Viết
Viết
Khi gặp Faulkner, Gấu bèn nhận
ngay
là thầy - hay ngược lại, ông bèn nhận ra Gấu đúng là đệ tử của ông -
linh cảm ngay ra một điều
là, ông này sẽ dậy mình viết văn. Linh cảm ngay rằng thì là, dòng độc
thoại nội
tâm, dòng ý thức mà do ông là một trong những người khai sáng, không
chỉ hợp với
tạng người như Gấu, mà còn có thể, là một cơ may, thay đổi hẳn văn
chương Việt
Nam, vốn trọng cách viết những câu ngắn, từng ý từng ý, hết ý này mới
dám nhẩy
qua ý khác, trong khi với Faulkner, ý tưởng, câu kệ trùng lấp, chìm ẩn,
giấu mặt,
chỉ những độc giả sành điệu, chịu khó, chịu gian khổ cùng với người
viết, thì mới
nhận ra (1).
Có những hình ảnh, khi xuất
hiện, là chỉ để đấy, cho khỏi quên, chờ
đến đúng lúc mới nhập vào văn mạch.
Còn Graham Greene, đọc ông như
1 cách học tiếng Tây, phải đến già, đọc lại, Gấu mới nhận ra đây là một
trong những
ông thầy dậy văn chương của mình.
*
*
Eric Ormsby, khi điểm A Study
in Greene: Graham Greene and the art
of the novel, của Bernard Bergonzi, và Articles in Faith: The collected
‘Tablet’ journalism of Graham Greene, [TLS, số đề ngày 15 Tháng
Chạp
2006], cho
rằng, miền giả tưởng Greeneland ngày càng dễ nhận ra, chẳng khác gì một
Wessex
của Hardy, hay một Yoknapawpha County, của Faulkner, mặc dù Greene
chẳng ưa cái
nhãn hiệu này.
Hơn thế nữa, Greeneland là một
thứ "quê hương", miền giả
tưởng mà chúng ta mang theo cùng với chúng ta. Cho dù nó tít mù ở Phi
Châu, xa
lắc mãi Mexico, chúng ta nhận ra liền, nói chi đến Đông Nam Á, đến một
Phượng của Người Mỹ Trầm Lặng,
và Sài Gòn: Chúng là trạm ngưng cuối cùng, ga
chót, của
cuộc hành trình đạo đức của thế kỷ chúng ta.
Ông [Eric Ormsby] viết: Greeneland is a demoralized landscape, Greeneland là quang cảnh quê ta, đã bị hư ruỗng, thoái hóa, mất mẹ đạo đức.
Đây chính là hình ảnh 1 nước Mít, sau 1975.
Ông [Eric Ormsby] viết: Greeneland is a demoralized landscape, Greeneland là quang cảnh quê ta, đã bị hư ruỗng, thoái hóa, mất mẹ đạo đức.
Đây chính là hình ảnh 1 nước Mít, sau 1975.
(1) Nhóm "Sáng Tạo", trong
những
cuộc thảo luận, khi tấn công Tự Lực
Văn Đoàn, đã không nhận ra yếu tố câu kệ như trên [từng câu ngắn, sáng
sủa, mạch
lạc] của nó. Khi coi, với TLVĐ, chỉ là vấn đề ngôn ngữ, tới Sáng Tạo
chúng tôi,
mới có thứ văn chương của ý thức huỷ diệt sáng tạo, vô tình nhóm ST đã
đề cao
TLVĐ.
Bởi vì văn chương, nói cho cùng, chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Đây là điều Roland Barthes nhận ra, khi đã quá chán thứ văn chương dấn thân của đám hiện sinh.
*
Bởi vì văn chương, nói cho cùng, chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Đây là điều Roland Barthes nhận ra, khi đã quá chán thứ văn chương dấn thân của đám hiện sinh.
*
Cảnh tượng quê ta, the
"Greeneland", thì hư ruỗng. Những chi tiết trần
trụi, ngay cả khi lẩn lút, vưỡn bầy ra điều này. Cuốn “The Power and
the Glory”
bắt đầu: “Ngài Trench bước ra ngoài đường, trong nắng chói lòa, và bụi
trắng
xóa của xứ Mexico. Mấy con kên kên, từ trên mái nhà, dửng dưng vô hồn
nhìn xuống:
thằng cha này chưa chết, thịt chưa rữa, chưa bốc mùi”. Tuy Greene vẫn
được kể
như là một nhà văn với con mắt của một nhà điện ảnh, những dòng trên
cho thấy,
quyền năng của chúng, không phải chỉ do sự quan sát sắc bén, mà còn do
cay đắng
đến dã man, tàn bạo, của dòng chót. Ở những nhà văn kém tài hơn, sẽ trở
thành cải
luơng, thành hề, thành vãi linh hồn, nhưng Greene, vốn là một chuyên
viên bậc
thầy, cắt đánh rụp ba cái thứ khóc lóc ỉ ôi, ngay cả khi ông ló mòi dễ
dãi với
chúng. Đây là cái chất dửng dưng vô hồn, của những loài chuyên ăn thịt
người chết,
được đẩy lên đến tận đỉnh, theo nghĩa, rắn độc không còn biết cắn ai,
bèn nhè
chính cái lưỡi mình mà cắn!
Kể từ khi Greene mất vào năm
1991, và lần kỷ niệm lần thứ 100, năm
sinh của ông, vào năm 2004, tiểu sử của ông được quá chú ý, như muốn
hất bỏ phần
sáng tác qua một bên. Tiểu sử, hồi ký, thêm bộ tiểu sử khổng lồ, “được
phép của
tác giả”, gồm ba cuốn, của Norman Sherry. Tuy nhiên, vẫn còn một câu
hỏi làm bực
người đọc, đó là bản chất Ky Tô giáo của Greene, nó ra làm sao.
Ngay cả câu khẳng định nổi
tiếng của ông, đại ý, tôi phải kiếm ra
một tôn giáo, để đo lường con quỉ ở trong tôi, câu này cũng gây bực
mình, có
khi còn là do sự cố ý của chính người nói ra: Greene vốn là một thầy,
trong trò
đùa hóm hỉnh như vậy. Một kẻ tự huyền hoặc, cứ lấp la lấp lửng về chính
mình.
Những khuyng hướng, sắc thái
như thế, được sử dụng vào trong tiểu
thuyết, làm nổi bật cái “mép bờ nguy hiểm”, the “dangerous edge” của
chúng.
Về cuối đời, Greene định nghĩa
mình, kêu như chuông, một tay vô thần
Ky Tô giáo, a “Catholic atheist”. Tuy nhiên, có một sự miễn cưỡng, về
phần ông.
Bởi vì, với Greene cũng như với nhiều người Ky Tô, niềm tin là một cái
gì liên
quan tới ước muốn, ý chí. Và ý chí, thì cũng có khi mờ nhạt đi, yếu đi,
để rồi
lại mạnh lên, sau đó. Nhiều người chỉ trích Greene, Ky Tô giáo của ông
quá hạn
hẹp, chỉ chú trọng tới địa ngục và sự trầm luân. Nhưng những bài tiểu
luận tình
cờ, tản mạn của Greene, trong Aticles
of Faith, cho thấy, khác. Niềm bí
ẩn về Nhập
Thế mới làm Greene đau đầu, hơn là Lửa Địa Ngục.
Khi đọc cuốn "Nửa Đêm" của
Julian
Green, ông [Greene] viết, tay đồng
nghiệp người Tây của ông “có thể tả một cái dù khô dần đi dưới ánh lửa
bập
bùng, làm sao cho trở thành hình ảnh của trọn một kiếp nhân sinh”. Điều
này,
Greene cũng đã làm. Miền Greeneland có những cú thần sầu như vậy. Thần
sầu như
ánh lửa chập chờn hong ấm một cây dù ướt sũng nước mưa.
Theo nghĩa đó,
ngay cả mấy chú
kên kên đang ngồi trên đầu me-xừ
Trench kia cũng tượng trưng cho những sự kiện khủng khiếp, the
appalling facts,
về Nhập Thế. (1)
Viết
Blog NL
Proust nói, những gì đã sống đều mong được sống lại. Miêu tả là làm sự vật sống lại, theo sự “sắp xếp” của người viết.
Như vậy “cách” miêu tả rất quan trọng?
Đó là quan niệm của Kafka, kỹ thuật chính là linh hồn của văn chương. (1)
Blog NL
một khoảnh
khắc lớn trong lịch sử phê bình văn học của Việt Nam: sự xuất hiện của
Đỗ Long
Vân
cái nhìn của
ĐLV ngay lập tức đã thể hiện tinh tuý của "cơ cấu luận": để mở đầu tiểu
luận này, ĐLV dùng hình ảnh "chảy nước", vì mọi thứ ở Hồ Xuâ...n
Hương đều là chảy nước từ trong ra ngoài, từ đó dẫn tới mối quan hệ nội
giới-ngoại
giới
ĐLV cũng sản
sinh những cách nói xuất chúng: người ta hay "sống điêu trên một thế
giới
xa nguồn"
quyển sách
"chính thức" in năm 66 ở nhà Trình Bầy, nhưng trước đó nó đã xuất hiện
lần đầu tiên trên tạp chí Đại Học ở Huế, số 37 tháng Hai 1964
“Ở đây giờ
chỉ còn lại màu nâu ánh lên trong nắng và mùi lá sồi khô nhẹ nhàng
thoang thoảng.
Hôm qua và hôm nay trời ấm nhưng hồi trong tuần sáng thứ Năm đã có cơn
tuyết đầu
mùa, đủ đọng lại trên sân nhà chừng một hai giờ đồng hồ cho đến khi
nắng lên”
*
Xin chào bác
Trụ. Chắc bác chê cái câu này viết thiếu chủ từ hả bác.
Cần gì chủ từ
cho 1 câu văn như vậy.
"Khói củi ướt
nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù
như
sương". Câu này, trong "Pleiku một chút gì để nhớ" cũng không có chủ từ.
Có thể nói,
câu nào không có chủ từ là cực hay của Bà Tám!
Khi NQT tôi tập tành viết,
cũng
viết kiểu này, do học từ W. Faulkner, nhưng câu của NQT tôi cực dài,
cũng bắt
chước Faulkner, thí dụ, trong truyện ngắn Mộ Tuyết, trích:
Ba Xuyên, lần
viếng thăm hồi bắt đầu đi làm, những năm tập sự của cuộc đời gã chuyên
viên kỹ
thuật, ngày hai buổi, tại Ty Trung Ương, Cơ Xuởng Vô Tuyến Điện, số 11
đường
Phan Đình Phùng, Sài Gòn; chuyên lo việc sửa chữa, tu bổ máy móc, đồ
dùng kỹ
thuật từ các nơi gửi về; lâu lâu, do nhu cầu công vụ, được biệt phái
tới những
đài địa phương, để giúp đỡ người trưởng đài, thường chỉ là những hiệu
thính viên,
biết sử dụng máy móc, nhưng không biết, và cũng không có phận sự sửa
chữa khi
trục trặc, cần làm gấp tại chỗ, đại loại như máy nhận bỗng yếu, rè,
nhiều tạp
âm, khi nghe được, khi không; máy phát đột nhiên ngưng, không chịu phát
tín hiệu,
không biết vì lý do gì, hoặc bị cháy, nổ, cần gấp một máy khác thay thế
cùng
chuyên viên lắp đặt… Tất cả những công việc như thế thường chỉ mất một
hai ngày
làm, do đó thời gian trù tính cho mỗi chuyến đi thường trên dưới mười
ngày, nhiều
lắm nửa tháng. Trừ những ngày mới tới, bắt tay ngay vô việc, cặm cụi lo
tìm kiếm,
sửa chữa, những ngày còn lại, là để viếng thăm, làm quen thành phố.
Một thành phố
không có gì đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng
đài người
loắt choắt nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn,
hoặc khi
rảnh rỗi, người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng
đời đã
qua của mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ
trong
quân đội Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình…), hỏi khách tốt
nghiệp
đã lâu chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn
làm việc,
thường là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể,
hay để
nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt
phạm vi
châu thành, cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào
nhà
trong, nói, ở đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu
mới hiểu
chủ nhà định nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này
Sự thực câu
văn không phải không có chủ từ, mà là, sử dụng cả 1 cụm từ, trong có
động từ
còn nguyên mẫu, infinitive verb, làm chủ từ. Kiểu viết này thường được
dùng cho
dòng văn độc thoại nội tâm, dòng ý thức… Sorry, dài dòng, nhưng biết
đâu
nhờ vậy
cách viết này sẽ được các nhà văn Việt khai phá thêm.
NQT
NQT
Cám ơn Bác.
Thật là cảm kích đã được Bác đọc, lại còn được Bác khen rất khéo. Nhưng
Bác khen
quá lời Tám không dám nhận sợ người đọc mắng cho. Chữ nghĩa của Tám
không đầy
lá mít làm gì dám so sánh với Faulkner và mong nhà văn Việt khai phá
thêm.
Bác có lẽ
thích khuynh hướng lãng mạn nên thích văn tả cảnh. Tám thì nghĩ sao
viết vậy
thôi. Cảm ơn Bác bao giờ cũng nói những lời tốt đẹp.
Tks. NQT
Sự thực, tôi
không thuộc khuynh hướng lãng mạn, và cũng không hẳn thích văn tả cảnh.
Nhưng mấy
câu tôi trích dẫn, nó “nói lên” tài miêu tả của người viết: sắp xếp
lại sự
kiện đúng như sự "tưởng tượng" của mình.
Dẫn ý Kafka,
để làm rõ thêm:
Viết như
thế chỉ là miêu
tả?Proust nói, những gì đã sống đều mong được sống lại. Miêu tả là làm sự vật sống lại, theo sự “sắp xếp” của người viết.
Như vậy “cách” miêu tả rất quan trọng?
Đó là quan niệm của Kafka, kỹ thuật chính là linh hồn của văn chương. (1)
Comments
Post a Comment