Marxism


NQT bt NHT


Trong suốt quãng đời còn lại, Benjamin tự nhận hoặc một tay Cộng Sản, hoặc một bạn đồng hành. Chúng ta tự hỏi, cuộc tình giữa ông với chủ nghĩa Cộng Sản say đắm, sâu xa tới mức nào?
Nhiều năm sau khi gặp gỡ Lacis, Benjamin có lẽ vẫn lập đi lập lại những ‘chân lý’ Mác xít, mà chẳng cần đọc Marx, thí dụ như "giai cấp trưởng giả… bị kết án phải suy sụp do những mâu thuẫn nội tại, và nó sẽ tiêu luôn theo với đà phát triển của những mâu thuẫn này". "Trưởng giả" là một từ nguyền rủa đối với ông, và nó có nghĩa là chạy theo vật chất, thờ ơ, ích kỷ, giả hình, và trên tất cả, hoàn toàn tự mãn về mình – và ông tỏ ra rất thù nghịch, do bản năng. Tự coi mình là Cộng Sản là một hành động chọn bên, vừa về mặt đạo đức vừa về mặt lịch sử, nhằm chống lại giai cấp trưởng giả và luôn cả dòng dõi trưởng giả của chính ông.

*
*
Gấu mới đọc 1 bài viết của 1 tay, cũng dân Toronto, về W. Benjamin, vì vậy đành bấm bụng mua tờ báo.
Sẽ scan và giới thiệu, vì cũng ngắn.
Thú câu này:
Phơi bày những giấc mơ của giai cấp trưởng giả, ông ta [Benjamin] không hề ngờ, rằng ông ta cũng đang sống trong 1 giấc mơ, Mạc Xịt, về 1 xã hội...
 
*

"Tay này không học bơi, theo chiều, hay nguợc chiều dòng nước"
Hannah Arendt
Trong bài viết về ông, trên tờ Le Magazine Littéraire, số Tháng Chín, 2009, có một chi tiết sai: ông mất ở Port-Bou, thuộc Tây Ban Nha, không phải Pháp.
"To great writers, finished works weigh lighter than those fragments on which they work throughout their lives."
("Với những nhà văn lớn, những tác phẩm hoàn tất nhẹ ký hơn, so với những mẩu đoạn mà họ miệt mài suốt đời.")
Walter Benjamin (1892-1940)
Ui chao, câu trên mà đề tặng Gấu Nhà Văn thì thật là tuyệt:
Bài viết nào cũng nhếch nhác, chẳng bài nào hoàn tất, chẳng biết khúc nào Gấu viết, khúc nào Gấu chôm chĩa!
Vẫn thua giấc đại mộng của Benjamin: Viết một đại tác phẩm, toàn trích đoạn, chôm của kẻ khác!

Cuốn sách "Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.

Chính vì vậy, dù vốn liếng tiếng Anh ăn đong, Gấu vẫn cố, quá sức mình, dịch bài viết.
Có thể nói, tất cả những bài dịch đầu tay khi mới ra ngoài này đều quá sức của Gấu, cả về vốn liếng tiếng Anh lẫn tầm nhìn: những bài viết của Steiner, Borges, Coetzee…
Có vẻ như trong khi dịch, Gấu đã mường tượng ra, ngoài hai tác phẩm vĩ đại nhất của thế kỷ, cả hai đều điêu tàn và viết về điêu tàn, như tác giả của chúng, còn một tác phẩm điêu tàn, khủng hơn nhiều: Cuộc chiến Mít, và cảnh tượng điêu tàn băng hoại như hiện thời!
The Real Karl Marx
Mác Thiệt

May 9, 2013
John Gray.
In many ways, Jonathan Sperber suggests, Marx was “a backward-looking figure,” whose vision of the future was modeled on conditions quite different from any that prevail today:
    The view of Marx as a contemporary whose ideas are shaping the modern world has run its course and it is time for a new understanding of him as a figure of a past historical epoch, one increasingly distant from our own: the age of the French Revolution, of Hegel’s philosophy, of the early years of English industrialization and the political economy stemming from it.
Sperber’s aim is to present Marx as he actually was—a nineteenth-century thinker engaged with the ideas and events of his time. If you see Marx in this way, many of the disputes that raged around his legacy in the past century will seem unprofitable, even irrelevant. Claiming that Marx was in some way “intellectually responsible” for twentieth-century communism will appear thoroughly misguided; but so will the defense of Marx as a radical democrat, since both views “project back onto the nineteenth century controversies of later times.”
Theo nhiều đường hướng, Marx là "hình tượng nhìn lui", viễn ảnh tương lai của xừ luỷ, được tạo khuôn từ những điều kiện hoàn toàn khác biệt với bất cứ cái nào đưa đến ngày này:
    Cái nhìn Marx, như là 1 nhà đương thời, những tư tưởng tạo dáng thế giới hiện đại, đi hết con đường của nó rồi, và bây giờ là lúc phải có 1 hiểu biết mới về ông, như 1 hình tượng của 1 thời kỳ lịch sử quá khứ, ngày một xa lạ với thời của riêng chúng ta: thời Cách Mạng Pháp, những năm đầu của công cuộc kỹ nghệ hóa tại Anh, và từ đó phát sinh ra kinh tế chính trị.
Mục đích của Sperber, là trình ra 1 Marx như thực sự là - một nhà tư tưởng thế kỷ 19 với những ý nghĩ, tư tưởng và những biến động, sự kiện của thời của ông ta. Nếu bạn nhìn Marx theo đường hướng này, thì bao nhiêu cãi cọ mắc mớ đến gia tài, di sản của ông, trong thế kỷ đã qua, xem ra đếch có tí lợi lộc, và có thể nói, đếch thích hợp. Phán, “Marx phải chịu trách nhiệm về mặt trí thức” về chủ nghĩa cộng sản thế kỷ 20, sẽ trở nên lạc đường, và cũng thế, bảo vệ ông, coi ông như là một nhà dân chủ cấp tiến- Bởi là vì cả hai cách nhìn này thì đều “giật ngược về những hỗn loạn, nhốn nháo, tranh cãi…  của thế kỷ 19, về những thời sau đó”
Note: TV tính dịch hầu độc giả, nhưng Phạm Vũ Lửa Hạ nhanh tay dịch rồi. (1)
Theo Gấu Cà Chớn, "The Real Marx" có lẽ không nên dịch là "Con người đích thực của Marx", mà là, Mác Thiệt, so với hằng hà Mác Giả. Rồi Mác Trẻ khác Mác Già. Đây là 1 từ có tính truyền thống, và chuyên môn, trong giới khoa bảng. Chúng ta có Bác Hát thiệt, đếch biết có thiệt không, và hằng hà Đỉnh Cao Chói Lọi Dởm!
Tơ nhện thiên đường dệt giấc mơ.
Nguyễn Hữu Đang (1)
Sử dụng chất liệu, những sợi tơ nhện của Đức Phật, để dệt thiên đường Cộng Sản:
Tuyệt! Xứng đáng Trùm Nhân Văn Giai Phẩm!

Thay vì Mác thiệt, bị chôm mất, TV sẽ giới thiệu Mác của… TTT, qua bài viết tưởng nhớ ông của Phan Lạc Phúc (Gấu nhớ đã đọc toàn bài, đăng trên 1 tờ báo ở Úc, có cái hình căn nhà ở Xóm Gà chôm của TV, nay kiếm lại trong PC chỉ còn có 1 nửa), và tất nhiên của Gấu, những ngày mới lớn. và có thể, thêm bài viết về Mác trên tờ Harper TV cũng tính giới thiệu. (1) Thêm bài về Raymond Aron, chắc cũng 1 tác giả ruột của TTT, về Mác Xít, như qua bài viết của PLP cho thấy.
*
Coi như là 1 giai đoạn giải phóng con người, trong có lũ Ngụy, chế độ VC Bắc Kít dựng lên Trại Cải Tạo, giấy đi đường, sổ thường trú, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, Cớm khu vực, Cớm toàn trị, một chế độ công an trị khủng hơn cả thời vua chúa, như vậy là quá cả ngu đần, vậy mà lũ tinh anh Bắc Kít vưỡn chịu được và còn lấy làm tự hào!
Raymond Aron, Những nghịch lý của chủ nghĩa CS
[Le Magazine Littéraire, Juillet & Aout 2007: La Bêtise, un invention moderne, Ngu đần, một phát kiến hiện đại
[Gấu dịch loạn]
,
Số báo NYRB đã dẫn, 9 May 2013, ngoài bài về Mác, thứ còn dzin, chưa biến thành "đĩ tinh ròng", nói theo anh vô lại NV, còn bài điểm cuốn “Vị của Tro Than: Đời Sau (Taste of Ashes: The Afterlife… ] của chủ nghĩa toàn trị ở Đông Âu”, cũng thú, nội cái tít của nó đã thú rồi: Những vết chàm sâu của chế độ độc tài, The Deep Stains of the Dictatorship.

(1)
Bài trên Harper, cũng 1 bài điểm cuốn của Jonathan Sperber:
*


Bài của Terry Eagleton đả nặng cuốn của Sperber.
Cách nhìn Marx, của cả hai, khác hẳn…  Gấu, đọc Marx qua các vị như Lukacs, Henri Lefebvre, Nguyễn Đình Thi, Trần Văn Toàn…  tất cả đều đặt nặng vấn đề vong thân, và như thế, chủ nghĩa CS là 1 chủ nghĩa tu thân, thâu đoạt lại cái bị phóng thể, vong thân, và từ đó, ra ý niệm đạt thân, con người hoàn toàn...
Mác Học

*

*
Đoạn, nhà sư già quét dọn Tàng Kinh Các trong Thiếu Lâm Tự, giải thích vấn nạn tại sao Phật Giáo dậy võ công, giết người…  y chang đoạn Henri Lefebvre giải thích, Thực hành và Lý thuyết rong ruổi, kiềm chế lẫn nhau, đưa đến đạt thân… Kim Dung hẳn phải rành Mác Xít
 Mác Học
   *
Ông này thiêng thật.
Vừa nhắc tới, trong vụ góp ý với một tác giả trên talawas,
sáng nay, 21.2.2006, gặp ông liền, tại một tiệm sách Tây ở Toronto.

Gấu đọc ông, ngay sau khi thoát chết, tuy xơi cả hai trái mìn claymore của VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, chào mừng Mẽo đổ bộ bãi biển Đà Nẵng, năm 1965.

Khoảng 1970, có sách Marx bầy bán tại Sài Gòn. Gấu thấy cuốn Misère de la philosophie, Sự khốn cùng của triết học, của Marx, tủ sách 10/18, in kèm luôn cả bản văn của Proudhon,Triết học của sự khốn cùng, tại một tiệm sách trên đường Lê Lợi, nằm khoảng giữa Khai Trí và một tiệm thuốc Tây khá nổi tiếng nhưng bây giờ chẳng thể nhớ tên.
1965, Gấu, trong khi nằm chờ mổ lần thứ nhì, tại nhà thương Grall, không biết làm gì, bèn đọc Lefebvre. Nhờ ông anh vợ hụt mua giùm, tận bên Tây.
Một lần, cô em, Bông Hồng Đen, thương tình, ghé thăm, trên đường từ nhà, đường Gia Long, Ngã Sáu Sài Gòn, em đi ngang Chợ Bến Thành, qua Lê Lợi, ghé tiệm sách nói trên, mua cho Gấu cuốn Un Beau Matin d'Été, của James Hadley Chase, tiểu thuyết đen, série noire, hay thriller, hay polar như bây giờ thường gọi.
Cô hỏi, đọc chưa, Gấu ngu quá, nói, đọc rồi.
Cô nói, em cũng đoán là anh đọc rồi.

Lần này, mua, là mong gặp lại cuốn kia.
Gặp lại, một buổi sáng đẹp, mùa hè.

Nhưng "thành thật mà nói", Gấu chưa đọc, của Marx.
Chỉ đọc, về Marx.

Và bỗng nhớ một trong những nhà "Mác học" sừng sỏ, Althusser, lúc hấp hối, bèn thành thật than: Tội nghiệp đám mình, phịa ra cả một triết học ảo cho Marx!
Ce petit livre représente un épisode dans la lutte acharnée à l’intérieur du marxisme [et au-dehors du marxisme]…
Cuốn sách nhỏ bé này trình bầy một giai đoạn trong cuộc đấu đá dữ dằn, ở trong lòng chủ nghĩa cộng sản, [và ở cả bên ngoài], giữa giáo điều và phê bình giáo điều.
Cuộc đấu đá chưa kết thúc và ngày càng dữ dằn thêm lên.
Đám giáo điều thì mạnh, chúng có sức, có quyền, của kẻ cầm quyền, của nhà nước, và của những định chế, nghị quyết. Hơn nữa, giáo điều thì tiện lợi: giản dị, dễ giảng dậy, nó gạt bỏ ba cái lằng nhằng, khó nhai, và đây chính là ý nghĩa và mục đích của chủ nghĩa giáo điều: đối với đám đảng viên cắc ké, nó đem đến cho họ, cùng một lúc hai cái sướng: một là sự xác tín và hai là sự an toàn, vững tin vào chế độ.
Lefebvre: Duy vật biện chứng pháp, Lời nói đầu.

Có vẻ như nhà Mác học số một của Tây, ngay từ năm 1940, khi viết những dòng trên, là đã nhìn ra cuộc đấu đá hiện đang xẩy ra, giữa hai phe ở trong nước, và hải ngoại, thú vị thay, là "đấu trường", và Hai Lúa này, do ngứa miệng, cũng dính vô!
*
Có mấy ông Marx?
Nếu chủ nghĩa Marx, qua cái thực hành của nó, đúng như một trong những ông tổ sư lý thuyết của nó, Henri Lefebvre, diễn tả, thì có một, và chỉ một mà thôi.
Cái Thực Hành là điểm xuất phát và điểm tới của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Từ này chỉ ra, theo nghĩa triết học, điều mà thế nhân gọi là "đời sống thực". Cái đời thực này, thì, cùng lúc, vừa thô kệch, tầm thường, vừa bi thiết, thê lương, còn hơn cả những gì mà thế nhân giả định về nó. Mục tiêu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, không là cái chi đâu đâu, mà chính là biểu hiện rất ư là sáng suốt về Cái Thực Hành, về nội dung thực của cuộc đời.....
*
Ui chao, già rồi, sắp xuống lỗ rồi, BHĐ thì cũng đi trước rồi, và đang chờ, đúng lúc đó, đọc những câu sau đây, đã từng đọc trên giường bệnh, trong lúc chờ Em, kiếm lý do ra khỏi nhà, chạy vội chạy vàng đến nhà thương Đồn Đất, Sài Gòn mà chẳng… cảm khái sao!
Le devenir-philosophie du monde est en même temps un devenir-monde de la philosophie, sa réalisation est en même temps sa perte, écrit-il à l'époque où il rédige sa thèse de doctorat sur La philosophie de la nature chez Démocrile et Épicure.
Cái trở nên-triết học của thế giới, thì cùng lúc, là cái trở nên-thế giới của triết học, thực hiện nó là lúc mất nó...
Gấu chỉ cần đổi, một hai từ trên đây, là ra ý nghĩa thê lương của cuộc tình của Gấu:
Vừa có em là lúc mất em!
*
Ui chao, một, áp dụng thông minh và thiên tài chủ nghĩa Mác vào thực tế Việt Nam, một, ngu ngơ và dại khờ vào cuộc tình ngất ngư của "cả một thời, để yêu và để chết", trước khi con bọ xuất hiện !
*
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!




















Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư