Đỉnh cao chói lọi



Ông Hồ Chí Minh là một người đàn ông, chuyện vợ con của ông tôi không quan tâm. Nhưng trong câu chuyện bi thảm này, những người có lương tri đều lên án ông, ngay cả trong trường hợp ông không trực tiếp ra lệnh giết người phụ nữ bất hạnh, người đã “đầu gối tay ấp”, có con bồng con mang với mình. Ông biết, ông tất nhiên phải biết, nhưng ông đã im lặng, đã quay mặt đi trước tội ác. Người không nhân hậu với người thân của chính mình thì nhân hậu được với ai?
Vũ Thư Hiên trả lời diễn đàn X-Cà-fe.
Nhận xét trên về ông Hồ, của ông con trai của cánh tay phải của ông Hồ, xem ra quá hữu lý, nhưng theo Gấu, không đúng. Ông Hồ không giống như một người bình thường. Ông ra đời là để đóng vai cứu vớt dân Mít. Có thể thoạt đầu ông không tin, nhưng riết phải tin, vì dân Mít muốn như thế. Dân Mít, ở đây, là những người CS, và luôn cả đại đa số nhân dân bị thuốc hàng ngày từ những năm Pháp thuộc, cho mãi mãi đến bây giờ, và muôn đời về sau.
Đây là trường hợp lộng giả thành chân. Trong đời Gấu, đã chứng kiến một trường hợp y chang ông Hồ. Sau này biết thêm một trường hợp, do tay nhà văn W(illiam) Somerset Maugham (1874-1965) kể, nhưng ghê gớm nhất là trường hợp nhà văn Romain Gary. Ông này, sinh ra đời, là để đóng vai Chúa Nhập Thế Lần Thứ Nhì. Chính ông cũng tin như thế, y hệt ông Hồ, cũng tin, ông sinh ra là để đánh thắng hai thằng đế quốc thực dân cũ và mới, và để xây cái nhà Mít to lớn bằng mười bằng trăm lần so với trước đó.
Bởi thế, dù ông Hồ có muốn làm người bình thường, cũng không được!
Theo nghĩa đó, Dos phán, giả dụ Chúa Giê Su có trở lại thế gian, thì đệ tử cũng làm thịt Người để bảo vệ Thiên Chúa Giáo!
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, Bác Hồ, một bữa tuyên bố, tớ đếch muốn làm Cha Già Dân Tộc nữa, đám đệ tử chịu nổi không?
Kim Hạnh, nữ Trùm báo Tuổi Trẻ ngày nào, chẳng đã bay chức vì cho ông Hồ làm người trở lại, cũng có bồ, cũng đưa bồ đi coi Sở Thú!
*
Maugham có mấy truyện thật xịn, nhưng suốt đời đau, vì bị giới phê bình coi là nhà văn hạng nhì, đến khi chết, nhắn lại với hậu thế, cớ sao nhà văn hạng nhì như tớ mà có nhiều độc giả quá như thế. Cuốn Lưỡi Dao Cạo của ông mà chẳng bảnh sao. Ông còn một cái truyện Gấu rất mê, Up at the Villa, chuyện một em, khi còn là con nít, được một ông bạn của bố nhắm, lớn lên, mê một anh, lấy làm chồng, anh này tối ngày say xỉn, lại còn máu mê cờ bạc, sau chết vì thượng mã phong, đại khái như vậy, còn ông bạn của bố, sắp được phong chức Phó vương Ấn độ, nghe tin em rảnh rang [available], bèn về Anh cầu hôn. Em tính sáng hôm sau gật đầu, nhưng tối hôm đó đi ăn, để mắt thương hại tay nhạc sĩ vĩ cầm ốm đói, một anh sinh viên phải bỏ chạy quê hương do chống đối nhà nước, và khi về lại villa, thì gặp anh này lết tới đó, bèn cho vô nhà, cho ăn, cho làm tình, cho hưởng thú nhất dạ đế vương, và khi anh sinh viên hỏi, tại sao mà đối xử với anh ta quá tốt như thế, em ngu quá nói thật, ấy là vì tôi thương hại anh, muốn cho anh hưởng lạc thú mà suốt đời anh không tin là anh có thể được hưởng!
Tay sinh viên phát điên lên, chửi, sao lại có thứ đàn bà khốn kiếp như mi, mi tưởng mi là thứ gì, ta là thứ gì, và bèn rút súng ra, đòm chính anh ta một phát, đi luôn.
Người đẹp cuống lên, bèn phôn cho một tay quen, một lãng tử, anh này tới, cho cái xác vô hòm xe rồi kiếm chỗ vắng thẩy xuống biển, và dặn, nè, đừng có kể cho ông Phó Vương nghe đấy nhé.
Bữa sau, em lại ngu quá, kể hết, Phó Vương đau như hoạn, nhưng vẫn tỏ ra là người quân tử, vẫn ngỏ lời cầu hôn, nhưng tuyên bố, sẽ gặp Nữ Hoàng từ chối vinh dự Phó Vương, vì sợ sau này có người khui ra thì bỏ mẹ. Em chán quá, bèn lắc đầu, tưởng ông làm Phó Vương thì tôi mới lấy, chứ già khú đế đại vương như ông, tôi lấy để làm gì!
Tuyệt!
Sự thực, em chẳng ham gì chức vợ Phó Vương, nhưng, theo bạn, có cách nào hay hơn thế, để tống anh già ra khỏi nhà, đi một mạch qua Ấn làm Phó Vương?
Anh lãng tử biết trước, chuyện sẽ xẩy ra như vậy, và phán, người như em, chỉ hợp với anh thôi!
Lần đầu đọc truyện, Gấu cứ khen hoài, cô gái hay thiệt, nghĩ ra cái mưu nói Không với ông Phó Vương thật tuyệt, nhung sau ngộ ra, chính cái chết của anh sinh viên làm cô bớt ngu đi.
Nhưng cái truyện ngắn của Maugham mắc mớ đến ông Hồ, là như thế này.
Nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn của M. mà Gấu quên tên, kể là, ông có biết một tay làm bồi bàn cho một nhà hàng nọ. Thế rồi bẵng đi một thời gian, tình cờ gặp lại, anh bồi bàn lúc này có vợ, và được giới thiệu là bá tước gì gì đó. Hỏi, còn nhớ tui không, ông bá tước lắc đầu.
Thế rồi, sau đó, một lần, gặp bà bá tước, không thấy ông chồng, hỏi thăm, bả nói, thằng khùng đó ngỏm rồi. Hỏi, ngỏm ra sao, bả nói, vì tôi lấy anh ta, nên anh ta được mọi người kêu là ngài bá tước, như ông chồng đã mất của tôi. Thế rồi anh ta cứ nghĩ mình là bá tước thiệt. Đi đứng, ăn nói như ngài bá tước. Bữa đó, cháy nhà, cả hai đã chạy ra thoát, kẹt con chó, anh ta quay vô cứu con chó, nói sao cũng không được, vì bậc bá tước, bậc vương giả phải xử sự như vậy.
Cái lý do ông Hồ không thể nào làm con người bình thường được nữa thì cũng y chang. Cục đất thành thần rồi không thể nào trở lại làm cục đất được nữa.
*
Chúng ta đều biết câu chuyện hai ông tượng, một gỗ, một đất, trời nổi cơn lụt lội, trôi lềnh bềnh trên mặt nước, tượng gỗ cám cảnh cho tượng đất, tôi tuy lềnh bềnh, nhưng vưỡn còn, ông chỉ tí nữa, là tan ra thành đất; ông kia cười phán, tớ là đất, thì lại về với đất, còn cậu mới cơ khổ, đang được con người xì xụp quì lạy, cúng bái, bây giờ như cục kít trôi sông; con người, cái túi thịt hôi thối, như Phật nói, một bữa thức giấc thấy mình biến thành thần, là không thể trở lại làm cái túi thịt hôi thối được nữa. Bảnh như Solzhenitsyn kia mà còn bị cái vinh quang đốt cho điêu đứng, như Steiner phán về ông:
Cùng với sự xuất hiện của "Một ngày", chỉ trong "một đêm", Solzhenitsyn trở thành nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà hỏi: "Liệu anh chịu được lâu, vinh quang?... Pasternak chịu, thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất là thứ đến muộn." Một lời cảnh cáo nóng bỏng.
Đúng ra là Solzhenitsyn đã không bị nó đốt cháy: Ông vẫn sống như trước, một ẩn sĩ nhà quê, ăn món ăn nhà quê. Nhưng than ôi, ông mất đi, phần nào tính bao dung; dấn mình, như chưa khi nào dấn mình như thế, vào chức năng Thượng Đế ban cho, hoặc tự mình ban cho: tố cáo, lột trần Cái Ác. Hy sinh tất cả gia đình, bản thân... cho "cuộc điều tra mang tính lịch sử-văn chương": Quần đảo Gulag.
"Nếu ông ta đừng quá bám chặt vào tư tưởng cố định, idée fixe, nếu ông ta cho phép mình, một chút nghỉ ngơi, cho dù vui chơi cho dù sầu muộn, cũng được đi, như Puskhin chẳng hạn...", Tây-phương không thể hiểu, nhưng những bạn tù đã cho ông sự hỗ trợ cần thiết, đã ban thưởng cho ông, còn giá trị hơn cả Nobel văn chương. Thật dễ dàng khi chỉ trích ông, về cách đối xử với vợ con, nhưng không ai có thể trách cứ ông, về chuyện một lòng một dạ với những bạn tù... Với hàng triệu tù gulag, một nhận định nhân vô thập toàn không phải là một lời an ủi, mà là một sự được phép, bởi vì, không một thói hư tật xấu nào có thể lấy đi sức mạnh "thép đã tôi thế đấy", ở con người này: một nhà văn, một công dân.
Một linh hồn lưu vong
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, Bác Hồ, chính ông, đã từng thổi ông lên thành vị thần, tự đút cái ống đu đủ vào đít mình thổi mình, rằng thì là suốt đời hy sinh cho đất nước dân tộc đến không màng cái thân, đếch còn thì giờ nghĩ đến vợ con, [ui chao Gấu bỗng nhớ đến DTH, hiện đang ở Tây, cũng chẳng còn thì giờ để sống nữa, vì còn lo viết, lo đại sự, lo tóm cho được sự thực về một đỉnh cao chói lọi…], thế mà đùng một cái, thê nhi tử trọc, cục gạch gói trong tờ báo chẳng thấy đâu, giờ lòi ra cục gạch mềm mại ấm áp thơm như múi mít, thì ăn nói làm sao với nhân dân?
Cà mèng như Gấu, mà cũng có lúc phởn, tự thổi chính mình, tớ sinh ra đời là để tố cáo Cái Ác Bắc Kít. Thượng Đế ban cho tớ nhiệm vụ cao cả đó!
Ui chao, bất giác Gấu lại nhớ đến Trung Uý Kiệt VNCH ở trong Một Chủ Nhật Khác. Sau khi em Oanh về Sài Gòn, Kiệt rơi vào khủng hoảng, chạy ra Bưu Điện chơi cái điện tín, SOS. Rồi chạy ra. Rồi lại chạy dzô, lấy lại cái điện. Em cũng vô phương, tình vĩ đại cỡ nào thì cũng vô ích... Khi gặp lại Oanh, kể cho Em nghe, Em cảm động lắm, đi một đường nhẹ nhàng:
-Thầy coi thường Em quá.
Thầy vặc:
-Em là cái quái gí. Mình là cái quái gì! Đôi khi cũng phải coi mình như là đống kít, thì mới sống được!
*
Đọc DTH trả lời phỏng vấn BBC, Gấu mới tá hoả ra rằng thì là, bà cũng bị hoang tưởng về cái nhiệm vụ trời trao phó cho bà, y chang Solzhenitsyn. Nhưng Solz, đến cuối đời ngộ ra, ông trở về Nga, đúng như mình tiên đoán cho chính mình, về một ngày về vinh quang, những bảnh hơn thế nữa, ông nhận giải thưởng của Putin ban cho ông, cho phép Putin tới nhà uống trà với ông! Thế mới ghê. Đa số chửi ông là phản bội lý tưởng, phản bội đủ thứ, nhưng không phải như vậy. Mới đây, trên TLS, một độc giả trả lời bài viết của một tay trên TLS, và giải ra cái chuyện tại sao ông nhận giải thưởng, thì Gấu mới hiểu ra, mấy tay Nhân Văn nhận giải thưởng của VC, là cũng như vậy. Chẳng có gì gọi là phản bội ở đây hết.
*
Solzhenitsyn's return
[letters@the-tls.co.uk]
Sir, - Zinovy Zinik (Letters, December 5, 2008) asserts that the BBC documentary chronicling Alexander Solzhenitsyn's return to Russia from exile left a brief but important 1 exchange between the writer and his wife un-translated. As the director of The Homecoming, I find this baffling. It's May 27, 1994, and '" Solzhenitsyn is about to step on to Russian soil for the first time in two decades. "It's not the time or place to smile" he says to Natalya Dimitrievna in a murmur caught on y his radio mic and clearly subtitled in English. "But don't be too gloomy either" she advises. He replies "no a girl, a strong, thoughtful expression!" before heading down the aircraft steps. One can interpret these very private remarks sympathetically or not. One can question whether we to should have included them in the finished film. I felt they were relevant and in some small way an insight into a historic moment. What one can't claim is that English viewers were in any way short-changed.
In accepting, shortly before he died, a top award from Vladimir Putin, Solzhenitsyn was, in Zinik's eyes, guilty of a "heartbreaking betrayal of everything that he said he stood for". I spent more than two months with Solzhenitsyn crossing Siberia by train en route to Moscow. On many occasions, he and his family boiled over with frustration at the fact that he was cocooned by be apparatchiks from real encounters with former zeks or ordinary citizens who had followed Solzhenitsyn’s dictum "not to live by the lie" and were desperate to meet their a hero. The Solzhenitsyns were far from unaware of the dark irony - at low points we all wondered whether the journey, despite the family's h best efforts, was turning into a visit a to a Potemkin's village. One zek, Vladimir Shatkov, was so disappointed at Solzhenitsyn succumbing to the phoney blandishments of former KGB men that he accused him of "having lost his sense of smell". When I put this accusation to the author, he told me that evolution not revolution was the way forward. "There was a time", he said, "when it would have been right to stage trials as they did in Germany. But I'm realist enough to see from the way the winds of history are blowing that no one will ever bring the communists and socialists to trial no matter how many people they might have slaughtered. Those are the winds of history." Instead he believed his job was to help "re-educate people. What they hear flies t- in the face of all they've learnt. Yet still they smile and welcome me and hear me out. So I can't possibly adopt an abusive tone. It wouldn't help to be rude."
For what it's worth, I think that Solzhenitsyn would have regarded it as a betrayal not to have engaged with Putin. He had a duty which he would not shirk, regardless of the criticism or occasional ridicule, to shine a light on Russia's terrible past and those values which he believed might deliver for it a better future.
As always with Solzhenitsyn, accepting the prize was highly considered - the product if you like of "strong thoughtful expression". As the writer told Der Spiegel in one of his last interviews, "in accepting the award I expressed the hope that the bitter Russian experience, which I have been studying and describing all my life, will be for us a lesson that keeps us from new disastrous breakdowns".
The Gulag was an absolute evil. Rebuilding Russia is a real and practical task. The one required outright opposition whatever the appalling cost. The other needs participation to and engagement. When Solzhenitsyn accepted the State Prize from Putin, it's possible that, even for a moment, Russia was indeed reminded of past horror, present to moral jeopardy and the need for conscience to guide its future.
ARCHIE BARON
Wingspan Productions,
32-34 Gordon House Road,
London NW5
TLS 2.1.2009
*
Ui chao, cà mèng như Gấu, vậy mà về, cũng còn bị chửi là bắt tay với VC, nữa là Solz.
Có thời kỳ đưa mấy anh Nazi ra tòa tại Đức, nhưng tôi thì không mù để mà không nhìn ra, ngọn gió lịch sử đã thổi ra sao, và chẳng hề có chuyện đưa đám...  VC ra tòa án quốc tế, cho dù chúng có làm thịt bao nhiêu dân Mít!
Khi nhận Giải thưởng Nhà nước của Putin, tôi biểu tỏ hy vọng, kinh nghiệm cay đắng ở Nga xô mà tôi đã trải qua là một bài học giúp chúng ta tránh khỏi thảm họa mới.
*
The Old Days
ZINOVY ZINIK
Tưởng niệm Solz



Note: Đầu tháng đi gặp Bác Sĩ gia đình, ghé tiệm sách cũ, phố cũ, vớ được “Up at the villa”. Mừng quá là mừng. Làm mồi cho cái truyện đang viết, về hoàng tử cóc, vừa lùn vừa lé vừa già, 1 tay bắt chuồn chuồn, vậy mà vưõn toan tính hôn Huế 1 phát, như hôn Hằng Nga ngủ trong rừng, và Huế bèn sống dậy, hà hà, đá 1 phát văng hết Huế dởm, Huế đau thương…

 






Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates