Tình vĩ đại


Sunday, January 11, 2009 11:43 PM
Re:
Cam on anh Tru .

Sau mấy năm rồi, cũng vẫn câu hỏi cũ : Làm sao mà vừa đọc, vừa viết, vừa chăm cháu ngoại, vừa nói chuyện với bạn bè được, hay quá .K thì chỉ đọc (internet) và xem là nhiều . Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi .
K.
Tình vĩ đại. Về già, Gấu nghiệm ra, phải là thứ tình tưởng tượng ra thì mới vĩ đại. Thực, không thể nào vĩ đại được.

Note: Đặt cục gạch



Lúc ngồi dưới vỏ thì anh thanh niên tả sơ sơ chân dung ông Cà Bi. Anh nói ông này làm buổi sáng đủ tiền nhậu thì chiều không làm nữa. Có khi làm suốt tuần bỗng nghỉ ngang, ăn xài hết phần tiền đó rồi lại lang thang kiếm việc. Một năm nhà ông Cà Bi ăn tới bốn cái tết, mỗi tết ít nhất cũng mười ngày. Có tiền trong túi đồng nghĩa với hội hè, ông Cà Bi ta sẽ đủng đỉnh rong chơi. “Chơi kiểu đó ổng nghèo là phải…”, anh thanh niên dường như giận.
*
Anonymous said...
Có ít lỗi chính tả, uổng quá, vì nếu không sửa, chẳng ai hiểu được, thí dụ: "võ", đúng là vỏ, chỉ cái xuồng.
Bài viết hay quá, nhưng ngầm chứa trong nó, sự kiêu ngạo, có thể không phải chỉ của Cô Tư không thôi...
Cám ơn
3/05/2010
sau rieng said...
Tui đã copy bản trên báo về thay cho bản đầy lỗi chính tả rồi đó. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở.
Note:
Ông Cà Bi này làm Gấu nhớ đến mấy ông đạp xế lô, Anh Tám Sạc Ne, những ngày mới vô Sài Gòn. Đi vài cuốc, đủ tiền cho một ngày, là ghếch xế lên lề đường, miệng ngậm điếu thuốc, tay mở tờ nhựt trình, chân ghếch thành xe, hay trở về nhà chở bà xã và lũ nhỏ đi một đường "cà phe" hủ tíu…
Nhớ anh bạn học Miền Nam đầu tiên, ngôi trường đầu tiên, trường Văn Lang, chỉ là một căn hộ trong con hẻm đường Ngô Tùng Châu, Gấu đã kể một lần trong khi đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến.
Bài viết của Cô Tư, thì cũng "đi tìm một cái tên, cho sự thất bại của một cuộc chiến"!
Tks again.
NQT
*
“No one really knows whether or not grass did grow again where Genghis Khan had passed; there is no one left to look.”
Steiner: De Profundis [viết về Solz và Quần đảo Gulag]
[Dịch kiểu phóng bút của... anh cu Gấu: Chẳng ai biết cỏ mọc lại hay là không nơi -Cánh Đồng Bất Tận -
vó ngựa “Thành Cát Tư Hãn” tràn qua bởi vì đâu còn ai để mà nhìn thấy]
Nhưng chưa khủng bằng câu sau đây:
“Anthropology”, says Lévi-Strauss in concluding Tristes Tropiques, can now be seen as “entropology”: the study of man has become the study of disintegration and certain extinction.
Steiner trích dẫn, trong bài viết về Lévi-Strauss: The Lost Garden
[Việc nghiên cứu ông Cà Bi và những hậu duệ của ông trở thành việc nghiên cứu một sự phân huỷ từ người biến thành bọ…]

Nguồn
*
*
Chắc chắn sẽ có người chê rằng đem đặt vụ án Lê Thị Công Nhân bên cạnh vụ án Nguyễn Ái Quốc là so sánh khập khiễng.
Đúng thế!
Người viết xin thành thật xin lỗi Lê Thị Công Nhân, vì đã so sánh cô với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
ĐTT talawas

Giả như HCM sống lại, ở vào chỗ LTCN, sợ còn khốn khổ hơn nhiều.
Đó là ý của Dos, qua viên Đại Phán Quan, theo đó, giả như Chúa sống lại thì cũng bị đệ tử của Chúa làm thịt để bảo vệ Nhà Thờ, Ky Tô giáo!
*
    Thời gian học lớp đệ ngũ trường Văn Lang, của thầy Nguyễn Khắc Kham. Vẫn "thói" bắc không thể bỏ, chọn thầy trước khi chọn trường, chọn lớp. Tiếng là trường, chỉ một căn hộ trong một con hẻm đường Ngô Tùng Châu gần Ngã Sáu Sài-gòn. Tiếng là di cư, nhưng chính ở đây, cậu có người bạn Nam-kỳ đầu tiên. Cũng lần đầu, cậu nghe anh bạn Trí phát âm "tìn thươn", thay vì tình thương. Con nhà giầu miệt tỉnh, mấy chị em kéo lên Sài-gòn mua nhà thay vì trọ học. Và phải là một trường Bắc-kỳ. Anh giải thích: ở dưới đó, anh "số dzách", nhưng ông thầy lắc đầu, không ăn thua gì đâu, so với đám học trò người bắc. Anh đưa về "khoe" với mấy anh chị em. Cả nhà đều mến, nhưng phàn nàn với đứa em: bạn mày nói, tụi tao nghe không ra! Còn thằng bé cứ há hốc mồm, nghe kể về một miền đất, sáng rảo bộ ra quán cà-phe nơi đầu ngõ, tiện chân ngoáy ngoáy một hố đất nơi con rạch, trưa về thò tay nhấc lên một con cá. Nhưng hình ảnh "Nam-kỳ nhất" ở nơi cậu, là từ một cô gái "lai", Bắc-kỳ xa xưa từ hồi nảo hồi nào. Và nó bắt nguồn từ... Hà-nội!
    Hồi đó ở với bà chị họ, nơi ngoại ô Bạch Mai. Một bữa có một ông chú, từ Sài-gòn ghé. Gọi là chú, vì ngày trước học chung với ông già. Chú Th. quê Phú Hữu, một làng nằm trên sườn một ngọn đồi, dưới chân núi Tản. Ngày nhỏ theo bà già từ Thanh Trì, ven sông Hồng, vượt hết cánh đồng Sơn, đứng từ dưới nhìn lên, những căn nhà lẩn sau đám cây trên đồi. Bà già chỉ: nhà bà Hàn kia kìa. Gái Thanh Trì thường làm dâu Phú Hữu. Cậu bé có mấy bà cô ở trên đồi. Trai Phú Hữu thường ra Thanh Trì làm học trò ông giáo Dực. Ông già và chú Th. học chung lớp. Chú thi rớt, bị bố la, bỏ xứ Bắc, nhẩy tầu đi một lèo tới Sài-gòn làm giầu. Ông già thi vô sư phạm, ra làm hiệu trưởng trường tiểu học, mỗi nhiệm sở đẻ một đứa con làm dấu. Đứa Hải Dương, đứa Lục Yên Châu... Nhiệm sở chót Việt Trì (Vĩnh Yên), năm 1945, rồi "thôi" luôn.
    Lần đó chú Th. ghé chơi trên đường về quê, mang làm quà cho mấy trái xoài, và dẫn thằng cháu đi mua cho một đôi giầy, vô tình cho nó một thú vui: đánh thật bóng, rồi thử xem bụi hè phố Hà-nội mất mấy ngày mới làm mờ.
    Lần gặp lại, là ở Sài-gòn. Ông hỏi: "Nước nhà độc lập rồi, còn 'dzô' đây làm gì?" Ông hình như lấy làm tiếc cho thằng con người bạn học. Cộng sản "nòi", bố bị đảng phái thủ tiêu. Lý lịch "tốt" như thế, bỏ đi thật uổng! Chửi một hồi thấy tội, ông nhắc lại một vài kỷ niệm, hồi học chung với ông già. Giầu có như vậy, ông vẫn nhớ, và cười cười, mày chắc cũng đã hưởng qua nhiều lần, cái thú ngồi giữa đồng làng, làm một trong tứ khoái, rồi "chịn" lên mặt cỏ tươi. Làng Thanh Trì của tôi, chú chỉ nhớ có vậy. Thú thật! Làng Thừa Lệnh, quê Chu Tử, kế ngay bên Phú Hữu. Hai người hình như quen nhau, từ hồi còn nhỏ. Cô bé con chú Th. là "mặc khải" miền nam, Sài-gòn của tôi. Dây mơ rễ má với Hà-nội, là vậy.
    "Nới" rộng ra, nó liên can đến cả một miền đất.
Nhiều người bắc chắc còn nhớ cái váy nâu, cái quần thâm. Vải may xong, nhúng nâu, nhúng bùn, phơi nắng, cho tới khi cứng như mo cau, mới được xỏ vào người. Lần bà chị đưa đứa em tới "trình diện" ông chú, người đàn bà miền nam xuất hiện trước thằng nhỏ Bắc-kỳ, là hình ảnh một cô bé trong bộ bà ba đen, mỏng, mượt, mát, như... làn da thứ nhì của con người. 

Nhân chuyện xế lô, nhớ bài viết mới nhất của Cô Tú [không phải Cô Tư]:
Tôi nhớ lại, có lần các cô học trò mới lớn, ngồi nói chuyện “người chồng lý tưởng” với nhau. Mỗi người chọn một ông chồng tiêu chuẩn đẹp trai, con nhà gia giáo, hoặc “phải có danh gì với núi sông.” Tôi nói một cách hồn nhiên: “Tao xí ông xích lô đạp, để chở tao mỗi ngày.” Cả nhóm bạn cười ầm lên: “Nhỏ này ngu, cứ có tiền là có xích lô đi, việc gì phải lấy anh phu xe.” Sau thấy anh xích lô ở trong ngõ gần nhà, có hai vợ, anh đi làm về, uống rượu, và đánh cả hai bà vợ quá xá, tôi đâm hoảng, không dám tuyên bố dại dột nữa. Không dại dột mơ ông xích lô hay đánh vợ, nhưng khi trưởng thành đã đi làm, vẫn thích đi xích lô đạp. Nhà tôi ở Thị Nghè, văn phòng hãng thông tấn Associated Press ở lầu 4, trong khu thương xá Eden. Ông xích lô tháng của tôi ở Thủ Ðức, sáng sáng ông lên đón tôi, thả tôi xuống Nguyễn Huệ, ông đi kiếm khách nguyên ngày, chiều về ghé đón. Có hôm tôi đi chơi với “bồ” thì ông về xe không.

Những kỷ niệm đầu tiên của Gấu, về chiếc xế lô, thì ở Hà Nội. Hình như cũng đã kể một vài lần rồi.
Nhưng hình ảnh tuyệt vời nhất, về nó, thì chưa.
Đó là những lần nhìn những anh xích lô Hà Nội, chở lính Tây say, biểu diễn, chạy xích lô, chỉ với một bánh xe!
 

Kỷ niệm lần đầu nhìn thấy rồi ngồi lên một chiếc xế lô dạo phố phường Hà Nội thật khó quên nổi ở một thằng bé nhà quê. Khi trở về làng, trong khi lơ tơ mơ nhớ Hà Nội, thằng bé bỗng giật mình tự hỏi, làm sao cái người đạp xế lô lại có thể nhìn thấy đường, khi có người khách ngồi ở phía trước?
Mãi tới lần thứ nhì được về Hà Nội, thằng bé mới “ơ ra kìa” [Ereuka], một tiếng, như Archimede ngày xửa ngày xưa, trần truồng chạy ra đường phố, khi khám phá ra luật tỉ trọng: Nó đây rồi, kiếm thấy nó rồi.
Cái thằng lái xế lô ngồi ngất ngưởng lên đầu khách, ở cái yên xe, nhờ vậy mà nhìn thấy đường phố, còn nhìn thấy cái gáy trần thật là tuyệt trần của cô khách xinh đẹp!
Thắc mắc của thằng bé nhà quê Bắc Kít là đề tài thú vị của hai đại gia Borges và Koestler.
Thật ly kỳ: Gấu có hai kỷ niệm lần về Hà Nội, một là về cái xế lô, bị hai ông Borges và Koestler chôm, mỗi ông viết mỗi cách, thành hai tác phẩm trứ danh.
Kỷ niệm thứ nhì, là về cây cà rem đầu tiên được 'mút', thì bị ông Garcia Marquez chôm, mở ra Trăm Năm Cô Đơn, cuốn Thánh Kinh của những giống dân nói tiếng Tây Ban Nha.
*
Borges, trong bài viết “Le Palimpseste du cerveau humain”, đặt câu hỏi, tại làm sao mà người Hy Lạp và người La Mã không được hưởng phúc lợi do những cuốn sách in đem lại?, và ông tin rằng, 99 người được hỏi sẽ trả lời, thời đó làm gì đã phát minh ra máy in!
Sai, ông phán!
Bí mật về in ấn đã được phát hiện từ đời nảo đời nào, trước khi có thể được sử dụng, hay, được đem ra thực hiện! Cái sự thông mình, cái nguồn sáng tạo của con người thì thật là vô cùng, như vô cùng là sự ngu đần của nó! Cowper đã chứng mình điều này qua thí dụ thật là thú vị, là trường hợp cái ghế đẩu, un tabouret, phải qua bao thế hệ, con người mới biến nó thành cái ghế, une chaise, rồi lại phải bao nhiêu thế hệ nữa, mới kéo dài nó ra, thành cái ghế dài, hay cái sopha!
Koestler, trong Hành động sáng tạo, The Act of Creation, kể, Galileo làm sững sờ cả nhân loại khi sử dụng món đồ chơi ống nhòm, the telescopic toys, do mấy tay quang học Dutch opticians, nghĩ ra, và sử dụng nó vào ngành thiên văn, sự phát minh ra máy hơi nước như là một món đồ chơi cơ khí bởi Hero ở Alexandria, vào thế kỷ thứ nhì trước Chúa Giáng Sinh [B.C], phải đợi hai ngàn năm sau, mới được đem ra sử dụng, hình học conic, một trò chơi của Apollonius ở Perga, thế kỷ thứ tư B.C. cũng phải đợi hai ngàn năm sau được Kepler sử dụng, tìm ra quỹ đạo hình bầu dục của những hành tinh. Đam mê đổ xí ngầu của Chevalier de Meré đã khiến cho Pascal phải mò đến để xin cố vấn, và nhờ thế mở ra môn học về xác xuất, nói ngắn gọn làm thế nào đánh bạc chỉ có ăn mà ít khi thua!....
Chuyện nọ xọ chuyện kia, ly kỳ nhất, theo Gấu, là trường hợp Khổng Minh bầy thạch trận để nhốt tướng Ngô, trong Tam Quốc. Ông biết trước, sau này tướng Ngô sẽ vô trận, và vô phương thoát ra, và vì thế, mới lập trận, nhưng lại sai ông bố vợ canh giữ, và biết chắc, ông này, sau này sẽ thả tướng Ngô!
Quái đản thật!
Cũng thế, là trận Huê Dung tiểu lộ.
Khổng Minh biết chắc Quan Công sẽ tha Tào, vậy mà vẫn sai đi.
Chỉ có thể giải thích: Biết đâu đấy!
Biết đâu đấy.
Giả dụ như, PXA không đánh cái bức điện!
Giả dụ như ngày ấy, Gấu không làm phách làm tướng, và chạy theo năn nỉ BHD...
Ui chao, phải sống bao nhiêu đời kiếp nữa, cơ may đó mới được lập lại?
 
 
 saurieng

Mar 3, 2010

Ông Cà Bi ở Xẻo Quao

Cái nửa giống chòi nửa giống nhà chỉ có hai tấm vách. Cột cặm vào đất, cây to cây nhỏ cây thì cong queo. Cái bàn nhổ mạ được trưng dụng làm bàn thờ, thứ duy nhất còn đứng vững, những thứ còn lại liêu xiêu. Lại gần thì thấy bàn thờ cũng bị mọt ăn rách ván. Ngồi dưới vỏ lãi ngó lên nghĩ nhà ông Cà Bi này nghèo quá xá, càng tới gần càng nhận ra chẳng những nghèo mà là nghèo thứ thiệt, nghèo tận mạng, tới cái võng ông nằm ngủ trưa cũng te tua.

Cả đoàn thiện nguyện ai nấy đều xót xa. Năm nào cũng rủ nhau đi làm từ thiện, cảnh nghèo gì cũng thấy qua nhưng nghèo kiểu ông Cà Bi thì lâu lâu mới gặp. Trong nhà không thấy món đồ nào đáng giá chừng hai mươi ngàn, đến mùng ngủ mà chỉ có nửa cái. Có người mò vô bếp thấy cơm cháy trong cái nồi móp méo với hai con cá sặt kho khô quắt. Ông già Cà Bi dửng dưng ngó khách lục lọi nhà mình, ngồi uống trà khà khà. Chẳng nhận ra ở ông chút tủi buồn nào. Hỏi ông sống bằng gì, ông nói “cắm câu, mần mướn, ai kêu gì cũng mần”. Hỏi sao nhà chỉ có hai vách, ông nói “mùa này nắng nôi, qua để trống vách cho mát, chừng nào mưa tính tiếp”. Ai đó rưng rưng chỉ cái nóc nhà thưa ngó trời lồng lộng, ông già cười, “chỗ ngủ với bàn thờ vợ qua có che nilông rồi, chỉ cần không ướt hai chỗ đó…”. Hỏi có tiền không, ông nói tiền để rải rác trong xóm. Anh thanh niên địa phương dẫn đường sợ khách xa không hiểu, giải thích: “Ý ổng là ổng sẽ có tiền khi người ta mướn sên đất, dọn dừa, hay đắp bờ lên liếp…”.

Lúc ngồi dưới vỏ thì anh thanh niên tả sơ sơ chân dung ông Cà Bi. Anh nói ông này làm buổi sáng đủ tiền nhậu thì chiều không làm nữa. Có khi làm suốt tuần bỗng nghỉ ngang, ăn xài hết phần tiền đó rồi lại lang thang kiếm việc. Một năm nhà ông Cà Bi ăn tới bốn cái tết, mỗi tết ít nhất cũng mười ngày. Có tiền trong túi đồng nghĩa với hội hè, ông Cà Bi ta sẽ đủng đỉnh rong chơi. “Chơi kiểu đó ổng nghèo là phải…”, anh thanh niên dường như giận.

Giận là phải. Khách cũng thấy hơi giận. Ông già có vẻ tự hào về việc ham chơi dẫn đến “vô sản” của mình. Thay vì ne nép trước nhà giàu, ông già ngồi trên bộ vạt cau cũng rách mà điệu bộ khoan thai khoái chí như đang tiếp khách ở… dinh Thống Nhất. Vợ chết, ba đứa con đã dựng vợ gả chồng làm ăn xứ khác, ông già kiếm sống một mình. Ông treo võng trên mấy cái cây trồng quanh nhà, nắng sớm nằm đòng đưa bên vách tây, chiều ngủ khò bên vách đông tránh mặt trời. Quởn thì cuốc bộ đi chùa, cách đây chừng mười cây số. Nhà không điện, nước sạch, không tivi, radio cũng không và tất nhiên là không cửa (đâu có cần thiết).

Vậy mà lúc anh giám đốc ngân hàng thay mặt đoàn thiện nguyện tặng ông già phần tiền an ủi đời nghèo, ông già chỉ giữ lấy một tờ giấy bạc năm mươi ngàn, còn bao nhiêu đưa trả lại. “Nhiêu đây đủ cho qua rồi. Mua gạo ăn tới ngày mốt, dư ra chút đỉnh đong rượu nhâm nhi chơi. Ít bữa nữa đi sên đìa cho bên xóm là qua có tiền. Phần còn lại này chú em đem cho thằng Tám bên sông giùm, con nó bệnh nặng dữ lắm – nói rồi ông Cà Bi lỏn lẻn nhét tiền vô túi cười phô ra ba cái răng xếu xáo, mặt tỉnh rụi – Có tiền nhiều giống như có con vợ đẹp, mắc công giữ…”

Anh chủ nhà máy gạch bất mãn, anh có tiền tỉ còn chưa thấy đủ, sá gì ít chục ngàn… Anh nói “cũng phải để dành tiền phòng khi đau bệnh chớ chú, mà không lẽ chú ăn cơm không, phải có thịt thà cá mắm…”. Ông già Cà Bi vận cái quần cộc nhuộm mủ chuối lem luốc, chờ qua cơn nghẹn nước trà mới khề khà bảo đau yếu sơ sơ thì uống thuốc nam, cây cỏ ở đất Xẻo Quao này nhiều thứ nên thuốc lắm. Đau nặng nữa thì bất quá chết, có tiền cũng chết mà. “Còn cá mắm hả, chậc, cần thì chống xuồng qua Trảng Sen thiếu cha gì. Mà, mấy chú có qua Trảng Sen chơi chưa?” – ông già bất ngờ hỏi.

Chưa. Sáng nay họ tính đi tặng quà cho bà con nghèo xong sẽ ra Trảng Sen chơi, nghe khen chỗ đó còn hoang sơ lắm, nhưng ai cũng sợ chiều không về kịp, mà một số người còn phải đi suốt đêm nay để về lại Sài Gòn, nhiều công việc, nhiều tiệc tùng, hò hẹn, nhiều hợp đồng làm ăn quan trọng đang đợi. Ông Cà Bi nghe qua lắc đầu chua xót nói, “tội nghiệp không!”.

Ngữ điệu của ông già làm khách giận lắm, xuống vỏ chạy đi xa rồi mà còn giận. Chúng tôi đây không lười biếng ham chơi, đầu tắt mặt tối làm ăn kiếm tiền để cuối năm đi thơm thảo với người nghèo như vầy là quá tốt, ông già nói tội nghiệp là tội nghiệp gì?! Anh thanh niên địa phương xoa dịu nói ông già đó tưởng đâu ai cũng ham chơi như ổng.

Nhưng khách còn giận ông Cà Bi, tới mức quyết định ra… Trảng Sen chơi. Cái ông già nghèo xác xơ đó có gì mà lại thương hại cho tụi ta chớ…

(Bài đăng báo Sgtt)
 
 
 
 
 
 
 

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư