Shostakovich



 
Shostakovich



Trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, NYRB số đề ngày 10 tháng Sáu, 2004, Orlando Figes điểm hai cuốn sách mới xuất bản, viết về nhà soạn nhạc lớn lao của Liên Xô, Shostakovich [một nhân vật được coi là li khai, chống đối chế độ...], cho biết, Shos. đã từng ký tên trong danh sách đăng trên tờ Sự Thật., tố cáo nhà bác học nguyên tử của Nga, Andrei Sakharov.
"Không ai bắt ông ta phải làm như vậy." Bạn của Shos, Lev Lebedinsky nhớ lại.  Và tác giả bài viết giải thích: Đây không phải hành động của một con người phản kháng, như ông đã từng, mà của một con người sống quá lâu trong nỗi sợ hãi.
Hai mươi năm sau khi Stalin mất, ông ta vẫn còn sợ Ông Trùm Đỏ! (1)
*


GCC, điếc đặc nhạc cổ điển, nhưng cái tên Chostakovitch, lại thêm inédit, chưa từng in ấn, intime, cõi thầm kín…. làm sao bỏ qua!
Quả là không bõ công mua. Chỉ nội bức thư dưới đây.
GCC nhớ hoài hai giai thoại về ông này. Một, là thời gian thất sủng, chỉ chờ Cớm VC Niên Xô [KGB] tới bắt, ông bèn nằm hành lang, nhà của mình, để cho vợ con không đau lòng vì cảnh bi thương này!
Tuyệt. Chỉ 1 chi tiết như thế là thấy Bắc Kít không có tên nào làm được!
Thứ nhì, ông này đếch thèm ký tên vô danh sách kêu gọi Bắc Bộ Phủ Cẩm Linh thả Brodsky, sau khi hỏi, tên thi sĩ này có phải đã từng gặp tụi [ký giả] Tây Phương. Nghe nói, có, thế là ông ta lắc đầu, gặp tụi nó là bị mua rồi, hỏng rồi!
[Trong trò chuyện với Brodsky của Volkov có kể chuyện này]
Số này tuyệt lắm. Nói tới bản nhạc thần sầu của ông, Symphonie 7, Leningrad.
**
Tớ rõ ràng là sống quá dai, quá cả cái thời của tớ!
Shostakovich vào Viện Âm Nhạc Petrograd năm 1919 khi ông 13 tuổi, và là một trong những học trò xuất sắc nhất về soạn nhạc của trường Petersburg. Ông cũng đam mê không khí văn chương của thành phố. Vở opera đầu tiên của ông, Cái Mũi, dựa theo một chuyện kể phi lý của Gogol về cái mũi của một nhân viên, rời chủ của nó để sống một cuộc sống tự lập, cuối cùng bị cảnh sát bắt. Vở opera có thể được thưởng thức như là một câu chuyện châm biếm về quyền lực và nỗi sợ do nó gây nên. Vào năm 1936, Stalin đi dự một buổi trình diễn vở opera của ông Phu nhân Macbeth ở Quận Mtsensk, và tỏ vẻ bực bội, dấu hiệu mở đầu chiến dịch dữ dội của Đảng nhằm chống lại mọi hình thức nghệ thuật đi ra ngoài dòng hiện thực xã hội chủ nghĩa. Leningrad trở thành mục tiêu đầu tiên của "Đại Khủng Bố". Sau vụ ám sát Kirov, trùm đảng bộ Leningrad (1934), có thể là do Stalin, nhằm có cớ cho cuộc thanh trừng những phần tử đối lập trong thành phố, những cuộc bắt bớ hàng loạt đã diễn ra. Shostakovich đã khéo léo lắm mới thoát khỏi, và vẫn giữ được sự trung thực. Trong một cuộc phỏng vấn, ông tuyên bố Bản Giao Hưởng Thứ Năm, được trình diễn lần đầu, tháng Mười Một 1937, là về "một người đàn ông với những cảm nghĩ của anh ta", nhưng những khán thính giả cắt nghĩa, đây là một tác phẩm về Khủng Bố. Tất cả đều biết rằng, chỉ lát nữa sau khi ra khỏi rạp, một vài người trong số họ sẽ bị ném vào tù, hay bị xử tử. Bản Giao Hưởng Thứ Bẩy, viết để tặng những người dân thành phố bị quân đội Đức vây hãm, được trình diễn lần thứ nhất tại đây vào tháng Tám 1942, trước một đám thính giả, lả vì đói và lạnh. Được truyền thanh khắp nước Nga và được Stalin khôn khéo sử dụng, như một bằng chứng về tinh thần yêu nước của người dân Leningrad, nhưng tác giả của nó đã tâm sự với một số bạn thân, bản giao hưởng không chỉ là một cáo trạng đối với chủ nghĩa phát xít, mà đối với mọi chủ nghĩa đàn áp. Âm nhạc của ông đã kết tinh hình ảnh mới của thành phố, như là một nạn nhân. Đây là điều Akhmatova đã làm, trong những vần thơ dưới hầm của bà.

Nơi người chết mỉm cười

Shostakovich : Cello Concerto in E flat, Op.104


RUINED CHOIRS
How did Shostakovich's music survive Stalin's Russia?
For genuine dissidents, such as Solzhenitsyn and Brodsky, Shostakovich was part of the problem. In an interview, ironically, with Solomon Volkov, Brodsky attacked the effort to locate "nuances of virtue" in the gray expanses of Shostakovich's later life. Such a career of compromise, Brodsky said, destroys a man instead of preserving him. "It transforms the individual into ruins," he said. "The roof is gone, but the chimney, for example, might still be standing."
Cái trò ‘dạng háng’, ‘biển một bên, tớ một bên’… huỷ diệt một con người thay vì giữ được nó… Nó biến con người thành tro than, điêu tàn… Mái nhà thì mất mẹ nó rồi, nhưng cái ống khói, có thể vưỡn còn!
Note: Cái đoạn gạch đít ở trên, áp dụng vào đám tinh anh Bắc Hà [HC, LD... trừ Hữu Loan], thật hợp!
Late at night, Ragin broods over his condition: "I am serving a bad cause, and I receive a salary from people whom I deceive. I am dishonest. But then I am nothing by myself, I am only a small part of a necessary social evil. . . . It is the fault of the time I live in." He finds solace in the thought that suffering is universal and that death destroys all human aspirations in the end. Immortality, he says, is a fiction. When he dies, of a sudden stroke, he is mourned by no one. At that point, the resemblance to Shostakovich breaks down.+ (b)

Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.
Đang loay hoay viết về Nguyễn Tuân, được tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?
*
"Ông ta đúng là không nên đứng kế bên Khrushchev". Câu này của Volkov, khi phải nhận định về nhà soạn nhạc lừng danh Shostakovich, trong một lần trò chuyện với nhà thơ Brodsky, xung quanh đề tài nhà thơ đưa ra: Khi bạn bắt đầu chơi trò "biên tập" [editing] đạo hạnh, đạo đức của bạn – rằng cái này được phép, cái kia không được, vào những ngày như thế đó – như vậy là bạn đã đánh đu với tinh, đã mấp mé bên bờ thảm họa.
Volkov kể lại, một lần ông cần vài bức hình nhà soạn nhạc, từ thư khố nhà nước. Tuy đã phải trả tiền trước, nhưng một "phu nhân sắt" (an iron lady) vẫn kiểm tra từng tấm, và chừa lại ba, hình nhà soạn nhạc đứng kế bên Khrushchev. Phu nhân sắt cũng chẳng thèm mất công giải thích. Tôi [Volkov] bắt buộc phải hiểu rằng nhà soạn nhạc không nên đứng kế bên lãnh tụ, vào thời gian mà ông ta là một người không thể chấp nhận được (persona non grata).
Đọc bài viết của Trần Dần, về thơ Tố Hữu, (được đăng lại trên talawas.org), vào đúng thời của ông ta – tức là không thể chấp nhận được đó – tôi mới thấy thế nào là hào khí Nhân Văn Giai Phẩm, và cùng với nó, cái gọi là sĩ khí Bắc Hà.
Note: "Ý kiến ngắn", trên, Gấu viết cho ta là gì nhân nghe tin Tố Hữu ngỏm. Ta là gì cho biết, sẽ đăng.
Khi đăng, Gấu đọc, thấy bị thiến mấy chữ "tệ" hơn nữa.
Cáu quá, meo hỏi. Bà chủ quán xin lỗi, nói, đệ tử tự ý thiến.
Đúng ra, bà phải đăng trên ta là gì, xin lỗi độc giả ta là gì.
Gấu đâu cần bà xin lỗi?
Nay, post lại, và xin lỗi độc giả ta là gì, về cái phần sơ sót của Gấu. NQT
Nhân viết về nhà soạn lừng danh, bèn đọc lại đoạn trò chuyện giữa Volkov và Brodsky. Nhà thơ khẳng định, 1 người như Shostakovich không thể đứng kế bên, bất cứ ai. Kút không, Xì không, và Lenin, lại càng không!

Brodsky. So you see how it all works out. Shostakovich and Khrushchev no longer possible, Shostakovich and Stalin still not possible, Shostakovich and Lenin never possible. I think that may even be for the better. For Shostakovich, at any rate.
Volkov. Well, with Shostakovich-it's a complicated matter.
Brodsky. What's so complicated about it? He could have done perfectly well without all that, to be blunt.
Volkov: Với Shostakovich, tình hình có vẻ rắc rối.
Brodsky: Rắc rối cái con mẹ gì. Ông ta thừa sức làm như thế, cỡ như ông ta!
GCC chẳng đã từng phán, 1 tên thi sĩ bảnh, cực bảnh như Hoàng Cầm, thí dụ, thừa sức để lắc đầu với Tố Hữu, tao đếch viết [tự kiểm]. Cái thế giá của ông ta, cho ông ta, làm được như thế. Cũng thế với Nobel Toán. Ông ta thừa sức ị vào mặt nhà nước như DTH, rồi bỏ đi Mẽo dạy học, đứa nào dám đụng đến ông ta?
Đoạn tiếp theo sau mới thú. Brodsky được nhà nước Liên Xô o bế, ông gạt phắt, tao đếch thèm!
Nếu hiểu Shostakovich, theo như cách giải thích của Brodsky, về thế giá của ông nhạc sĩ thiên tài như ông ta, thì không thể có lời than vớ vỉn sống quá cả thời của mình được:
Thư gửi Isaac Glikman
Moscou, 2 Tháng Hai, 1967
Tôi suy nghĩ hoài về đời sống, cái chết, và nghề nghiệp/sự nghiệp. Khi nghĩ tới mấy đấng nổi tiếng, tôi đi đến kết luận, tất cả đám họ đã không chết đúng lúc. Thí dụ: Mussorgsky chết sớm/trẻ/yểu. Người ta cũng có thể nói như thế về Pouchkine, về Lermontov, và vài người khác nữa. Trong khi đó, Tchaikovsky đúng ra phải chết sớm. Do chết trễ, cái chết của ông, đúng hơn, những ngày cuối đời của ông thực là thảm khốc.






























Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates