TTT

*
[Trích báo Văn 1967/9]
Mắt Bão
Sài gòn, 8.3.1973
Thư trước báo cho em biết đi dậy học từ ngày 15.2, thư này báo đã bỏ dậy học 28.2. Bất định quá. Vào lớp chán quá, mặc dầu được học trò thương. Chắc anh khó có thể trở lại nghề cũ. Xem bộ anh thấy mình khá hơn xưa : chẳng còn cần đến những ánh mắt, nụ cười ngưỡng mộ tôn kính nữa. Khỏi khoác một bộ vó chẳng ra gì. Chẳng hiểu đúng không? Hết là thứ "ông giáo làng" phải không em?
Còn gì nữa ? Anh nghĩ đến Mắt Bão. Hồi đầu anh tưởng tượng người đàn ông chết, người đàn bà mất tích. Hôm qua anh tưởng tượng câu chuyện sẽ được kể lại sau khi người đàn ông chết bằng chính người đàn ông. Trước mặt mọi người, người đàn ông chết hẳn hòi, có đám táng linh đình, đông đủ bà con thân hữu. Nhưng đó là trò lừa của hai người. Sau khi người đàn ông đã chết, do người đàn bà giết, hai người trở lại ngôi nhà cũ bên hồ trong những ngày cuối cùng của cuộc đời nhìn lại quãng đã qua. Chương mở đầu gọi là Hẹn nhau sau khi chết. Anh còn đang phân vân nên để cho người đàn bà đến nơi hẹn chăng. Hay từ đầu chí cuối quyển tiểu thuyết là sự chờ đợi. Bởi khu nhà của người đàn bà ở trong cái khu như cù lao phía bên kia hồ.
Hồi anh viết Cát Lầy, anh đã có ý ấy nhưng sau bỏ vì nghĩ nó tàn nhẫn, trêu cợt người ta quá. Trong Cát Lầy, Người đàn bà tên Thuận tự tử nằm bên trong ngôi nhà khóa trái cửa một đêm giông mà Trí kêu gào bên ngoài trước khi ra bến xe đi với Diệp sáng hôm sau, thực sự không chết. Anh định kết Cát Lầy bằng đoạn Trí tìm thấy Hiệp và Thuận ở nơi khác, lại đến thăm ngồi với hai người này một buổi tối, xong mới đi hẹn với Diệp, nhưng rồi sau anh bỏ ý ấy, "kỳ" quá phải không em ? Vì Trí còn trẻ, Diệp còn trẻ
…..
 
Sinh Nhật
13.3.1973
Hôm nay sinh nhật anh đây. Nhận được một lúc 3 thư. Mở đọc chẳng biết cái nào trước cái nào sau. Đọc ào ào. Rồi chiều đọc lại. Coi như món quà mừng. Yên tâm vì thư không thất lạc. Mình đã là thứ thất lạc rồi, mà thư của mình thất lạc nữa thì là thất lạc của thất lạc...
Chỉ biết hôm nay sinh nhật, anh đến ngồi hai buổi ở sở. Không làm gì. Nghe những chuyện lẩm cẩm chật ních cả hai tai. Buổi sáng gặp một anh chàng làm thơ trẻ ngoài Pagode, hắn cho biết mới ngã ngửa ra là hai câu thơ "trời còn đêm nay còn mãi mãi" mà anh tưởng không có đoạn tiếp hóa ra anh đã làm một bài từ hồi nào, có đăng rồi mà quên .......

*




Hồi đó đó, nick của GCC là Sơ Dạ Hương, tên của một nhân vật, một nữ bá tước, trong Lâu Đài họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch, trong đó chỉ mỗi 1 từ có nghĩa, Hương, từ Lan Hương, tức Bông Hồng Đen!
GCC còn nhớ, lần ghé báo Nghệ Thuật, Mai Thảo vừa cho ra lò cuốn Viên Đạn Đồng Chữ Nổi. Bèn ký tặng, và hỏi, cậu lấy đâu ra cái nick [bà] Sơ này?
Vậy mà gần như không bao giờ GCC viết về MT, cho đến khi ông ngắc ngoải ở trong 1 nhà thương Cali, bèn vội đi một đường kỷ niệm gấp, emergency. NMG mang vô tận giường ông nằm, đọc, ông gửi lời cám ơn, phán, bây giờ nó viết dễ đọc, ngày trước, không làm sao đọc nổi văn của nó!
Sở dĩ MT không chịu nổi TTT, một phần cũng là vì cái đám “thế hệ tiếp nối”, còn được gọi là nhóm” tiểu thuyết mới”, của Sài Gòn hồi đó, chỉ chịu có mỗi TTT.
Mỗi lần ông ra Quán Chùa là cả bọn xúm lại, chuyện rôm rả.
Cứ thử tưởng tượng cái cảnh, MT đọc bài viết của GCC, trên Văn, về TTT, và nghĩ đến “phận mình”, là đủ hiểu!
Hà, hà!



*



Số phận 1 cuốn sách, cuốn MCNK, thật là ly kỳ. Theo như Đinh Cường, nó được họa sĩ Ngọc Dũng vội vã nhét vào valise, khi rời bỏ Sài Gòn, vào những ngày 30 Tháng Tư.
Nhờ vậy Mai Thảo bèn in nó, nhưng kể như tuyệt bản.
Thế rồi Gấu ra được hải ngoại, và nghe Nguyễn Đông Ngạc nói, tao có 1 bản, thế là bèn hỏi mượn, và trước khi đi, anh bèn “trăn trối” vợ, đưa cho GCC.
Bà vợ còn bonus, cặp kiếng mát của ông chồng
Nhờ vậy, mà độc giả Tin Văn được đọc nó.
Lần ông anh mất, gặp bạn Chất, bạn nói, bà Hoa cằn nhằn hoà
i cái vụ mày tự động post truyện của ông Tâm, thế là bèn lấy xuống, nhưng nghĩ lại, nếu ông Tâm bực, thì ông đã nói rồi, thế là lại post lên lại.
Cuốn "Những Ngày Ở Sài Gòn", cũng ly kỳ chẳng kém.
Nhờ 1 anh lái sách, chắc nghi, cái tít như thế
chắc ăn khách, bèn mang theo.
Tay này hình như cùng quê Gấu Cái. Còn mấy cuốn sách dịch của Gấu, hắn cũng mang theo luôn. "Ngày Dài Nhất", thí dụ. Ra hải ngoại, nhìn thấy chúng, cảm khái chi đâu, tụi mi may hơn tao, xém 1 tí là hết gặp lại nhau!

*

Va, petit livre, et choisis ton monde. Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.
Lien Hoang Nguyen replied to a comment on this.
Viết xong sợ bị tác giả bảo xời đây không phải là Đà Lạt của tui :((
Phải của anh không anh Nguyên ?
2 hrs
Mỗi người đều có những thành phố cho riêng mình.Thành phố không được xây từ gạch đá, vôi vữa mà được xây bằng khao khát về một nơi chốn êm đềm cho tâm hồn cư ng...
See More

LikeShow more reactions
Comment
Comments
Nguyễn Vĩnh Nguyên Còn bánh bột lọc không?
Lien Hoang Nguyen Hỏi tu từ thế làm sao giả nhời :((
Quoc Tru Nguyen Đọc, thấy thiếu, nếu nói về hương xa: Đà Lạt là nghĩa địa của voi. Và nếu như thế, thiếu Romain Gary, Les Racines du Ciel, thiếu Một Chủ Nhật Khác, thiếu đám Triết Mít trốn lính, lên làm giáo sư dạy DHDL... Được phần nổi, thiếu phần chìm của Đả Lạt


* * *



Thiếu cả 1 lô trên đây, chưa nói tới Cội Rễ Nhà Trời. Thiếu những trang tuyệt vời về Đà Lạt, trong MCNK




2515. Hình ảnh họa sĩ/thi sĩ Đinh Cường trở về Đà Lạt và Dran lần cuối cùng tháng 11.2013 do phóng viên nhiếp ảnh Nguyễn Hữu thực hiện


Đà Lạt

5


Kiệt có, ở Đà Lạt, hai, trong số ba nàng của chàng: Oanh và Ly.
Hai Lúa có, hai, một cô bạn và một cô bé.
Cô Bé tức Bông Hồng Đen.
Cô bạn, là cái cô, y hệt Oanh, đã "miễn cưỡng" nhận lời mời đi coi ciné, với một anh chàng mê mình, ngày mai đi xa, ngày mai ra trận!
Anh ta bảo: Anh có thể ra Quảng Trị, hoặc Kontum, hoặc An Lộc… Oanh cười: Bắt chẹt Oanh quá vậy.
"Lần đầu tiên anh cầm tay em, là bữa đi ciné. Lần đầu, vì hôm sau anh phải đi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung. Em như miễn cưỡng "chiều" anh. Ở trong rạp, anh cầm tay em, em giật ra. Bực mình, anh giữ chặt lại. Nghĩ sao, em để yên. Anh như nghe em nói: thôi được rồi, tui thương ông đó. Được chưa?"


Cô bạn là tác giả câu thơ mà bạn có thể để vào bài ai điếu, cho một nửa của bạn, khi nửa này chẳng may đi trước:
Hồn Đông Phương thất lạc buồn Tây Phương.

Linda Lê, giữ mục "Trở Về Với Cổ Điển" cho tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Giêng 2005, trong bài viết "Tâm Hồn Lãng Mạn", L'Âme Romantique, nhân dịp tái xb tuyển tập "Những Nhà Lãng Mạn Đức", Les Romantiques Allemands, đã nhắc tới một định nghĩa, thế nào là dịch thuật, của Novalis.
Một bản dịch, thì, hoặc, có tính văn phạm [dịch theo nghĩa đen, bám chữ], hay có tính dẫn giải [mô phỏng, phóng tác], hoặc, có tính huyền hoặc, mythique. "Những bản dịch huyền hoặc là thứ bảnh, văn phong thuộc loại thượng thừa, de haute style. Chúng tái tạo nghệ phẩm, đưa nó trở về dạng trinh nguyên, toàn bích, ấy là nói về tính cách của nghệ phẩm, ở trong cái gọi là cá biệt, nhất khoảnh của nó. Nói một cách riết róng, không phải một nghệ phẩm mà nó dâng hiến cho chúng ta, mà chính cái gọi là lý tuởng".... Nó làm bật ra, còn quá bản văn, mà là linh hồn của tác phẩm.
Dịch mà làm sao cống hiến cho người đọc, không chỉ bản văn, mà là linh hồn của nó, ấy mới là dịch vậy!
Theo nghĩa đó, câu thơ "Hồn Đông Phương thất lạc buồn Tây Phương" là một câu thơ dịch. Một bản sao.
Nó chuyển một Hồn Đông Phương thất lạc, không còn tìm thấy mình, thành nỗi buồn lưu vong, xa xứ.
Thành Buồn Tây Phương.

Borges đã từng suýt soa, dịch bản bảnh hơn nguyên bản, là vậy.
Cũng vẫn theo nghĩa đó, một tác phẩm chỉ là tác phẩm khi tìm được linh hồn của nó.
Ở trong dịch bản!

Cũng vẫn theo nghĩa đó, một nửa, nửa kia, của mình, mới là mình.
Mới là linh hồn của mình!

Mình là cái quái gì? Anh chỉ mong mọi người coi thường anh.
TTT: Một Chủ Nhật Khác
 *

Người đọc Một Chủ Nhật Khác, nếu tinh ý một chút, đã linh cảm ra được, kết cục bi thảm của nó, khi nhớ tới đoạn Kiệt gặp anh Trung Tá già, đã từng bị VC tóm được, trốn thoát. Hai người bàn về loài voi, khi biết mình sắp chết, là bò về nghĩa địa...

"Loài voi có đặc tính kỳ lạ là khi biết mình sắp chết thì tự động bỏ đàn lánh đến chỗ khuất nằm chờ chết? Các nhà thám hiểm Phi Châu thường gặp những nghĩa địa voi"

"Cũng có phần đúng, thành phố này là một nghĩa địa voi. Nhưng rừng ở đây tuyệt giống voi lâu rồi.... Cái ông bác sĩ tìm ra thành phố này là một con bệnh ông biết không? Ông ta mắc chứng kỳ quái...".


Một Chủ Nhật Khác

Một cuốn tiểu thuyết, một cách nào đó, giống như một bài toán đố. Những chi tiết, những sự kiện, giống như những giả thiết. Đọc, là tìm cách chứng minh bài toán, tìm ra cái định lý của nó.
Chính vì thế, người ta cho rằng, tiểu thuyết trinh thám mới đích thị là tiểu thuyết.
Theo nghĩa đó, Foucault cho rằng, bất cứ một kho tàng, dù chôn giấu kỹ lưỡng thế nào, người chôn cũng để lại tiêu ký, để cho người tìm có tí dấu vết mà lần mò.

Hai Lúa còn nhớ, có lần, tác giả Một Chủ Nhật Khác kể là, hình như trong một bài viết, lúc nghe tin ông Diệm bị làm thịt, ông đang ngồi với một vài ông bạn, cũng sĩ quan, lính tráng. Cả bọn đồng la lên: Hỏng rồi!

Hỏng rồi, là "đại cục" hỏng rồi?
Hỏng rồi, là vui sao nước mắt lại trào?
Hỏng rồi, là sẽ có 10 ngày ở... Thiên Thai?
Hỏng rồi, là sẽ có một con bọ?

Cái "tiêu ký" 'hỏng rồi' đó, sao mà... thảm thế!




Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư