NXT

 

Note:


Đọc bài nâng bi này, thì mới hỡi ơi. Và mới hiểu được ý của Brodsky. Ông phán, cái sự thưởng thức thơ văn của bạn, nó có mùi đạo hạnh đấy.
Thơ của NXT có tính bầy hàng, khoe đồ. Trăng, gió, mưa, hoa, thảo nguyên, cái gì cũng có, chỉ thiếu đạo hạnh, chất keo để dán tất cả.
Thiên hạ khen Nguyễn Du: Nhà thơ nhìn thấu 9 cõi, ngòi bút đi suốt 1 ngàn năm, đại khái thế.
“Cái gì” làm họ nhìn thấu, đi suốt…. như thế?
Đạo hạnh.
Thơ văn Mít thiếu hẳn thứ keo này. Đó là sự thực.
GCC đã từng khen thơ NXT. Ở trong cõi tù Vẹm khủng khiếp như thế, đọc thứ thơ có trăng, có gió, có thảo nguyên như thế, quá tuyệt.
Nhưng trở lại đời, đọc thứ thơ như thế, không được.
TTT tự hỏi, liệu viết lại được không, coi đếch có gì xẩy ra. Ông chịu thua.
Đấng NXT làm hoài làm hoài toàn 1 thứ thơ nhạt thếch.
Vậy mà cũng xúm lại, hít hà!
NQT
Gấu đã từng nếm mùi đạo hạnh của đấng này.
Hồi mới ra hải ngoại, hùng hục đòi vá lại cái bản đồ nước Mít rách bươm, ai cũng làm quen, báo nào cũng viết. Ra sách 1 phát, cuốn đầu tay, Lần Cuối Sài Gòn, tìm địa chỉ đủ tên, dù không quen, để gửi tặng.
Trong có NXT.
Nhận sách, đếch thèm cám ơn, đã nhận sách. Coi như bổn phận của đàn em, chắc thế.
Bửn nhất, là lần hắn làm trang Phố Văn.
Lần đó, tính đi dự đám cưới PCL. Tính gặp đấng này ở trong tiệc cưới. Bèn làm quen trước, bằng cách gửi 1 bài viết còn trong dạng nháp về TTT. Chỉ để anh ta đọc. Đếch thèm hỏi 1 tiếng. Đăng lên Phố Văn. Cầm tờ báo hắn gửi, có đăng bài, Gấu quá bực, sự thực là vậy. Và nghĩ trong bụng, tên này đếch chơi được.
Rồi lần hắn post thơ TTT, trong vụ đảo xa.
Bạn của TTT. Đã từng được TTT làm thơ tặng. Trong bia mộ của cả 1 thời – từ của NL - tức trong Thơ Ở Đâu Xa. Vậy mà khi trang của Phan Nguyên post thơ riêng của TTT gửi cho đảo xa, thế là bèn post lại trên Phố Văn. Hắn làm như thế là làm bỉ mặt gia đình, phu nhân của nhà thơ. Bạn gì mà khốn nạn như thế. Trên trang Tin Văn đã viết về vụ này rồi
Rồi lần qua Cali, nhường phòng cho hắn, ở nhà NDT, qua nhà bạn Bạn. Tình cờ gặp hắn tại Phở Nguyễn Huệ. Hắn vờ luôn, đếch thèm bắt tay, Hi, 1 phát!
Bửn thực!
Tởm nhất, là lần hắn chôm thơ Joseph Huỳnh Văn, đọc cho tên bạn ghiền của anh, là Gấu, trên chiếu rượu ở bếp nhà anh, ở đường Trương Minh Giảng. Nhìn bạn ghiền tội quá, sắp đi chuyến tầu suốt, anh bật ra hai câu:
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao buổi sáng tiễn người đi
Vậy mà hắn chôm rồi phịa ra là đọc trên Thời Tập.
Rồi chôm Trúc Chi, khi ông trích dẫn thơ Tây, cái gì gì, gió nổi lên rồi… le vent se lève… (1)
Không có đến 1 mẩu đạo hạnh trong đầu.
Thảm nhất, là, gần như suốt cõi văn thơ Mít thời “hiện đại”, là như thế cả!
Ngay đấng viết bài này, nâng bi NXT, thú thực, Gấu chưa từng đọc được 1 cái gì banh bảnh từ cái viết của ảnh cả!
Cái tít bài viết, cũng quái. Bài tuỳ bút hay như bài thơ, thì còn ngửi được. Nói ngược lại, nghe ra vẻ hạ thấp tài thơ của NXT chăng?
NQT
(1)
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi
http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/14.html
Không hiểu sao hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn trích dẫn trên lại cứ lởn vởn trong đầu óc Nguyễn tôi những ngày gần đây. Có phải giờ này gió mùa đang thổi trên khắp quê nhà, gợi lại những chuyến đi? Hay ngọn gió Santa Ana đang thổi suốt dọc giải đất Cali, làm dậy lên tiếng những chiếc phong linh bằng đất nung khua chạm vào nhau? Le vent se lève… Gió đã lên… Gió đã lên rồi… hãy thử sống xem sao?...
Vậy đó, hai câu thơ gợi những âm vang. Kẻ viết những dòng này đã đọc khá nhiều thơ của Joseph Huỳnh Văn -những bài thơ nửa tượng trưng nửa siêu thực, những bài cầm dương xanh sầu quý phái- nhưng không hiểu sao hai câu thơ bình dị nói trên bỗng dưng lại có mê lực đưa lòng mình vào tưởng nhớ mông lung. Hai câu thơ thật giản dị nhưng khơi gợi nhiều quá. Phải chăng nó đã động phải những tầng sâu thẳm nào đó tận dưới đáy hồn -và đáy thời gian.
Nhưng thôi hãy gượm. Trước khi nói về thơ, xin hãy nói về người. Con người đó là Joseph Huỳnh Văn. Nguyễn được đọc và nghe tên anh từ hồi tạp chí Thời Tập của Viên Linh. Joseph Huỳnh Văn. Cái tên lạ, nửa Tây nửa Ta, nhưng rồi cũng trở nên quen thuộc.
Blog NXP
Hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn [nửa Ta nửa Tây], “Khuya nức nở…”, Gấu nhớ thơ bạn, rồi viết ra, trong lần nghe tin bạn mất, (1) chắc là từ tiềm thức bật ra, chưa từng đăng báo.
Thơ của Joseph HV như Gấu nhớ được, cũng chưa từng đăng báo nào khác, ngoài tờ Tập San Văn Chương, do anh làm tổng thư ký.
Tất nhiên, có thể là Gấu nhớ lộn, nhưng JHV "kỹ" lắm, ít khi đăng báo thơ của anh, cho đến khi làm tờ TSVC.
Nguyễn Đạt chắc là rành hơn Gấu, về những kỷ niệm này.
Mấy câu thơ sau đây, của TTT, cũng là do Gấu đọc ở trên tường, kế bàn viết của ông, trong phòng riêng của ông, một lần Gấu lén vô:
Khi anh đi, anh đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết.
Nhớ, bài thơ dán trên tường, khi ông sắp sửa trình diện nhập ngũ.
Vậy mà cũng bị thiên hạ chôm!
NQT
V/v Nhà văn nhà thơ Mít bị thiến mất phần đạo hạnh trong khi sáng tác.
Câu tiếng Tây, “le vent se lève…” là trong 1 bài viết của Trúc Chi, trong 1 bài viết trên tờ Văn Học, của NMG, sau được Tin Văn trích lại, post trên Tin Văn.
Trúc Chi, trong phần tiểu chú có ghi tên tác giả, Valéry. Đấng TXT chôm, bỏ luôn tên tác giả.
Câu “tôi mang trong tôi 1 đứa trẻ Mít đã chết”, của Linda Lê, là trong 1 bài phỏng vấn trên tờ Lire, post liền, sau khi được phỏng vấn, trên Tin Văn, hân hạnh được các nhà văn Mít nhắc tới, nhưng đếch thèm ghi nguồn, như thể chính chúng đọc, từ nguyên tác tiếng Tây, trong số những đấng này, có TV, DL… vì lịch sự không nêu rõ tên
Câu chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản, của Todorov, trong bài dịch 1 bài viết của ông Kẻ Bán Xới, được Trùm Phê Bình hải ngoại, là Thầy Kuốc chôm, gán cho 1 ông nào đó ở Đông Âu.
http://www.tanvien.net/Viet/3.html
Em còn nhớ hay Em đã quên?
Chúng ta là cái mà chúng ta nhớ, và ngay cả phịa ra nó, chúng ta viết, cái chúng ta nhớ.
Số này có bài Cám ơn Em có Anh, Thank U for having Me, đọc loáng thoáng bắt mắt, bèn vơ về, như là Quà SN, từ Em
Hà, hà!
NÊN GHI XUẤT XỨ
Tôi mới thấy trên trang của bạn Minh Ý Nguyễn câu status thế này: "Không ai muốn chiến tranh, nhưng nếu phải chọn lựa giữa chiến tranh và nô lệ thì chỉ có những kẻ khốn nạn nhất mới chọn nô lệ." Thấy quen quen, tôi tìm lại trong các bài mình đã post, mới phát hiện đó là câu văn của mình. Mong, lần sau, bạn Minh Ý nên ghi xuất xứ cho đàng hoàng. Nguyễn Hưng Quốc.
FB Thầy Kuốc
Note: Theo GCC, đừng ghi xuất xứ, nếu sự thực… thuổng, từ ai đó.
Nhưng nhớ viết, nhớ ai viết đâu đó, cho chắc ăn!
Đúng như câu ở bìa sau tờ Granta, trên: Mọi dòng là 1 mẩu của một điều gì đó, của ai đó, ở đâu đó, every line is a fragment of something else.
Như mấy trường hợp dưới đây.
Hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn, Gấu lôi từ ký ức ra, [hình như] chưa từng đăng báo, được 1 ông đại thi sĩ trích dẫn trong 1 bài viết, và ghi, nhớ đọc đâu đó, hình như trên Thời Tập của VL, trước 1975:
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi.
CON ĐƯỜNG DÀI VÀ ĐẪM MÁU NHẤT
Chế độ cộng sản tại Việt Nam hiện nay là một chế độ phong kiến nhưng không có áo mão. Vậy thôi. Nếu ở Tây phương, sau khi chủ nghĩa cộng sản cáo chung ở Đông Âu, người ta nhận định: “Chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất và đẫm máu nhất từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản” thì ở Việt Nam, nơi người ta, nhân danh cách mạng, kết liễu một triều đại có thật nhiều lăng để xây dựng một triều đại mới trên nền tảng một cái lăng thật đồ sộ và thật uy nghi, như một thánh đường, ngay giữa trung tâm thủ đô, chúng ta cũng có thể nói: Chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất và đẫm máu nhất từ chế độ phong kiến đến… chế độ phong kiến.
Câu nói trên, cái gì gì “đẫm máu nhất”… là của Todorov, Tin Văn trích dẫn trong bài viết về ông, cũng lâu rồi, trên mục tạp ghi do Gấu phụ trách, của tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác:
Cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa CS, đây là lúc "thanh toán quá khứ". Khi mà người ta còn thấy trước mặt, một sức mạnh không làm sao tránh né, khi đó, sự đau khổ vẫn còn có ý nghĩa. Ngày mà chúng ta chấp nhận ý nghĩ bi thảm, khi tuyên bố, chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối (tortueuse) dẫn từ "chủ nghĩa tư bản" đến "chủ nghĩa tư bản", khi đó, những người dân tại những nước cựu-toàn trị chẳng thể nào nhìn ra, ý nghĩa cuộc đời này (Todorov, p.69, sđd).
QUÊ HƯƠNG
Nhớ, có ai đó nói câu này rất hay: Một mảnh đất chỉ trở thành quê hương khi có hài cốt của ít nhất một hai thế hệ chôn cất ở đó. Quê hương, như vậy, không phải chỉ là đất đai mà còn là máu thịt của cha ông và của đồng bào. Tính chất thiêng liêng của lãnh thổ nằm ở phần máu thịt ấy. Đó chính là lý do tại sao người ta, một mặt, không dễ dàng chấp nhận một quốc gia mới nào đó mình đang định cư là quê hương; mặt khác, có thể sẵn sàng đổ máu để bảo vệ một mảnh đất xa lơ xa lắc do cha ông để lại.
FB Thầy Kuốc
Note: Ý đó của Garcia Marquez, Thầy vừa mới đi 1 đường tưởng niệm. Vỗ ngực xưng tên nhà tiến sĩ phê bình, mà “có ai nói" hoài.
Tuy nhiên, có thể Thầy vờ GM, vì GCC là người khui ra hình ảnh thần sầu đó (1)

 

 

 

 

 

 

‘ÁNH TRĂNG’ CỦA NGUYỄN XUÂN THIỆP. BÀI THƠ NHƯ BÚT KÝ ĐỜI NGƯỜI


Trần Doãn Nho
Từ trái, hàng đứng: HĐNam, ĐYThảo, Thu Thuyền & Nam;
hàng ngồi: Nguyễn Xuân Thiệp, TDNho, Thận Nhiên.
(Hình: Trần Doãn Nho)
Đọc thơ Nguyễn Xuân Thiệp trên Văn Học từ những năm 1994, 1995, nhưng đến Tháng Tám, 1998, tôi mới được gặp anh trong buổi ra mắt tập thơ “Tôi Cùng Gió Mùa” ở một nơi không có vẻ gì là ra mắt sách: nhà Nguyễn Mộng Giác.
Trong ngôi nhà không mấy rộng của ông chủ bút Văn Học, có cả năm, sáu chục người, bạn văn và thân hữu, kẻ đứng, người ngồi, ai không có chỗ thì đứng hay ngồi ở ngoài vườn ngó vô, lắng nghe chị Nguyễn Xuân Thiệp đọc thơ chồng mình. Nghe nói chị thuộc thơ anh nhiều hơn cả chính anh.
Thơ Nguyễn Xuân Thiệp là một làn gió mới thổi vào sinh hoạt văn học hải ngoại đầu thập niên 1990. Kết cấu thơ không cách tân thời thượng, nhưng mới. Phảng phất không khí cổ điển, nhưng không cũ. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, nhưng chứa chan suy gẫm.
Thơ anh tràn đầy thiên nhiên, sự vật và hoa cỏ. Nhiều gió, nhiều hoa, nhiều mưa, nhiều chim, nhiều nắng, và nhiều thứ vô cùng quen thuộc của cái thế giới thân quen chung quanh chúng ta, từ vườn, phố, núi, sông cho đến cây đàn, chiếc võng, bức tường, hiên nhà, sỏi đá rồi những sói, vịt trời, quạ, cua, cọp, dế, gà, ngựa…Và tràn trề tấm lòng.
Anh thổi lòng anh vào chung quanh và nhuốm cả chung quanh vào cõi trăn trở riêng mà cũng rất chung của anh: trăn trở tình yêu, trăn trở cuộc nhân sinh, trăn trở thế sự, trăn trở kỷ niệm, và đôi khi, trăn trở đến cả những trăn trở của chính mình.
Nhắc đến thơ Nguyễn Xuân Thiệp, người ta thường đề cập bài “Đêm Đốt Lửa Nghe Sư Đàn,” một trong những bài thơ tù độc đáo nhất trong kho tàng thơ tù sau 1975 hay “Tôi Cùng Gió Mùa,” một bài thơ tràn đầy gió cũng là tựa đề tập thơ.
Riêng tôi, tôi còn thích một bài khác, đa dạng hơn, lại thấm đẫm chất tùy bút, thơ  mà văn: “Ánh Trăng.” Đây là bài dài nhất trong “Tôi Cùng Gió Mùa”: 250 câu, làm theo thể bảy chữ, phân thành sáu đoạn, dài ngắn không đều nhau. Tất nhiên “Ánh Trăng” là nhiều trăng, không những thế, tràn trề trăng, từ đầu đến cuối: trăng lên, trăng treo, trăng soi, trăng đứng, trăng đi, trăng trôi… với nhiều hình ảnh trăng rất lạ: vầng hư tưởng, quả bóng xanh, trăng hư hay trăng bỏ neo và thú vị nhất là… búp trăng.
Trong thơ anh, trăng vừa như người bạn, người tình, người mẹ, người vợ, vừa như kẻ dẫn dường, người chia sẻ, người chăm sóc, an ủi. Bất cứ lúc nào, anh cũng có trăng. Và trăng lúc nào trăng cũng có anh. Có “vầng trăng hư tưởng” xôn xao thời trẻ dại, có vầng trăng “hong khô ngấn lệ,” “vệt trăng tìm lửa ấm” thời chiến chinh, rồi trăng “rời châu thổ,” “vầng trăng đứng cuối đường ray gió,” “vầng trăng đi trong mưa,” “trăng rét căm căm” thời đi tù, và ngày trở về, bắt gặp con trăng “nằm phủ cỏ khô” rồi “vầng trăng ngọc” soi bóng thời gian ngày đoàn tụ. Trăng trong “Ánh Trăng” là trăng đời, trăng người. Nó là dòng đời của một đời người trong cuộc nhiễu nhương: tươi mươi, khúc khuỷu, gập ghềnh, gian lao, hy vọng…
Thuở nhỏ, trăng, “vầng hư tưởng,” nhưng là sức sống, là niềm vui:
“trăng lên. ồ. một vầng hư tưởng
tuổi nhỏ. cười nhô mặt nước xanh
đâu đó. sông lam chừng trở giấc
rào rào muôn lượn sáng xô nhanh
gió như chim ngủ trong tầng lá
phút chốc xôn xao dậy khắp cành”
Vào thời chinh chiến, cũng trăng đó xuống trần hong khô lệ, an ủi, chia sẻ những bất hạnh của những thiếu phụ mất chồng trong cuộc chiến.
“trăng sáng. kìa ai nơi xóm cỏ
hong khô ngấn lệ thời gian chưa
dẫu cho thi sử đau vàng đá
thì cũng qua rồi. theo gió đưa
trăng chiếu. những ai sầu góa bụa
khăn sô. cắn giấu vành môi tươi
Trăng trở thành kẻ cứu chuộc:
những ai trót sẩy đàn tan nghé
hãy đứng trông trăng. sáng lại đời”
Cũng trăng đó không ngại rừng sâu núi thẳm, không ngại hoang lạnh, điêu tàn, lần mò đi tìm thăm  nấm mồ bằng hữu, tưởng niệm những oan hồn đã khuất:
“đêm tạnh. hồn nương bãi sậy dài
lều vắng. vệt trăng tìm lửa ấm
chồn hoang lang thang qua mồ gai
bằng hữu đem thân vùi cát bụi
tiếng tù và. động giấc bi ai”
“Vệt trăng tìm lửa ấm,” chao ơi, hình ảnh trăng đẹp và cảm động đến nao lòng!
Cũng trăng đó, sau cuộc chiến, “rời châu thổ” vì “bão cát xô thế kỷ đổi đời,” và dõi theo bước chân tủi nhục của những kẻ thua cuộc, bị đi đày.
“vầng trăng đứng cuối đường ray. gió
những toa tàu. qua. khuất. lau thưa
thức trong cây. trái tim sầu úa
như trăng. người của thuở không nhà
thức trong cây. trái tim sầu úa
như trăng. người của thuở không nhà
trăng chiếu. thành không. hào lũy sụp
còn nghe sắt thép rền cỏ khâu
tỳ bà. đá dựng. hồn u khốc
uổng ngọn cờ treo ải địa đầu”
“Vầng trăng đứng cuối đường ray. gió” ngóng theo đoàn tàu chở tù. Trăng ở đây là người mẹ, người vợ bất lực và xót xa nhìn người thân của mình đang ở trên chuyến hành trình đi vào vô định.
Cũng nói về chuyến tàu chở tù ra Bắc, ở Tô Thùy Yên, thơ nghe có khác:
“Ta nghe rêm nhói thân tàn rạc
Các thỏi xương lìa đụng chỏi nhau
Nghe cả hồn ta bị cán nghiến
Trên đường lịch sử sắt tuôn mau.”
Hai nhà thơ cùng tâm trạng nhưng bày tỏ hai cảm thức khác nhau. Nguyễn Xuân Thiệp trăn trở, Tô Thùy Yên bi phẫn.
Trong những tháng ngày tù tội, trăng không bỏ cuộc, vẫn “dõi dõi soi” người tù như vầng trăng trong chinh phụ ngâm, tưởng như trăng cũng là/trở thành bạn tù của anh. Chả thế mà trái tim anh luôn luôn đầy trăng. Và trăng luôn luôn ở bên anh: trăng đội mưa, trăng “theo con đường đất đỏ,” trăng “soi đầm nước rộng,” “trăng rét căm căm.” Tóm lại, trăng ở tù.
“ôi. những vầng trăng thời biệt xứ
trôi trong tâm thức. một dòng khuya
ta nghe nước khỏa bờ lau dại
có một vầng trăng đi trong mưa
có một vầng trăng hư mọc muộn
tóc ai còn vướng cánh đồng mua
khi trăng theo con đường đất đỏ
bước cheo leo. khúc khuỷu. ngựa thồ
ta thấy trăng soi đầm nước rộng
mùa thu. mùa thu. im cành trơ
đêm tù. bạn đọc thơ đầu núi
tưởng chim rừng động ánh trăng xưa
gió mùa thổi lộng trên miền bắc
trăng rét căm căm. vệt sáng mờ.”
Dẫu thế, trong cảnh đời tan rã, anh vẫn để lòng mình lắng lại, suy gẫm cuộc nhân sinh. Vì trăng như “một loài chim quý,” không chỉ ở bên ngoài, mà còn “trôi trong tâm thức” và “soi tâm thức”:
“trăng khuya vằng vặc soi tâm thức
đêm tịnh. trời trong. gió lắng sâu
mây từng cụm nhỏ. trôi. trôi khuất
lũ vịt trời. ô. trăm ánh sao
trăng khuya. như một loài chim quý
bay suốt nghìn năm. hót một lần.”
Cũng từ đó, trong cuộc hợp tan, chàng ngộ lẽ thịnh suy, lẽ vô thường.
“dưới mái chùa tây. vang tiếng kệ
vị sư già đã thức. chuông ngân
âm thanh. như một làn hương sữa
chảy xuống hồn ta đã lặng dần
hạt lệ muốn rơi. giờ đọng lại
trăng. nguyệt cầm ơi. ngọc mới đông.”
Rồi cũng có lúc chàng được trở về. Lâu quá, nhưng may, anh vẫn nhận ra chốn cũ, dù không còn như cũ. Và người gặp lại người, “vỡ giấc chiêm bao”:
“trở về. những bảng nhà phai số
cánh cổng đong đưa. gió lọt rào
chợt tiếng người reo bên giếng nước
ai cười. như vỡ giấc chiêm bao.”
Trong nỗi vui đoàn tụ, chàng lại thấy trăng. Không còn “đứng cuối đường rây, gió,” không còn “trăng đi trong mưa” hay “dầm trong mưa,” không còn “trăng đi theo đường đất đỏ,” trăng bây giờ trẻ lại, hồi sinh, biến thành… búp: búp trăng.
“phiến lá ngời vàng óng búp trăng
hương biếc chạm vào trang sách quý
mở ra thôi. ước cũ hàng hàng…
dưới trăng. những mảnh đời han rỉ
sáng lại. ô hoa đã rộ cành.”
Rốt cuộc, trăng như một kẻ hành nhân, ròng rã đi vòng suốt cuộc nhân sinh:
“trăng khuất. nhưng mùa sau lại mọc
loài người ơi. nghe tiếng võng đưa
lên cao. thấy một vầng trăng ngọc
xuống thấp. còn trong giấc ngủ mơ
soi bóng thời gian. hồ nước tịnh
đông phương này. đêm ủ mật hoa.”
Từ đầu chí cuối, dù trong hoàn cảnh nào, niềm vui và nỗi khổ của anh lúc nào cũng dịu nhẹ, không thê thiết, bi phẫn nhưng ngấm sâu. Lại nhuốm mùi đạo sĩ qua những hình ảnh những vầng trăng thời cổ điển: quẫy sóng thiên thu, người cưỡi trâu xanh, tượng nhân sư rống, kẻ sĩ cuồng, màu nam hoa kinh. Rất dễ hiểu: anh đưa những trăn trở cá nhân lên tầm nhân loại. Trăn trở của anh là trăn trở con người. Đau khổ, cách này hay cách khác đều là đau khổ, chẳng phải của riêng ai. Như trăng, nhà thơ đi qua những nẻo đường nhân sinh:
“lòng ta. một ánh trăng trong suốt
trên những nẻo đường nhân loại qua
bên bữa ăn xanh người đạo sĩ
những buồn vui của khắp mọi nhà.”
Nguyễn Xuân Thiệp sinh trưởng ở Huế. Trước 1975, sĩ quan quân đội VNCH, làm việc cho đài phát thanh quân đội. Sau 1975, ở tù cho đến 1982. Năm 1995, định cư ở Hoa Kỳ. Làm thơ đăng báo từ 1954. Ra hải ngoại, cộng tác với các tạp chí Thế Kỷ 21, Văn Học, Hợp Lưu, Văn. Chủ biên tạp chí Phố Văn từ 2000-2008. Hiện ở Dallas, Texas, làm việc cho tuần báo Trẻ.
TRẦN DOÃN NHO
January 12, 2019
 
Note:
Đọc bài nâng bi này, thì mới hỡi ơi. Và mới hiểu được ý của Brodsky. Ông phán, cái sự thưởng thức thơ văn của bạn, nó có mùi đạo hạnh đấy.
Thơ của NXH có tính bầy hàng, khoe đồ. Trăng gió mưa hoa, thảo nguyên, cái gì cũng có, chỉ thiếu đạo hạnh, chất keo để dán tất cả.
Thiên hạ khen Nguyễn Du: Nhà thơ nhìn thấu 9 cõi, ngòi bút đi suốt 1 ngàn năm, đại khái thế.
“Cái gì” làm họ nhìn thấu, đi suốt…. như thế?
Đạo hạnh.
Thơ văn Mít thiếu hẳn thứ keo này. Đó là sự thực.
GCC đã từng khen thơ NXT. Ở trong cõi tù Vẹm khủng khiếp như thế, đọc thứ thơ có trăng, có gió, có thảo nguyên như thế, quá tuyệt.
Nhưng trở lại đời, đọc thứ thơ như thế, không được.
TTT tự hỏi, liệu viết lại được không, coi đếch có gì xẩy ra. Ông chịu thua.
Đấng NXT làm hoài làm hoài toàn 1 thứ thơ nhạt thếch.
Vậy mà cũng xúm lại, hít hà!
NQT

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư