Tiểu thuyết đen




**


Nhà văn viết truyện trinh thám, cha đẻ thám tử Mike Hammer,
Mickey Spillane, đã qua đời, hôm qua, 17 July, thọ 88 tuổi.
Torontor Star, 18 July

*
Một trong những bạn thân thời niên thiếu của Gấu, đã qua đời.
Hoàng Hải Thuỷ cũng đã từng phóng tác ông này: Gã Thâm, hình như là từ I, The Jury. Lâu quá không còn nhớ rõ. (1)
Nhưng nhớ, Phong Đòn Gánh, là từ José Giovanni, một trong những tay viết série noire nổi tiếng của Tây.
Gấu cũng mê anh này lắm.
Sở dĩ có tên Phong Đòn Gánh, là do anh này, hễ dính tới ai là mang họa cho người đó.

Gấu còn nhớ, câu văn tuyệt vời, đóng lại cuốn Kẻ Mất Thông Công, của José Giovanni.
Khi Phong Đòn Gánh, trả thù xong cho anh bạn thời thơ ấu, nửa đêm từ giã thành phố tuổi thơ, cả thành phố, nhà nào nhà nấy đều vẳng ra tiếng huýt sáo tiễn anh, đúng cái bài hát thời thơ ấu của đám nhóc hồi đó!

Gấu thuổng ý này, khi viết cảnh từ giã Sài Gòn:
Phút cuối nhìn lại Sài-gòn, tôi có cảm tưởng mọi nhà, mọi người đang tiễn tôi bằng tiếng hát Thanh Tuyền, như một lời nhắn nhủ: "Nếu mai không nở thì anh đâu biết Xuân về hay chưa..."
Lần Cuối Sài Gòn
*
He was quintessential Cold War writer. Communists were villains in his work.
Nhà văn tinh tuý, của thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
CS là những Ông Ác trong tác phẩm của Spillane. Mike Hammer là tiền thân của Dirty Harry, của Clint Eastwood
*
Thế giới tưởng niệm "bạn thân của Gấu", thì cũng "xoàng" thôi.
Ghê nhất, là tờ Người Kinh Tế, tưởng niệm cái chết của một "warlord".


*
Shamil Salmanovich Basayev, lãnh tướng Chechen, mất ngày 10 July, hưởng dương 41 tuổi.
Russia's useful demon: Con Quỉ có ích của Russia.
Ma quỉ hiện hình của lực lượng kháng chiến Chechen.
Khi còn trẻ, ông gần với Che Guevara hơn là Muhammad.
Tên của ông, Shamil, là từ một nhân vật lịch sử thế kỷ 19,
người khởi nghĩa chống lại quân đội Nga Hoàng tại vùng Vedeno, làng của Basayev.
*

Trong thế giới tiểu thuyết đen của Mẽo, Spillane, hay James Hadley Chase không được coi trọng bằng những tay như Dashiell Hammett, Raymond Chandler, Horace Mac Coy.... Nhưng, đúng là một thứ mì ăn liền.
Tuy Mẽo không sáng chế ra tiểu thuyết trinh thám đen, cũng như truyện ngắn, nhưng khi chúng tới Mẽo, là đổi khác, trở thành một cái gì độc nhất, chỉ Mẽo mới có.

Nhận xét sau đây, của một chuyên gia về tiểu thuyết Mẽo, cũng có thể áp dụng vào trường hợp Việt Nam!
[Đúng là tẩu hoả nhập ma rồi: Nhìn đâu cũng thấy VC!]
Jacques Cabau cho rằng, chỉ có Mẽo, vào một thời điểm đặc biệt của nó, mới sản xuất ra được thứ đó. Theo ông, tiểu thuyết trinh thám đen là con đẻ của tiểu thuyết phiêu lưu làm thịt người da đỏ của Cooper. Hammett đã biến những cảnh tượng đồng bằng bạt ngàn thời chăn bò thành cảnh rừng rú thành phố.


Nhưng nhận xét sau đây, theo tôi, thật đáng đồng tiền bát gạo, về tiểu thuyết trinh thám đen Mẽo. Nó chắc chắn sẽ trở thành một lời tiên tri cho văn học Việt Nam.
Phillipe Larbo & Olivier Barrot, trong cuốn Một cuộc du ngoạn văn học: Những lá thư từ Mẽo quốc, đã đưa ra nhận xét, chính cái khí hậu khởi đầu của nó, mới đáng kể: Khi ban bố luật quái quỉ, cứ rượu là cấm đó, nhà nước đã biến tất cả những người công dân của nó trở thành những kẻ phạm pháp. Và chăng, cái luật đó lại được hỗ trợ bởi chính cái gọi là lịch sử lập quốc chinh phục Viễn Tây, cứ thấy đất là cướp, thấy da đỏ là thịt, là hãm, là đưa đi cải tạo, kinh tế mới... Chính cái khí hậu ăn cướp đó, mở ra tiểu thuyết trinh thám đen Mẽo! (1)
Bạn để ý coi, nó có giống y chang cái cảnh ăn cướp Miền Nam?

Và nếu như vậy, cuốn tiểu thuyết mở ra văn học trinh thám đen của Việt Nam, sau ba thứ hình sự lảm nhảm trên những tờ báo lá cải Công An, sẽ là cuốn Đầu Hói gì đó chăng?

(1) Les Américains n'ont pas plus inventé le roman policier que la nouvelle, mais de ce genre comme de l'autre ils ont fait quelque chose d'unique, à l'image de leur société. On considère, depuis Marcel Duhamel, grand spécialiste français du roman policier et fondateur de la Série noire, que le roman noir américain est apparu à la faveur de la loi sur la prohibition, votée en janvier 1920. En promulguant une législation stricte qui heurtait par trop les habitudes de la population, les États-Unis font de leurs citoyens des délinquants; par ailleurs, dans ce pays où historiquement, depuis la conquête de l'Ouest, le premier qui tire a raison, où l'arme à feu a partout droit de cité, la prohibition favorise la mafia, les trafics, la corruption, la violence. C'est de ce climat que le roman noir américain, à ses origines, va rendre compte.
   Les auteurs cultes de ce genre littéraire ont un nom, on les appelle les hard-boiled, les « durs à cuire». Ils se nomment Dashiell Hammett, Raymond Chandier, James Cain, Horace McCoy ou James Ellroy. En commun, ils ont notamment d'avoir été — d'être — une manne pour le cinéma américain et de lui devoir, en grande partie, leur postérité et leur légende.
Phillipe Larbo & Olivier Barrot. Lettres d"Amérique: Un voyage en littérature, Gallimard, tủ sách Folio, 2001

Chúng ta yêu cả hai, Hammett và Chandler.
Cả hai đều dùng ngón tay, để chỉ mặt trăng, là "phim đen", film noir.
Cả hai đều ảnh hưởng, hơi bị nặng, lên điện ảnh, và, lên chừng vài chục nhà văn, vài trăm nhà viết phim kịch. [Faulkner chẳng đã có thời ăn nằm dài dài với Hollywood?]: Cái cấu trúc nền, la structure de base, của câu chuyện kể theo kiểu của Hammett, thí dụ như trong Faucon maltais, hay kiểu của Chandler, trong Grand Sommeil, đã được thiên hạ mô phỏng dài dài sau đó, trong nhiều lãnh vực, không chỉ điện ảnh. Hammett đã đạt tới cái tuyệt hảo, tuyệt sâu, trong sự miêu tả, hoàn toàn có tính hiện tượng học, những nhân vật, và hành động của họ. Chandler thì còn tuyệt hơn, theo Gấu, ở cái màn tình cảm hơn, tìm tòi hơn, plus sentimental, plus recherché. Đọc truyện của họ, độc giả nghe ra tiếng gõ của cái máy đánh chữ, cảnh họ ngồi viết, ban đêm, đâu đó, trong thành phố La Jolla [Cali], hay S. F. [San Francisco]. Với một, hay, vài chai, cổ lùn, hay, cổ dài, trên mặt bàn! Cả hai đều mỗi người một vẻ, trình làng, hai ông cớm tư, nổi cộm, khó mà quên được, đó là Sam Spade, với Hammett, và Philip Marlowe, với Chandler.
Người ta có thể nói, Chandler với Hammett, thì cũng giống như Fitzgerald với Hemminway, tuy rằng cả hai chỉ gặp nhau có một lần. Lạ một điều, chúng ta đều mê cả hai.
Như đã từng mê, cả hai, Fitzgerald, và Hemingway.

Jacques Cabau, chuyên gia về tiểu thuyết Mẽo, thật chí lý khi cho rằng, "chỉ có Mẽo mới có thể phát minh ra thứ tiểu thuyết đen, vào một thời điểm đặc biệt của nó". Tiểu thuyết trinh thám đen là kẻ thừa kế của tiểu thuyết phiêu lưu Viễn Tây theo kiểu của Cooper [tác giả "Người Da Đỏ cuối cùng của bộ lạc Mohican"], tiểu thuyết chạy trốn, săn đuổi. Hammett đã chuyển cánh đồng cỏ bạt ngàn miền Viễn Tây tới vùng rừng rú thành phố, cùng với luật kẻ mạnh: Bắn chậm thì chết! Nhưng, Dashiell Hammett không thể phát minh ra tiểu thuyết đen nếu thiếu sự hỗ trợ của nhạc jazz và màn ảnh. Nhạc jazz là nhịp của nó. Nhờ hình ảnh, ông không cần giải thích, hay trình bầy nguyên nhân câu chuyện.
Dashiell Hammett là tiền thân, précurseur, của tiểu thuyết đen Mẽo. Tuy nhiên, chẳng có một chi tiết nào ở nơi ông cho thấy điều này. Ông sinh tại Maryland vào năm 1894. Mười bốn tuổi, chán nhà trường, bỏ học, làm đủ thứ nghề cò con, trước đi đầu quân cho một trong những hãng trinh thám nổi tiếng, Pinkerton. Làm ăn được, nhưng do bệnh lao, bị hồi Đệ Nhất Thế Chiến, cộng thêm tật uống rượu, khiến ông phải đổi nghề. Sống đủ, bèn tưởng tượng, và ông bắt đầu, vào năm 1924, viết truyện ngắn trinh thám cho tạp chí bình dân, pulp, như tên của nó. Truyện nổi nhất, Mặt Nạ Đen, trong đó, ông đưa ra tay thám tử tư đầu tiên, "Continental Op". Năm 1927 ông cho in một loạt truyện ngắn, sau gom thành tiểu thuyết đầu tay, Mùa Gặt Đỏ, Red Harvest, trong đó, người ta gặt người, và đỏ, máu. Nhân vật chính, một "operateur", một thám tử, tới một thành phố ô nhiễm, Poisonville, làm sạch nó. Tại những ngã tư, nhìn mấy ông phú lít râu ria lởm chởm, quần áo lôi thôi, tay này vừa lái xe vừa gật gù cái đầu, thành phố này có vấn đề.
Từ một chi tiết 'Đi và Sống', (1) ông rút ra kết luận, và thường, để độc giả rút ra kết luận.
Hammett không làm văn chương. Văn của ông trần trụi. Ông bệ tiếng lóng từ đường phố. Đúng là thứ "cứng cựa", un dur à cuire, hard-boiled, chẳng để một chỗ nào cho sự dịu dàng. Tuy nhiên, những gì ông miêu tả - đèn vàng, đêm đen, đồn, bóp, cớm, mấy em ăn sương - chúng làm thành cái chất "buồn vào hồn không tên", tức, một hình thức nào đó của thơ ca, và sự thần kỳ.


(1) "Đi và Sống", là cụm từ Gấu thuổng từ một tay chuyên viết chuyện phiêu lưu, mạo hiểm, sặc mùi trinh thám, một trong những thần tượng của Gấu hồi còn đi học, nổi tiếng một thời ở Miền Nam. Ông sau bị cảnh sát bắt, vì tội tổ chức du lịch ma.
Ông này là tiền thân của đám bọ VC hiện nay, chuyên tổ chức du lịch ma, học ma, nhưng xuất cảng người, thì thật.
Tên của ông tổ sư của VC này là Lê Minh Hoàng Thái Sơn.
*
Nhà văn viết truyện trinh thám, cha đẻ thám tử Mike Hammer, Mickey Spillane, đã qua đời, hôm qua, 17 July, thọ 88 tuổi.
Torontor Star, 18 July.
Một trong những bạn thân thời niên thiếu của Gấu, đã qua đời.
Hoàng Hải Thuỷ cũng đã từng phóng tác ông này: Gã Thâm, hình như là từ I, The Jury. (1)
Lâu quá không còn nhớ rõ.
*
Gã Thâm, là từ The Deep (1961).
Bị đám phê bình chê, đây là cuốn đầu tiên Spillane để ý đến câu kệ, đến ý thức viết văn, nhưng lạ một điều, khi ông viết hay hơn, thì đồng thời, cũng bớt chất nghệ sĩ đi.
Trong ba ông cùng thời, Spillane, Hammett, Chandler, giới phê bình chuộng hai ông sau, tuy nhiên, ở Spillane, có một điều mà cả ông kia không vươn tới được. Hai ông kia không thể nào viết nổi một cuốn nào như One Lonely Night (1951), Một Đêm Cô Đơn, như một nhận xét về ông, trong lời giới thiệu cho cuốn "Ngày mai tôi chết", Tomorrow, I Die, tập truyện ngắn: Một viễn ảnh tối tăm, siêu thực của rừng rú đô thị thời hậu chiến... Cả hai ông kia ông không ông nào dám liều mạng với một cái nhìn như vậy. (1)
(1) Bullshit Spillane was - and is - one of the most remarkable literary artists ever to confine himself to a popular genre. His masterpiece,  One Lonely Night (1951), which can still be dismissed as right-wing  nonsense as its villains are primarily cardboard "Commies," is a dark, surreal vision of the post-war urban jungle. Private eye Mike Hammer, in that novel, reveals himself as deeply psychotic, an avenger who comes to feel that God Himself has chosen him to smite the evil ones. This is a wilder, more daring vision than Hammett or Chandler would have ever risked; and if Spillane hadn't been a "natural," the "two-fisted Grandma Moses of American Literature" (as I've referred to him elsewhere), he might not have risked it, either. Max Allan Collins.

 Tiểu thuyết đen

Tiểu thuyết đen của Tây có mấy tay rất nổi cộm, thí dụ như José Giovanni. Ông này, vừa cho ra lò cuốn đầu tay, Le Trou, [Gallimard, 1958], lập tức được toàn những bậc thầy trong làng văn chương, thứ thiệt, như Cocteau, Nimier khen nức nở, và một mình một chiếu trong làng văn và làng phim: Le Deuxième Souffle, Classe Tous Risques, L'Excommunié, Les Aventuriers, Ho !..  Dân Sài Gòn ngày nào chắc khó quên anh chàng mặt ngựa, Jean-Paul Belmondo, chuyên thủ vai độc trong những cuốn phim kể trên. Hoàng Hải Thuỷ đã từng phóng tác Kẻ Mất Thông Công, L'Excommunié, thành Phong Đòn Gánh, người đi tới đâu là gieo rắc tai họa đến đó.
Còn một ông nữa, Luơng Quân, thì chuyên trị tác phẩm của Auguste Le Breton.
  *
Gấu mê nhất của tay này, cuốn Classe Tous Risques, thuật câu chuyện một gia đình sống nghề đao búa, cứ phải di chuyển hoài, mấy đứa nhỏ, chưa đẻ ra, là đã có ý thức "sinh tồn" rồi, và đã biết chúng thuộc về phiá bên lề, hay bên kia, xã hội. Đây là một tác phẩm văn học thật là tuyệt vời. Tuyệt hơn nữa, là tay này, nghỉ xả hơi, rồi trở lại với văn chương bằng một truyện kể, un beau récit, về ông bố; chỉ nội cái tít không thôi, là đã thấy mê rồi: Ở trong trái tim có những khu vườn không làm sao tìm thấy được, Il avait dans le coeur des jardins introuvables, và chơi luôn giải thưởng Léautaud, 1995. Còn một tay nữa, đúng là hai tay viết chung, là Boileau-Narcejac, với cuốn D'Entre les Morts, được Hitchcock quay thành phim với nhan đề Vertigo, Hoàng Hải Thuỷ cũng đã phóng tác, Giữa Những Người Đã Chết.
Cũng lạ, hai tay này còn một cuốn thú vị lắm, không hiểu sao Wikipedia lại quên, đó là cuốn Tay Kỹ Sư Quá Mê Những Con Số.
*
Một trong những đam mê hồi trẻ của Gấu, là tiểu thuyết trinh thám.
Trước, của Phạm Cao Củng, với anh chàng thám tử Kỳ Phát, rồi Thế Lữ, rồi TchyA, loại phiêu lưu đường rừng, rồi Lan Khai... Đọc nhanh quá, hết sách, đành vừa học vừa đọc trinh thám Tây.
Hồi còn học Lớp Nhất ở Phú Thọ, lúc đó là vùng hậu phương, Gấu có được một ông thầy tên rất ư là lạ kỳ, Ma Mộc Lâm, con ma ở rừng. Ông này cũng mê trinh thám. Giờ sinh hoạt, ông cho đi tìm kho tàng, password là một bài thơ, Gấu còn nhớ đến giờ.
Muốn đi muốn đứng muốn ngồi,
Tìm sao cho thấy một nồi canh to.
Bảo nhau tìm kỹ chớ lo,
Vật khó sẽ thấy, ăn no hãy cười!
Đi ra những chỗ vắng người,
Ra ngoài tha thẩn trông vời thấp cao,
Chuồng tiêu cho chí chuồng heo,
Lợn còn chờ đợi mớ bèo hoa râm.

Gấu, nhờ đọc trinh thám nhiều, ngay lập tức, tìm ra mật mã!
Cũng dễ thôi, phải không các bạn.
Nhưng với một thằng bé Bắc Kỳ nhà quê, không hề biết truyện trinh thám là cái chi chi, vô phương!























Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư