Yahrzeit Candle


 VIẾT MỖI NGÀY / MAR. 27, 2018

Yahrzeit Candle
 
Bạn thắp 1 ngọn đèn cầy trên mặt quầy, giữa chúng ta.
Một trầm tư 24 giờ cho bà thân sinh, khi bà chuyển từ cõi thực qua một cõi khác, hai mươi năm trước đây.

Thống khổ, chưng cất
Ngọn bấc, nỗi đau
Hồi tưởng, như thế nào
Sau cơn bịnh ngặt nghèo,
Tới hồi chót bi thương,

Chúng ta đưa bà ra khỏi nhà
Như 1 chuyến hành hương
Và trao bà cho bóng tối
Giải thoát linh hồn của bà vô không gian, như 1 cánh chim

Và trở lại cõi người
Như những kẻ gìn giữ những người đã khuất
Dấy lên u sầu
Kế thừa nguyện cầu

Chúa ơi
Chúng con, những kẻ nguyện cầu
Nhưng không thể tin tưởng
Những đứa trẻ trưởng thành quay qua nhạc cổ xưa
Nhấm nháp mất mát, chén lửa của chúng con

You've lit a candle on the counter between us,
a twenty-four hour mantra to your mother's passing from one realm to another twenty years ago,

distillation of grief, wick of suffering,
remembrance of how, after the stark drama
of her last illness, the tragic final act,

we ushered her out of her suburban home
like a pilgrim and handed her over to darkness,
releasing her spirit to the air, a wing,

and turning back to each other in light
of our fresh role as keepers of the dead,
initiates of sorrow, inheritor of prayers,

Lord, which we recite but cannot believe,
grown children swaying to archaic music
and cupping the losses, our bowl of flame

https://www.momentmag.com/edward-hirsch-poet-laureate-of-grief
Edward Hirsch — Poet  Laureate of Grief
Nhà thơ với vòng nguyệt quế của nỗi thống khổ
I did not know the work of mourning
Is like carrying a bag of cement
Up a mountain at night

The mountaintop is not in sight
Because there is no mountaintop
Poor Sisyphus grief
–Gabriel
Tôi không rành cái việc than khóc, tưởng niệm
Chắc là cũng giống như vác tảng đá hay bao xi măng
Lên đỉnh núi vào ban đêm

Đâu thấy đỉnh núi
Mà làm chó gì có đỉnh núi
Ui chao, thật là tội nghiệp cho anh chàng Sisyphus
Với nỗi thống khổ của anh ta!
 
Do you think Americans are uncomfortable dealing with loss?
 
American culture is extremely uncomfortable with grief. People just want you to get over it. I’ve heard from a tremendous number of people who find this hard, Jews and non-Jews. They don’t feel their grief is welcome in the culture. People are very sympathetic for a little while, but then they just want it to be okay. For most of us who suffer major losses, it’s not okay. I don’t think you should go on mourning for the rest of your life, but the experience isn’t only mourning. It’s how to get on with your life. You carry ađượcround this loss inside of you. And as you get to be an older adult, more and more people are carrying that around inside of them.

Ông có nghĩ là người Mẽo không thoải mái gì khi đụng tới mất mát?
Người Mẽo đếch chịu nỗi khổ đau.

Note: Đúng như thế. Thi sĩ Mẽo Robert Hass, không đọc nổi những nhà thơ Nga, như Osip Mandelstam, là vậy. Auden cũng không chịu nổi Mandelstam.

Robert Hass, trong bài viết “gia đình và nhà tù, families and prisons” in trong “What light can do”, nhắc tới Mandelstam, ông cảm thấy khó chịu, về cái sự bị hớp hồn của chúng ta đối với nhà thơ, vì vài lý do, but I am uneasy by our fascination with him for a couple of reasons.

Thứ nhất, là sự nghi ngờ, có thể cái sự tuẫn nạn của ông gãi ngứa chúng ta, the first is the suspicion that our fascination exists because his martyrdom flatter us.

Và ông đưa ra 1 nhận định cũng thật thú: Có 1 số nhà thơ có tài, nhưng vì 1 lý do nào đó, thiếu can đảm, và có những đấng đếch có tài, nhưng lại quá thừa can đảm.

Nhân đó, ông lèm bèm tiếp về Akhmatova. Cũng theo cách nhận thức như vậy.

Theo GCC, Robert Hass không đọc được, cả hai nhà thơ trên. Lý do, theo Gấu vẫn là, có 1 cái gì đó thiếu, về mặt độc ác, tính ác, ở những nhà thơ Mẽo như ông, cho nên không đọc ra được những nhà văn nhà thơ của phần đất Á Châu, như Mandelstam, Akhmatova.

Đẩy quá lên bước nữa, có thứ văn chương chúng ta đếch cần đọc, vì chẳng bao giờ nó ngó ngàng đến cái độc, cái ác của con người, nhất là Cái Ác Á Châu, trong có Mít.

 

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

‘A Lament in Three Voices’