Tình Yêu như Trái Phá



Garcia Marquez có 1 truyện ngắn, chúng ta có thể sử dụng nó, để ‘minh họa’ cho cái cảm giác, như nhìn thấy cái chết, khi KL hát lên lời liêu trai, trù eỏ, “tình yêu như trái phá”….
Câu chuyện một em chuyên làm nghề thầy bói, về già, bèn bói cho mình 1 quẻ, và quẻ phán, chỉ còn ít lâu thì ngoẻo; thế là em lo xây dựng phần mộ của mình, và mỗi lần đi thăm chốn yên nghỉ, thì bèn dẫn theo 1 con chó, hy vọng, khi em đi rồi, nó sẽ lâu lâu ghé thăm mộ, cùng một bó hoa; thế rồi một bữa, đi thăm nơi mình sẽ an nghỉ, trên đường về, gặp 1 chàng xin quá giang xe; đến nhà, chàng bèn tự nhiên như người Hà Nội, lững thững cùng em vô nhà, để cùng đưa nhau vào hạ, và đúng cái lúc lấy chìa khoá mở cửa phòng, thì em hiểu ra, những điềm triệu về cái chết của quẻ bói, chính là những điềm triệu của tình yêu.
Cuốn này, mới dinh về, tính làm mồi, viết cái truyện ngắn cuối đời, chừng trăm trang, đang mầy mò những dòng đầu, đã đi kèm, theo kiểu e thẹn chẳng dám khoe với ai – như TTT, khi làm lại được thơ, trong Trại Tù VC, hẳn thế - trong entry viết về nàng Lọ Lem, một bữa biến thành công chúa, hay hoàng hậu…
Trong tuyển tập này, có 1, Gấu mê lắm, cũng viết về 1 lần viếng mộ, và THNM, Gấu bèn tưởng tượng, đúng là Gấu, viếng mộ BHD, và nhận thấy có 1 ai đó, quậy tung… mấy bông hồng của Gấu: Someone Has Been Disarranging These Roses. Còn 1 truyện khác, cũng rứa rứa: The Other Side of Death
Cái mẩu tình yêu như trái phá, trên, là từ 1 bài viết trên Tin Văn, về cái vụ anh Tây mũi tẹt bỏ chạy cuộc chiến Trần Thiện Đạo, đã từng dịch Sa Đọa của Camus… Link:

Tình Yêu như Trái Phá

http://www.tanvien.net/Souvenir/tinh_yeu_trai_pha.html

Cái vụ anh Tây mũi tẹt này, không làm sao hiểu được mấy từ đơn giản Tình Yêu Trái Phá, của TCS, đúng là do anh ta bỏ chạy, bợ đít hay không bợ đít VC, mà ra.
Đây là do kinh nghiệm riêng của GNV mà ngộ ra điều trên, không phải buộc tội ẩu tả.
Hưỡn hưỡn, Gấu kể tiếp!
Thú thực, Gấu này không làm sao hiểu nổi, cái ông Tây mũi tẹt bỏ chạy cuộc chiến, chẳng biết gì về lựu đạn, trái phá, pháo kích, oanh kích, nó ra thế nào, và nỗi sợ nó giáng xuống, khác nhau ra làm sao, nhưng, ngay cả những tên Mít đã từng trải qua cuộc chiến, dù gián tiếp, vậy mà cũng có tên e thẹn đưa ra ý kiến, trái phá nên dịch ra tiếng Anh, tiếng U, là ‘grenade’, rồi nghĩ sao, lại thưa chị, em nghĩ, nên thêm vô, smoke grenade, lựu đạn khói, chắc là nghĩ phải có khói, thì mới mù được!
Đứa con gái lớn của Gấu, sinh ra đúng những ngày Mậu Thân, mẹ hàng đêm nghe pháo kích, sợ quá, ảnh hưởng tới đứa bé khi còn nằm trong bụng, thành thử cháu chậm biết đi, trí thông minh chỉ còn một nửa, chắc thế, so với mấy đứa kia, và đến già vẫn còn bị tật đái dầm, khủng khiếp hơn nũa, 1 trong hai đứa con của nó, cũng mắc tật đái dầm y như mẹ!
Từ 1 kinh nghiệm khủng khiếp như thế, thử hỏi phải dịch trái phá là gì? Trái lựu đạn ư?
Một người lính quen thân với Gấu, có truyền cho Gấu hai kinh nghiệm, 1 về lựu đạn, và 1 về trái phá. Anh ta biểu, hồi mới đánh nhau, tụi Mặt Trận sử dụng lựu đạn do cơ xuởng ở trong rừng của chúng chế tạo, kêu bằng lựu đạn nội hoá, mỗi lần tụi nó thẩy tới tụi này, lăn long lóc, thế là tụi này lấy cái nón sắt chụp, rồi ngồi lên, nghe đánh ình một cái, đít nhảy dựng lên 1 cú, là xong!
Còn trái phá, thì anh ta biểu, nếu mi nghe tiếng trái phá nổ đánh ình một cái kế bên, thì sau đó, liền lập tức, nhẩy vô cái hố, là khoẻ re, bởi chưa bao giờ xẩy ra trường hợp hai trái đạn trái phá cùng tranh nhau 1 cái lỗ cả!
Hà, hà!
Hai trái lựu đạn tranh nhau 1 cái lỗ, thì lại là 1 câu chuyện tiếu lâm tục, chắc cũng nhiều người đã từng nghe, và kể!
Thành thử thứ tình yêu như trái phá, nó khủng khiếp lắm, thê lương lắm, đầy mùi vị của cái chết, của người chết hai lần, của đêm nghe tiếng đại bác, của người phu quét đường dừng chổi đứng nghe... làm sao mà 1 tên Mít bỏ chạy cuộc chiến hiểu được, vậy mà cũng bầy đặt, lên lớp, lên giọng bố chó xồm, trước đây mấy chục năm ta đã từng dịch Camus!
Tây mũi tẹt không hiểu, nhưng thứ chính hiệu mũi lõ, lại hiểu, có thể hiểu hơn cả anh nhạc sĩ da vàng hát nhạc đỏ, và có thể, đây cũng là cảm nhận của TTT, khi ông dịch bài thơ Barbara của Prévert, và khi ông viết lời tựa cho tập thơ Tiếng nói một người của Trần Lê Nguyễn.
Barbara, Barbara,
Đêm đó mưa rơi hoài xuống Brest....
Hỡi Barbara
Cuộc chiến tranh xuẩn ngốc xiết bao
Còn em giờ đã ra sao
Dưới trận mưa lửa thép….
Barbara
Rappelle-toi Barbara
Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour-là
Et tu marchais souriante
Épanouie ravie ruisselante
Sous la pluie
Rappelle–toi Barbara
Il pleuvait sans cesse sur Brest
Et je t’ai croisée rue de Siam
Tu souriais
Et moi je souriais de même
Rappelle–toi Barbara
Toi que je ne connaissais pas
Toi qui ne me connaissais pas
Kỷ niệm thê lương, tuyệt vời, và nhớ đời, hết đời này qua đời khác, giả như có đời này, đời khác, kiếp này, kiếp khác, về "tình yêu như trái phá", Gấu lèm bèm về nó nhiều lần, và, có thể vì vậy, lần đầu tiên nghe ai đó hát lên, tình yêu như trái phá, con tim mù lòa ‘bỗng sáng rỡ ra’, là Gấu này thấm liền, ngộ ra liền….
*
Khi Nabokov cảnh báo về ‘ba bước tới địa ngục’ trong dịch thuật, có lẽ trong đầu ông chỉ nghĩ tới vấn đề lương tâm và đạo đức của dịch giả, như là một anh thợ, thợ dịch!
Alain mới là người nhìn rộng hơn, khi khuyên đệ tử, yêu ai thì cứ dịch người đó, rồi cũng sẽ trở thành nhà văn như thầy của mình.
Theo nghĩa đó, viết văn là phải có thầy, và dịch, cũng chính là sáng tạo.
Sở dĩ Mít chúng ta không có ‘nhiều’ dịch phẩm để đời, chính là vì đội ngũ những nhà dịch thuật của chúng ta, đa số chỉ là thợ, thợ dịch!
Một khi bạn coi dịch giả là sáng tác gia thì mọi khổ nạn liên quan tới sáng tác, cùng lúc, cũng là những đau nhức của dịch thuật!
Theo nghĩa đó, chúng ta nắc nỏm, tâm đắc… với Toni Morrison, khi bà trả lời tờ The Paris Review, trong mục Nghệ Thuật Giả Tưởng.
INTERVIEWER
Do you ever read your work out loud while you are working on it?
MORRISON
Not until it's published. I don't trust a performance. I could get a response that might make me think it was successful when it wasn't at all. The difficulty for me in writing-among the difficulties-is to write language that can work quietly on a page for a reader who doesn't hear anything. Now for that, one has to work very carefully with what is in between the words. What is not said. This is measure, which is rhythm, and so on. So, it is what you don't write that frequently gives what you do write its power.
INTERVIEWER
How many times would you say you have to write a paragraph over to reach this standard?
MORRISON
Well, those that need reworking I do as long as I can. I mean, I've revised six times, seven times, thirteen times. But there's a line beetween revision and fretting, just working it to death. It is important to know when you are fretting it; when you are fretting it because it is not working, it needs to be scrapped.
INTERVIEWER
Do you ever go back over what has been published and wish you had fretted more over something?
MORRISON
A lot. Everything.
Câu hỏi/trả lời thứ nhất, một cách nào đó, liên quan tới lời nhạc của TCS. Một khi chúng ta, những người yêu nhạc của ông, nghe tiếng hát của Lệ Thu, hay của Khánh Ly cất lên, "tình yêu như trái phá", lập tức, chúng ta cảm thấy đau, như thể có một quả đạn trái phá, nổ đâu đó, quanh ta, và có thể, bạn còn nghĩ đến, một người thân nào đó, đã banh xác vì nó! (1)
Đây là nỗi đau - bạn gọi nó là hạnh phúc thì cũng được - của đám Miền Nam, khi nghe nhạc họ Trịnh. Đám bỏ chạy, đám Bắc Kít sau 1975, không có nỗi đau này.
Hoặc có, nhưng họ vờ đi!
Hoặc cảm thấy nỗi đau, như nỗi nhục, vì đây là chiến lợi phẩm của họ, như là những tên ăn cướp!
Hà, hà!
Câu trả lời thứ nhì liên quan đến dịch thuật, như là sáng tác.
(1)
Garcia Marquez có 1 truyện ngắn, chúng ta có thể sử dụng nó, để ‘minh họa’ cho cái cảm giác, như nhìn thấy cái chết, khi KL hát lên lời liêu trai, trù eỏ, “tình yêu như trái phá”….
Câu chuyện một em chuyên làm nghề thầy bói, về già, bèn bói cho mình 1 quẻ, và quẻ phán, chỉ còn ít lâu thì ngoẻo; thế là em lo xây dựng phần mộ của mình, và mỗi lần đi thăm chốn yên nghỉ, thì bèn dẫn theo 1 con chó, hy vọng, khi em đi rồi, nó sẽ lâu lâu ghé thăm mộ, cùng một bó hoa; thế rồi một bữa, đi thăm nơi mình sẽ an nghỉ, trên đường về, gặp 1 chàng xin quá giang xe; đến nhà, chàng bèn tự nhiên như người Hà Nội, lững thững cùng em vô nhà, để cùng đưa nhau vào hạ, và đúng cái lúc lấy chìa khoá mở cửa phòng, thì em hiểu ra, những điềm triệu về cái chết của quẻ bói, chính là những điềm triệu của tình yêu.








Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates