Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

 
1 2 3 4
 
 
Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"


"Si l’Holocauste a créé une culture – ce qui est incontestablement le cas –, le but de celle-ci peut être seulement que la réalité irréparable enfante spirituellement la réparation, c’est-à-dire la catharsis. Ce désir a inspiré tout ce que j’ai jamais réalisé".
"Nếu Lò Thiêu đẻ ra văn hóa, làm sao không?, thì mục đích của nó là, chỉ cái thực tại vô phương sửa chữa đó mới đẻ ra được sự cứu rỗi, và đây là tinh thần thanh tẩy, mà tất cả những cái gì tôi viết ra đều được gợi hứng từ đó."
Kertesz.
Nhận định của Kertesz, về một dòng văn học được thai nghén và được đẻ ra từ Lò Thiêu, có thể sử dụng như là "kim chỉ nam", theo cái kiểu," viết dưới ánh sáng của Đảng", áp dụng cho mấy ông nhà văn VC phản tỉnh, thí dụ như Đào Hiếu chẳng hạn.
Có vẻ như ông viết Lạc Đường, chỉ để biện minh cho chính ông:
Tao sạch, cần gì...  thanh tẩy?
*
Nếu, không được kinh qua Lò Thiêu, như Kertesz, hay, vì là VC nằm vùng cho nên không được kinh qua Lò Cải Tạo, như Ngụy quân Ngụy quyền, thì, "chí ít", cũng nên lận lưng, tí kinh nghiệm của Milosz.
*

SUBJECT: BRODSKY
                          —Adam Zagajewski
            (Translated from the Polish by Clare Cavanagh)
NYRB March 1, 2007
Reason and Roses: Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Trong Tản Mạn về Phim và Những ngày ở Sài Gòn, nhân thiên hạ đang bàn về cuốn phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, Gấu có “liều lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư đã đặt ra cho Oedipe: con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi chiều ba.
Thật thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski, trong bài tưởng niệm nhà thơ Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín 2004, Trí Tuệ và Bông Hồng, ông cũng coi cuộc đời của Milosz gồm ba giai đoạn, có thể coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra cho thế kỷ 20.
*
Milosz cũng còn là một nhà thơ chính trị lớn: những gì ông viết ra về sự huỷ diệt những người Do Thái, sẽ còn hoài, và không chỉ còn hoài ở trong những tài liệu, những tuyển tập dành cho sinh viên. Trong những năm thê thảm nhất của chủ nghĩa Stalin những sinh viên đọc Luận về Đạo Đức, Cách Ở Đời của ông [Treatise on Morals, 1948], giống như một triết gia La Mã, Boethius, của những ngày này. Ông không im tiếng, khi xẩy ra phong trào bài Do Thái vào năm 1968, đây đúng là một nỗi nhục cho báo chí Ba Lan, và một số người thuộc tầng lớp trí thức. Sự hiện hữu của những từ ngữ trong sạch của Milosz, đã và sẽ luôn luôn vẫn là một ân huệ, một lợi ích, cho độc giả Ba Lan, kiệt quệ vì sự tàn bạo của chủ nghĩa Stalin, tả tơi sau thời gian dài sống dưới sự thử thách của chủ nghĩa Cộng Sản, sự lỗ mãng thô bỉ của [cái gọi là] nền dân chủ của Nhân Dân. Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường. Và còn điều này, trong một thế kỷ mà những nhà tư tưởng tông giáo và những nhà văn thường được coi thuộc cánh hữu [thí dụ như Eliot], trong khi những nhà hoạt động xã hội bị thường bị coi là vô thần, một khuôn mẫu như là Milosz có một ý nghĩa thật là lớn lao, và sẽ tiếp tục phục vụ chúng ta rất nhiều trong tương lai.
Câu Gấu gạch đít ở trên, thật tuyệt.
Nói về Milosz mà là để vinh danh Weil, nhất là đoạn "với sự nhủ lòng trước số phận của một con người bình thường", làm nhớ đến tấm lòng của Weil đối với xứ Đông Dương thuộc địa. NQT
*
Simone Weil hết sức quan tâm đến một số bài viết, về số phận người Việt (khi đó còn gọi là Annamites), trên tờ Người Paris Nhỏ (Le Petit Parisien), ngay sau khi vụ khởi nghĩa Yên Bái xẩy ra và bị dập tắt trong vòng hai tuần lễ. “Tôi không bao giờ quên được giây phút mà, lần thứ nhất trong đời, tôi cảm và hiểu được bi kịch thực dân thuộc địa” (Je n’oublierai jamais le moment, pour la première fois, j’ai senti et compris la tragédie de la colonisation).
Thánh Simone Weil 1
Nhật Ký Tin Văn
*
Ui chao, những dòng sau đây, chẳng phải là để nói về những Đào Hiếu ư?

Trong Native Realm chúng ta thấy có những chương về lịch sử, và luôn cả, kinh tế, như thể Milosz muốn nói, tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy, là, thơ có thể được làm từ không-thơ [nonpoetry], là, tứ thơ mạnh là nhờ được nuôi dưỡng tẩm bổ bởi những thức ăn của trần gian, chứ không phải do chúi mãi vào vùng nội tại, cõi riêng tư. Không bay bổng, cũng không “bỏ chạy” như là Đảng buộc tội, nhưng thẩm thấu, đó là phương pháp của Milosz. Không thẩm thấu khô khan nghèo nàn [sterile], giống như người ta tiêm nước biển ở bệnh viện, không khách quan, không bắt chước – người ta làm thì mình cũng làm như vậy. Nhưng đây là một phương pháp thẩm thấu cá nhân, và theo một nghĩa nào đó, nó mang tính đạo hạnh, tới mức có thể coi đây là một phương pháp tu thân, tu đạo, bởi vì thơ là nhắm tới hiểu cái không thể hiểu, một phương pháp tri hành mà tôi muốn gọi là “nhân văn, nhân bản” [humanistic], nhưng từ này đã bị người đời quá lạm dụng ở trong những sảnh đường đại học, nên nó đã bị tổn thương, hư hại.
 Đặc biệt hơn, Milosz nhắm tới chuyện, không loại bỏ đối nghịch, xung đột. Những tài năng kém cỏi hơn thường chọn và phát triển khuynh hướng trùm chăn, hay mũ ni che tai, hay sên chui vào vỏ, để trốn tránh những luồng gió trái nghịch, những tư tưởng đối đầu, và ở trong túp lều, trong vỏ sò, họ sáng tạo những bài thơ nho nhỏ, những tiểu phẩm. Vừa như là một nhà thơ, vừa như là một nhà tư tưởng, Milosz can đảm ôm trọn cả một cánh đồng, một môi trường để thử nghiệm chính mình, chống lại những kẻ thù, như thể ông tự nói với chính ông, ta sẽ sống sót thời của ta, bằng cách nuốt trọn lấy nó, tiêu huỷ nó ở trong ta, thẩm thấu nó, coi nó như là một món ăn mầu mỡ, [để nuôi mình và nuôi thơ]. Tuy nhiên, những kẻ thù đó, thường xuyên tấn công ông, vào những lúc không chờ nhất, chẳng đợi nhất. Và chàng sinh viên ở Đại học Wilno chẳng thể nào tưởng tượng ra được, biết bao trở ngại mà anh ta phải hiểu ra, chấp nhận, và vượt qua, biết bao lần thấy mình kề cận bên cái chết, sự câm lặng, và tuyệt vọng, chán chường…
Trí tuệ và Những bông hồng

Có thể chăng, những dòng trên, là còn nhắm tới một cõi thơ của Miền Nam thời hậu 1975?

Vừa như là một nhà thơ, vừa như là một nhà tư tưởng, Milosz can đảm ôm trọn cả một cánh đồng, một môi trường để thử nghiệm chính mình, chống lại những kẻ thù, như thể ông tự nói với chính ông, ta sẽ sống sót thời của ta, bằng cách nuốt trọn lấy nó, tiêu huỷ nó ở trong ta, thẩm thấu nó, coi nó như là một món ăn mầu mỡ, [để nuôi mình và nuôi thơ].
*
Đọc Hồi ký của mấy anh VC nằm vùng, thì Gấu hiểu ra lời của tông tông Thiệu, mà Gấu tin rằng, đây là một thai đố, chỉ sau 1975, mới giải ra được!
Câu của tông tông Thiệu, thực sự là như vậy:
Đừng tin [nghe] những gì VC đang nói, mà hãy chờ xem, những gì VC sẽ làm sau này, sau khi đã làm thịt được Miền Nam.
Một cách nào đó, tông tông Thiệu là một Cassandra đực rựa!
*
Me-xừ Đào Hiếu phán, tớ chống Mỹ cứu nước, là do đọc Camus, đọc hiện sinh, ở nơi nào có bất công thì ở nơi đó có... Đồng Khởi. Tớ đếch phải là... VC!
Khi Mỹ cút Ngụy nhào, là xong nhiệm vụ của tớ. Tớ đâu có Lạc Đường!

Nhưng, tại làm sao Đào Hiếu lại phán, tớ đọc Camus, tớ đi làm cách mạng như... Camus đi vô Kháng Chiến cứu nước Tây chống lại Nazi!
Ấy là vì, ông muốn giải thích, tại làm sao tụi nó biến thành ruồi, mà ông lại không biến thành ruồi!

Có một sự lạ, nhưng cũng dễ hiểu, hồi ký của VC nằm vùng như của Đào Hiếu, rất giống hồi ký của mấy ông tướng VNCH. Chúng đều có cái air chạy tội. Tội thua trận. Tội... thắng trận.
Đây là hai mặt của cùng một cuộc chiến. Một, buồn và một, tiếu lâm. Y chang kịch Chekhov, nếu chúng ta chấp nhận cách nhìn của Nabokov.
Trong "Những bài giảng về Văn Học Nga", Nabokov đưa ra nhận xét, Chekhov viết 'những cuốn sách buồn cho những người tiếu lâm' [that Chekhov wrote 'sad books for humourous people'], và ông phán tiếp, "Những sự vật đối với ông thì tiếu lâm và buồn cùng một lúc, nhưng bạn không thấy cái buồn, nếu bạn không thấy cái vui của chúng, bởi vì buồn và vui dính vô với nhau."
Sau bao hồi ký của tướng tá VNCH, chúng ta chờ mãi, bây giờ mới được đọc cái phần tiếu lâm của cuộc chiến.
Thắng mà cũng phải chạy tội. Thắng mà biến thành bọ, thành ruồi. Tiếu lâm thật!

Điều Nabokov nói, một tay chuyên về kịch của Tây, mà Gấu quên tên, hình như Vialar [?], gì gì đó, cũng nhận ra. Trước ông này, kịch của Chekhov chơi theo "tông", "gam" buồn, bi kịch. Ông đổi qua vui, hài kịch. Ông giải thích, kịch của Chekhov được viết vào lúc lịch sử Nga sang trang, và vào những lúc sang trang như thế, nhân loại thường nhìn ngoái lại, với tiếng cười!
Gấu có lần đã từng áp dụng thông minh thiên tài nhận xét trên vào lịch sử Miền Nam giữa hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà. Đệ Nhất Cộng Hòa chấm dứt bằng cái chết đau thương của anh em ông Diệm, và có thể, đó là nguồn cơn đưa đến mất Miền Nam. Nhưng dân Mít chúng ta muốn nhìn lại nó bằng tiếng cười, khi nghĩ đến trò mạt cưa mướp đắng giữa hai ông Diệm Nhu và mấy tướng đảo chánh. Hai ông này kêu lớp tướng tá làm cú đảo chánh dởm nhân đó bắt gọn đám nổi loạn. Đám tướng tá thân tín của ông, lãnh tiền Xịa, bèn đổi dởm thành thực, và làm thịt hai ông.

Xế chiều, chúng tôi đến Trung tâm Nhập ngũ.
Thực chất đó là một trại tập trung.

Đào Hiếu: Lạc Đường
Viết như vậy là sượng. NQT
*
Chắc chắn, với đa số, đây là cuốn số 2, theo tuần tự thời gian, sau số 1, Đêm hay Ngày. Sau một lạc đường ở Miền Bắc, tới một lạc đường ở Miền Nam.
Chắc chắn, cũng sẽ nổi như thế.
Và mắc đúng một lỗi lầm như thế
Vũ Thư Hiên thì đi tù với một bông hồng. Còn Đào Hiếu, làm cách mạng với bóng dáng một Trương Quỳnh Như ở trong hồn.
Tốt thôi, nhưng giá mà ngộ ra được, hồn của mình cũng lấm bùn, bông hồng của mình cũng có mùi quá khứ những ngày huy hoàng Bắc Bộ Phủ.
Vẫn ý của Milosz, và của Oz, sạch quá là hỏng.
Hai cuốn sách đều sạch quá.
*

"Trước đây chúng không phải là ruồi [...], về sau, vì ăn tạp, chúng bị đột biến gen và hóa thành ruồi."
Đào Hiếu: Lạc Đường

Nếu đúng như Đào Hiếu nhận xét, thì, phát hiện Con Bọ, của Gấu, và phát hiện Con Ruồi của Đào Hiếu hoàn toàn khác nhau.

Con Bọ, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, là từ con bọ của Kafka mà ra. Con bọ của Kafka, đến khi biến thành bọ rồi, vẫn còn lo lắng, làm sao đi làm để nuôi gia đình? Thân hình như vầy làm sao đi làm?
Theo nghĩa đó, Walter Benjamin mới phán, hiện tượng hóa thân thành con bọ bắt buộc phải xẩy ra ở trong cái nhà của mình, chứ không phải ở nơi nào khác.
Cái nhà không to lớn bằng mười lần thì vẫn là... cái nhà là nhà Việt Nam!
*
Người làm Gấu ngộ ra được, khi đọc những bản văn của Kafka, mà trước đó, mù tịt, là nhà văn Do Thái, Amos Oz, trong bài viết của ông, trên tờ Partisan Review, khi ông đọc song song, một truyện ngắn của Chekhov, và một của Kafka: Y Sĩ Đồng Quê.

Gấu đã từng đọc Y Sĩ Đồng Quê. Tờ Văn, trước 1975, đã từng đi một số đặc biệt về nhà văn này, trong số đó có bản dịch Y Sĩ Đồng Quê của Nguyễn Mạnh Côn. Ông Côn viết, đại khái, dịch thì dịch nhưng chẳng hiểu thằng chả nói gì!

Đọc bài của Oz, Gấu ngộ ra được nọc độc Kafka. Ngộ ra điều: Kafka viết dưới bóng tối Lò Thiêu, Gấu đọc dưới bóng tối Lò Cải Tạo.

Đừng nghĩ là Gấu này 'cường điệu'. Bạn thử đọc truyện Y Sĩ Đồng Quê, rồi tưởng tượng ra, anh nông dân Bắc Kít khù khờ của nhà văn Lê Lựu, anh cu Sài, thí dụ, trong ba lô có cái bát quí dành cho Miền Nam, hay nữ văn công kiêm nhà văn DTH, mà chẳng thấy y chang ông y sĩ đồng quê của Kafka, nghe báo động hoảng, có bệnh nhân thập tử nhất sinh, vượt mưa gió, đêm đen, bão tuyết, tới bên giường bệnh, thì mới biết là mình bị bịp.
Đâu có khác gì DTH ngồi bên vệ đường than khóc, mình bị Đảng lừa?
*
Số báo Partisan Review Mùa Xuân 1999, Gấu mua, khi thành phố Toronto còn có mấy tiệm sách trứ danh, lâu đời, và cũng như tờ báo trứ danh, lâu đời Partisan Review, chúng từ từ ngỏm, dẹp tiệm.
Gấu biết đến tờ báo, là nhờ đọc Octavio Paz, cuốn Hành Trình, trong đó, ông viết về lần đầu ông được biết đến trại tập trung cải tạo của nhà nước Liên Xô. [Paz đọc tờ Partisan Review là qua sự giới thiệu của Victor Serge, còn Gấu, qua Paz].

Có thể nói, hai kinh nghiệm đọc "khủng khiếp" của Gấu, một, khi, trong một thư viện Toronto, cầm lên cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner, và một, lần đứng trong một tiệm sách, cầm lên tờ Partisan Review trong có bài của Oz, nói trên.



Era of the Witness: Thời của chứng nhân


Era of the Witness là thuật ngữ của nữ sử gia người Pháp. Annette Wieviork, để chỉ thời đại của chúng ta, chỉ trông mong vào lời chứng của chứng nhân để chuyên chở sự thực lịch sử, ... witness testimony is believed to be the way to convey historical truth.
Có vẻ như những tác phẩm gần đây của chúng ta, là cũng nằm trong "era of the witness": Đêm giữa ban ngày, Chuyện kể năm 2000, Ba người khác, Lạc Đường....

Đặt cái tít cho bài điểm cuốn Những Kẻ nói thầm, là Witness Protection [Bảo vệ người chứng], Lewis Siegebaulm, trên tờ Điểm Sách London, ngày 10 Tháng Tư,  2008, chắc là muốn nhắc tới những phim mafia. Đây là những tài liệu sống, hiếm, quí, còn sót lại của những Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Tất cả, do ăn bậy, "gen" bị đột biến, biến thành ruồi, còn độc me-xừ Đào Hiếu, sao không quí, hiếm?
*
Mật vụ Liên Xô NKVD đến bắt cha của Angelina và Nelly Bushueva vào năm 1937, khi đó cô chị ba tuổi, cô em một tuổi. Hai chị em bị đưa đi trại mồ côi khác nhau, còn bà mẹ, Zinaida, bị đưa đi lao động cải tạo tại trại dành riêng cho Vợ của những tên phản quốc [the Akmolinsk Labour Camp for Wives of Traitors to the Motherland], cùng với người anh của hai chị em, Slava. Bà mẹ ruột của mẹ hai cô bé tìm được Nelly vài tuần lễ sau, còn Angelina tới 1940 mới tìm lại được. Mấy cô bé được đoàn tụ với mẹ và anh, tại trại lao động, ở đó, chúng cũng được đi học. Sau khi bà mẹ được thả, mấy mẹ con dời tới một vùng ngoại vi Perm sinh sống, vì bà mẹ không được quyền ở trong thành phố. Bà làm việc trong một văn phòng bảo hiểm của nhà nước, còn cô Nelly, khi đó 12, chạy giấy tờ. Vào năm 1951, Angelina vô học viện sư phạm ở Perm, và trở thành bí thư chi đoàn, sau lấy một ông sĩ quan CS làm việc tại cơ xưởng mà cô làm việc từ 1962 tới khi về hưu vào năm 1991. Cùng năm này, hai chị em được biết, bố,  năm 1937, đang làm công nhân, bị bắt vì là "kẻ thù của nhân dân", và bị xử tử tháng Giêng năm 1938. Bà mẹ mất năm 1992.
Orlando Figes kể theo kiểu từng phần một, in piecemeal fashion, những câu chuyện của hàng trăm gia đình như thế, trải dài 700 trang sách của ông. Những Kẻ Thì Thầm  đặt nước Nga vào trong "thời của người chứng", như nữ sử gia người Pháp đã đặt tên cho nó. Thời của người chứng, như thế, chủ yếu dựa vào hồi ức của những người sống sót.
*
To the End of Hell: One Woman's Struggle to Survive Cambodia's Khmer Rouge. By Denise Affonco. Reportage Press; 165 pages; £15.99
Tới tận cùng địa ngục: Cuộc chiến đấu của một người đàn bà để sống sót Khờ Me Đỏ.
Đã ba thập kỷ kể từ khi cuộc điều tra bắt đầu, và đầu tháng này, tòa án do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, xử tội phạm chiến tranh tại Cambodia mới có quyết định đầu tiên, không cho đóng tiền tại ngoại, nghi can số 1, Duch, trùm trung tâm tra tấn ghê rợn Tuol Sleng, dưới thời Khờ Me Đỏ, từ Tháng Tư 1975 tới 1979.
Duch, 67, ít tuổi nhất, so với các bậc đàn anh, Khieu Samphan, chủ tịch nước, 73, chết vì bịnh tim năm ngoái, Ieng Sary, bộ trưởng ngoại giao, 82, tay anh em rể, Saloth Sar, nổi danh với cái tên Pol Pot, chết năm 1998, như là một con người tự do.
Được xuất bản bởi "The Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia", đây là một cuốn hồi ký của Denise Affonso. Những gì xẩy ra, và được tác giả kể lại trong đó, là một bằng chứng cho thấy, một trong những tội ác ghê rợn nhất của thế kỷ cần được tính tới, và đưa ra ánh sáng.
Nửa Pháp, nửa Việt Nam, một sản phẩm xịn của chủ nghĩa thực dân thuộc địa, tác giả cuốn hồi ký có thể đúng thứ người chịu đựng những đau khổ, do cơn điên khùng của Pol Pot gây nên. Bà đã không chụp lấy cơ hội, khi là nhân viên của tòa đại sứ Pháp, để mà bỏ chạy. Ông chồng của bà, một tay Cộng Sản, đã chào mừng ông chủ mới bằng những chai bia Trung Quốc.
Ông bị xử tử liền sau đó, nhưng phải hơn ba năm sau, bà vợ mới biết. Vào thời gian đó, bà cũng đã mất cô con gái, và tất cả những người thân trong gia đình.
Bà sống sót, và kể lại những gì đã xẩy ra. Chế độ Khờ Me Đỏ nổi tiếng vì những tội ác ghê rợn và sự ngu xuẩn, phi lý của nó. Nhưng trong tất cả, là cái ác xấu xa ghê tởm này: Tạo ra nạn đói, tại một vùng đất mầu mỡ. Bà tin rằng, họ muốn "nhìn thấy tất cả chúng tôi chết, người nọ tiếp người kia, do kiệt sức, đói, và bịnh tật".
Câu hỏi không thể nào trả lời, lẽ tự nhiên, là: "Tại sao?"
Từ chủ nghĩa Stalin tới Taliban, sự điên khùng quái thai của chủ nghĩa toàn trị là con đẻ quặt quẹo của những chủ nghĩa lý tưởng ngây ngô, và Khờ Me Đỏ có gốc rễ của nó trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao tại Trung Hoa.
*
Có một sự đối xứng, khi cuốn sách xuất hiện vào lúc này. “Tới Tận Cùng Địa Ngục”, khởi đầu bằng đời sống, và nó như một chứng tích dành cho tòa án, mở ra với khiếm diện của Pol Pot, và Ieng Sary, vào năm 1979, sau sự xâm lăng của Việt Nam lật đổ chế độ Khờ Me Đỏ.
Nguồn gốc của những phiên tòa, chỉ có một nửa, nếu chỉ nói đến cơn ác mộng mà chế độ này gây ra, thí dụ như qua cuốn hồi ký, mà còn phải kể ra cuộc xâm lăng giải phóng của Việt Nam: rằng, trong số những kẻ đang cầm đầu đất nước này, có những tên Khờ Me Đỏ đã được “tái tạo” [reformed], như thủ tướng Hun Sen [the demagogic prime minister Hun Sen, chữ của Người Kinh Tế].
*
Câu hỏi trên, không thể trả lời, "Tại sao?", cũng phải đặt ra cho toàn thể xứ Mít sau 30 Tháng Tư 1975: Tại sao, đúng vào lúc bước ngoặt lịch sử như thế, thảnh thơi xây căn nhà bằng năm bằng mười, lại xẩy ra hiện tượng con bọ?
*
Còn sự đồng thuận nào hơn sự đồng thuận: Nếu cần đốt sạch dẫy Trường Sơn, cũng phải đốt.
Nhưng sau đó, cái gì xẩy ra?
Nhật Ký
Era of the Witness: Thời của chứng nhân
Phép lạ dành cho bọ.
Do Garcia Marquez kể, trong 'Sống để kể chuyện'.
Một bà vợ, chồng bọ nhậu. Đã thế, mỗi lần say xỉn, về gắt nhặng cả lên.
Bữa đó, bà vợ lo nấu bếp, con gà nhẩy lên bàn ăn, bĩnh một bãi. Đúng lúc đó, bọ về. Bà vội lo xếp dọn, nhìn bãi cứt gà, biết không kịp, bèn đặt cái dĩa lên, giả lả hỏi bọ:
-Ông tính ăn gì để tui dọn?
Bọ hét:
-Cứt!
-Có ngay!
Bà vợ giở cái dĩa lên. Bọ toát mồ hôi, tỉnh rượu liền. Và bữa sau, đi nhà thờ, xin rửa tội.
Sự cứu rỗi cuối cùng hoá ra nhờ bãi cứt gà ! (1)
(1) Gấu coi lại, Garcia Marquez viết:
...  that he had returned home one night maddened by alcohol, a minute after a hen left her droppings on the dining-room table. Without time to clean the immaculate tablecloth, the wife managed to cover the waste with a plate so that her husband would not see it, and hastened to distract him with the obligatory question:
"What would you like to eat?"
The man growled:
"Shit."
Then his wife lifted the plate and said with saintly sweetness:
"Here you are."
The story says that the husband then became convinced of his wife's holiness and converted to the faith of Christ.
Như thế, chính bà vợ, sự thánh thiện của bà, đã 'cứu rỗi' bọ.
Gấu cứ tưởng tượng ra rằng thì là, một buổi tối đẹp trời, con gà mái của gia đình vị Đảng Trưởng, hoặc Chủ Tịch Nước, tà tà đi vô nhà bếp... và thế là vận nước thay đổi, ôi sướng làm sao, vui làm sao!
Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như thế:  Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!
*

Tiêu Dao Bảo Cự
Từ “Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường” đến “Hội chứng chính nghĩa” và “Bi kịch của chúng ta”

*
Nhà văn Amos Oz, khi đọc song song hai truyện ngắn, một của Chekhov, một của Kafka, đã giải thích, hai thế giới của hai ông nhà văn này khác hẳn nhau, nhưng lạ làm sao, là hai cái truyện, chúng đều có cùng một kiểu viết như nhau, mở ra bằng những khế ước, những vụ việc tưởng rằng đúng như thế, nhưng hóa ra không phải là như thế.
Gấu, khi đọc bài viết của TDBC, cũng đã nhận xét, đây chỉ là sự thực biểu kiến, không phải sự thực "thực sự", là cũng theo nghĩa đó.
Thí dụ:
Bi kịch của HPNT, tưởng là của HPNT, hóa ra Bi kịch của chúng ta!
Bi kịch của chúng ta, hóa ra là bi kịch phát sinh ra bọ, ra ruồi!
Riêng cái hội chứng chính nghĩa, thì nó như thế này:
Miền Nam trước 1975 chẳng hề có chính nghĩa [nếu không nhân loại đâu có mơ sáng ngủ dậy thấy biến thành... VC?], nhưng chỉ đến khi thất trận, vô tù, vô miệng cá...  thì chính nghĩa mới hiện ra!
Còn anh VC thì chính nghĩa từ đầu cho tới cuối, tức là, cho tới ngày 30 Tháng Tư, thì biến thành ruồi, thành bọ, thành thử cũng chẳng cần chính nghĩa nữa, chỉ cần ăn bậy!
Chekhov và Kafka
Ngay cả câu nói lừng danh của tông tông Thiệu, chỉ mãi đến sau 1975, ý nghĩa thực sự của nó mới hiển hiện. Đừng nghe VC nói, mà nhìn VC làm. Trước 1975, VC làm toàn những điều chính nghĩa không à: Chống Mẽo cứu nước, đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, sau đó, xúm nhau xây cái nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn. Có gì không chính nghĩa đâu? Làm gì có hội chứng chính nghĩa?
*
"By the rules of the game, I must always lie. Now: do you believe me?"
Margaret Atwood: Murder in the Dark
[Alberto Manguel trích dẫn, trong The Voice of Cassandra, in trong The City of Words]
"Theo đúng luật chơi, tao luôn luôn nói dối. Bây giờ: Mi tin tao chưa?"
Đó là chính nghĩa VC.
*
So với chính nghĩa VC, thì câu nói của tông tông Thiệu, là một thai đố. Hay một lời tiên tri, chỉ sau 1975, mới biến thành sự thực. Bởi vậy, Gấu coi ông là một Bà Đồng, tức Cassandra, chuyên nói sự thực nhưng chẳng ai tin.

Cassandra là con gái Priam và Hecuba. Khi Cassandra và em trai còn nhỏ, bị bỏ quên trong đền thờ Appolo, và khi chúng lăn ra ngủ, những con rắn của Appolo bò tới, liếm tai chúng, vì vậy, chúng có tài tiên tri. Theo một nguồn khác, Appolo ban cho Cassandra tài tiên tri, đổi lấy tình yêu. Cassandra OK. Bèn giao hoan, xong, thần xin thêm một nụ hôn, rồi khoá miệng Cassandra bằng câu thần chú: Mi tiên tri, nhưng chẳng ai tin mi!














Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư