ĐỌC LÀ GÌ ?
Có khi nào một
độc giả, trong khi đang đọc một bản văn, phải ngừng lại nhiều lần, không phải
vì bản văn đó chẳng hứng thú gì cả, nhưng ngược lại, độc giả ngừng đọc, ngẩng đầu
lên để thở vì bị ngộp bởi chính sự đọc. Ngợp vì tư tưởng dồn dập, vì bị kich
thích, bị lôi kéo, dẫn dắt ? Nói khác đi, có khi nào độc giả đọc trong khi ngẩng
đầu lên ?
Chính cách đọc
vừa bất “bất lịch sự” vừa cắt ngang bản văn, nhưng lại vừa “say mê” bởi vì luôn
luôn phải trở lại bản văn, và được nuôi sống bằng chính bản văn đó, chính cách
đọc này đã khiến một tác giả Tây phương cố gắng viết để làm sao được đọc y hệt
như vậy. Nỗi bận tâm của ông là làm sao hệ thống hóa được tất cả những lúc ngẩng
đầu lên của độc giả. “Tra vấn bản văn được viết như thế, tức là cố gắng nắm giữ
cho được hình thức của tất cả mọi bản văn”. “Hình thức” mới chính là nơi chốn của
khoa học. Có thể gọi đây là một lý thuyết về sự đọc.
Ông thử lấy
một bản văn thật ngắn của tiểu thuyết gia Balzac. Rồi ông không ngừng ngừng đọc.
Óc phê bình của tác giả hoạt động, hoặc tỉ mỉ soi sáng một cách kiên nhẫn một
chi tiết có tính cách triết lý, tự sự hoặc tâm lý, xã hội trong bản văn, hoặc
phóng đại, tra cứu cả một khoảng không gian lịch sự đã gói trọn tác phẩm ở
trong đó.
Dùng một từ
ngữ của điện ảnh, tác giả dự định quay thật chậm cuốn “ phim đọc” đó. Kết quả
không hẳn là một “phê bình phân tích” bởi tác giả không tìm kiếm “niềm bí ẩn” của
tác phẩm, cũng không hẳn là một “hình ảnh” bởi vì tác giả không định “ném mình
vào sự đọc”. Vậy thì cuốn “phim đọc” quay thật chậm đó vì là gì ? Giản dị chỉ
là một bản văn, một tác phẩm mà độc giả “viết” ở trong đầu khi ngẩng mặt lên để
cúi đọc.
Từ trước đến
nay, phê bình thường chỉ chú trọng nhiều đến tác giả hơn là người đọc. Phần nhiều
các lý thuyết phê bình đều chú trọng, tìm kiếm, cắt nghĩa tại sao tác giả đã viết
tác phẩm này, nọ, ông ta đã viết theo một nguồn cảm hứng nào, lý do nào, những
trói buộc nào, những giới hạn nào đã thúc đẩy ông ta viết. Tác giả được coi như
sở hữu chủ muôn đời của tác phẩm, còn người đọc chúng ta chỉ là những kẻ thụ hưởng.
Sự kiện này gây ra một vấn đề là : Người ta thường vẫn nghĩ rằng tác giả có một
số uy quyền lên mớ độc giả của ông về một ý nghĩa của tác phẩm. Ý nghĩa này lẽ
tự nhiên phải là tốt, là thật.
Phê bình như
vậy có nghĩa là tìm kiếm điều mà tác giả muốn nói, phê bình chưa hề gây dựng điều
mà độc giả nghe thấy, đọc được và muốn vậy.
Dưới sức mạnh
của tu từ pháp, của luận lý, một đoạn văn đang được đọc luôn luôn ép buộc người
đọc đi về một hướng nào đó của câu chuyện. Trong khi đó đoạn văn mà chúng ta
đang viết trong đầu trong khi đang đọc lại hoàn toàn tự do, cởi mở. Đối ngược lại
với luận lý trí tri ( đã khiến cho đoạn văn đang đọc trở thành có thể đọc được
) là luận lý biểu tượng, không có tính cách dẫn giải nhưng có tính cách kết hợp
: Nó kết nạp vào đoạn văn “vật chất” đang đọc một đoạn văn “hư tưởng”, một số
hình ảnh, một số ý nghĩa khác. Bản văn xuông thôi, không đủ. Thêm vào một truyện
ngắn, một bài thơ chúng ta đang đọc của một tác giả, là vô số những bài thơ, những
truyện ngắn khác của những tác giả khác trong đó có luôn người tác giả độc giả.
Tuấn Anh
_________________
* a2a: Tuấn
Anh là một bút hiệu khác của Nguyễn Quốc Trụ
Note: Đọc, như Borges phán, là dịch,
translation. Mà dịch, theo ông - để phản biện những đấng như Võ Phiến, coi thơ
không dịch được, dịch thơ là chỉ còn cái xương, thịt mất hết - Borges đề nghị,
cứ coi một bài thơ dịch, như là 1 sáng tác. Bởi thế, ông coi, độc giả nào, đọc
1 câu thơ của Shakespeare, là trở thành Shakespeare!
Cái đọc và
cái viết của Gấu,1 cách nào đó, là đúng như Borges phán. Và Gấu gọi đó là cách
đọc, viết THNM. Nhờ THNM, Gấu đọc Borges mà ra Kafka, và cũng thế, đọc Cô Tư,
ra Faulkner, đọc Cánh Đồng Bất Tận ra Cuốn theo Chiều Gió.
Cái tên Lang
Băm, chửi Gấu tự sướng, nhưng liệu hắn có thể tự sướng trong 25 năm, khi 1 mình
làm trang Tin Văn như Gấu?
Cách đọc của
Gấu, độc nhất có 1 người hiểu được, là vị K, làm trang art2all, và vị này truy
ra gốc của nó, là từ 1 bài tạp ghi, Gấu viết, khi phụ trách trang "tạp
ghi" của tờ Vấn Đề, và vị này gọi là đọc mà ngẩng đầu lên, thay vì bị bài
viết đang đọc, trói bạn, như 1 cái cùm.
Trong 1 lần
K chúc SN, nhớ đại khái, hãy mãi mãi đọc, ngẩng đầu; viết THNM, là vậy
Về yêu, vị bằng
hữu ngoài đời & trong cõi viết, DPP nhận xét, cũng nhảm.
Người độc nhất
hiểu Gấu, là Gấu Cái, người mà Gấu chọn, và chọn Gấu, để sống cuộc đời vui, nhục,
là cõi thực, còn những đời kia, đời khác, cõi khác đều là nhảm cả, theo nghĩa,
chúng “thực hơn cả đời thực”, và bởi như thế, chúng đều giả, như cõi viết. Khi
còn trẻ, đỗ đạt sớm, ra trường sớm, có nhà nhà nước sớm, ngay khi còn độc thân,
Gấu có quá nhiều cuộc tình, cả khi đã có vợ, nhưng không hề để chúng vướng đến
cuộc đời “vui, nhục”, là như vậy. Về già, nhìn lại, sở dĩ được như thế, là nhờ
Sài Gòn, xóm, chỗ nào cũng có, lẫn với nhà dân, khi Mẽo chưa đông. Mỗi lần đưa
em đi chơi, con heo lỡ thức dậy, là đưa em về nhà, rồi ghé xóm giải quyết.
|
Comments
Post a Comment