TNH



Nghệ Thuật Chết
Hình ảnh, là từ bài viết trên Time, về Nhất Hạnh. Sẽ có bản tiếng Việt sau.
Khi viết "Cửa Tùng Đôi Cánh Gài", là Nhất Hạnh, trong tiềm thức, đã nhìn ra đây là cuộc đời của chính ông?
NQT
CỬA TÙNG ÐÔI CÁNH GÀI
HT. Nhất Hạnh

Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy đùa giỡn trên lá cây. Ðêm thu mát lạnh. Cảnh vật hình như không có gì đổi thay sau bảy năm xa cách. Cảnh vật tuy không xa lạ, nhưng cũng không thân mật chào đón người cũ từ phương lạ trở về. Chàng dũng sĩ dừng lại ở chân núi, nhìn lên.
Trước mặt chàng, con đường mòn lên núi đã bị đôi cánh cửa tùng khép chặt. Chàng đưa tay cố đẩy. Nhưng hai cánh cửa kiên cố vẫn im lìm không lay chuyển dưới sức mạnh của đôi cánh tay chàng. Chàng lấy làm lạ. Ngày xưa chẳng bao giờ sư phụ chàng lại cho đóng chặt cửa lên núi như thế nà. Chỉ có một con đường đưa tới am sư phụ mà thôi, nhưng bây giờ lại bị đóng chặt.. Hớn hở chàng vỗ tay vào đốc kiếm, phi thân nhảy qua. Nhưng chàng không nhảy qua khỏi. Một mãnh lực gì níu lấy thân chàng trở lại, khiến chàng không cất mình lên khỏi hai cánh cửa tùng. Chàng rút gươm định chém rời cánh cửa. Nhưng khi chạm tới cánh cửa, lưỡi gươm văng trở lại như vừa chạm vào thép cứng. Chàng chùn tay, đưa lưỡi gươm lên nhìn. Lưỡi thép sáng loáng dưới ánh trăng. Cánh cửa tùng rắn quá, và hình như đã thu nhận thần lực của sư phụ chàng, nên đã đóng kín đường mòn lại một cách hết sức vững chãi. Chàng thở dài cho gươm vào vỏ rồi ngồi phịch xuống tấm đá lớn gần bên, ôm đầu nghĩ ngợi. Bảy năm về trước, chàng còn nhớ rõ khi chàng xuống núi, sư phụ chàng đã lặng lẽ nhìn chàng một hồi lâu, không nói năng gì. Cái nhìn của Người tuy dịu dàng nhưng có lẫn đôi chút xót thương. Chàng đã cúi đầu im lặng trước đôi mắt dịu hiền và cái nhìn bao dung của sư phụ. Hồi lâu Người mới thong thả bảo chàng:
-"Ta không thể giữ con ở mãi bên ta. Thế nào con cũng phải xuống núi để hành đạo, để cứu người và giúp đời. Ta cho rằng con có thể ở lại cùng ta trong một thời gian nữa trước khi con rời ta xuống núi. Nay con đã muốn xuống thì con cứ xuống. Nhưng con ạ, ta mong con nhớ những điều ta dặn khi con đã đi vào cuộc sống đồng sự và lợi hành." Rồi Người cặn kẻ dặn chàng về những điều chàng nên tránh, và về những điều chàng nên làm. Sau hết, Người từ tốn và dịu dàng để tay trên vai chàng:
- "Con phải nhớ những tiêu chuẩn hành động mà ta đã truyền thọ cho con trong năm sáu năm trời học tập. Chớ bao giờ làm một việc gì có thể gây khổ đau cho mình và cho kẻ khác, trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hãy tiến bước mạnh dạn trên con đường mà con chắc có thể đưa con và mọi người về nơi giác ngộ. Nên nhớ muôn đời những tiêu chuẩn khổ vui và mê ngộ mà hành Ðạo, độ Ðời. Thanh bảo kiếm mà ta đã trao cho con, con hãy sử dụng nó để diệt trừ ma chướng. Hãy xem đó như lưỡi gươm trí tuệ nơi tâm con sẽ dùng để hàng phục mê chướng và si vọng. Nhưng để giúp con, ta cho con thêm một bảo bối này để con có thể thành tựu công quả một cách dễ dàng."
Người thong thả lấy trong tay áo ra một chiếc kính nhỏ và đưa cho chàng: "Ðây là MÊ ngộ cảnh. Tấm kính này sẽ giúp con biết rõ thiện ác, chính, tà. Có người gọi nó là kính chiếu yêu, bởi vì qua tấm kính này, con có thể thấy được nguyên hình của loài yêu quái"
Chàng nhận bảo kính và cảm động đến nói không nên lời. Tờ mờ sáng hôm sau, chàng lên bái biệt sư phụ xuống núi. Người tiễn chàng xuống tận dòng Hổ Khê và thầy trò từ biệt nhau trong tiếng suối róc rách chảy. Sư phụ đặt bàn tay hiền dịu trên vai chàng nhìn thẳng vào cặp mắt chàng. Và nhìn theo chàng dũng sĩ ra đi. Người còn dặn theo: "Nhớ không con, nghèo khổ không thay đổi, vũ lực không khuất phục, giàu sang không mờ ám nhé. Ta ở đây đợi ngày con mang đạt nguyện trở về".
Chàng nhớ lại những ngày đầu tiên xuống núi tiếp xúc với cuộc đời. Chàng đã gặp trên con đường hành đạo bao bộ mặt khác nhau của con người, đã dùng bảo kiếm và mê ngộ cảnh của sư phụ chàng một cách có hiệu quả. Chàng còn nhớ có một lần kia, trên con đường hành đạo, chàng gặp một vị đạo sĩ tay cầm phất trần, đi lại gần chàng và mời chàng về động để bàn tính công việc giúp đời. Ðạo sĩ tỏ ra rất hăng hái với việc cứu nhân độ thế và giúp ích mọi loài. Ban đầu, chàng say sưa nghe theo lời đạo sĩ.
Nhưng trong lúc tiếp xúc với vị đạo sĩ, chàng nhận thấy người này có vẻ khả nghi. Chàng đưa tay rút mê ngộ cảnh ra chiếu. Trước mắt chàng, không phải là một đạo sĩ mà là một con yêu lớn có hai nanh dài, một cặp sừng trên trán và hai con mắt xanh lè đổ lửạ Chàng vội nhảy lui lại và rút bảo kiếm chém. Yêu quái cố sức kháng cự, nhưng cuối cùng, chàng thắng, và yêu quái hiện nguyên hình quỳ dưới chân chàng xin dung toàn tánh mạng. Chàng bằng lòng tha tội nhưng buộc yêu quái phải trân trọng hứa lui về tu luyện để thoát xác thành người mà không được trá hình đạo sĩ để lừa bịp và tìm cách nuốt sống những kẻ khờ dại dễ tin.
Một lần khác, chàng gặp một vị đường quan, rất có dáng dấp một bậc cha mẹ dân. Vị đường quan râu dài bạc phơ, hứa sẽ trọng dụng chàng và đã chịu khó thức suốt một đêm để bàn với chàng về những điều chánh trị ích quốc lợi dân. Vị đường quan đã tỏ ra mình là một người thiết tha đến hạnh phúc muôn dân, nhưng khi đưa mê ngộ cảnh lên, chàng hoảng hốt nhận đó là một con heo khổng lồ với cặp mắt háu đói, thèm khát, vô cùng khủng khiếp. Chàng đứng dậy rút gươm chém. Yêu quái bỏ chạy nhưng chàng đã nhảy ra đứng chận giữa cửa công đường và hét bảo nó hiện nguyên hình. Con heo kinh khiếp hiện hình quỳ dưới chân chàng cầu xin tha tội và hứa sẽ về tu luyện tinh tấn, thoát xác biếng lười, không còn dám trá hình để rúc rỉa xương thịt người dân vô tội.
Có một hôm, đi ngang qua chợ, chàng thấy thiên hạ già trẻ trai gái xúm quanh ngôi hàng sách. Người đang bày bán sách và tranh cho mọi người là một cô gái mặt hoa da phấn, trên miệng luôn luôn sẵn có một nụ cười. Thiên hạ trầm trồ khen ngợi tranh vẽ và thi nhau mua sách. Bên cạnh cô ta lại có một cô gái khác, cũng mặt hoa da phấn, tay ôm đàn, miệng cất tiếng hát khiến mọi người đã mua sách phải mê mẩn tâm thần không muốn ra khỏi cửa hàng. Thật là một cảnh thái bình nên thơ. Chàng cũng ngây ngất đứng nghe, và cuối cùng chàng lại gần cầm lên một bức họa. Màu sắc làm chàng choáng ngợp, nhưng qua nội dung chàng thấy thoáng gợn trong tâm linh một ít nghi ngờ. Ðưa mê ngộ cảnh lên nhìn, chàng hốt hoảng thấy nguyên hình hai con rắn độc, phun nọc phè phè. Chàng vội gạt mọi người ra, rút bảo kiếm, quát lên:
- Nghiệt súc! đừng phun nọc độc hại người. Mọi người chạy tán loạn. Hai con rắn độc văng mình tới. Nhưng trước thần lực của lưỡi bảo kiếm, cuối cùng đành phải khoanh tròn dưới gối chàng van xin thứ tội. Chàng dùng bảo kiếm cắt đứt nọc độc, đốt cháy cửa hàng và tha cho yêu súc, buộc cả hai phải hứa trở về núi tu luyện cho thoát kiếp ngậm nọc phun người. Cứ thế, chàng đã sử dụng bảo kiếm và mê ngộ cảnh theo đúng lời sư phụ dặn để cứu người và giúp đời.
Chàng đã sống miệt mài với nhiệm vụ. Ðã từ lâu chàng vẫn tự cho rằng chàng là người dũng sĩ cần thiết cho cuộc đờị Cuộc đời không thể vắng bóng chàng. Chàng đã trà trộn trong cuộc sống, có khi thành công, nhưng cũng nhiều khi thất bạị Ðối diện với cuộc sống đầy mưu mô gian trá, nhiều lúc chàng phải uốn mình, linh động theo hoàn cảnh để chinh phục và chiến thắng. Có lúc chàng say sưa miệt mài trong công việc. Chàng cảm thấy thích thú khi hành động. Có khi chàng say mê quên cả ăn cả nghỉ, vì một sự theo đuổi mà chàng cảm thấy vì vui thích mà thực hiện hơn là ý thức rằng mình cần hoạt động để mà phụng sự. Thời gian trôi cứ như thế cho đến bảy năm. Một hôm trong lúc ngồi nghỉ bên một dòng sông, nhìn dòng nước lặng lẽ trôi, chàng giật mình thấy đã từ lâu, gần hai năm nay, chàng không dùng đến mê ngộ cảnh. Chàng không dùng, không phải là chàng quên rằng mình có ngộ cảnh, mà chỉ vì chàng thấy không thích dùng. Chàng nhớ lại trước đây đã có một thời chàng dùng mê ngộ cảnh một cách mi-n cưỡng. Chàng nhớ lại những ngày mới xuống núi ấy, chàng đã chiến đấu rất hăng hái khi thấy nguyên hình những yêu quái xuất hiện trên mê ngộ cảnh. Chàng cũng cảm thấy hân hoan vô hạn khi soi thấy trên mê ngộ cảnh hình dáng các bậc hiền nhân. Nhưng trong thời gian trước đây, một cái gì khác lạ đã đến trong tâm hồn chàng, đến lúc nào chàng không nhận rõ. Chàng đã không thiết tha lắm khi nhìn thấy hình bóng một bậc hiền nhân, mà cũng không giận dữ lắm khi thấy một bóng hình yêu quáị Trong bóng hình yêu quái đó, đôi khi chàng lại nhận ra một vài nét hơi quen thuộc,và lưỡi bảo kiếm đã có thờ ơ khi có những bóng hình yêu quái xuất hiện trước kính thần.
Cho đến những ngày gần đây, chàng không dùng mê ngộ cảnh nữạ Chiếc kính vẫn nằm trong túi áo chàng, nhưng đã từ lâu không còn được sử dụng. Chàng lấy làm lạ và đã nói nhiều lần định quay về hỏi sư phụ. Nhưng đã ba tháng qua, bận bịu những gì không đâu, chàng chưa có thể trở về. Mãi cho đến hôm mười hai tháng tám trước đây, đi qua một rừng mai hoa nở, thấy sắc hoa trắng như tuyết lấp lánh dưới ánh trăng thu, nhớ đến những ngày thơ ấu bên rừng mai già học tập dưới chân thầy, chàng mới quyết định trở về. Ðường về sao chàng thấy xa quá. Bảy ngày trèo non lặn suối mới về tới được chỗ cũ.
Nhưng đến chân núi thì trời đã tốị Trăng cũng vừa lên và hai cánh cửa tùng cũng đã khép chặt lối mòn. Chàng đành phải đợị Buổi sáng, người sư đệ của chàng thế nào cũng phải xuống suối múc nước, và như vậy sẽ mở cửa cho chàng. Trăng đã lên tới quá đỉnh đầu, ánh trăng vằng vặc chiếu xuống rừng núi âm u. Trời càng về khuya càng lạnh. Chàng lại rút kiếm ra nhìn. Ánh trăng lại lấp lánh trên lưỡi kiếm. Chàng lại tra kiếm vào vỏ. Trên mặt chàng thoáng nét ưu tư sầu muộn. Chàng đứng dậỵ Trăng sáng quá. Núi rừng vẫn u tịch và lạnh lùng. Chàng ngồi xuống phiến đá chờ đợị Quãng đời bảy năm qua lại trở về trong trí óc chàng. Trăng dần dần về phía núi xạ Ngàn sao lấp lánh linh động hơn, và cuối cùng bắt đầu mờ nhạt. Phương đông đã nhuộm dần ánh sáng mờ mờ.
Ðường viền ngọn núi đã nổi dần trên vầng sáng nhạt. Bình minh sắp về. Chàng nghe tiếng lá khô xào xạc trên núị Ngửng lên chàng thấy một bóng người mờ nhạt từ trên đi xuống. Chắc hẳn là người sư đệ của chàng. Trời đang tối quá chàng nhìn không rõ, chỉ thấy hình bóng.
Nhưng chắc chắn đó là người sư đệ, bởi vì tay có cầm tịnh bình. Chàng đứng dậy. Bóng người tiến xuống và khi đến gần cánh cửa thì cũng vừa nhận ra được chàng dũng sĩ. - "Ðại huynh"
- Sư đệ! - Ðại huynh về bao giờ thế ? - Ta về lúc trăng mới lên và phải đợi cả đêm dưới nàỵ.. Tại sao sư phụ lại cho đóng bít lối lên như thế ? Người sư đệ mỉm cười đưa nhẹ tay mở cửạ Hai cánh cửa tùng bật ra một cách d- dàng. Bước ra nắm lấy tay chàng và nhìn chàng tận mặt. -"Ðại huynh ở một đêm giữa trời chắc lạnh lắm. Sương phủ ướt áo thế này mà, thôi để tiểu đệ phủi bớt chọ Trước kia đệ thường ở dưới núi hái rau nhặt củi và luôn tiện canh chừng người lên núi. Lâu lâu mới có một người lên núị Nếu tiểu đệ thấy ai đáng lên hầu sư phụ thì tiểu đệ cho lên, nếu họ không đáng lên thì em lẫn tránh để cho họ lạc đường. Sư huynh biết rằng sư phụ không bao giờ muốn tiếp những người lên núi với tâm niệm không lành. Ðộ này tiểu đệ bận tập luyện luôn mà sư phụ cũng bận ngồi tĩnh tọa trong thạch động nên người dặn cho đệ khép cửa chắng ngang
lối lên dưới nàỵ Sư phụ có trao phép lạ khiến cho cửa tự động mở ra khi các bậc hiền nhân đến. Nhưng khi những kẻ phàm tục lên thì cửa cứ đóng chặt không thể nào vượt qua được. Nhất là khi kẻ ấy có yêu khí thì đừng mong lên núị"
Chàng dũng sĩ cau mày: - "Nhưng không lẽ ta mà lại là yêu quáỉ Sao cửa lại đóng chặt?" Người sư đệ cười lớn: - "Vâng đại huynh sao lại là yêu quái được! Ðệ cũng quên đi mất là tại sao cửa lại đóng. Nhưng bây giờ dù sao thì đại huynh cũng lên núi được rồi cơ mà, vì cửa đã mở. Nhưng đại huynh đợi em chút nhé. Ðể tiểu đệ xuống suối múc nước rồi cùng lên một thể. Hay đại huynh xuống suối với đệ cho vuị Cười lên chứ, đại huynh giận ai mà nét mặt trông khó đăm đăm như vậỷ"
Hai anh em cười vang. Chàng dũng sĩ đi theo người sư đệ xuống suốị Mặt trời vẫn chưa lên, nhưng phương đông đã rạng. Hai người đã có thể nhìn rõ mặt nhaụ Mặt suối lặng trong, in màu hồng của rạng đông. Bóng hai người đứng song song in hình trên mặt suốị Chàng dũng sĩ trong bộ võ phục hiên ngang, lưng đeo trường kiếm. Người sư đệ trong y phục tiểu đồng hòa nhã, tay cầm tịnh bình. Hai người cùng nhìn bóng mình in trên mặt nước mỉm cườị Một con bọ nước nhảy, làm mặt nước hồng gợn nhẹ và bóng hai người rung rung theo làn sóng nước gợn. "Bóng chúng ta trên mặt nước đẹp quá nhỉ! Nếu bây giờ tiểu đệ múc nước thì sóng dậy và bóng tan mất. À này đại huynh "mê ngộ cảnh" sư phụ cho đại huynh còn giữ đó không?" Chàng dũng sĩ cho tay vào túi trả lời:
- Còn đây
- Tại sao chúng ta không đem ra chiếu hình chúng ta xem nào.
Chàng sực nhớ là từ lâu chàng chưa chiếu mê thử trước hình bóng mình. Chàng lấy kính thần ra, lau bụi vào vạt áo, chiếu trên mặt nước. Hai anh em châu đầu vào mặt kính.
Nhưng bỗng cả hai người cùng hét lên một tiếng kinh hoàng, khủng khiếp, và tiếp theo đó chàng dũng sĩ ngã quỵ trên bờ suối bất tỉnh. Tiếng thét kinh khủng làm chấn động cả núi rừng hoang dại . Một con nai đang uống nước phía trên dòng hoảng hốt đưa đầu lên nhìn, ngơ ngác kinh sợ. Người sư đệ vừa trông thấy trong kính thần, hình bóng của mình đứng bên cạnh hình bóng một con yêu to lớn với đôi mắt tối sâu như hai miệng giếng không đáy, hai chiếc răng dài quập sâu vào chiếc càm vuông, trên một khuôn mặt xám ngoẹt như gà cắt tiết.
Người sư đệ rùng mình dụi mắt nhìn lại, trên bờ suối đá xanh, chàng dũng sĩ vẫn nằm ngã lăn bất tỉnh, trên mặt vẫn còn in rõ nét kinh hoàng, đau khổ hiện hình một cách thảm hại trên con người đã từng xông pha lăn lộn bảy năm trong cuộc đời đầy cát bụi.
Người sư đệ đến ôm lấy chàng dũng sĩ và lấy nước suối vã vào mặt chàng. Vài phút sau, chàng tỉnh dậy, nét mặt vô cùng bi thảm. Hình bóng trên mê ngộ cảnh hiện ra bất ngờ quá và ý thức tự giác trong nháy mắt đã làm cho chàng ngã quỵ. Chàng đã mất hết nghị lực, mất hết sự sống. Tứ chi chàng rời rã, chàng không thể đứng dậy được nữạ Một chân quỵ xuống cát, người sư đệ dịu dàng nâng chàng ngồi dậỵ Nét thiểu não và khổ đau còn in rõ trên khuôn mặt chàng. - "Thôi, đại huynh vui lên. Chúng ta sẽ lại lên núị"
Giọng nói của người sư đệ êm như một hơi gió thoảng, nhẹ như một tiếng thì thầm. Nhưng chàng lắc đầu một cách thất vọng. Chàng không còn muốn sống. Ðau khổ đã làm chàng thảm não và tâm hồn chàng vừa bị tàn phá tang thương như mặt đất sau cơn phong vũ điên cuồng. Chàng không còn dám có ý tưởng lên núi để nhìn mặt sư phụ. Người sư đệ vuốt tóc chàng, an ủi: "Thầy thương anh lắm. Không sao đâu, đại huynh sẽ ở mãi bên thầy (vỗ về). Ðại huynh sẽ sống bên em như những ngày xưa êm đẹp cũ (khóc). Em không ngờ bao nhiêu năm dưới núi đã tàn hại anh đến thế."
Và người ta thấy trên con đường mòn cheo leo lên núi, bóng người sư đệ lần từng bước dìu chàng dũng sĩ trở lên động. Trời vẫn còn chưa sáng hẳn, bóng hai người in trên màn sương mỏng nhẹ của núi rừng buổi sáng. Tia nắng đầu tiên soi rõ dáng điệu thiểu não rời rã của chàng dũng sĩ bên cạnh dáng điệu diệu dàng từ hòa của người sư đệ. Mặt trời đã nhô khỏi đỉnh núi xa.
TVHS


Võ Đình
Đêm Tận Thất Thanh là một nhánh kỳ hoa đó...

Văn Học số Xuân Đinh Sửu [129&130], trong phần Tạp Ghi, ông Nguyễn Quốc Trụ viết: "... rằng sau Auschwitz, 'nếu cá nhân nào đó mà còn làm được thơ thì thật là dã man' (sic), và 'mọi văn hóa sau
Auschwitz chỉ là rác rưởi'.
Tôi chưa từng được quen biết, trong lãnh vực văn học, ông Adorno này, nên không lạm bàn rông rài. Chỉ "trộm" nghĩ rằng câu nói của ông [ta] có vẻ như... "vung tay quá trán". Có thể đổi được chăng những câu phê phán này thành... "sau Auschwitz mà còn làm thơ... Trời ơi, Tuyệt!"?  Hay là, "Mọi văn hóa sau Auschwitz là những nhánh kỳ hoa bung lên từ bãi dơ bầy nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um"?
Đêm Tận Thất Thanh là một nhánh kỳ hoa đó.
.....

Tôi không may mắn từng đọc tác giả Adorno nói trên....

Loxahatchee, Florida 5-2-97
24 tiếng trước Tết Đinh Sửu, ở Việt Nam
Võ Đình
 Trên đây trích từ bài viết của Võ Đình, ở cuối cuốn Đêm Tận Thất Thanh của "bạn ta" là Phan Nhật Nam. Trong cuốn sách bạn ta tặng, buổi tối tại nhà Nguyễn Đình Thuần. Với lời đề tặng:
Của Ông Sơ Dạ Hương [1] với tình thân 30 năm Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode.
CA Oct/28/2003.
PNN ký tên. 
Hai Lúa quả đã từng ngồi với nhà văn người tù hiển hách này ở Quán Chùa, thời gian liền sau khi PNN cho ra lò cuốn đầu tay, Dấu Binh Lửa [?], chắc vậy, vì HL còn nhớ rõ, đây là tác phẩm đầu tay, và chắc đó là lần ra Quán Chùa cũng "đầu tay" [đầu tiên] của chàng, để trình diện.
Lính Mới mà!
Nhớ rõ, đó là thời gian ra đời Thuế Kiệm Ước, và do thuế đó, giá giấy sẽ tăng.
Chàng mừng quá, nói, đại khái:
May quá mình là nhà văn rồi! Có tác phẩm trình diện anh em rồi. Nếu không, thì bỏ mẹ với Kiệm Ước!
Nhớ, bữa đó, "bạn ta" mặc đồ nhà binh, một bộ quân phục kaki mầu vàng. Trông chàng còn trẻ măng!
[1] Sơ Dạ Hương là bút hiệu của Hai Lúa, khi mới tập tành viết.
NKTV
*
Thấy Gió O làm số Giỗ Đầu Võ Đình. Bèn lục cái mẩu trên, tính đóng góp, nhưng mò lại thấy mất tiêu, [online back], chắc là do bài viết của bà chủ báo bật mí nhiều chuyện động trời quá.
Trước giờ, Gấu đâu có biết, thí dụ chuyện Nhất Hạnh quen thân Võ Đình, rồi Nhất Hạnh & Cao Thị Ngọc Phượng, rồi Hoàng Bắc khóc Võ Đình….
GNV có bê về
Blog 360 plus đây, làm kỷ niệm, bài viết của LTH
*
Trong bài viết của LTH, có nhắc tới bạn Gấu, là Lê Huy Oanh, và đấng con trai của anh.
Gấu đã từng gặp cậu này, một lần, khi ghé nhà, khi đó còn nhỏ, chừng chưa tới 10 tuổi. Không hiểu hai cha con giờ này ra sao.
Sau 1975, bạn ta có sạp bán sách báo cũ ở con phố nổi tiếng phía sau rạp Đại Nam, Gấu Cái, khi đó bán sách chạy trên phố Lê Lợi, mỗi khi khách hỏi sách hiếm quí là phải chạy vô khu phố này để lấy, ở những sạp như của LHO.
Hồi đó, thấy Gấu Cái cực quá, và thấy Gấu lậm Cô Ba nặng quá, anh biểu Gấu, mi nên tự tử đi, như vậy tốt hơn.
Ui chao, nhớ hoài lời khuyên của bạn ta.
Anh có cô vợ còn trẻ măng. Hình như còn cả một bầy chị em của vợ nữa?
Cũng mừng cho anh, sau những cái tin thật chán đời về anh, tại Đài Phát Thanh, hồi đó.
Đàn bà, nhiều lúc chán thật
Nhỉ!
Nhưng không có thì còn chán nữa!
Ma ăn cỗ
Là nơi chốn ghé thăm của đôi uyên ương lẫy lừng kiếm phật Nhất Hạnh và Cao Thị Ngọc Phượng.
Lê Thị Huệ
Từ trước tới giờ Gấu vẫn nghĩ, cuộc tình của‘đôi uyên ương’ này là huyền thoại, do VC phịa ra, vì Nhất Hạnh nổi tiếng chân tu, làm sao có gót hồng vương vấn?
Kiếm, chắc bà chủ Gió O muốn nói tới nhân vật của Nhất Hạnh trong truyện ngắn Cửa Tùng Đôi Cánh Gài, từ biệt Thầy, hạ san, mang trong mình kính chiếu yêu và kiếm trừ tà. Kiếm Phật: Kiếm của Phật? Hay kiếm là lưỡi kiếm của mắt của môi, làm phiền não Phật?
Chữ của LTH đọc khó ngộ ra lắm!

Nhân chuyện người, ngẫm chuyện Gấu, Đực và Cái, và những thánh nữ, thí dụ như Cô Bạn, hay Bông Hồng Đen, hay Mai [có tới hai cô Mai lận, cùng làm Đài VTD số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn]

Có lần, nhiều lần, đọc TV, Gấu Cái buồn lắm, và sau đó chưởi Gấu, mi coi mấy con nhỏ đó hơn ta. Gấu bèn phải dỗ dành, toàn chuyện giả tưởng, mi cũng biết mà, ta quen cô bạn của mi hàng mấy năm trời, chưa hề hôn cô bạn một lần, theo cái nghĩa người đời, vì trọng cả hai, mi và cô bạn của mi, làm sao lại trách ta chuyện đó được.

Gấu Cái kể cho một cô bạn của cả hai - cả ba cùng học trường tiểu học Cai Lậy - bà này phán, làm sao biết chuyện ma ăn cỗ?
Thê lương nhất, chắc là chuyện cô gái, cũng thường đi chơi, đi xem ciné, cũng hôn hít này nọ, nhưng ngưng ở đó, và, khi nghe tin Gấu lấy vợ bèn đến tìm, để phá. Đúng vào lúc tính làm, thì có tiếng gõ cửa. Mở, BHD xuất hiện.
Gấu không dám mời vô nhà. Em biết trong nhà có người, vì nhìn thấy chiếc xe gắn máy ở sân trước nhà.
Cả hai đứng trước cửa nói chuyện
Gấu hẹn chiều hôm sau gặp lại, tại quán cà phê Chợ Đũi.
Vẫn chỗ hẹn ngày xưa.
Chào từ giã, quay vô, cả hai đều xuội lơ, hết cả hứng.
Hứng săn, được săn, và được làm thịt!
Lần về lại Sài Gòn, Gấu có gặp, đề nghị làm lại chuyện bỏ dở, bị chửi te tua, ngày đó, bướm của tôi còn nguyên, anh chê, giờ tan hoang, tanh bành vì “cuộc nồi da sáo thịt Nam Bắc”, làm làm chó gì nữa, mà già như anh, chắc gì đã làm được gì!
Nghịch ngợm chẳng bõ ngứa!
Cô nói, nặng nề lắm, không chỉ có thế. Gấu ngồi trên tắc xi, nghe, đau lòng vô cùng.
Tiếc, nữa.
*
Là nơi chốn ghé thăm...
Tuyệt!
Bữa đó, Gấu mời cô bạn cũ đi tắc xi, là cũng muốn ghé một nơi chốn cần ghé thăm!
Sau này, về già, Gấu vẫn điên đầu tự hỏi, tại làm sao mà đúng lúc đó BHD xuất hiện?
Thật là khủng khiếp, không lẽ em là… Thiên Sứ, đến trao thông điệp, này đừng có làm, sa địa ngục đó!
Hay là...
*
Bữa hôm sau, là cái bữa Gấu kể lại trong Hà Nội của Gấu. Post lại ở đây, để tiện đọc một mạch:
Hà Nội Của Gấu.
Gấu, Bắc Kỳ 54. Rời Hà Nội khi vừa mới biết yêu cái cột đèn, cái ngã tư, tiếng còi mười giờ chạy trên thành phố...
Vào Nam, Gấu nhớ tiếng còi, nhớ cái tháp rùa đến ngơ ngẩn mụ cả người, bèn tự nhủ thầm, phải kiếm cho được một cô bé Hà Nội...
Cô là em của một người bạn học. Ông anh vợ hụt học dưới Gấu một lớp. Quen qua một người bạn, tên Uyển, hồi ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.
Kỷ niệm lần đầu tới nhà cô bé, nghĩ lại thấy thật buồn cười.
Ông anh cô khi đó đang học Đệ Tam, ban toán, và ông đã ra câu đố: muốn gặp em tao thì phải giải cho được bài toán hình học này. Chẳng hiểu ông thực tình bí, hay là muốn thử tài, theo kiểu: mày có đủ sức chinh phục con em tao hay không? Hồi đi học, Gấu vốn nổi tiếng là một cây toán. Cô em cũng dân toán, sau học y khoa.
Lên đại học, ghi danh chứng chỉ Toán Đại Cương; tới kỳ thi, không hiểu bài toán muốn gì, Gấu nộp giấy trắng ra về!
Nhà nghèo, Gấu chỉ đủ tiền mua cours của giáo sư Monavon, mà không hề làm một bài tập nào.
Ôi, giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn!
Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp?
Nhà cô bé giầu, Gấu sững sờ tự hỏi, tại sao lại có nỗi buồn như thế ở trong cô bé mới mười một tuổi?
Sau này thân rồi, cô tâm sự: đi học, H. chỉ có mỗi một cái áo dài trắng độc nhất. Có lần, H. nghe mấy con bạn nói đằng sau lưng: con nhỏ này nó làm bộ nghèo...
Lần cuối cùng gặp cô bé, khi mối tình đã tan vỡ. Cô lúc này coi Gấu như một người thân, nói: H. mới đi chợ cho mẹ, lỡ tiêu quá một chút, anh đưa H. để bù vô. H. rất ghét phải giải thích...
Em gái của cô, mỗi lần thấy bố vô phòng, là bỏ ra ngoài.
Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó.
"Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái
Hà Nội,
độc,

đẹp...
Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến.
Sự thực, những kỷ niệm về một miền đất, về một thành phố, và về cô bé, chúng thật đẹp.
*****
"Suốt khoảng phố gần trường toàn nhà một tầng cửa gỗ lùa, lọt vào một nhà cửa sổ chấn song sắt luôn mở rộng. Có một lồng chim ngày nào đi học tôi cũng thấy treo phía ngoài. Chim gì chẳng đẹp. Trông như mớ cỏ rối. Nhưng tiếng hót thì trong veo. Trong. Và phấp phỏng như nắng thu đang do dự rây qua ngàn vạn lá xuống phố. Nhà ấy không bán hàng. Có những đứa trẻ ăn mặc đẹp hơn tôi, chân đi dép nhựa ra vào. Chúng đến đó học đàn. Chúng làm tôi tủi thân nhiều hơn là thẹn. Có một lần tôi bị tụt quai dép cao su và tôi chẳng còn cách nào hơn là lếch thếch xách cả dép lẫn cặp nhón nhén đi bộ trên hè phố trước mặt chúng nó.
Từ ngôi nhà chúng ra vào bay ra những hợp âm thô kệch, lập cập. Thua tiếng hót của con chim giống như nùi cỏ rối (....) Nhưng không hiểu sao tôi cứ buồn buồn khi nghe tiếng dương cầm vang lên lập cà lập cập dưới ngón tay bọn trẻ con không quen biết..."
"Có lần tôi nhìn thấy cô chơi đàn. Tôi không biết đó là bản gì. Nhưng tiếng pi-a-nô buổi tối thành phố lên đèn ấy tôi nhớ lập tức. Tiếng đàn mới cao sang làm sao. Trong vắt. Róc rách. Dường như những thân sao đen cao vút đang từ từ vướn lên, vòm lá mở ra để lộ một bầu trời đen thẫm, mịn màng như một đĩa thạch và chi chít sao."
"Chiến tranh đánh phá lần thứ hai. Có vẻ ác liệt hơn lần trước. Cũng có thể là vì tôi lớn hơn và biết sợ nhiều hơn trước. Chúng tôi lại đi sơ tán. Để lại Hà Nội những hầm công cộng dài rộng mênh mông, những hố tăng xê ngập nước ngày mưa. Để lại tiếng loa truyền thanh và tiếng còi báo động nghe hết hồn hết vía rú lên từ phía Nhà Hát Lớn..."
".... Hồi ức chiến tranh thường chỉ quẫy cựa khi đi qua Phố Huế. Một đứa lớp tôi chết ở đó. Vệt bom liếm hết nhà nó thì dừng và hôm đó là hôm nó về lấy gạo nuôi em."  
(Những giọt trầm, truyện ngắn Lê Minh Hà)
*
Gấu được đi học Hà Nội, là nhờ bà cô lấy chồng Pháp. Một kỹ sư Sở Hỏa Xa Đông Dương. Bà cô đẹp, cao, sang, không một chút liên can tới cái làng nghèo đói ven đê sông Hồng. Người ở đó không muốn bà về. Chỉ cần tháng tháng gửi tiền. Vì cũng là một người cùng làng, thằng cháu bị vạ lây, thời gian đầu sống với bà cô.
Có thể, lúc đầu bà cô chỉ nghĩ tới Gấu, do tội nghiệp. Chẳng bao giờ bà hỏi han. Gấu cũng chẳng dám đòi hỏi gì, ngoài hai bữa cơm, rồi lo đi học. Bà cho Gấu ở riêng một căn phòng kế bên nhà bếp. Không được bén mảng lên nhà trên.
Gấu chỉ có một bộ quần áo đi học. Mỗi lần giặt, ủi liền, cho kịp giờ đi học. Có những lần quá ướt, bàn ủi không kịp nóng. Cho tới một bữa, Gấu ỷ y, chạy ra ngoài, khi ngửi mùi khét thì đã xong một bên ống quần.
Đó là một villa trông ra hồ Halais. Nhà của hai ông Tây, đều kỹ sư Sở Hỏa Xa Đông Dương. Ông Tây già, là chồng bà cô. Chức vụ chắc thua ông Tây trẻ, vì ông này có tới hai người hầu: một người bếp, một người bồi. Ông Tây già ăn uống đều do bà vợ. Ông bếp già, vào những ngày cuối tuần, chủ đi chơi, thường dắt gái về nằm trong bóng tối hành lang phía trước. Mỗi lần như vậy, Gấu lén lên nhà trên, bò tới sát, chỉ cách bức tường, cánh cửa, rồi hồi hộp lắng nghe. Một lần cô gái làng chơi biết, nói: có người ở bên trong nhà. Ông bếp hừ, hai thằng bé, trời tối mịt, chúng nó chẳng thấy gì đâu.
Mỵ là tên anh bồi. Gấu không nhớ tên ông bếp già. Ông rất thù ghét Tây, tuy làm bồi bếp. Gấu biết từng chi tiết chiến thắng Điện Biên Phủ, là do ông kể. Chắc cũng chỉ từ trí tưởng tượng của ông. Hiệp định Genève chia đôi đất nước, ông về làng, chắc chắn là khổ sở với quá khứ Việt gian. Gấu gặp cả hai vợ chồng anh Mỵ, và đứa con gái duy nhất mới sinh được vài tháng, ở Hải Phòng, những ngày chờ đợi tầu. Thằng em đã về quê, ở với bà vợ lớn.
Lần đó, anh Mỵ nói với bà cô. Bữa hôm sau, bà dẫn Gấu đi mua mấy bộ quần áo. Bà mắng: tại sao không nói. Thấy thằng cháu im thin thít, bà như hiểu ra, giải thích: Tao chỉ ghét mẹ mày. Cả làng cả họ cứ xúm vào gấu váy con mụ me Tây này.
Không những mắng, mà còn tát cho Gấu vài cái.
Đó là lần bà bắt gặp hai đứa, Gấu, thằng Hìu, em anh Mỵ, trời tối thui mà cũng cố căng mắt nhìn ra phía ngoài...
*
 Lếch thếch xách dép, một kỷ niệm như vậy dù sao cũng dễ thương hơn nhiều, so với của Gấu, những ngày đầu học Nguyễn Trãi, với cái quần độc nhất, với đôi guốc lạch cạch nện trên đường phố, trong sân trường. Nhưng dù dép, dù guốc, cũng không bằng chân trần, lúc tan học, nhìn lũ bạn đứng từ ngoài liệng cả dép lẫn cặp vào tới tận gậm giường bên trong nhà, rồi theo nhau chạy ra bãi cát dưới chân cầu sông Hồng, hoặc lang thang bên dưới vòm trời thành phố. Và tiếng còi dễ thương đuổi theo Gấu suốt đời chưa biến thành ghê rợn, nhưng tiếng kèn đồng thê thảm từ một vũ trường gần bờ Hồ theo Gấu mãi, cùng với hình ảnh cô gái bán rau muống bị Tây hiếp đứng co ro cố túm chiếc quần còn rỉ dòng nước nhờn, khi nhìn thấy thằng nhỏ đi học đang bước tới, ngay gần nhà ở ngoại ô Bạch Mai, kế bên đường rầy xe điện.
 "Vậy mà không hiểu sao đôi khi tôi cứ nghẹn ngào, không làm sao dứt đứt ra khỏi lòng dạ những xôn xao của cái thời ngốc".
(Lê Minh Hà, Những giọt trầm)
Ngay khi từ biệt, Gấu đã biết, sẽ có ngày cô bé  (Hà-nội?) trở lại, qua một hình bóng khác. Khó mà dứt đứt ra khỏi lòng dạ, một thành phố, một đoạn đời.
 Sự thực, khi gặp ông anh vợ hụt lần đầu, Gấu không hề biết, ông có một người em gái, tên là "cô bé". Nhưng chuyện ông đưa ra bài toán đố là có thiệt. Về già nghĩ lại, bao chuyện may rủi trên đời, đều là do chuyện mê toán của Gấu, kể từ khi còn ở Hà Nội. Người đầu tiên khám phá ra tài làm toán của Gấu là Ông Tây, chồng bà cô.
 Bà cô Gấu, tuy bề ngoài lạnh lùng, nhưng lúc nào cũng để ý đến Gấu, qua... Ông Tây. Một lần bà nói, “Ông Tây bảo, mày còn ngu hơn thằng Hìu, em anh Mỹ”.
 Đó là một buổi chiều, Ông Tây đi làm về. Có bà cô ngồi trên xe. Khi xe làm hiệu rẽ vào cổng, thằng cháu nhanh nhẩu tập làm bồi, mở vội hai cánh cổng bằng sắt. Thằng Hìu đứng bên, dơ tay chặn lại. Không hiểu làm sao nó biết, hai người chỉ đậu xe, về nhà thay đồ, và còn đi shopping.
 Lần thứ nhì đụng độ Ông Tây, là bữa Gấu mê mải làm toán, ngay hàng lang trước villa. Dùng phấn trắng vẽ ngay trên mặt gạch. Gấu không nghe thấy tiếng xe, tiếng mở cổng, ngay cả khi Ông Tây tới sát bên Gấu… chỉ tới khi ông hừ một tiếng rất ư là hài lòng, và sau đó bỏ vào trong nhà. Chắc ông đã mê mải theo dõi, và hồi hộp, không hiểu thằng bé nhà quê này có chứng minh nổi bài toán hình học hay không. Ông là kỹ sư, và hình ảnh thằng nhỏ đang say sưa với bài toán đến nỗi quên phận sự làm bồi, không mở cổng cho ông, có thể làm ông nhớ lại thằng nhỏ-là ông ngày nào.
Bữa sau, bà cô mặt mày tươi tỉnh cải chính câu nói bữa trước, “Không, Ông Tây nói, mày thông minh hơn thằng Hìu.”
 Chính Ông Tây mới là người quyết định tương lai của Gấu. Bởi vì bà cô, kể từ đó, đã có ý định cố lo cho thằng cháu ăn học.
 Trong quyết định bỏ vào Nam của Gấu, có giấc mơ học giỏi tiếng Pháp, để viết một bức thư cám ơn một ông tây thuộc địa.
Note: Truyện ngắn này đã từng được gửi đăng ở diễn đàn Hậu Vệ.
Gấu còn nhớ, nhà phê bình  gửi mail, nắc nỏm, gọi là thơ, là truyện, là tản văn, là cái chi cũng được hết.
Tks, anyway.
NQT


























Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư