Thư Tín



  • Jan 8 at 6:17 AM
    Câu trả lời của Bác mở ra thêm vài điều thú vị nên HH thắc mắc tiếp.
    Bác dịch quyển "Istanbul," xin Bác cho độc giả biết thêm về quyển sách này. HH đọc "Snow" và "Other Colours" có cảm tưởng văn của Pamuk khá khô khan. Quyển "Snow" khô khan hơn "Other Colours". Có cảm tưởng ông này chính trị nhiều hơn văn chương. Văn phong của Bác dường như thích hợp với loại văn có nhiều chất thơ hơn, thí dụ như "The English Patient." Bác có thích "Istanbul" không? Có nên giới thiệu với độc giả để "khuyến mãi" không?
    Bác dịch xem chừng nhiều thể loại. Thể loại nào Bác thích nhất?
    Theo Bác, thế nào là một bản dịch hay? Muốn làm một dịch giả giỏi, người dịch cần phải trang bị những gì?
    HH
    Reply:
    V/v “Istanbul”: Vị chủ nhà xb Nhã Nam, không biết do đâu, mà không quen biết, viết mail đề nghị Gấu dịch, nhưng quả đúng người: Khi dịch nó, Gấu lúc nào cũng nghĩ đến Sài Gòn, và cô bạn đầu đời BHD, trong Tứ Tấu Khúc. Mấy vị bằng hữu như K. chủ nhân trang art2all, hay Seagull, đều quá mê nó, và đều nghĩ, đọc nó, đều nghĩ đến Sài Gòn ngày nào
    Cuốn đó khác hẳn những cuốn khác của Pamuk, theo tôi
    Còn về dịch, về thế nào là 1 bản dịch hay… đề tài bao la quá, khó trả lời ngắn gọn được
    Thân
    NQT
    Về Istanbul, xin giới thiệu bài điểm của 1 vị bằng hữu LHN
    http://www.tinvan.limo/2018/12/istanbul-par-lhn.html
    Về dịch, với Mít chúng ta. Khi talawas mới xuất hiện, Gấu nghĩ, đây là 1 dịp may, mở ra 1 cõi văn học dịch ở hải ngoại, mà, mỗi dịch giả thì giống như 1 tên biệt kích văn hoá. Nhưng sau, nhận ra SCN không làm được việc này, nên bỏ luôn [Gấu vừa viết cho talawas 1 phát, mà cả bị cả 1 đám xúm đánh, Gấu nhẫn nại chịu đựng, đến nỗi chính độc giả của talawas phải lên tiếng bênh, còn SNC gửi mail, hỏi tại sao anh không đích thân trả lời, bộ hết xí oát rồi ư? Viết ra đây, vì SCN còn sống, để nếu cần em xác nhận, có phải đúng như thế hay không]
    Tuy nhiên, bây giờ nhìn lại thì Gấu nhận ra 1 điều, dịch, và nhất là dịch với Mít, mắc mớ tới thảm hoạ lưu vong của nhân loại, mở ra với vụ lưu vong của giống Mít.
    Điều này do Michel Foucault nhận ra, khi trả lời 1 cuộc phỏng vấn, Tin Văn dịch, từ bộ sách khổng lồ Dits et Écrits, SCN chôm, đếch thèm nhắc nguồn của nó, là từ Tin Văn. (1)
    (1)
    Phạm Thị Hoài
    3 hrs ·
    https://www.facebook.com/procontra.asia/posts/10207357518112975
    Trả lời phỏng vấn của tờ báo Nhật Shûkan Posuto ngày 17/8/1979, ở cao điểm của làn sóng thuyền nhân Việt Nam lênh đênh trên Biển Đông, triết gia Pháp Michel Foucault, đồng tham gia Ủy ban vận động "Một chiếc tàu cho Việt Nam", nhận định rằng di dân sẽ trở thành một vấn nạn đầy đau đớn và bi thảm của hàng triệu người mà những gì đang xảy ra ở Việt Nam là điềm báo. Điềm báo ấy đã trở thành hiện thực trong Khủng hoảng Di dân hiện tại ở châu Âu.
    Những ngày này, sống ở một trong n...
    ****
    Note: Re Foucalt
    2. Michel Foucault: Nguồn gốc vấn đề người Việt tị nạn.
    Lời người giới thiệu: Sau đây là chuyển ngữ, từ bản tiếng Pháp, cuộc phỏng vấn đặc biệt triết gia người Pháp, Michel Foucault, đăng trên tạp chí Nhật Bản, Shukan posuto, số đề ngày 17 tháng Tám 1979. Nhan đề tiếng Nhật: "Nanmin mondai ha 21 seiku minzoku daiidô no zencho da." ("Vấn đề người tị nạn là điềm báo trước cuộc di dân lớn lao mở đầu thế kỷ 21"). Người phỏng vấn: H. Uno. Người dịch ra tiếng Pháp: R. Nakamura.
    Người phỏng vấn: Theo ông, đâu là cội nguồn của vấn đề người Việt tị nạn?
    Michel Foucault: Việt Nam không ngừng bị chiếm đóng, trong một thế kỷ, bởi những thế lực quân sự như Pháp, Nhật, và Mỹ. Và bây giờ cựu-Miền Nam bị chiếm đóng bởi cựu-Miền Bắc. Chắc chắn, cuộc chiếm đóng Miền Nam bởi Miền Bắc thì khác những cuộc chiếm đóng trước đó, nhưng đừng quên rằng, quyền lực Việt Nam của Miền Nam hiện nay, là thuộc về Việt Nam của Miền Bắc. Suốt một chuỗi những chiếm đóng trong một thế kỷ như thế đó, những đối kháng, xung đột quá đáng đã xẩy ra ở trong lòng dân chúng. Con số những người cộng tác với kẻ chiếm đóng, không nhỏ, và phải kể cả ở đây, những thương gia làm ăn buôn bán với những người bản xứ, hay những công chức trong những vùng bị chiếm đóng. Do những đối kháng lịch sử này, một phần dân chúng đã bị kết án, và bị bỏ rơi.
    -Rất nhiều người tỏ ra nhức nhối, vì nghịch lý này: trước đây, phải hỗ trợ sự thống nhất đất nước Việt Nam, và bây giờ, phải đối diện với hậu quả của việc thống nhất đó: vấn đề những người tị nạn.
    Nhà nước không có quyền sinh sát - muốn ai sống thì được sống, muốn ai chết thì người đó phải chết - với dân chúng của mình cũng như dân chúng của người – của một xứ sở khác. Chính vì không chấp nhận một thứ quyền như thế, mà [thế giới đã] chống lại những cuộc dội bom Việt Nam của Hoa Kỳ và, bây giờ, cũng cùng một lý do như vậy, giúp đỡ những người Việt tị nạn.
    -Có vẻ như vấn đề người Căm Bốt tị nạn khác với của người Việt tị nạn?
    Chuyện xẩy ra ở Căm Bốt là hoàn toàn quái đản trong lịch sử hiện đại: nhà cầm quyền tàn sát sân chúng của họ, theo một nhịp độ chưa từng có, chưa từng xẩy ra, chưa từng đạt tới. Và số dân chúng còn lại, lẽ dĩ nhiên, coi như là sống sót, và họ đang sống dưới sự đàn áp của một quân đội chỉ lo việc hủy diệt, và tỏ ra tàn bạo. Hoàn cảnh như vậy không giống Việt Nam.
    Ngược lại, điều quan trọng ở đây là sự kiện này: trong những tổ chức, lực lượng đoàn kết tương trợ, được thành lập trên khắp thế giới, nhằm hỗ trợ những người tị nạn vùng Đông Nam Á Châu, người ta đã bỏ qua, không tính tới sự khác biệt về những hoàn cảnh lịch sử và chính trị. Như vậy không có nghĩa là, người ta có thể tỏ ra rửng rưng, không thèm để ý tới những nghiên cứu lịch sử và chính trị của vấn đề người tị nạn, nhưng điều khẩn thiết cần phải làm liền, là cứu những con người đang gặp nguy hiểm.
    Bởi vì, vào lúc này, bốn chục ngàn người Việt Nam đang chới với trên biển Đông, trước khi tới được đảo, cận kề với cái chết. Bốn chục ngàn người Căm Bốt đang ngột ngạt tại Thái Lan, và cũng đang cận kề với cái chết. Như vậy là không kém con số tám chục ngàn người đang ngày đêm cận kề với cái chết. Mọi tính toán so đo, về sự cân bằng tổng quát những sứ xở trên trái đất, những khó khăn chính trị và kinh tế đi cùng với sự cứu trợ người tị nạn – tất cả những so đo tính toán như vậy không thể nào biện minh cho việc những nhà nước [trên thế giới] bỏ rơi những con người, ở ngưỡng cửa của cái chết.
    Vào năm 1938 và 1939, người Do Thái chạy trốn khỏi Đức Quốc và Âu Châu, nhưng do chẳng có ai đón tiếp họ, cho nên đã có những người trong số đó bị chết. Bốn chục năm đã qua, kể từ đó, không lẽ bây giờ người ta lại đem cái chết đến cho hàng trăm ngàn người?
    -Về một giải pháp mang tính toàn cầu đối với vấn đề người tị nạn, những quốc gia gây ra tình trạng này, đặc biệt là Việt Nam, phải thay đổi đường lối chính trị. Nhưng bằng cách nào, theo ông, người ta có thể có được một giải pháp toàn cầu?
    Trong trường hợp Căm Bốt, tình hình bi đát hơn là so với Việt Nam, nhưng lại hy vọng có được một giải pháp, trong tương lai gần. Người ta có thể tưởng tượng ra, sự thành lập một chính quyền có thể được dân chúng Căm Bốt chấp nhận, và từ đó, giải pháp ló ra. Nhưng với Việt Nam, vấn đề phức tạp hơn nhiều. Quyền lực chính trị đã được tạo dựng, thế nhưng mà, quyền lực này coi là ngụy (exclure: đuổi, khai trừ) một phần dân chúng, và lẽ dĩ nhiên, những con người bị khai trừ này không muốn điều đó. Nhà nước đã tạo ra một tình trạng là, những con người bị khai trừ bắt buộc phải chọn cái tình thế bấp bênh, hiểm nghèo như là một cơ may sống sót, tức là trao thân cho biển cả quyết định, thay vì ở lại Việt Nam. Rõ ràng là phải tạo áp lực để cho Việt Nam thay đổi đường lối chính trị. Nhưng "tạo áp lực" nghĩa là gì?
    Tại Genève, trong hội nghị của Liên Hiệp Quốc về vấn đề người tị nạn, những quốc gia thành viên đã đưa ra áp lực đối với Việt Nam, áp lực theo nghĩa đòi hỏi, yêu cầu, hoặc gợi ý, cố vấn (conseil). Nhà cầm quyền Việt Nam do đó đưa ra một số nhượng bộ. Thay vì bỏ rơi những con người muốn ra đi, trong những điều kiện bấp bênh, và có thể mất mạng, nhà cầm quyền Việt Nam đề nghị xây dựng những trại chuyển tiếp, để gom lại những người muốn ra đi: những người này sẽ ở đây hàng tuần, hàng tháng, và hàng năm, cho tới khi có quốc gia nhận họ.... Nhưng đề nghị này tương tự, lạ lùng làm sao, với những trại cải tạo.
    -Vấn đề người tị nạn đã từng xẩy ra nhiều lần trong quá khứ, nhưng, giả dụ như có một khía cạnh lịch sử mới mẻ, trong trường hợp những người Việt tị nạn, theo ông, khía cạnh này mới mẻ này là gì?
    Thế kỷ 20 xẩy ra nhiều vụ diệt chủng và bách hại sắc tộc. Tôi nghĩ là, trong một tương lai gần, những hiện tượng này lại tái diễn, dưới những hình thức khác. Bởi vì, thứ nhất, những năm mới đây, con số những nhà nước độc tài cứ tăng lên mà không giảm đi. Bởi vì tự do diễn đạt tư tưởng chính trị là điều không thể có được tại những quốc gia như vậy, và lại chẳng làm sao có được một lực lượng kháng chiến, những con người bị khai trừ bởi chế độ độc tài đành phải chọn cách trốn khỏi địa ngục.
    Thứ hai, trong những xứ sở cựu thuộc địa, người ta tạo nên nhà nước bằng cách tôn trọng biên giới như là đã có từ hồi còn thuộc địa, đến nỗi, những sắc dân, những tiếng nói, những tôn giáo cứ thế trộn lẫn vào nhau. Hiện tượng này tạo nên những căng thẳng nghiêm trọng. Trong những xứ sở như vậy, những đối kháng ở trong lòng dân chúng có nguy cơ bùng nổ, đưa đến tình trạng di chuyển một số lượng lớn dân chúng, và sự sụp đổ cơ chế nhà nước.
    Thứ ba, những sức mạnh kinh tế tại những xứ sở phát triển, do cần lực lượng lao động từ thế giới thứ ba, và từ những xứ sở đang trên đà phát triển, đã kêu gọi di dân từ Bồ Đào Nha, Algérie, hay Phi Châu. Nhưng, ngày nay, những xứ sở này, do kỹ thuật tiến bộ, đã không cần tới lực lượng lao động chân tay, và lại tìm cách xua đuổi di dân.
    Tất cả những vấn đề trên đẻ ra cơn lũ di dân, hàng trăm hàng triệu người. Và thật bi thảm, thật nhức nhối, với những người chết, những vụ sát nhân. Tôi sợ rằng, chuyện xẩy ra tại Việt Nam không chỉ là một tiếp nối của quá khứ, mà nó tạo nên một điềm báo cho tương lai.
    Jennifer Tran chuyển ngữ.
    Chú thích:
    Vào ngày 20 tháng Sáu, năm 1979, Michel Foucault, cùng với Bernard Kouchner - người sáng lập cơ quan thiện nguyện Y Sĩ Không Biên Giới, và cũng là người biến đổi con thuyền Đảo Ánh Sáng thành bệnh viện, ở ngay trên biển, ngoài bờ đảo Poulo Bidong – và André Gluckmann, triết gia Pháp, tổ chức một cuộc gặp gỡ báo chí tại Collège de France; trong số những người tham dự và được mời vào bàn chủ tịch có cả Sartre và Aron. Đây là cuộc họp nhằm hỗ trợ cho làn sóng người Việt tị nạn, tức những thuyền nhân (boat people). Và vào ngày 17 tháng Tám, khi tạp chí Nhật Bản Shukan posuto làm một phóng sự về "Những Người Cực Kỳ Quan Trọng Ở Trên Thế Giới", Michel Foucault đã tuyên bố: Vấn đề người tị nạn là điềm báo mở ra cuộc di dân vĩ đại đầu thế kỷ 21, qua cuộc phỏng vấn nêu trên.
    Nhật Bản là một nước đặc biệt quan tâm tới Việt Nam, trước cũng như sau cuộc chiến. Mới đây thôi, một đại học Nhật đã mời hai nhà văn của hai miền trực tiếp tham dự cuộc chiến là Phan Nhật Nam và Bảo Ninh tham dự cuộc hội thảo mà đè tài của nó, một cách nào đó, có thể coi như tương tự với đề tài của đại học WJC hiện đang gây sôi nổi trong và ngoài nước. Đáng tiếc là Bảo Ninh đã không thể tham dự.
    Trong những số tới, người viết sẽ tiếp tục giới thiệu Michel Foucault, qua những cuộc nói chuyện với giới tinh anh Nhật Bản về chủ nghĩa Cộng Sản, về cuộc chiến Việt Nam... nhân lần ông ghé thăm đây. Cần nói thêm là tất cả những tác phẩm của Foucault đã được dịch ra tiếng Nhật.
    Dịch là cướp
    Theo tôi, dịch là cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào bìu khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.
    Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
    Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như "Cổ tích về những miền đất thanh thản" [tạm dịch cái tựa "Légendes des terres sereines" của nhà văn Phạm Duy Khiêm] cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ. (1)
    Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature), như người Tây nói. Thành thử công đầu lại vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông, vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!
    Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Chín 2001.
    Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
    Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
    Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
    Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc.
    Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy.
    Talawas: ta là gì? Ta là thằng dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài, là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào việc dịch.
    Nghĩa là cướp. Không cướp ngày thì cướp đêm. Thành thử những "nhà dịch thuật" chính là những tên biệt kích văn hóa, vậy.
    NQT
    [Bài viết cho diễn đàn talawas, khi mới xuất hiện trên net]
    (1) PHAM Duy Khiêm : "Légendes des terres sereines "
    Dịch là chết ở trong hồn một tí
    Trong bài "Nhân Văn" ("Humane Literacy", trong "Ngôn ngữ và Câm lặng"), George Steiner viết:
    "Đọc tới nơi tới chốn, là chấp nhận hiểm nguy. Điều gọi là căn cước, sự tự chủ của chúng ta có thể bị thương tổn. Trong những biểu hiện khởi đầu của chứng động kinh, có một giấc mơ thật đặc trưng; Dostoevsky nói về nó. Con người như bị nhấc bổng ra khỏi thân thể của mình; người đó nhìn ngoái lại và cảm thấy một nỗi sợ bất thần, khùng điên; một hiện hữu khác đang đi vô chính cái thân thể của mình đó, và chẳng còn đường nào để mà trở lại. Nỗi sợ khủng khiếp làm cho cái đầu cố bật dậy, tỉnh giấc. Cũng vậy, khi chúng ta cầm trong tay một tác phẩm lớn lao, văn chương hay triết học, tưởng tượng hay đề thuyết. Nó có thể hoàn toàn chiếm hữu chúng ta, khiến chúng ta [phải] bỏ đi lang thang, sợ hãi ngay chính mình, không còn nhận ra mình. Người nào đọc "Metamorphosis"("Hóa Thân") của Kafka, và nhìn vào gương không rùng mình, người đó có thể đọc bản in, theo nghĩa kỹ thuật của từ "đọc", nhưng thực sự là mù chữ, theo đúng nghĩa của việc đọc."
    Đọc đã vậy, nhưng chưa nguy hiểm bằng dịch. Không chỉ chết ở trong hồn một tí, mà có khi còn mất tiêu luôn linh hồn. Theo nghĩa đó, ở một chỗ khác, George Steiner khẳng định, "Không thể có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng tri thức luận." Một hiện hữu khác, một linh hồn khác đang dọn vô "căn nhà hữu thể" (ngôn ngữ), của mình.
    Nhìn từ quan điểm đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao người đọc thường mong ước có một bản dịch dễ đọc (không nguy hiểm). Họ có thể chịu đựng được sự xâm nhập của những từ, trước đây, như bóc ba ga, phanh, gác đờ bu, hay bây giờ, Vifon, Fahaxa... vậy mà vẫn "không chịu" những từ, thí dụ như Talawas.
    Bởi vì, một cách nào đó, Talawas, là đụng tới khủng hoảng tri thức luận. Người đọc vẫn mong ước, sự ô nhiễm ngôn ngữ, nếu có, chỉ ở trên bình diện "thực dụng", do chuyện hàng ngày, do nhu cầu ăn ở sinh hoạt phải cần tới chúng.
    Mô phỏng một câu của Hemingway, "Con người có thể bị hủy diệt, nhưng không thể bị khuất phục" (A man can be destroyed but not defeated): ngôn ngữ có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị ô nhiễm. Và nếu nó bị ô nhiễm, thì cũng chỉ ở bên ngoài, chưa đụng tới phần cốt tủy của nó.
    Một diễn đàn như Talawas, là đụng tới cốt tủy của ngôn ngữ Việt.
    Nguyễn Quốc Trụ
    (Bài viết cho diễn đàn Talawas)
    http://www.tanvien.net/vietngan/vn06_dich_la_so.html
    ...
    tinvan.limo
    Quoc Tru Nguyen shared a photo . Rất nhiều người yêu thành phố nơi…
    Comments
    • Khanh Huynh Về Pamuk, mình chỉ làm quen với " tên tôi là đỏ " , nếu không dành thời giờ để đọc trọn một lúc thì không cách chi thưởng thức câu chuyện như " trăm năm cô đơn " của Gabriel. Vậy.
      Một phần ba của " tên tôi là đỏ " tả chi tiết đến quá tỉ mĩ về thành ph
      See More
      2
  • Quoc Tru Nguyen Trường hợp cuốn Istanbul, bản dịch tiếng Việt, do Gấu dịch, nó khủng khiếp lắm, đúng như thế, và nó làm Gấu nhớ đến 1 câu của Borges viết về 1 tác giả - quên mất tên, để check sau – ông đọc nó, qua bản dịch tiếng Anh, và khi được đọc bằng nguyên tác, bèn phán, thua bản dịch tiếng Anh. Ông dám phán như thế, là do quá rành cả hai ngôn ngữ, mà ông lại rành tiếng Anh hơn cả tiếng mẹ đẻ!
    Trường hợp Istanbul, cũng thế. Linh hồn của nó, qua bản tiếng Mít, là linh hồn của Sài Gòn, trước khi lũ Vẹm làm thịt.
    Hơn 1 độc giả đã phán như thế: CM [Crimson Mai], K. chủ nhân trang art2all, Seagull – “Đọc nó, nhớ Sài gòn trước 1975 kinh khủng. Ta muốn mi có thêm 1 cuốn nữa”
    Gấu được bạn NL gửi cho hình như cũng khá nhiều bản tiếng Việt – Tks again – và còn được vài cuốn. Hai bạn HH & KH, nếu thích sống lại Sài Gòn, mail cho biết sẽ gửi. Đọc Istanbul trong khi chờ, ở đây
    http://www.tanvien.net/Sach_Moi_Xuat_Ban/istanbul.html
    3
    • Khanh Huynh Vâng, bác ạ, cháu sẽ phổ biến cho những bạn ở Âu châu.








Bác Trụ thân mến,
Thật là một đề tài hấp dẫn. Bác viết: "Trước 1975, tôi dịch nhiều rồi, mà là do dính vô Cô Ba, quá cần tiền."
Vì sao Bác dính vào Cô Ba? Lúc ấy Bác bao nhiêu tuổi? Làm sao Bác thoát khỏi Cô Ba?
Cô Ba có giúp Bác với việc văn chương không? Khi Bác phê Bác có viết hay hơn không? Văn chương trở nên mơ màng lung linh hơn không?
Ngoài thuốc phiện, Bác còn dùng thứ gì khác nữa không? Ra hải ngoại chắc Bác hết dám đùa với thứ dữ, phải không?
Nhà văn nào cùng yêu cô Ba giống như Bác?
Mong Bác thứ lỗi, HH quá tò mò (bộ óc của người thích viết). Nếu Bác không muốn trả lời thì thôi. Đây là một vấn đề khá tế nhị, không phải ai cũng dám công nhận là mình bị nghiện. Từ xưa đến nay, người nghiện thường bị xem là thành phần bất hảo. Chỉ có Bác là dám nhận mình nghiện cô Ba.
Dù Bác có trả lời HH hay không cũng xin cám ơn Bác dành chút thì giờ trò chuyện với HH.
Thân mến.
Hải Hà

Phúc đáp:

Đây là câu hỏi thú vị, và 1 phần nào liên quan tới câu, sao mi chướng thế, già, chết nay chết mai, sợ gì nữa mà không dám khui hết ra.
Nhưng với ai khác, ma tuý gây họa, với Gấu, rõ ràng là, trước và sau nó, là hai con người khác hẳn, và đây là 1 cú test của "ai dó", như Borges viết, trong "Những tiền thân của Kafka", về "một người làm bạc giả, dưới sự kiểm soát gắt gao, đếm giấy bạc trong Ngân hàng Anh; cùng một đường hướng như vậy, Thượng Đế sẽ không tin tưởng Kierkegaard, và đã giao cho ông một nhiệm vụ để hoàn thành, chính bởi vì, Người biết ông ta vốn thân quen với cái xấu."

Kafka và những người đi trước ông
Jorge Luis Borges

Tôi đã có lần tính làm một nghiên cứu những tiền thân của Kafka. Thoạt đầu, tôi coi ông một mình trong cõi ngôn từ như loài phượng hoàng, nhưng lật vài trang, tôi lại có ý nghĩ, có thể nhận ra giọng nói của ông, hay những cung cách, ngón nghề của ông, ở những bản viết từ những dòng văn chương, thế này thế khác, thời này thời nọ. Tôi ghi lại một chút ở đây, theo kiểu biên niên.
Đầu tiên là nghịch lý Zenon, chống lại sự chuyển động. Một vật chuyển động ở A (Aristotle tuyên bố) không thể tới B, bởi vì trước hết, nó phải vượt nửa khoảng cách giữa hai điểm, và trước đó, nửa của một nửa, và trước đó, nửa của "nửa của một nửa"; cứ như thế cho tới vô cùng; bài toán này y hệt như trong "Lâu Đài"; và vật chuyển động, mũi tên và Achilles là những nhân vật Kafka đầu tiên trong văn chương.
Trong bản viết thứ nhì may mắn sao nằm trước tôi, sự tương tự không phải ở dạng, mà là giọng kể. Một ẩn dụ của Han Yu, người viết thơ xuôi thế kỷ thứ 9, được in lại trong cuốn sách đáng yêu của Margouliès, Tuyển tập văn chương Trung-hoa với phần dẫn giải (1948). Huyền hoặc, trầm lắng, là đoạn tôi đánh dấu: "Ai cũng thừa nhận kỳ lân là một linh vật mang đến điềm lành, điều này đã được nói rõ trong mọi cuốn thơ ca, biên niên, tiểu sử có minh họa, và nhiều bản viết khác mà uy tín của chúng không cần bàn cãi. Ngay cả trẻ con và đàn bà nhà quê cũng biết kỳ lân tạo điềm tốt. Nhưng con vật này lại không hề hiện diện giữa đám thú vật nuôi quanh nhà, thật khó thấy, nó không để vướng mình vào bảng phân loại. Nó không như con ngựa, con bò, con chó sói, hay con nai. Trong những điều kiện như thế, chúng ta có thể đối mặt với kỳ lân, và không biết một cách chắc chắn, con gì đây. Chúng ta biết, con vật như thế đó có tên là con ngựa, con vật có những cái sừng như vậy là con bò. Nhưng chúng ta không biết kỳ lân như thế nào."(1)
Bản văn thứ ba từ một nguồn dễ dự đoán hơn nhiều: những bài viết của Kierkegaard. Tinh anh đồng điệu giữa cả hai người viết là một điều ai cũng nhận ra. Điều chưa được nói tới, như tôi cho tới lúc này hiểu được, đó là sự kiện, Kierkegaard, như Kafka, viết nhiều ngụ ngôn tôn giáo, về những đề tài trưởng giả, đương đại. Lowrie, trong cuốn Kierkegaard của ông, (Oxford University, 1938), đã chuyển ngữ hai trong số đó. Một là câu chuyện một người làm bạc giả, dưới sự kiểm soát gắt gao, đếm giấy bạc trong Ngân hàng Anh; cùng một đường hướng như vậy, Thượng Đế sẽ không tin tưởng Kierkegaard, và đã giao cho ông một nhiệm vụ để hoàn thành, chính bởi vì, Người biết ông ta vốn thân quen với cái xấu.
Đề tài câu chuyện ngụ ngôn kia là về những chuyến thám hiểm Bắc Cực. Qua giới tăng lữ, những vị trưởng lão Đan Mạch tuyên bố, việc tham dự vào những chuyến thám hiểm như thế có lợi cho hạnh phúc đời đời của linh hồn. Tuy nhiên họ thừa nhận, thật khó, và có lẽ thật vô phương, tới được điểm Cực, và không phải tất cả mọi người, ai cũng có thể đảm nhận cuộc phiêu lưu. Sau cùng, họ đi đến thông báo, bất cứ một chuyến đi nào - từ Đan Mạch tới London, chúng ta cứ nói vậy - trên chuyến tầu chạy theo giờ giấc thường lệ - đều được coi là một chuyến thám hiểm Bắc Cực.
Diễn dịch thứ tư ở đây, tôi tìm thấy trong bài thơ của Browning, "Lo sợ và Ngại ngùng", được xuất bản năm 1876. Một người đàn ông có, hoặc anh ta tin tưởng có, một người bạn nổi tiếng. Chẳng bao giờ anh ta gặp bạn, sự thể là, cho tới nay, người bạn chưa từng giúp đỡ anh ta, tuy bao câu chuyện đã được kể, về những nét quý phái, phong nhã số một của người bạn, bao thư từ thực sự của người bạn chạy lòng vòng đâu đó. Rồi có người tỏ ra nghi ngờ về những điều này, và những chuyên viên khảo tự tuyên bố, những lá thư là bịa đặt. Người đàn ông, trong dòng thơ chót, hỏi: "Và phải chăng, người bạn này là... Thượng Đế?"
Những ghi nhận của tôi còn hai câu chuyện. Một là từ Chuyện không vui (Histoires Déobligeantes), của Léon Bloy, về một vài người sở hữu đủ thứ trái địa cầu, bản đồ thế giới, chỉ dẫn đường xe lửa và những tuyến đường lớn, nhưng chết mà chưa từng toan tính một lần rời xa tỉnh nhà. Câu chuyện kia nhan đề "Carcassonne" và là tác phẩm của Lord Dunsany. Một quân đội bách chiến bách thắng, gồm những chiến sĩ, rời tòa lâu đài vô định, chinh phục những vương quốc, nhìn thấy những quái vật, vét kiệt những sa mạc, những núi non, nhưng họ chẳng bao giờ tới được Carcassonne, mặc dù có lần họ đã thoáng nhìn thấy, từ xa. (Câu chuyện này, như người ta dễ dàng nhận ra, là đảo ngược triệt để của câu chuyện trên; trong câu chuyện thứ nhất, là thành phố không thể bị bứng khỏi, còn trong chuyện thứ nhì, chẳng bao giờ tới được.)
Nếu tôi không lầm, những mẩu đa dạng tôi vừa kể, giống Kafka; nếu tôi không lầm, tất cả chúng, chẳng cái nào giống cái nào. Sự kiện thứ nhì này có ý nghĩa hơn. Trong từng bản văn, chúng ta nhận thấy, hoặc nhiều hoặc ít, phong cách riêng của Kafka, nhưng nếu Kafka chưa từng viết một dòng, chúng ta sẽ không nhận ra tính chất này; nói một cách khác, chúng chưa hề hiện hữu. Bài thơ "Fears and Scruples" của Browning tiên liệu tác phẩm của Kafka, nhưng cái đọc Kafka của chúng ta rõ ràng làm sắc bén, và làm sai lệch cái đọc bài thơ. Browning đã không đọc nó như bây giờ chúng ta đọc. Trong tự vựng của những nhà phê bình, từ "tiền thân" (precursor) không thể thiếu được, nhưng nên tháo gỡ mọi trò luận chiến hoặc ganh đua. Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như là nó sẽ sửa đổi tương lai.(2) Trong tương quan này, điều không quan trọng, đó là đặc nét, hay đa nét, của những người trong cuộc. Tính tiền thân của những huyền thoại tối tăm và những định chế tàn bạo, ở Kafka thời đầu, trong Betrachtung, ít chất Kafka hơn, nếu so với Browning và Lord Dunsany.
(Dịch từ bản Anh ngữ của James E. Irby, trong tập Mê cung, Labyrinths, nhà xb A New Directions Book).
Chú thích của tác giả:
(1). Sự không thừa nhận những linh vật và cái chết có tính lăng nhục, hoặc như là tai nạn, của chúng ở nơi tay con người, là những đề tài truyền thống của văn chương Trung Hoa. Xin coi chương chót cuốn sách của Jung, Tâm lý học và Thuật luyện kim, Psychologie und Alchemie (Zurich, 1944), trong có hai minh họa ngồ ngộ.
(2). Xin coi T. S. Eliot: Quan điểm, Points of View (1941), pp. 25-26.
NQT chuyển ngữ
Trân trọng
NQT

Tạm trả lời như thế, cho bớt chướng đi 1 chút, và sẽ viết thêm ra, khi rảnh rang.
Có thể, nếu không vướng Cô Ba, rồi thoát ra được, tôi không làm sao đọc nổi Weil, thí dụ.
Có thể tôi là.. nhân vật trong “the test” của Kafka.
Có thể, như cas của Grass, không ai thoát ra được Cái Ác Nazi mà không dính tí dơ bẩn.
Có thể, viết là dám... rủi ro, lấy chính cái mạng của mình ra mà đặt cược với nó.
Cuộc Xét Nghiệm [The Test]
Tôi là một người hầu, nhưng không có việc làm. Nhút nhát, lại ít khi tỏ ra hết mình, thực ra tôi chẳng chịu sắp hàng, chen lấn với người khác; nhưng đây chỉ là một lý do khiến tôi thất nghiệp; cũng có thể chẳng có chi liên can tới chuyện thất nghiệp của tôi, trong bất cứ trường hợp nào, chuyện là thế này: chẳng bao giờ người ta gọi tôi đi hầu; những người khác được gọi, tuy họ chẳng cố gắng gì hơn tôi, mà thực ra có khi họ còn chẳng cảm thấy cái ao ước được gọi, trong khi tôi, ít ra đôi lúc cảm thấy điều này một cách thật dữ dội.
Vậy là tôi nằm dài trong khu sảnh dành cho người hầu, ngó lên chùm ánh sáng trên trần, mơ mơ màng màng, chợt thức, và lại rơi vào giấc ngủ. Đôi khi, tôi bước vào quán, nơi người ta bán bia đắng, đôi khi tôi cũng nốc nó một cách ghê tởm, nhưng những lần khác, tôi uống nó…
Một lần tôi vô quán, một người khách ngồi ở chỗ tôi hay ngồi quan sát mọi người. Tôi không dám nhìn ông ta thật gần, và quay mình tính bỏ đi. Nhưng người khách gọi giật lại; hóa ra cũng là một người hầu, tôi có gặp trước đó, nhưng chưa từng nói chuyện với anh ta.
-Tại sao anh bỏ chạy? Hãy ngồi đây làm một ly. Tôi trả tiền.
Vậy là tôi ngồi xuống. Anh hỏi tôi đôi điều, nhưng tôi không thể trả lời, thực ra là tôi không hiểu ngay cả những câu hỏi của anh ta. Thế là tôi nói: "Có lẽ anh buồn vì anh đã mời tôi, như vậy tôi nên đi thì hơn", và tôi tính đứng dậy. Nhưng anh ta vươn tay qua bàn đẩy tôi ngồi xuống. "Hãy ở lại", anh ta nói, "đây chỉ là một cuộc xét nghiệm. Kẻ nào không trả lời những câu hỏi, là qua được cuộc xét nghiệm".
Jan 7 at 11:35 AM
Bác Trụ thân mến,

HH đọc bài của Bác ròng rã một tuần nay. Mỗi ngày chỉ có thể đọc một vài bài là đầu hoa mắt váng, tối tăm mặt mũi. HH có nhiều câu hỏi, nhưng tạm thời chỉ hỏi vài câu:

1. Nguyễn Quốc Trụ là ai? HH biết Bác sinh năm 1937, thế năm nay đã được 81 rồi mà đầu óc còn minh mẫn quá. Chúc mừng Bác. Biết Bác ngày xưa học Cán Sự Bưu Điện (gọi vậy có đúng không?) hệ ba năm có Tú Tài 2? Rồi vì sao mà lại dính vào giới văn chương?

2. Bác viết nhiều, dịch nhiều, đọc nhiều, viết phê bình và tạp ghi cũng nhiều. Thế Bác thích  người đọc biết Bác như người dịch, hay nhà văn, hay nhà phê bình?

3. Bác có thể cho HH biết tên những tác phẩm bác dịch đã được in ra không? Ngoài Museum of Innocence của Orhan Pamuk Bác còn dịch quyển nào? Nếu cho Bác tự chọn, Bác sẽ chọn dịch quyển nào (văn hay thơ)?

Xin trả lời:

NQT là ai? Có tiểu sử trên trang Tin Văn tanvien.net
Nghề chính là Cán sự bưu điện, Tây gọi là AT [agent technique]. Khoá đầu tiên của trường Quốc Gia Bưu Điện, khoá đặc biệt, học 2 năm thay vì 3 năm, điều kiện Tú Tài II thay vì TH Đệ Nhất Cấp. Tôi thi đậu, nhưng không học, vì tiếc mảnh bằng Tú Tài 2. Học Toán Lý Hoá, MPC, Đại Học Khoa Học. Năm tới, tính nộp đơn thi lại Đại Học Sư Phạm hệ 3 năm, rớt lần trước - học sư phạm là tính tiếp tục nghề dậy học của ông bố - không có tiền sao chứng chỉ tú tài, đến Bưu Điện rút hồ sơ thi, ông Tổng Thư Ký trường bảo, sao mi ngu thế, nghèo không có đến mấy đồng bạc cắc sao cái chứng chỉ, sao không học bưu điện, ra trường, đi làm, học tiếp cái gì mà không được. Nghe bùi tai quá, hỏi, nhưng mà năm đầu tôi không học, làm sao giờ. Ông ta nói, để ta trình Thầy Hiệu Trưởng. Hiệu trưởng là kỹ sư bưu điện Trần Văn Viễn, sau làm Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải. Ông kêu vô, đưa cục phấn, ra bài toán, Gấu giải 1 phát, như máy, do học MPC, chương trình học bưu điện nhẹ hơn nhiều so với nó. Thầy mừng quá, cho vô học, bỏ luôn năm đầu. Kỷ niệm tuyệt vời này, đã kể trên Tin Văn, FB…
Tôi dịch Pamuk, cuốn “Istanbul”. Vụ dịch này cũng cực kỳ thú vị. Tay Trùm nhà xb, chính xừ lủy viết mail đề nghị dịch. Tôi không tin, tưởng có tên nào chọc quê. Phải mail hỏi 1 cô bạn ở trong nước. Cô này giỏi lắm, bây giờ đi du học Anh, không về nước nữa. Cô hỏi bạn cô, là Nhị Linh, anh nói, đúng đó. Lúc đó NL cũng chưa làm cho nhà xb Nhã Nam
Trước 1975, tôi dịch nhiều rồi, mà là do dính vô Cô Ba, quá cần tiền. “Mặt Trời Vẫn Mọc”, Hemingway; Malaparte [The Skin, bản tiếng Pháp, La Peau], nhiều lắm, Ngày Dài Nhất, trinh thám, điệp viên, Cronin…
Ra hải ngoại, tôi dịch là nhắm chuyện lớn hơn nhiều. Kể như làm được điều tôi muốn làm; dịch, giới thiệu những tác giả độc giả Việt quá cần. Oz, mới chết, là 1 trong những nhà văn mở ra cõi dịch của tôi. Nhờ đọc ông, tôi đọc được Kafka.
Độc giả của tôi, chắc là chọn tôi theo nghĩa, 1 người giới thiệu những tác giả họ cần đọc. Còn chọn như là nhà văn, sáng tác, chắc không, vì theo tôi, ít người đọc những sáng tác của tôi, chúng hơi đặc biệt, khác hẳn cách viết chung chung của nhiều người. Thơ cũng thế. Kén tri kỷ, có thể nói như thế chăng?
Tks again
NQT


tanvien.net
Comments
  • Lam Q Khai vì theo tôi, ít người đọc những sáng tác của tôi, chúng hơi đặc biệt, khác hẳn cách viết chung chung của nhiều người. Thơ cũng thế. Kén tri kỷ, có thể nói như thế chăng?
    2



Bác Trụ thân mến,

Hải Hà thấy các bài viết trên Tin Văn (bây giờ là FB và Blog) của bác rất hay, rất có giá trị nhưng thường bị người đọc lướt qua, không chú ý sâu sắc, vì những lý do HH sẽ nói sau. Chính HH là người đọc nghiêm túc cũng thấy rối trí thường xuyên không nắm được những điểm chính yếu.

Qua bài "Viết" sáng hôm nay 01/01/2019, HH trích lại với dấu quote. Xin Bác làm ơn chỉ ra cho độc giả nói chung, và HH nói riêng, phần nào là ý nghĩ của Bác, phần nào là của Eric Ormsby?

"Eric Ormsby, khi điểm A Study in Greene: Graham Greene and the art of the novel, của Bernard Bergonzi, và Articles in Faith: The collected ‘Tablet’ journalism of Graham Greene, [TLS, số đề ngày 15 Tháng Chạp 2006], cho rằng, miền giả tưởng Greeneland ngày càng dễ nhận ra, chẳng khác gì một Wessex của Hardy, hay một Yoknapawpha County, của Faulkner, mặc dù Greene chẳng ưa cái nhãn hiệu này.
Hơn thế nữa, Greeneland là một thứ "quê hương", miền giả tưởng mà chúng ta mang theo cùng với chúng ta. Cho dù nó tít mù ở Phi Châu, xa lắc mãi Mexico, chúng ta nhận ra liền, nói chi đến Đông Nam Á, đến một Phượng của Người Mỹ Trầm Lặng, và Sài Gòn: Chúng là trạm ngưng cuối cùng, ga chót, của cuộc hành trình đạo đức của thế kỷ chúng ta. Ai viết phần này?


Ông [Eric Ormsby] viết: Greeneland is a demoralized landscape, Greeneland là quang cảnh quê ta, đã bị hư ruỗng, thoái hóa, mất mẹ đạo đức.
Đây chính là hình ảnh 1 nước Mít, sau 1975.  

(1) Nhóm "Sáng Tạo", trong những cuộc thảo luận, khi tấn công Tự Lực Văn Đoàn, đã không nhận ra yếu tố câu kệ như trên [từng câu ngắn, sáng sủa, mạch lạc] của nó. Khi coi, với TLVĐ, chỉ là vấn đề ngôn ngữ, tới Sáng Tạo chúng tôi, mới có thứ văn chương của ý thức huỷ diệt sáng tạo, vô tình nhóm ST đã đề cao TLVĐ.
Bởi vì văn chương, nói cho cùng, chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Đây là điều Roland Barthes nhận ra, khi đã quá chán thứ văn chương dấn thân của đám hiện sinh.
*

Cảnh tượng quê ta, the "Greeneland", thì hư ruỗng. Những chi tiết trần trụi, ngay cả khi lẩn lút, vưỡn bầy ra điều này. Cuốn “The Power and the Glory” bắt đầu: “Ngài Trench bước ra ngoài đường, trong nắng chói lòa, và bụi trắng xóa của xứ Mexico. Mấy con kên kên, từ trên mái nhà, dửng dưng vô hồn nhìn xuống: thằng cha này chưa chết, thịt chưa rữa, chưa bốc mùi”. Tuy Greene vẫn được kể như là một nhà văn với con mắt của một nhà điện ảnh, những dòng trên cho thấy, quyền năng của chúng, không phải chỉ do sự quan sát sắc bén, mà còn do cay đắng đến dã man, tàn bạo, của dòng chót. Ở những nhà văn kém tài hơn, sẽ trở thành cải luơng, thành hề, thành vãi linh hồn, nhưng Greene, vốn là một chuyên viên bậc thầy, cắt đánh rụp ba cái thứ khóc lóc ỉ ôi, ngay cả khi ông ló mòi dễ dãi với chúng. Đây là cái chất dửng dưng vô hồn, của những loài chuyên ăn thịt người chết, được đẩy lên đến tận đỉnh, theo nghĩa, rắn độc không còn biết cắn ai, bèn nhè chính cái lưỡi mình mà cắn!



Phần nào của Nguyễn Quốc Trụ, phần nào của Ormsby?



Kể từ khi Greene mất vào năm 1991, và lần kỷ niệm lần thứ 100, năm sinh của ông, vào năm 2004, tiểu sử của ông được quá chú ý, như muốn hất bỏ phần sáng tác qua một bên. Tiểu sử, hồi ký, thêm bộ tiểu sử khổng lồ, “được phép của tác giả”, gồm ba cuốn, của Norman Sherry. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi làm bực người đọc, đó là bản chất Ky Tô giáo của Greene, nó ra làm sao.
Ngay cả câu khẳng định nổi tiếng của ông, đại ý, tôi phải kiếm ra một tôn giáo, để đo lường con quỉ ở trong tôi, câu này cũng gây bực mình, có khi còn là do sự cố ý của chính người nói ra: Greene vốn là một thầy, trong trò đùa hóm hỉnh như vậy. Một kẻ tự huyền hoặc, cứ lấp la lấp lửng về chính mình.
Những khuynh hướng, sắc thái như thế, được sử dụng vào trong tiểu thuyết, làm nổi bật cái “mép bờ nguy hiểm”, the “dangerous edge” của chúng.
Về cuối đời, Greene định nghĩa mình, kêu như chuông, một tay vô thần Ky Tô giáo, a “Catholic atheist”. Tuy nhiên, có một sự miễn cưỡng, về phần ông. Bởi vì, với Greene cũng như với nhiều người Ky Tô, niềm tin là một cái gì liên quan tới ước muốn, ý chí. Và ý chí, thì cũng có khi mờ nhạt đi, yếu đi, để rồi lại mạnh lên, sau đó. Nhiều người chỉ trích Greene, Ky Tô giáo của ông quá hạn hẹp, chỉ chú trọng tới địa ngục và sự trầm luân. Nhưng những bài tiểu luận tình cờ, tản mạn của Greene, trong Aticles of Faith, cho thấy, khác. Niềm bí ẩn về Nhập Thế mới làm Greene đau đầu, hơn là Lửa Địa Ngục.
Khi đọc cuốn "Nửa Đêm" của Julian Green, ông [Greene] viết, tay đồng nghiệp người Tây của ông “có thể tả một cái dù khô dần đi dưới ánh lửa bập bùng, làm sao cho trở thành hình ảnh của trọn một kiếp nhân sinh”. Điều này, Greene cũng đã làm. Miền Greeneland có những cú thần sầu như vậy. Thần sầu như ánh lửa chập chờn hong ấm một cây dù ướt sũng nước mưa.
Ai viết phần trên chữ đỏ? Nguyễn Quốc Trụ hay Ormsby'

Theo nghĩa đó, ngay cả mấy chú kên kên đang ngồi trên đầu me-xừ Trench kia cũng tượng trưng cho những sự kiện khủng khiếp, the appalling facts, về Nhập Thế. (1)"


Reply 


Hồng Trần?

HH tính nói Thảo Trần, bà xã của tôi?

Những truyện ngắn của TT, tôi không viết được như vậy. Nó tự nhiên như không viết, đúng là thế. Thảo Trường đọc, nhận ra liền. Tôi viết cực nhọc hơn nhiều, đánh vật với chữ, Tây có câu “tour de force”, câu này không có tiếng Việt tương đương.

Những câu HH hỏi, của tôi, hay của tác giả tôi trích dẫn, đa phần là của tác giả được nhắc tới, thí dụ Greene. Tôi lười không dùng ngoặc kép “… “.

Vả chăng, coi như chẳng có câu nào của tôi hết. Đây là cách thực hiện mong muốn của W Benjamin, viết 1 cuốn sách, toàn là trích dẫn. Trang Tin Văn đúng là tinh thần ý của Benjamin.

Bởi thế, tôi không coi trọng, phần viết của riêng tôi. Của riêng tôi, chỉ có mấy sáng tác.
Tks
NQT
Benjamin chắc cũng lâm tình trạng của tôi, và kết quả là cuốn Thương Xá. Nhìn bề ngoài, nó y chang trang Tin  Văn, hà, hà. Cũng loạn cào cào, toàn là trích dẫn, nhưng Coetzee nhìn ra nó:
Hai tác phẩm sử thi của thế kỷ 20 là hai tác phẩm lớn lao về điêu tàn.
Thi khúc [Cantos ] của Pound, và Thương Xá, [The Arcades Project], của Benjamin.
Từ một khoảng cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích dẫn, và trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít. Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.
Coetzee: Những Kỳ Tích Về Benjamin
 Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng:
Mít chúng ta cần 1 tác phẩm, về “Điêu Tàn ư, đâu chỉ điêu tàn”.
Hay 1 thứ, cẩm như “Ô Nhục” của Coetzee!
 

Benjamin khởi sự viết Thương Xá tháng Năm 1935, sau khi bỏ chạy Đức Nazi qua Pháp. Vụ Yên Bái nổ ra vào năm 1930. Simone Weil bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những bài báo trên tờ Người Paris Nhỏ, về số phận người Annamites, vài tháng sau khi vụ Yên Bay bị dập tắt trong hai tuần lễ. "Tôi không bao giờ quên được lúc mà, lần đầu tiên trong đời, tôi cảm và hiểu được bi kịch thực dân thuộc địa". Chắc là Benjamin cũng bị ảnh hưởng tương tự, và đó là lý do Benjamin mở ra Thương Xá bằng những dòng thơ của Nguyễn Trọng Hiệp, như là một tiên đoán sự cáo chung của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam.
Engels nói với tôi rằng chính tại Paris, vào năm 1848, ở quán Café de la Régence [một trong những trung tâm sớm sủa nhất của cách mạng 1789), Marx đã trình bày cho Engels về định mệnh thuyết kinh tế về lý thuyết duy vật lịch sử của ông. - Paul Lafargue.
Vào năm 1757 cả Paris chỉ có 3 tiệm cà phê.
[Thương Xá, trang 108].
Tôi bị hạ đo ván, khi đọc Thương Xá, nói vậy vẫn chưa đủ mạnh!
Tôi biết, đây là một tác phẩm về lịch sử văn hóa, và nó còn thật có ích,
nếu được đọc như phê bình văn học, hay triết học.
Nhưng tôi không làm sao bỏ qua, ý tưởng, rằng,
đây là một bài thơ sử thi vĩ đại nhất được viết bởi thế kỷ 20:
mẩu đoạn, mâu thuẫn, xung đột, và mời gọi một cách thật là sâu thẳm.
André Alexis, Globe and Mail
Đây là sân khấu của tất cả những cuộc chiến đấu, tất cả những tư tưởng của tôi.
Benjamin viết về Thương Xá
NKTV



Hải Hà thấy các bài viết trên Tin Văn (bây giờ là FB và Blog) của bác rất hay, rất có giá trị nhưng thường bị người đọc lướt qua, không chú ý sâu sắc, vì những lý do HH sẽ nói sau. Chính HH là người đọc nghiêm túc cũng thấy rối trí thường xuyên không nắm được những điểm chính yếu.
[Trích thư HH]

Về những ý này, mượn câu trả lời của Hannah Arendt, khi viết về Benjamin – và Kafka, luôn – :
You have to earn your grave

Tạm dịch, dịch thoáng, dịch cho lấy được cái ý mà mi muốn có được [earn]:
Mi phải dành dựt với đời để có được nấm mồ của mi
Hannah Arendt [Intro, Illuminations by W. Benjamin]



    Bác có thể là nhà phê bình văn học độc đáo của hải ngoại, xứng đáng được chú ý [….. ], nếu như bác take yourself more seriously. Thấy tuyển tập 43 năm văn học hải ngoại có cả những người chỉ viết một đôi bài (như Hải Hà) mà lại thiếu bài của Nguyễn Quốc Trụ, thật không thể nói là lỗi của các ông Luân Hoán, Nguyễn Vy Khanh, và Khánh Trường. Có lẽ Bác không take ban biên tập seriously nên không gửi bài gửi ảnh? Hay Bác không take yourself seriously? Bởi vì HH biết là Bác có nhiều bài nếu dùng cách viết tiểu luận thì có thể in thành sách.
    Tks.
    Không thể trách tôi, và cũng không thể nói, lỗi của mấy ông chủ trương. Thiếu 1 tay viết về sự ra đời của tuyển tập. Thiếu luôn cả, 1 đôi dòng, khi giới thiệu bất cứ 1 tác giả góp mặt. Theo tôi, khả năng của ba ông LH, KT, và NVK, không ông nào làm nổi việc này, như 1 Milosz, thí dụ, khi ông thực hiện tuyển tập thơ Ba Lan Hậu Chiến. Khi giới thiệu Szymborska, ông xin lỗi, ở lần xb trước, chỉ có 1 bài thơ, do ông không đọc nổi thơ của Szymborka. Lần này, là vài bài, và bài nào cũng thần sầu.
    Liệu bất cứ 1 ông, trong 3 ông, nêu trên, làm được như Milosz?
    NQT
    Hay Bác không take yourself seriously?
    Đúng như thế. Và cũng không hẳn như thế.
    Tôi đang kẹt với 1 số toan tính khác.
    Tks
    NQT
    Khi Nguyễn Đông Ngạc làm tuyển tập 20 năm VHMN, anh đề nghị mỗi tác giả, tự viết những dòng tiểu sử của mình. Tuyển tập Thơ Hay Mỗi Năm của Mỹ, mỗi tác giả viết về bài thơ của mình. Ba đấng chủ biên, có thể đề nghị, mỗi tác giả có mặt viết về mình đôi dòng. Không biết có được như thế, với 43 năm.
    Poetry and History: Polish Poetry after the End of the World
    In 1973, when I was twenty-three years old, I decided to stop in Warsaw during a year I was traveling in Europe. From that trip I remember one chilly gray dusk in particular when I walked through the neighborhood that had once been the Warsaw Ghetto. People were bustling home from work, but their activity only seemed to accentuate the eerie and even ghostly absence of all those missing persons, an annihilated people. One didn't need to travel to Auschwitz to feel guilty absence and palpable vacancy. That night I reread Czeslaw Milosz's poems "A Poor Christian Looks at the Ghetto," "A Song on the End of the World," and "Dedication." This last poem was addressed to "You whom I could not save," and dated Warsaw, 1945. Its key stanza has thereafter set a standard of moral seriousness in poetry:
    What is poetry which does not save
    Nations or people?
    A connivance with official lies,
    A song of drunkards whose throats will be cut in a moment,
    Readings for sophomore girls.
    That I wanted good poetry without knowing it,
    That I discovered, late, its salutary aim,
    In this and only this I find salvation.
    Milosz's early poems are all haunted by survivor's guilt, the poignancy of living after what was, for so many, the world's end. Poetry here becomes an offering to the dead, a form of expiation, a hope for redemption.
    Reading the work of Zbigniew Herbert, Tadeusz Rózewicz, and Wislawa Szymborska-the half-generation after Milosz-I soon discovered that all of postwar Polish poetry was similarly haunted by guilt, initiated in the apocalyptic fires of history. These writers shared an important collective experience, and the formative nature of that experience helped shape the spirit of their work. Born in the early 1920s, they grew up during one of the few periods of independence in Polish history, but they came of age during the terrible years of World War II. Poland lost six million people during the war, nearly one-fifth of its population, and the young writers felt the almost crushing burden of speaking for those who did not survive the German occupation. "I am twenty-four / led to slaughter / I survived," Rozewicz wrote in "The Survivor." It was no boast. No wonder, then, that at the conclusion of "Dedication"
    Milosz asks for the dead to free him:
    They used to pour millet on graves or poppy seeds
    To feed the dead who would come disguised as birds.
    I put this book here for you, who once lived
    So that you should visit us no more.
    Edward Hirsch: How to Read a Poem and Fall in Love with Poetry
    Năm 1973, 23 tuổi, tôi quyết định ngừng ở Warsaw 1 năm, trong chuyến đi Âu Châu. Kỷ niệm xám xịt, nhất là khi loanh quanh ở cái khu Ghetto. Phố phường bận rộn, nhưng hình như càng làm nặng thêm sự vắng mặt u uẩn của những người đã mất. Bạn chẳng cần phải tới Lò Thiêu làm khỉ gì, chỉ ở đây thôi mà đã cảm thấy cái sự trống vắng tội lỗi, mân mê, sờ xoạng được!
    Tối hôm đó, tôi đi 1 đường đọc thơ Milosz. Ui chao, những bài thơ đầu đời thơ của ông, ám ảnh làm sao, là cái mặc cảm sống sót, cái nỗi thống khổ, “sống, sau những cái đó”, cái tận cùng thế giới đó.
    Thơ như thế, là 1 dâng tặng cho người chết, một hình thức cứu chuộc.
    Đọc Zbigniew Herbert, Tadeusz Rózewicz, and Wislawa Szymborska- nửa thế hệ sau Milosz – tôi liền khám phá ra là, tất cả thơ ca hậu chiến Ba Lan thì đúng là bị ám ảnh bởi tội lỗi, bật ra từ những ngọn lửa tận thế của lịch sử....
    Mô phỏng Hirsch, Gấu nghĩ, nếu bạn đọc 43 năm, mà có được ý nghĩ, thơ của Mít, vào lúc… không còn xứ Mít nữa, thì có thể chấp nhận được, sự ra đời của nó.
    Còn xb để vui thôi mà, để dối già, cho 1 lũ sắp ngỏm, trong có Gấu, thì no còm!
    NQT
    Comments
  • Đỗ Hải Dung la kien thuc Bo Tru rat uyen tham nho ngay xua Bo day cuon newconcept 4 co nhieu bai y nghia sau xa chi co Bo moi gai thich can ke,cam on Bo Tru.
    1
  • Reply
  • 21h




















Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư