lạp đến Descartes, đến Hư vô của Plato (Platon), Hư vô của Kant, Hư vô của Hegel, Hư vô của Nietzsche và Heidegger, và nhất là trong lãnh vực văn chương tiểu thuyết: Hư vô của Samuel Beckett. “Ðối tượng” nào xô đẩy được hư vô đi vào tuyệt lộ? Cái vị thế đặc biệt của Nguyễn Xuân Hoàng và Marguerite Duras không nằm trong những “thí nghiệm” phù phiếm của văn chương nhập cuộc và văn chương phi nhập cuộc, văn chương mới và văn chương cũ. Hoàng và Duras đã ở chỗ khác. Truyện của Hoàng và Duras không phải là chuyện mà là truyện. Và truyện có thể là về cái này hoặc về cái kia hoặc không về cái gì cả. Chính sự căng thẳng cùng độ trong truyện của Hoàng và Duras đã khiến chúng ta suy nghĩ, nhất là khi sự căng thẳng ấy đã được giấu kín qua sự bình thường của câu chuyện tình dang dở. Chuyện bình thường căng thẳng cùng độ với truyện. Thực ra không có sự căng thẳng nào trong câu chuyện của Hoàng và Duras, ngoài sự căng thẳng vô hình giữa truyện và chuyện, giữa truyện đang viết trong đầu và chuyện tình yêu đang “sống”, giữa hoài vọng của chữ nghĩa và tình yêu tuyệt vọng, vì chữ nghĩa tạo ra tình yêu và chữ nghĩa đã làm sụp đổ tất cả tình yêu, đang khi chính chữ nghĩa là điều kiện khả tính cho tất cả tình yêu. Không thể sống mà không kể chuyện, lại còn không thể sống nổi khi mình phải kể truyện. Dù một người không biết đọc và không biết viết, người ấy cũng bị chữ nghĩa loài người tạo đủ âm binh tàn phá. Có lẽ chết đi rồi, cũng phải kể chuyện hoặc kể truyện. Sống kiếp này viết, và kiếp sau, cũng phải viết, viết có chữ nghĩa hay không chữ nghĩa. Một siêu chuyển dụ “chết” cho một siêu chuyển dụ “sống”.
... Với lối viết bình dị thông thường, Nguyễn-Xuân Hoàng nói lên bi kịch của một người đi trên mây theo câu chuyện của “người khác” hay bi hài kịch của một người không đi trên mây theo cái truyện của mình phải viết để biết mình là ai... Một người đã tự nhận thấy mình trong bức Tự họa của Van Gogh thì nhất định không thể là người đi trên mây và người ấy chính là mây, là mộng, hoạn, bào, ảnh, như lộ diệc như điện... Van Gogh là lý tưởng đúng nhất của Nguyễn-Xuân Hoàng: Người ấy hy sinh tất cả cho nghệ thuật, hy sinh tất cả tình yêu cho một cái gì khác rất mong manh, thoáng hiện thoáng mất. Ðôi dòng chữ nghĩa đôi câu chuyện tình và một truyện không bao giờ chấm dứt. Hay chỉ tạm chấm dứt. Cái ý nghĩa tuyệt vời nhất có thể trao tặng cho Nguyễn-Xuân Hoàng và Marguerite Duras là như thế này: truyện Người đi trên mây không kể chuyện gì khác, ngoài chính cái truyện kể truyện về chính cái truyện, cũng như truyện L’Amant kể truyện về chính cái truyện ấy. Quyển tiểu thuyết được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ XX là tác phẩm của James Joyce (Ulysses và Finnegans Wake). Bao nhiêu thế hệ phê bình gia lỗi lạc từ trên nửa thế kỷ đã tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm James Joyce; người thì cho ý nghĩa là như thế này, người thì cho ý nghĩa là như thế kia (chẳng hạn T. S. Elliot thì cho rằng Joyce dùng “phương pháp thần thoại” – “a mythical method”), người thì cho rằng Joyce viết về sự trở về quê hương trong ý nghĩa nóstos của Homer, người thì cho rằng Joyce viết về cái chết, và có người phải đợi đến lần tái bản năm 1984, sau khi đã hiệu đính lại trên 5,000 lỗi in sai, thì mới biết rằng Joyce viết về tình yêu; tóm lại, tất cả những phê bình gia đều cố tìm hiểu ý nghĩa căn bản trong mọi ý nghĩa. Chỉ có Samuel Beckett đã nói lời tối hậu: “Tiểu thuyết của JOYCE là nói về chính tiểu thuyết ấy” (his novel is about itself). Lời nhận xét thiên tài của Samuel Beckett có thể được xem như là nguyên lý tối thượng cho sự phê bình văn nghệ, để phê bình tất cả mọi ý nghĩa hay vô nghĩa của tất cả mọi tiểu thuyết (chuyện hay là truyện?). Từ đó việc viết tiểu thuyết và việc đọc tiểu thuyết không còn là sự tiêu khiểu “đi trên mây”, và trở thành một câu hỏi chết sống, đâm thẳng vào trái tim của thực tại, thực tại của thực tại... Nguyễn-Xuân Hoàng đã hiểu thế và đã viết một truyện về chính cái truyện, cũng như Marguerite Duras đã làm thế, cũng như bất cứ nhà văn nào đúng nghĩa đều đã làm thế, vô thức hay ý thức. Kẻ Tà Đạo trở thành Người Đi Trên Mây, cũng như quyển Un Barrage Contre Le Pacifique của Marguerite Duras trở thành quyển L’Amant. Kẻ Tà Đạo của Nguyễn-Xuân Hoàng và Un Barrage Contre Le Pacifique đều là truyện dài và trở thành truyện khác, ngắn hơn, nhưng vẫn là truyện về chính truyện.
Và truyện không phải chỉ là chuyện. Albert Camus đã kể chuyện về Balzac trong L’Homme Révolté khi đề cập đến vấn đề nổi loạn và tiểu thuyết: “Một lần Balzac nói chuyện lâu dài về chính trị và vận mạng thế giới...”, rồi sau đó Balzac ngừng nói, rồi nhập đề: “Bây giờ chúng ta hãy trở lại những vấn đề quan trọng”. Camus cho biết rằng những vấn đề quan trọng ấy chính là những quyển tiểu thuyết của Balzac... Những vấn đề quan trọng hơn chính trị và vận mệnh thế giới: tiểu thuyết và viết tiểu thuyết. Balzac đã nhảy vào truyện sau khi đã nói chuyện. Mây đã tan biến.
Garden Grove, 7 tháng Ba – 1988
PHẠM CÔNG THIỆN



Tiễn bạn

Trong những lần trò chuyện, tôi chưa bao giờ bắt gặp ở anh một nét tự mãn nào cả. Lúc nào anh cũng than thở là chưa viết được như anh mong muốn. Có lần, sau khi khen Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi, anh hạ giọng; “Nhìn bọn em, anh mới thấy thế hệ của bọn anh cái gì cũng lớt phớt, sách tiếng Pháp đọc được một chút, sách tiếng Anh đọc được một chút, chẳng có cái gì biết thật sâu cả.” Tôi không ngạc nhiên về lời khen của anh. Nhưng tôi ngạc nhiên về cách khen. Anh không nhất thiết phải tự hạ mình và thế hệ của mình xuống đến như vậy.
Thầy Kuốc: Blog VOA

GCC cũng nghĩ như Thầy Kuốc: " Anh không nhất thiết phải tự hạ mình và thế hệ của mình xuống đến như vậy"!
10:59 AM NM trả lời đề nghị nên rút. Chuyện đã qua...
12 AM, tôi đọc lại bản thảo và delete tất cả những đoạn có liên quan đến Nguyễn Xuân Hoàng, khoàng 1 trang.
Trần Hoài Thư [Nhật Ký]
Thảo nào Brodsky cực tởm thứ văn chương ai điếu!
NQT
As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Joseph Brodsky: Anna Akhmatova Poems' Introduction [The Keening Muse]
Như một đề tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà thơ. Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử dụng để thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những chuyến đi siêu hình làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết).
Mai Thảo, tưởng là TTT chết rục ở trong tù VC, bèn ai điếu bạn, bằng cách phịa ra 1 kỷ niệm, làm bật ra tính “ưu việt của kẻ sống sót, đối với nạn nhân” [TTT chết rồi, làm sao nói ngược lại được]:
Thanh Tâm Tuyền, căn gác xép ám khói ở toà soạn Dân Chủ, hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ.
Một tên tiến sỡi dởm, 1 câu tiếng Anh bình thường, không dịch được, mà viết về 1 nhà văn đi trước bằng giọng nhơ bẩn đến như thế!
Đâu chỉ về anh mà cả 1 thế hệ của anh!
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, giả như NXH không hề nói như thế, làm sao ông nói lại được với 1 tên vô đạo đức như tên khốn này?
Trường hợp TTT, may quá, ông chưa chết. Và ông cũng phải đợi bạn mình nằm xuống, mới đi 1 đường "sửa lại cho đúng"!
Gấu, khi NXH còn sống, thấy điều gì cần viết về bạn, là bèn viết liền, dù có phải mang tiếng xấu [“bad” boy], nhưng thà là thế, để bạn có gì cần thì viết mẹ nó ra, rồi ra đi thanh thản.
Chứng cớ là nửa đêm, anh phôn, [26.3.2012 ( 1)] rồi xin lỗi, vì không biết là nửa đêm, và cúp máy, sau đó, lần gặp lại ở Quận Cam, GCC thấy anh đi cùng 1 lũ chẳng tên nào Gấu ưa, ở tiệm phở Nguyễn Huệ, Gấu vờ luôn, ra Factory uống cà phê, thì nghe phôn anh, tao ra liền gặp mày, thế là ra liền, chụp liền vài cái hình.
GCC đã biết trước lũ khốn nạn như những tên Kuốc Kiếc này sẽ viết như thế nào về anh rồi, từ khi anh còn sống!
Lũ này tởm thực. NQT
Thú thực, cả 1 đời viết lách, Gấu chưa từng gặp 1 tên nào ngu dốt, xấc láo, hỗn xược, như tên K này! [Cái chuyện nhà văn lớn NXH thổi tôi và bạn tôi là HNT, thì tôi không lạ, tuy nhiên cách anh ta và cả thế hệ của anh ta hạ mình như thế, thì tôi hơi bị lạ!]
Đã dốt mà lại ưa bịp. Một câu tiếng Anh không biết, mà viết cả 1 cuốn “Luận án Tiến sĩ”, bằng tiếng Anh!
Rồi viết bài nào thì cũng làm cả 1 rừng tiểu chú, những sách vở trích dẫn! Toàn thứ dữ không à!
Quái đản thực!

Richie & Friends

Thu 2014

 Thơ Mỗi Ngày  


Vila-Matas @ ML

Kafka: Trước Pháp Luật

Bản dịch tiếng Anh mới nhất
IN FRONT OF THE LAW  
IN FRONT OF the Law stands a doorman. A man from the country comes to this doorman and asks to be admitted to the Law, but the doorman says that he can't allow him to enter. The man reflects on this and then asks if he can assume that he'll be allowed to enter later. "It's possible," says the doorman, "but not now." Since the gate to the Law remains open and the doorman steps to the side, the man bends down to look through the gate into the interior. When the doorman notices this, he laughs and says, "If it tempts you so much, try to get in despite my warning. But know this: I'm powerful, and I'm only the lowliest doorman. In every chamber stands another doorman, each more powerful than the one before. Though powerful myself, the very gaze of the third is more than I can endure." The man from the country hadn't anticipated such difficulties; the Law is supposedly accessible to anyone at any time, he thinks, but now, as he looks at the doorman in his fur coat more carefully, at his large, pointed nose, the long, thick, black Cossack beard, he decides to continue waiting until he receives permission to enter. The doorman gives him a stool and lets him sit down to the side of the door. There he sits for days and years. He makes many attempts to be admitted and wears out the doorman with his pleas. The doorman often subjects him to a series of questions, asks him about his home and many other things, but they're questions posed in a detached way, the sort that great lords pose, and in the end he always repeats that he still can't grant him entry. The man, who had fully equipped himself for his journey, uses everything he has, no matter how valuable, to bribe the doorman. The latter accepts everything but says at the same time: "I'm only accepting this so that you won't think that you've overlooked something." Over the many years the man watches the doorman almost constantly. He forgets about the other doormen, and this first one seems to him to be the only obstacle between him and access to the Law. He curses his bad luck, in the first years recklessly and loudly; later, as he grows old, he continues only to grumble to himself quietly. He becomes like a child, and since in his perennial observations of the doorman he has come to know even the fleas in the collar of his fur coat, he even asks the fleas to help him change the doorman's mind. Finally, his vision becomes weak, and he doesn't know whether it's getting darker around him or his eyes are only deceiving him. But now he recognizes in the darkness a brilliance which radiates inextinguishably from the door of the Law. He doesn't have much longer to live now. As he's near the end, all of his experiences of the entire time culminate in a question that he hasn't yet asked the doorman. Since he can no longer raise his stiffening body, he motions to him. The doorman must bend very low for him since their difference in height has changed much to the latter's disadvantage. "What do you want to know now?" asks the doorman. "You're insatiable." "Everyone strives for the Law," says the man. "How is it that in these many years no one except me has asked to be admitted?" The doorman realizes that the man is already near the end, and to reach his failing ears he roars at him: "No one else could be admitted here because this entrance was for you alone. I'll now go and close it."
Trước Pháp Luật
Trước Pháp Luật có tên gác cửa. Một người nhà quê tới và xin phép vô, nhưng tên gác nói, ta không thể cho phép. Người nhà quê suy nghĩ về vụ này và rồi hỏi liệu lát nữa, có được không. Tên gác nói, “có thể”, nhưng “lúc này thì chưa”. Bởi là vì cửa mở, và tên gác thì đứng né qua 1 bên, cho nên người nhà quê bèn cúi xuống dòm vô bên trong. Tên gác bèn cười và nói, Nếu mi thèm như thế, thì cần gì ta, cứ vô đại đi.
Tay dịch giả này, có bằng tiến sỡi dịch, và những tiểu chú của ông về tại làm sao lại dịch lại Kafka, cực thú, Gấu có scan, và sẽ dịch cùng với truyện ngắn Trước Pháp Luật.
Kết cục thì nó phải như thế đó: Đếch làm sao giải thích được!
Trên TLS, số 7 Sept 2012, GABRIEL JOSIPOVIC điểm 1 số sách mới ra lò về Kafka - vị thầy gối đầu giường của Sến - đưa ra nhận xét, vào cái ngày 23 Tháng Chín này, thì kể như là đúng 100 năm, ngày Kafka viết cái truyện ngắn khủng ơi là khủng, “Sự Xét Xử”. Và có thể nói, vào giờ này, độc giả chúng ta cũng chẳng hiểu ông nhiều hơn, so với những độc giả đầu tiên của ông, và có lẽ sự thể nó phải như thế, nghĩa là nó phải chấm dứt bằng cái sự đếch làm sao hiểu được Kafka!
Ở đây, cũng phải đi 1 đường ghi chú ngoài lề!
1. Cuốn Bếp Lửa của TTT, chấm dứt bằng lá thư của 1 tên Mít, là Tâm, bỏ đất mẹ ra đi, đếch thèm trở về, viết cho cô em bà con, buộc vào quê hương thì phải là ruột thịt, máu mủ. (1)
Quái là, đây cũng là nhận xét của Walter Benjamin, về Kafka: Cái con quái vật, con bọ VC, do Chúa Sẩy Thai mà có đó, nó chỉ trở thành bọ, vào 1 buổi sáng, khi ngủ dậy, ở trong căn nhà của bố mẹ nó.
Điều này giải thích, sự kiện, Nobel Toán Mít phải nhận cái nhà cho bố mẹ xong xuôi, rồi mới bỏ đi được!
2. Cuốn Sinh Nhật của bạn quí của Gấu, khi mới ra lò, Gấu đề nghị, nên đổi tít, là Sinh Nhạt, và còn đề nghị viết bài phê bình điểm sách, “Đi tìm 1 cái mũ đã mất”:
Ui chao, đây đúng là chuyện xẩy ra với tác phẩm của Kafka, theo bài điểm trên như đoạn sau đây cho thấy:
Truyện ngắn mà Brod gọi là "Prometheus", được kiếm thấy trong Sổ Tay Octavo Notebooks, của Kafka, đã được gạch bỏ [crossed out]. Câu kết thúc của truyện: “Giai thoại thường toan tính giải thích cái không thể giải thích; bởi vì dưng không trồi lên sự thực [chữ của TTT, trong Cát Lầy], nó phải lại chấm dứt trong không thể cắt nghĩa được”
[Nguyên văn: "Legend attempts to explain the inexplicable, because it arises from a ground of truth, it must end in the inexplicable”]
Nói rõ hơn, nhân loại không làm sao đọc được Kafka vì có 1 thằng cà chớn Gấu "nào đó", nẫng mẹ mất cái nón đội đầu của ông!
Bạn quí của ông, là Brod, thì cắt mẹ mất chim của Kafka, để biến ông thành Thánh!
Thánh đâu cần chim!
(1)
Thanh,
Không ngờ Thanh còn nhớ đến anh.
Anh cảm động khi đọc thư. Anh tưởng nơi quê hương không còn ai nhớ đến anh nữa. Đôi lúc anh vẫn ân hận rằng anh không buộc với xứ sở một dây liên lạc nào ngoài anh ra. Nguời ta gặp nhau ở ngoài phố rồi quên nhau ngay, thì ở quê hương hay một phương trời nào khác gì nhau.
Một hôm tình cờ anh nghe đài phát thanh và được gặp giọng hát Thanh.
Vẫn giọng ấy. Trở về mái nhà xưa. Anh định viết cho Thanh nhưng anh nghĩ biết đâu, Thanh chẳng đã quên anh rồi như mọi người. Được thư Thanh anh phải cám ơn Thanh nhiều.
Thanh lại sống một mình. Nga đã lấy chồng. Chắc Nga thôi viết văn rồi nhỉ? Bên này anh cũng có người bạn gái là văn sĩ nổi danh. Thanh hát lại là phải, anh đã chẳng nói thế sao? Vợ chồng Minh vẫn mạnh khỏe, được mấy cháu rồi? Hãy nói với Minh lấy tên anh đặt cho một đứa con của Minh để anh được đinh ninh anh còn nhiều liên lạc với quê hương.
Chúng ta là những người sinh ra để đi một mình suốt đời. Thanh hãy can đảm nhận lấy điều ấy. Đi một mình suốt đời khó nhọc đấy chứ. Không có một sự gì ràng buộc ta, thật là bất hạnh.
Những buổi trời lạnh, tự sửa soạn bữa ăn lấy, anh nhớ Thanh hơn hết. Anh chỉ còn có Thanh và chắc Thanh chỉ còn có anh. Hãy cho anh sự tin tưởng khi anh có dịp trở về quê hương, anh đã có sự ràng buộc, ấy là Thanh. Không phải những người bạn. Bạn chưa đủ. Buộc vào quê hương phải là những người cùng máu mủ với mình.
Chúng ta phải tự tạo lấy sự ràng buộc nhau để cùng bám chặt quê hương, nếu không chúng ta sẽ mất trong sự quên lãng.
Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Tâm
Viết xong tại Thủ Dầu Một
vào tháng 10-1956
Đọc cái thư thấy sến ơi là sến.

Nhưng phải như thế, thì mới cân bằng được với cái nội dung của 1 cuốn sách, viết về anh Bắc Kít, Hà Lội, chưa sống đã già, chưa già đã chết, trong Bếp Lửa.

NXH chez Phan Nguyên

*
"Ý nghĩ trên cỏ" không phải là essay, mà là 1 thứ ký, tạp ghi, đại khái thế.
Trong số những triết gia, NXH chắc là chỉ khoái Camus. Anh đã từng dịch Sartre, nhưng câu mà anh “tâm đắc” nhất, là của Camus, suy nghĩ, cuộc đời có đáng sống hay không, là trả lời câu hỏi "cà chớn" nhất của triết học!
[Câu tiếng Anh: There is but one truly serious philosophical problem and that is suicide. Albert Camus]
Nhân ghé tiệm sách, thấy cuốn mới nhất về Camus, TV đã từng giới thiệu, nhớ đến bạn, bèn bệ về, bởi là vì lèm bèm về Cà, cũng là 1 cách lèm bèm về NXH!
Vả chăng, tính chôm cái tít choàng cho bạn mình: Một đời đáng sống!
*

“Căn nhà ngói đỏ”, Nha Trang: Camus cũng có, và là Tipasa. Trong "Nuptials at Tipasa", “Return to Tipasa”, Camus dành những lời ướt át, tình cảm quấn quýt nhất của ông cho nó:
Two of his most lyrical essays, "Nuptials at Tipasa" and "Return to Tipasa," express his deep attachment to the village. The first essay, written in 1936 when Camus was an underemployed young man with oversized ambitions, describes his experience at Tipasa in frankly erotic terms: "Everything seems futile here except the sun, our kisses, and the wild scents of the earth .... Here, I leave order and moderation to others. The great free love of nature and the sea absorbs me completely.'"
*

*


Trong những lần trò chuyện, tôi chưa bao giờ bắt gặp ở anh một nét tự mãn nào cả. Lúc nào anh cũng than thở là chưa viết được như anh mong muốn. Có lần, sau khi khen Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi, anh hạ giọng; “Nhìn bọn em, anh mới thấy thế hệ của bọn anh cái gì cũng lớt phớt, sách tiếng Pháp đọc được một chút, sách tiếng Anh đọc được một chút, chẳng có cái gì biết thật sâu cả.” Tôi không ngạc nhiên về lời khen của anh. Nhưng tôi ngạc nhiên về cách khen. Anh không nhất thiết phải tự hạ mình và thế hệ của mình xuống đến như vậy.
Thầy Kuốc: Blog VOA

GCC cũng nghĩ như Thầy Kuốc: " Anh không nhất thiết phải tự hạ mình và thế hệ của mình xuống đến như vậy"!
10:59 AM NM trả lời đề nghị nên rút. Chuyện đã qua...
12 AM, tôi đọc lại bản thảo và delete tất cả những đoạn có liên quan đến Nguyễn Xuân Hoàng, khoàng 1 trang.
Trần Hoài Thư [Nhật Ký]
Thảo nào Brodsky cực tởm thứ văn chương ai điếu!
NQT
As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Joseph Brodsky: Anna Akhmatova Poems' Introduction [The Keening Muse]
Như một đề tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà thơ. Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử dụng để thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những chuyến đi siêu hình làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết).
Mai Thảo, tưởng là TTT chết rục ở trong tù VC, bèn ai điếu bạn, bằng cách phịa ra 1 kỷ niệm, làm bật ra tính “ưu việt của kẻ sống sót, đối với nạn nhân” [TTT chết rồi, làm sao nói ngược lại được]:
Thanh Tâm Tuyền, căn gác xép ám khói ở toà soạn Dân Chủ, hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ.
Một tên tiến sỡi dởm, 1 câu tiếng Anh bình thường, không dịch được, mà viết về 1 nhà văn đi trước bằng giọng nhơ bẩn đến như thế!
Đâu chỉ về anh mà cả 1 thế hệ của anh!
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, giả như NXH không hề nói như thế, làm sao ông nói lại được với 1 tên vô đạo đức như tên khốn này?
Trường hợp TTT, may quá, ông chưa chết. Và ông cũng phải đợi bạn mình nằm xuống, mới đi 1 đường "sửa lại cho đúng"!
Gấu, khi NXH còn sống, thấy điều gì cần viết về bạn, là bèn viết liền, dù có phải mang tiếng xấu [“bad” boy], nhưng thà là thế, để bạn có gì cần thì viết mẹ nó ra, rồi ra đi thanh thản.
Chứng cớ là nửa đêm, anh phôn, rồi xin lỗi, vì không biết là nửa đêm, và cúp máy, sau đó, lần gặp lại ở Quận Cam, GCC thấy anh đi cùng 1 lũ chẳng tên nào Gấu ưa, ở tiệm phở Nguyễn Huệ, Gấu vờ luôn, ra Factory uống cà phê, thì nghe phôn anh, tao ra liền gặp mày, thế là ra liền, chụp liền vài cái hình, như cái sau đây:
*
GCC đã biết trước lũ khốn nạn như những tên Kuốc Kiếc này sẽ viết như thế nào về anh rồi, từ khi anh còn sống!
Lũ này tởm thực. NQT

Through the years, a man peoples a space with images of provinces, kingdoms, mountains, bays, ships, islands, fishes, rooms, tools, stars, horses, and people.
Shortly before his death, he discovers that the patient labyrinth of lines traces the image of his own face.
Ròng rã bao năm tháng, một người đàn ông làm đầy không gian bằng những hình ảnh tỉnh lỵ, vương quốc, núi non...
Nào Nha Trang, nào Ngôi Nhà Ngói Đỏ, nào Người Đi Trên Mây...
Đúng vào lúc đi xa, anh ta khám phá ra, cái mê lộ kiên nhẫn đó, chính là bộ mặt đẹp giai của mình!
-Jorge Luis Borges
Bientôt, je serai tout le monde, je serai mort (1)
Chẳng bao lâu nữa, tớ sẽ là cả thế giới, tớ... ngỏm
-Jorge Luis Borges


*

Cầm bằng thí cho gió
Ngày chúng ta đi
Gió mò xuống
Lấy đi những dấu chân của chúng ta

Gió lấy bụi,
Phủ những dấu vết chúng ta để lại
Khi tản bộ

Ngoài ra,
Thì kể như là chúng ta vưỡn còn sống
Thế đó,
Gió là kẻ chúng ta,
Cầm bằng thí cho nó
"Bàn chân ai rất nhẹ,
Tựa hồn những năm xưa"!

Hà, hà!
Borges viết về cái khoảnh khắc xém lên chuyến tàu suốt của GCC ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ:
The Suicide
Not a single star will be left in the night.
The night will not be left.
I will die and, with me,
the weight of the intolerable universe.
I shall erase the pyramids, the medallions,
the continents and faces.
I shall erase the accumulated past.
I shall make dust of history, dust of dust.
Now I am looking on the final sunset.
I am hearing the last bird.
I bequeath nothingness to no one.
-A.R.
Đi Xa
Đêm nay Gấu sẽ không cho phép ngôi sao nào được bỏ lại ở trên bầu trời
Đêm cũng đếch được bỏ lại
Gấu sẽ đi xa, và, cùng với Gấu
Là cái sức nặng đếch làm sao chịu đựng nổi của vũ trụ
Gấu sẽ xoá sạch những kim tự tháp
Những cái mề đay, nhất là cái của cái tên Nobel Toán người xứ Bắc Kít
Những đại lục, và những khuôn mặt.
Gấu sẽ xóa sạch quá khứ được tích tụ từ bốn ngàn năm của xứ Mít –
như vậy đủ rồi, với Gấu Cà Chớn –
Gấu sẽ làm cho lịch sử Mít biến thành bụi, bụi của bụi.
Và bi giờ, Gấu đối diện với buổi mặt trời lặn lần cuối cùng
Ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ, ở thủ đô lưu vong của giống Mít.
Gấu nghe tiếng chim cuối cùng
Gấu đếch thèm để lại chúc thư văn chương cho bất cứ thằng chó nào!
Hà, hà!
*


Gấu quen NXH, là qua HPA, và HPA, qua ông anh vợ hụt, tức anh BHD, khi học cùng Văn Khoa, thời gian Gấu đang học Bưu Điện. Chưa ai viết lách gì cả. Khi HPA đậu sư phạm Đà Lạt, thì ở Sài Gòn, Gấu đi làm Bưu Điện, rồi ăn mìn VC, rồi viết Những Ngày Ở Sài Gòn, khi đang nằm dưỡng thương trên Đài Liên Lạc VTD thoại quốc tế, kế bên Đài Phát Thanh Sài Gòn, nhờ 1 anh bạn trong Thất Hiền, là Trần Công Quốc, đem tới nhà TTT, ông cho đăng trên Nghệ Thuật, số 9. Khi HPA ra trường về Sài Gòn, Gấu giới thiệu anh với NDT, và cả đám viết cho Văn, đại khái như thế. Và nếu như thế, thì quen NXH ở La Pagode.
"Huyền thoại", đám “tiểu thuyết mới” hay ngồi La Pagode, thực sự là do Gấu gây nên.
Vì làm thêm, part time, cho UPI, sáng nào Gấu cũng phải xuống văn phòng [số 19 thì phải, đường Ngô Đức Kế, gần bùng binh bờ sông có bức tượng Trần Hưng Đạo], để coi có hình chuyển bằng vô tuyến điện cho cữ 8 giờ sáng, đi Tokyo, thường là không, vì đã chuyển cữ 6 giờ chiều hôm trước, trừ hình đặc biệt, có trong đêm, thế là ghé La Pagode uống cà phê, chờ bạn bè cũng lục tục ra.
GCC đã viết về chuyện này rồi.
Mấy ông nhà văn lính thường chửi tụi Gấu là nhà văn salông, biết gì về cuộc chiến, may mắn hơn đám họ, Gấu nghe thật buồn cười.
Cũng đi lính như họ, may cái con khỉ gì chứ?
Cả đám Gấu khi đó, được hoãn dịch, thì là vì lý do nghề nghiệp, NXH, HPA, nhà giáo, Gấu, chuyên viên "tối cần thiết"… đến khi có lệnh Tổng Động Viên, là dính hết, có ai thoát đâu?
Viết dở như hạch, mấy tờ báo Sài Gòn không đăng, thế là đổ hết cho nhóm Gấu, nhảm thực!
Của đáng tội, sau cũng được đăng, cũng thành nhà văn, còn bảnh hơn tụi Gấu, vì trực tiếp tham dự cuộc chiến.
Tuy nhiên, theo Gấu, đa phần viết na ná, làng nhàng như nhau. Đó là sự thực.
Ngay từ hồi đó, là Gấu đã ngửi ra điều này, và đã cảnh cáo rồi, đâu phải đợi tới tàn cuộc chiến!
Blog PCH



*


*

Ra mắt Lần Cuối Sài Gòn @ Khánh Trường’s, 1998.
Biếu. Không bán!


*

Nguyễn Đình Thuần & Lê Tài Điển & Nguyễn Xuân Hoàng



*
Băng "Tiểu Thuyết Mới" with "Đặc Sản Nam Bộ" Nguyễn Văn Sâm
*

Lê Tài Điển & NQT & Đinh Cường @ “La Pagode” [Factory Bistro] Cali

*

Lê Minh Hà
14 mins · Berlin, Germany ·
Khi đó Mai Thảo vừa mất, Nguyễn Xuân Hoàng thay Mai Thảo làm VĂN. Lê Minh Hà vừa xuất hiện thực sự trên báo chí hải ngoại, với các truyện ngắn. Đầu tiên là ở DIỄN ĐÀN (Pháp), rồi HỢP LƯU; VĂN HỌC (Mỹ). Còn nhớ một anh bạn dân Bắc di cư năm 54 lớn lên giữa Sài Gòn bảo "không bao giờ Lê Minh Hà có thể xuất hiện trên VĂN ngay cả khi không còn Mai Thảo. Văn là Văn, họ có cách đọc riêng". Tôi im lặng. Khi đó tôi chưa gửi bài cho Văn. Nhưng tôi biết nếu VĂN không phải là sự nối dài của SÁNG TẠO thì cũng là căn cứ ở nước ngoài của nhiều người trong nhóm đó - Những người có chung với tôi một miền đất sinh ra, lớn lên, nhưng đã từ đó hai lần ra đi, có chọn lựa, lần ra đi sau là mãi mãi. Nếu những tên tuổi ấy có ngoảnh mặt trước cái tên của một người viết khi tự nói về mình đều rất thành thật nhận rằng lớn lên dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa thì cũng là dễ hiểu, khi tôi , anh, chúng ta đều là người Việt Nam. Hoàng Ngọc Hiến những ngày đó chưa để đời cái câu "Cái nước mình nó thế". Nhưng mà đúng vậy: Cái nước mình nó thế. 
Chính khi đó tôi nhận được lời nhắn của nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Rằng Nguyễn Xuân Hoàng muốn xin Hà một truyện cho VĂN. Cho tờ tạp chí văn học ở hải ngoại mà tôi đã nghĩ đúng như anh bạn không khi nào dành một mẩu đất cho cái tên Lê Minh Hà, cũng như ai viết chữ Việt nhưng là người Bắc, người Hà Nội của cái thời tất cả (cũng có thể là giả vờ) lên đồng tin "đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh" (Tố Hữu). 
Nhận được cái gật qua điện thoại của tôi, sẵn có mấy truyện nằm trong kho của Văn Học, thực ra là mấy truyện Văn Học đặt viết thành cả serie, anh Nguyễn Mộng Giác chuyển qua anh Nguyễn Xuân Hoàng một truyện. Trăng góa. Tên của truyện đó tôi sẽ dùng làm tên cả tập truyện xuất hiện lần đầu tại Mỹ năm 1996, về Hà Nội của tôi, thành phố tôi sinh ra, lớn lên, đã xa và vẫn yêu, và tôi biết, cũng vẫn được yêu, ít nhất là yêu những mùa thu mùa đông khắc khoải và khắc nghiệt, bởi những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam cho tới nay vẫn chưa được công khai công nhận, như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền. 
 Trăng Góa, tập truyện đó, vì thế có hàm giữ cái tình của tôi với cả ba tạp chí văn học hàng đầu hải ngoại một thời. Hợp Lưu, bởi cái bìa do họa sĩ Khánh Trường chủ bút làm cho, Trăng goá - truyện lần đầu chủ bút Nguyễn Xuân Hoàng đã cho đi trên Văn của người viết Lê Minh Hà, và những truyện khác, được viết, viết lại theo gợi ý của chủ bút Văn Học - Nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
 Bây giờ các anh người còn người mất. Vừa hôm nay anh Hoàng đến với anh Giác. Trong ba ông chủ bút của Hợp Lưu, Văn Học, Văn, tôi mới một lần gặp mặt anh Nguyễn Mộng Giác, anh Khánh Trường còn sống đấy mà chắc cũng khó có bao giờ, anh Nguyễn Xuân Hoàng mấy năm trước qua Paris còn hẹn tôi gặp nhau ở Đức và anh em đã không có dịp gặp nhau. Nhưng chữ, nối chữ, cho anh em tôi gần nhau, vì cái tài ư, không hẳn, chỉ là cái tình, có được do đạo chữ.
Họ đã cho tôi hiểu thêm về lịch sử Việt Nam còn đang nóng hổi, cho tôi hiểu phận người Việt, phận người trí thức nghệ sỹ Việt trong dòng lịch sử đó, không phải chỉ là những chua xót, tủi buồn, tự tín, mà là ý thức về nghĩa vụ, chỉ có được khi có một trí tuệ thực sự luôn vận động.
 Họ cho tôi một bài học giản dị về hòa giải và hòa hợp từ chỗ đứng của con người. Không có gì khác hơn là cố gắng biết, cố gắng hiểu, để thấy được nỗi đau của người không bé hơn nỗi đau của ta.
 Anh Hoàng ơi, dù chưa khi nào gặp anh, BẤT CỨ NƠI NÀO BẤT CỨ Ở ĐÂU; BỤI VÀ RÁC thế nào thì em cũng nhớ, chữ của anh, trong văn và trong thư, và nhớ, cả lời các anh chị khác từng kể cho em và em đã hỏi anh đúng không, rằng Nguyễn Xuân Hoàng rất đẹp trai.
Âm cũng như dương, cõi này, cõi ấy, thế nào anh em mình cũng sẽ có lần gặp nhau.
LMH FB
Xin thành thực chia buồn.
NQT/Thảo Trần

September 14, 2014 at 3:27am
Nguyễn Xuân Hoàng

Cái duyên của tôi với anh Nguyễn Xuân Hoàng có thể đã bắt đầu từ 1975. Tôi không rõ vào lúc đó anh còn làm Tổng thư ký tòa soạn tờ Văn khitôi gửi đến 5 bài thơ và được đăng trong số chót của tờ báo là số tháng Tư.Tháng tư lắm chuyện nên tôi quên mất, cho đến gần đây nhờ anh Vũ Trọng Quang nhắc đến thì tôi mới phát hiện. Nếu thế thì 13 năm sau đó, cái duyên của tôi với anhHoàng mới bắt đầu tại phố Bolsa. Tôilà thế hệ của Croissant Doré chứ không phải là của La Pagode.
Dạo đó (1988), vì công việc, anh em gặp hàng ngày, bữa sáng bữa chiều. Tôi có chụp một chân dung của anh cho bìa 4 của quyển « Sa Mạc » thì phải, phụ giúp anh một bận dọn nhà về đường Hazard mà anh gọi là « con đường mang tên Tình cờ ».Tôi đùa « Rừng cao su mâu thuẫn ở trên con đường mang tên tình cờ »,trước tôi gọi anh là « Rừng cao su  mâuthuẫn ». Anh em đùa thế thôi, chẳng có ý nghĩa gì hết, anh cười.
Anh Hoàng là người hiền như nụ cười của anh và anh chỉ cười mỉm. Thì hiền mà, ai cười ha hả. Chữ « Hazard »anh gọi là « Tình cờ » nhưng nó thật ra mang nghĩa là « Bất trắc »,như cuộc đời vậy chứ không được xuề xòa. Anh thì lành, không ưa sinh sự, và không ưa cả sự này sự nọ do người này việc kia sinh ra nhưng làm sao tránh. Thìanh cười mỉm, không phải là anh không biết, anh biết chứ, anh hiền chứ anh đâucó ngu, anh cười như xin lỗi tuy chẳng phải lỗi anh, thì lỗi của cuộc đời, anhcười để tránh. Tôi chỉ thấy anh giận có một lần, được một phút, rồi anh lại cườingay. Anh cười nhường, cái khí của anh là khí « cậu » nên tôi biệtdanh anh là « Cậu Hoàng ». Anh là dân « cậu » bẩm sinh,hoàn cảnh nào thì cũng khó mà trăm phần phù hợp, có người cười đu đưa đánhvõng, anh cười một cái cười lách có một chút buồn. Thì biết sao, phải vậy, chẳngcó con đường nào mang tên « Bình an » để mà dọn đến.
Tôi không được biết anh trước 75, nhưng tôi nghĩ, ngay ở Quán Chùa, ngay ở thập niên 60-70 tạiSàigòn, anh đã có nụ cười như vậy.
Tình cờ, có lẽ là chu kỳ 13 năm giữa tôi và anh. Sau này khi anh lên San Jose thì tôi ít gặp. Lầnchót chắc là năm 2001, khi tôi làm giỗ hai năm ngày ba tôi mất tại quán Sumo ởSanta Ana và gặp anh vô tình đến ăn với bạn. Tôi gọi « Cậu Hoàng !» vàanh bảo « Cậu Khiêm ! » đây là tín hiệu giữa anh em. Thì tôi cũng hiền, nhưng mà sao « cậu » như anh được, cái hiền của tôi có cái giả vờ.
Như vậy, đến giờ là 13 năm. Lúc anh mới mang bệnh, một lần Phùng Nguyễn tổ chức phái đoàn lên thăm, tôi không đi được. Một bận sau, Nguyễn Hữu Liêm rủ lên, tôi cũng không có dịp. Tôi đi đây đi kia nhưng Bolsa/Tully lại là ngăn cách xa vời.
Tôi không gặp lại"Cậu Hoàng" và tôi chào anh từ xa vậy, một người anh quý mến.
Đỗ Khiêm FB
Một người ngồi trong ghế bành
September 14, 2014 at 3:41am
R.I.P nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.
Hồi ở Hà nội tôi vẫn hình dung Sài gòn qua lời kể của má tôi, Sài gòn chơi khuya, ăn cơm tấm, bận áo dài trắng, quần trắng, đi giày cao gót … má tôi kể chuyện thường có chút hu-mua như hầu hết các Phó thường dân Nam bộ : lần đó má tôi bận nguyên bộ đồ dài trắng, xách ví đầm trắng giày cao gót trắng vô một tiệm cơm tấm, ăn xong bà rót nước uống rồi kẹp cái ví đầm vào nách, sửa tướng thật yểu điệu đi ra phố, chưa ra khỏi tiệm bà đã thấy mọi người nhìn bà cười ha há, Rồi khi bà ra khỏi tiệm thì người bồi chạy theo, che miệng cười đưa bà cái ví đầm…Té ra nãy giờ bà kẹp cái nắp ấm giỏ, loại giỏ ủ nóng bình trà ….vào nách áo dài trắng !!!!
Má tôi kể chuyện tỉnh khô, bọn tôi thì cười lăn lóc, trong trí tưởng tượng của tôi bấy giờ Sài gòn như vậy thật bình dân, thật vui vẻ và có chút điệu nghệ ….
“Một người ngồi trong ghế bành” của Nguyễn Xuân Hoàng là một trong số ít truyện ngắn Sài gòn cũ được báo Văn nghệ tuyển chọn tôi thấy thích- cùng với truyện của Nguyễn Đình Toàn. Hình như truyện này tôi đã đọc đâu đó rồi thời tôi còn hay lê lết ở đường sách cũ ĐặngThị Nhu, hồi đó tôi cũng vừa đọc xong cuốn Khải Hoàn Môn của Remarque, một cuốn tiểu thuyết cảm động hơi lâm ly, rất dễ làm xao xuyến con tim thiếu nữ (hì, tôi cũng có thời là thiếu nữ!) Remarque hay tả cảnh trong bar rượu, một cái bàn con , một người đàn ông và một người đàn bà, nghe nhát gừng ơ hờ lắm, nhưng tình thì sâu thẳm! trong truyện cũng có một anh bồi bàn chu đáo tận tình … nói chung là khung cảnh rất điển hình, à la romantic, đọc những đoạn tả này tôi cứ mường tượng như mình cũng có mặt ở đó, nhấm nháp một ly rượu mạnh và ngồi theo cái điệu gật gù, làm ra thờ ơ mà không bỏ sót một cử chỉ, sắc mặt nào của hai người họ …
Truyện “Một người ngồi trong ghế bành” của Nguyễn Xuân Hoàng cũng là truyện một người đàn ông và một người đàn bà , bên cạnh một cái bàn, trong tiệm nước…..Rất kiệm lời và cũng theo mạch ơ hờ, nhưng khác là người đàn bà Việt nam rặc, cô ta “biết hết, nhớ hết” về người đàn ông, thứ thuốc anh ta hút, loại báo anh ta đọc… cô ta mang một vẻ bao bọc trìu mến đối với người đàn ông, từ ngôn từ, cử chỉ, trong một chiều mưa nhợt nhạt, họ có vẻ chỉ là hai người bạn, cô ta đùa nghe âu yếm, nhưng e dè như không dám nhận mình có được chút quan tâm của bạn, rất khác nhân vật cùng giới bên truyện của Remarque, nũng nịu một cách vô tâm, hoàn toàn yên trí đàn ông sinh ra là để phục vụ cô nàng !!!!
Trong màn mưa rả ríc; đường phố thỉnh thoảng nháng ánh đèn taxi; xe trờ tới và một người bước xuống; họ níu tay nhau quay lại căn gác nhỏ; cầu thang hẹp, hôi và thanh gỗ vịn rít nhớp ….Căn phòng màu vàng sẫm tối ám và trơ trẽn, nhớp nhúa (…); người đàn bà thay áo, quàng khăn ; họ lại đi ra khỏi nhà ; một tiệm nước quen có bán đồ ăn điểm tâm….và sau cùng là một cái ghế bành da màu đỏ ….. Người kể chuyện tả lại không một chút tô vẽ, mưa dắt dây cho nền câu chuyện thêm ảm đạm, nhưng gương mặt đẹp của người đàn bà, những câu nói đùa âu yếm, bộc lộ một cách dịu ngọt và bất ngờ mối quan tâm của nàng với người bạn trai là vệt màu ấm áp khiến người đàn ông bối rối, Giọng điệu anh ta từ dửng dưng đến xốn xang dần theo thời gian ở bên người bạn gái, làm cho cái lý do cô muốn anh có mặt – chỉ để cùng cô đến gặp một người đàn ông khác, đang ngỏ lời ao ước được quen cô – thành ra như phi lý , như người đàn ông muốn nó là cái cớ kỳ quặc, không có thật. Thế nhưng một người ngồi trong ghế bành, cái ghế da màu đỏ .. cắt ngang niềm xốn xang của nhân vật hình như lại có thật, người đàn bà đến cái bàn bên đó và người đàn ông bắt đầu bữa cơm tối một mình!
Cái hình ảnh “một người ngồi trong ghế bành” mang ẩn dụ gì thì tôi chịu, không chắc hiểu… song khung cảnh câu chuyện cứ dần thực, rõ nét như bức vẽ trên gỗ, ngược lại người đàn bà bên cạnh người kể chuyện đang sống động một cách thành thực với giọng cười, mùi hương tóc thì lại nhòa dần trong nét liêu trai …mang một nhạc cảm thấm thía khiến tôi thán phục. Nghệ thuật tạo dựng không khí và nhân vật thật đáng nể, câu chuyện giản dị trở nên sâu thẳm, xa xôi mà gợi như hơi thở của người đàn ông bên cạnh người đàn bà !!!!!
Một điều nữa tôi cho rằng NXH đã vẽ nên một cảnh tượng tôi muốn hình dung về Sài gòn – cứ cho rằng đó là Sài gòn - đô thị miền Nam trước năm 1975, nhỏ nhắn theo cái cách văn chương điệu nghệ .
Tôi sẽ nói gì nhỉ nếu có người gườm gờm nhìn tôi và bảo” không phải Sài gòn của mày !!!!!!”
À, khó thế !
5/2009
Chị So FB


Đông Thức Nguyễn

8 hours ago near Go Vap, Vietnam 

Năm 2005 đến San Jose có ghé toà soạn Viet Tribune thăm anh chị. Vẫn luôn nhiệt tình, sôi nổi. Ngoài tờ báo ngày, anh chị còn làm tờ tạp chí Văn, cố giữ ngọn lửa yêu văn chương trong tim người Việt ở Mỹ.
Truyện Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu của anh đến giờ vẫn là sách tôi yêu thích. Anh cũng như Duyên Anh, Nguyễn Thanh Trịnh (Đoàn Thạch Biền), Từ Kế Tường... là những tác giả đã khiến tôi nuôi mộng văn chương khi còn sinh viên.
 Hãy yên nghỉ, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.
 Xin chia buồn cùng chị Vy Truonggia và gia đình...

mây ngừng bay
Chia tay anh Nguyễn Xuân Hoàng
cũng đành thôi, nắng tắt rồi
mặt trời đã lặn ngày vui đã tàn
một vì sao – Nguyễn Xuân Hoàng
vừa rơi vào cõi vĩnh hằng sáng nay
cũng đành thôi, mây ngừng bay
trái tim ngừng đập, bàn tay vẫy chào
biết đời là giấc chiêm bao
mà sao lòng vẫn thấy đau vô cùng
cũng đành cạn một dòng sông
người đi đi mãi và không trở về
bên kia là phía hư vô
trăm năm còn lại bóng mồ hư không

Phạm Cao Hoàng

Virginia, September 13, 2014 

Người uống rượu góc trời

Thơ ĐINH CƯỜNG
Vừa nghe tin Hoàng mất sáng nay rồi
Đinh Cường
Vừa nghe tin Hoàng mất sáng nay rồi
- Nguyễn Xuân Hoàng
 ghi vội của Đinh Trường Chinh

September 13, 2014

Còn gì nói nữa. còn gì nói nữa. Hoàng ơi
chuông nguyện hồi chuông Notre-Dame
còn gì nói nữa còn gì nói nữa chị Vy ơi
chiều nay chị tắt máy, con cháu đông đủ
còn gì nói nữa còn gì nói nữa bạn bè ơi
khi một người bạn đã tách ra đi trước
còn gì nói nữa còn gì nói nữa tôi ơi
chỉ còn chút thành tâm cầu nguyện
ngày Phạm Công Thiện mất bạn báo tin
tôi đang ăn múi cam mà nghẹn
trưa nay Lê Quế Hương báo tin bạn mất [1]
tay đang cầm cây cọ. xoáy mạnh vào toile..
Virginia, September 13, 2014
Đinh Cường

[1] Nguyễn Xuân Hoàng vừa mất lúc 10 giờ 50 phút
sáng nay , Thứ bảy 13 tháng 9 năm 2014 tại San Jose,
California


Thơ NGUYỄN LƯƠNG VỴ
Tiễn biệt Nguyễn Xuân Hoàng
Nguyễn Lương Vỵ

Thân thương ơi, hãy bay đi thật nhẹ
“Biển, nghe không?”(*) Câu hỏi vốn không lời
Lời không tiếng, trời thu cao đợi nhé
Đón người về ngấn lệ níu xa xôi
Rồi chín suối mười sông kia sẽ hát
Trần gian xanh, mộng chín đỏ xin chào

Trang văn réo khu rừng xưa nhã nhạc
Khúc ru tình rực lửa gọi chiêm bao
Rồi tóc bạc sẽ hòa âm mây trắng
Biển trời kia nghĩa nặng với tình sâu
Bay thật nhẹ bay thật cao im lắng
Trăng Sài Gòn – Phan Thiết sẽ tìm nhau
Thân thương ơi, âm trầm trong tiếng gọi
Nói gì đây? – Hẹn gặp chốn vô cùng
Vô tận ý vô tận lời gió nổi
Và sương chìm tẩn liệm nắng vô chung…

Nguyễn Lương Vỵ

11:15AM, Sept. 13.2014
Sau khi được tin nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng từ trần lúc 10:30AM tại San Jose, Cali.
(*) Thơ Nguyễn Xuân Hoàng.
 
TRẦN HOÀI THƯ
Nhật ký
Trần Hoài Thư


Mấy hôm nay tôi cứ phân vân có nên trích lại lá thư xin lỗi của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng  nhan đề: “Thư gởi người đã khuất” được đăng trên tạp chí Văn số chủ đề Tưởng niệm Doãn Dân trước 1975 vào trong bài viết “Hiện tượng văn chương nữ giới miền Nam”  của tôi hay không... Người đã khuất mà ông viết là nhà văn Doãn Dân. Nhà văn Doãn Dân chết vì một quả đạn pháo rót ngay vị trí của anh trên đại lộ Quảng Trị - Huế vào mùa hè 1972 khiến cả thân thể anh bị banh như xác pháo.
Tôi muốn chứng minh về sự may mắn của những nhà văn ở Saigon.
Khoảng 10 AM hôm nay  (tức là 7 AM giờ miền Tây) , tôi nhận thư của Nguyệt Mai cho hay về tình trạng sức khỏe của  nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng như sau:
“...Anh Đinh Cường mới chuyển cho em xem thư của học trò thầy Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Hoàng hiện giờ đã yếu lắm rồi, quai hàm đã cứng nên không ăn uống gì được. Tin đế anh và chị hay.”
Tôi đọc, và thấy lòng mình trĩu nặng. Tôi thấy mình không nên dùng bài viết của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng vào trong bài của mình. Tôi không muốn gây thêm sự phiền não bận tâm cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Nhưng mặt khác tôi rất cần tài liệu để minh chứng  cho những câu hỏi và trả lời của tôi trước độc giả khi họ dọc bài tôi viết.
10:51 AM  giờ miền Đông, tôi gởi hỏi ý kiến của NM.

10:59 AM NM trả lời đề nghị nên rút. Chuyện đã qua...
12 AM, tôi đọc lại bản thảo và delete tất cả những đoạn có liên quan đến Nguyễn Xuân Hoàng, khoàng 1 trang.

Xế trưa khoảng 4 PM, tôi đọc được Email cho biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời vào lúc 10:30 giờ miền tây tức là 1:30 PM giờ miền đông.
Tôi ít khi viết về người đã khuất. Lý do, tôi cảm thấy rất gượng gạo khi phải dùng những danh từ như  cực lạc thiên đàng, chín suối, tiêu diêu. Bởi tôi không có đủ khả năng để  hiểu những danh từ ấy. Nhưng với trường hợp nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, tôi viết mà lòng không cảm thấy bất an. Bởi những gì tôi viết là sự thật. Để chứng tỏ là đôi khi mình phải tin về một sức mạnh thần bí nào đó đưa đẩy mình phải chọn trong khi mình thì bối rối.
Đó là trường hợp của tôi sáng hôm nay.
Trần Hoài Thư
New Jersey, September 13, 2014
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
(1940 – 2014)
SAN JOSE (NV) - Nhà văn, nhà báo, nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng, sinh năm 1940, tại Nha Trang, Khánh Hòa, vừa qua đời tại San José, California, vào lúc 10:50 phút sáng Thứ Bảy, 13 Tháng Chín, 2014.
Bản tin của baocalitoday.com đưa tin cho biết, hiền thê của ông Nguyễn Xuân Hoàng, bà Trương Gia Vy, nói rằng chồng bà “ra đi rất thanh thản trước sự chứng kiến của gia đình,” gồm vợ, con trai, ba con gái cùng các cháu nội ngoại từ xa về kịp.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 7 Tháng Bảy, 1940 tại Nha Trang. Ông từng theo học các trường Võ Tánh (Nha Trang), Petrus Ký (Sài Gòn).
Ông theo học và tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm, Ban Triết, tại Ðại Học Sư Phạm Ðà Lạt, năm 1961. Sau đó ông giảng dạy bộ môn này tại các trung học Ngô Quyền (Biên Hòa) và Petrus Ký (Sài Gòn).
Trong thời gian 2 năm, từ 1972 đến 1974, ông đảm nhiệm vị trí Thư Ký Tòa Soạn tạp chí Văn tại Sài Gòn.
 Ông sang Hoa Kỳ định cư từ năm 1985.
Năm 1986, ông làm Tổng Thư Ký nhật báo Người Việt tại Quận Cam, California và đảm nhiệm vị trí này trong hơn 10 năm.
Từ năm 1998 đến 2005, ông chuyển về định cư tại San José và đảm nhiệm vai trò Tổng Thư Ký cho ấn bản Việt Mercury, thuộc San Jose Mercury News.
Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn nổi tiếng từ rất sớm và có sức viết mạnh.
Theo tài liệu từ Wikipedia, các tác phẩm của ông gồm có:
Tập truyện ngắn:
Mù sương (1966)
Sinh nhật (1968)
Truyện dài:
Bụi và rác (1996)
Khu rừng hực lửa (1972)
Kẻ tà đạo (1973)
Người đi trên mây (1987)
Sa mạc (1989)
Các thể loại khác:
Ý nghĩ trên cỏ (tiểu luận, 1971)
Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu (tùy bút, 1974)
Căn nhà ngói đỏ (tạp ghi, 1989)
Hiện ông cùng gia đình chủ trương tuần báo Việt Tribune, phục vụ cộng đồng Việt Nam tại vùng San José.
Trong mấy năm cuối đời, ông cũng đảm nhiệm, không liên tục, một blog trên trang nhà của chương trình phát thanh VOA Việt ngữ.
Bản tin của baocalitoday.com dẫn lời bà Trương Gia Vy rằng nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời tại nhà Dưỡng Lão Mission De La Casa, San Jose, và lễ hỏa thiêu sẽ được thực hiện theo ý nguyện của người quá cố. (Ð.B.)
Nguồn: Người Việt  

 
Khi một cây bút ra đi
Một người quen mất: Buồn. Khi người quen ấy lại là một nhà văn/nhà thơ, hơn nữa, một nhà văn/nhà thơ mình yêu thích: càng buồn hơn nữa. Cũng là người quen cả, nhưng với nhà văn/nhà thơ, qua tác phẩm của họ, bao giờ chúng ta cũng cảm thấy gần gũi hơn, thân mật hơn, do đó, việc ra đi của họ, dù muốn hay không, cũng làm chúng ta buồn rầu nhiều hơn. 
Không những buồn rầu, tin tức về cái chết của một nhà văn/nhà thơ bao giờ cũng có vẻ gì như bất ngờ. Ngay cả khi chúng ta biết họ đã lớn tuổi hoặc bệnh hoạn lâu ngày, chúng ta vẫn cứ sửng sốt như thường. Lý do chính là vì một người cầm bút dường như không có tuổi. Đọc các tác phẩm của họ, dù chúng được viết lúc họ đã cao niên, chúng ta cũng thường có cảm giác như tâm hồn họ vẫn còn rất trẻ thơ. Để có thể chìm đắm miên man trong thế giới tưởng tượng. Để có thể rung lên những xúc động khẽ khàng và tinh tế trước một cái đẹp có khi rất nhẹ nhàng, thoáng qua trong cuộc sống. 
Tác phẩm của họ, ở khía cạnh này, cũng chính là con người của họ. Tôi tiếp xúc khá nhiều với giới cầm bút. Nhiều người lớn tuổi hơn tôi, già giặn và uyên bác hơn hẳn tôi, vậy mà, nhiều lúc, tôi có cảm tưởng như họ là em tôi. Ở họ thỉnh thoảng có cái gì như hồn nhiên, như ngơ ngác, như yếu đuối. Trước, lúc tôi còn sống ở Paris, hầu như năm nào, vào đầu mùa thu, nhà văn Mai Thảo cũng tìm cách bay sang Paris, để, theo lời ông, ngắm lá vàng trên các đường phố. Những lúc ấy, tôi và ông hay đi loanh quanh cà phê cà pháo. Mỗi lần chia tay, thường ở một ga xe điện ngầm nào đó, bao giờ tôi cũng dặn dò ông hết chuyện này sang chuyện khác. Tôi biết ông rất giỏi tiếng Pháp. Tôi biết ông rất rành rẽ Paris. Thế nhưng, nhìn gương mặt ông, ánh mắt ông và dáng đi lênh khênh của ông, tôi lại sợ vu vơ là ông sẽ lạc. Nghĩ lại, tôi thấy cái sợ ấy thật buồn cười. Nhưng lần gặp lại sau, tôi lại có cảm giác y như vậy. Dưới mắt tôi, ông như một đứa em còn rất khờ khạo. 
Với Nguyễn Xuân Hoàng, nhiều khi tôi cũng có cảm giác ấy. Anh lớn hơn tôi gần 20 tuổi. Lúc tôi còn là một đứa học trò trung học ngơ ngác và ngơ ngáo ở Đà Nẵng, anh đã là một thầy giáo và một nhà văn nổi tiếng ở Sài Gòn. Nhưng những lần gặp anh, ngồi lê la cà phê và chuyện trò với anh, tôi vẫn thấy ở anh có nét gì mơ mộng và hồn nhiên như một đứa trẻ. 
Từ góc độ thuần tuý văn học, cuộc đời Nguyễn Xuân Hoàng có thể được xem là thành đạt: ở miền Nam, trước năm 1975, mới ngoài 30 tuổi, anh đã là tổng thư ký của Văn, tờ tạp chí văn học xuất sắc nhất hồi ấy; ra hải ngoại, anh lại tiếp tục làm chủ bút những tờ báo, từ thời sự đến văn học, nổi tiếng nhất của cộng đồng. Các cuốn sách của anh cũng được nhiều người khen ngợi. Nhưng anh lại rất khiêm tốn. Trong những lần trò chuyện, tôi chưa bao giờ bắt gặp ở anh một nét tự mãn nào cả. Lúc nào anh cũng than thở là chưa viết được như anh mong muốn. Có lần, sau khi khen Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi, anh hạ giọng; “Nhìn bọn em, anh mới thấy thế hệ của bọn anh cái gì cũng lớt phớt, sách tiếng Pháp đọc được một chút, sách tiếng Anh đọc được một chút, chẳng có cái gì biết thật sâu cả.” Tôi không ngạc nhiên về lời khen của anh. Nhưng tôi ngạc nhiên về cách khen. Anh không nhất thiết phải tự hạ mình và thế hệ của mình xuống đến như vậy. Nhưng càng nói chuyện với Nguyễn Xuân Hoàng nhiều, tôi càng nhận ra đó là tính cách của anh. Anh không gồng mình. Thậm chí, nhiều lúc anh tự bêu xấu chính mình. Bởi vậy, bạn bè anh hay đùa là anh có tật hay than thở. 
Bây giờ, Nguyễn Xuân Hoàng đã theo gót Nguyễn Mộng Giác, Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo đi vào cõi khác, nhiều người gọi là cõi vĩnh hằng. Cũng như với mấy người kia, nghe tin anh mất, tôi sửng sốt và buồn nhưng tôi lại không thấy hụt hẫng chút nào cả. Nhiều người hay nói đến những khoảng trống mênh mông để lại sau cái chết của những nhà văn hay nhà thơ lớn. Tôi không nghĩ vậy. Với tôi, cái chết của những cây bút lớn, ngay cả những người tôi ít nhiều quen biết, vẫn không gây nên một sự hụt hẫng nào cả. Lý do là, dù họ mất đi, tác phẩm của họ vẫn còn lại, hơn nữa, còn gần gũi hơn vì chúng không bị ngăn cách bởi tác giả nữa. Trước, đọc sách, có khi chúng ta nghĩ đến con người đã sáng tạo nên những cuốn sách ấy. Sau, chúng ta chỉ thấy sách, chỉ thì thầm tâm sự với sách. Chúng ta được giải phóng khỏi tác giả để được tự do thong dong với chữ nghĩa. 
Chính vì vậy, nghe tin Nguyễn Xuân Hoàng mất, tôi với tay lên kệ, lấy tập truyện ngắn Căn nhà ngói đỏ của anh để đọc lại. Đó là cuốn sách tôi thích nhất của anh. Trong đó có nhiều truyện ngắn thật hay. Tôi tin truyện “Tự truyện một người vô tích sự” của anh là một trong những truyện ngắn hay nhất trong nền văn  học Việt Nam ở hải ngoại từ sau năm 1975. Hay ở kỹ thuật. Hay ở văn phong. Truyện đầy ắp chi tiết, như một cuốn tiểu thuyết được nén lại. 
Với những truyện như thế, tôi nghĩ anh không mất. Tôi tin là chỉ có trong lãnh vực văn học nghệ thuật mới có những người mang kích thước bao trùm cả ba chiều thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Với quá khứ, họ tạo ra được cả một thời đại để chúng ta có thể nhận diện được “những người muôn năm cũ”. Với hiện tại, họ là cả một thế giới mênh mông để chúng ta tha hồ ngao du. Và với tương lai, họ là một tinh tú lúc nào cũng bí ẩn và đầy thách đố để chúng ta phải không ngừng thám hiểm. Hiện diện trong ba chiều như vậy, các nhà văn và nhà thơ lớn vừa ở sau để làm di sản cho chúng ta, vừa là bạn đồng hành của chúng ta đồng thời cũng là những kẻ đứng trước, đâu đó, chờ đợi chúng ta: chúng ta gặp họ trong từng bước chân. Đến lúc chúng ta biến mất, họ vẫn còn. 
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
NHQ

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates