Levi-Strauss

Levi-Strauss

*

Tại sao nhiệt đới lại buồn?
Tại sao Miền Nam mê cải luơng, mê nhạc sến?
Tristes tropiques:
la quête d'un écrivain
par Pascal Dibie
Tristes tropiques constitue un genre littéraire à part et nous persuade que l'ethnologie aurait tout à gagner si les mots qu'elle utilisait étaient ceux de la littérature ...
Có thể nói, tất cả những tác phẩm của Đỗ Long Vân đặc biệt là Truyện Kiều ABC, đều đã được viết ra, dưới bùa chú của cơ cấu luận, và nhất là, dưới những cái bóng râm của "Nỗi buồn nhiệt đới", của Lévis-Strauss.
Trong số báo Le Magazine Littéraire, hors-série, về Lévi-Strauss, có một bài dành riêng cho.... Nỗi Buồn Gác Trọ, Nỗi Buồn Sến, hay sử dụng tên của chính một tác phẩm của Lévi-Strauss, Nỗi Nhớ Da Đỏ, [chắc là cùng dòng với Ca Khúc Da Vàng, của TCS, chăng?]:
Nostalgies Indiennes
Vào năm 1994, theo lời yêu cầu của ông con, Mathieu, Claude Lévi-Strauss chấp nhận cho in những bức hình chụp ở Bésil…
Cái tít thoạt đầu của tập hình ảnh là Saudales do Brasil, là từ âm nhạc. Trong tiếng Bồ đào nha, Saudales nghĩa là hoài nhớ, ‘nostalgie’: để biết được Brésil, Saudales, nhẹ, dịu, tếu, légèreté, tendresse, ironie, và đây là tinh thần của xứ đó…. Như Nỗi buồn nhược tiểu, Mít, da vàng, nhiệt đới… như Tristes Tropiques, cái tít của tập hình ảnh Brésil là từ một nỗi buồn sâu thẳm, tuy nhiên, tắm đẫm trong nó, là một nguồn sinh lực hung hãn, une farouche énergie, không thể chối cãi được.
Đỗ Long Vân, chỉ viết tiểu luận, và chỉ tiểu luận mà thôi, cho nên ông chuyển nguồn nghị lực hung hãn của ông vào trong đó, biến nó thành một dòng văn chương đầy chất thơ. Nói cách khác, ông làm thơ, bằng viết tiểu luận, như Lévi-Srauss, viết nhân chủng học, bằng văn chương!
Ui chao, lại nhớ bạn.
Không phải bạn quí.
Không phải bạn [bạc] giả.
Bạn.
*

Whiling away the time in the hamlet’s one general store, I remarked to the proprietor that his shelves seemed empty.
“Aqui so falta o que ñao tem,” he replied: “Here we lack only what we don’t have,”

a phrase that I had first run across in “Tristes Tropiques” just a few days earlier.
Ở đây chúng tớ thiếu cái mà chúng tớ đếch có!
Other Voyages in the Shadow of Lévi-Strauss
LARRY ROHTER
Đi dưới bóng của me-xừ Lévi-Strauss
NY Times
Tại sao, buồn hiu, nhiệt đới?
Muốn 'biết' tại sao dương vật [Mít] buồn hiu, thì đọc bài của Đỗ Minh Tuấn!
Muốn hiểu tại sao Nhiệt đới buồn hiu, nên đọc tường thuật cú đụng độ giữa triết gia Emmanuel Lévinas và nhà nhân chủng học Claude Lévi-Strauss, qua bài viết của Salomon Malka, trên tờ Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Lévi-Strauss, mà Gấu trích dẫn mấy câu nổi cộm ở trong đó:
"Chủ nghĩa vô thần hiện đại, thì không phải là sự từ chối, phủ nhận Thượng Đế, mà là sự dửng dưng tuyệt đối của Nhiệt Đới Buồn Hiu. Theo tôi, đây là cuốn sách vô thần nhất từ trước tới giờ được viết ra.”
Câu trên trong, Sự tự do khó khăn, Difficile liberté, của Lévinas, một bài viết tàn nhẫn, nhắm vào cuốn đẹp nhất của Lévi-Strauss!
Cùng thế hệ, cùng nguồn gốc, triết gia và nhà nhân chủng học chẳng hề bao giờ gặp nhau, tuy cùng ở Paris, người xóm Đông, người xóm Đoài, thế mới quái!
Họ rất kính trọng lẫn nhau, thế mới lại càng quái!
Nỗi buồn hiu của Lévi-Strauss, sau những chuyến tham quan nhiệt đới, là phát giác thê lương, của ‘chàng’: “Thế giới bắt đầu đếch có con người, và chấm dứt, thì cũng rứa”
[“Le monde a commencé sans l’homme et s’achèvera sans lui”]
*
Tôi tìm kiếm, trong con người điều bất biến và cơ bản
“Je recherche dans l’homme ce qui est constant et fondamental”
Lévi-Strauss trả lời Guy Sorman, được in trong “Những nhà tư tưởng thực sự của thời đại chúng ta.”
Lévi-Strauss đã từng được Unesco ‘order’ một cuộc diễn thuyết vào năm 1971, tại Paris, về đề tài “Sắc tộc và Văn hóa”. [Race et Culture. Gấu có cuốn này].
Bài diễn thuyết của ông gây xì căng đan [Gấu nhớ là buổi diễn thuyết bị huỷ bỏ nửa chừng]. Ông cho rằng chủ nghĩa bài sắc tộc là một bài diễn văn vô ích [L’antiracisme est un discours inutile]. Trong lần trả lời phỏng vấn Guy Sorman, ông có giải thích lý do tại sao.
*
Tristes tropiques constitue un genre littéraire à part et nous persuade que l'ethnologie aurait tout à gagner si les mots qu'elle utilisait étaient ceux de la littérature ...
Nhiệt đới buồn tạo ra một thể loại văn chương riêng, và dụ khị chúng ta, rằng, ngành nhân chủng học sẽ được ăn cả, nếu những từ ngữ mà nó sử dụng, là của văn chương....
Ui chao, tuyệt. Áp dụng câu này vào những tiểu luận của của Đỗ Long Vân, người ta mới nhận ra một điều là, mấy thằng viết phê bình không biết viết [bất cứ một thứ viết gì hết!], tốt nhất là nên kiếm một nghề khác!
Bởi vì tiểu luận, vốn đã là văn chương, biến nó thành thi ca mới thật khó bằng trời!
Đây cũng là những dòng Steiner vinh danh Tristes Tropiques.
Tristes tropiques: la quête d'un écrivain
Nỗi buồn nhiệt đới: cuộc tìm kiếm của một nhà văn
Nhà văn địa chất bị kẹt cứng ở giữa hai vách đá, những góc cạnh cứ thế mỏng đi, những vạt đá cứ thế đổ xuống; thời gian và nơi chốn đụng nhau [se heurter] chồng lên nhau, hay xoắn nguợc vào nhau, giống như những trầm tích bị cầy xới tung lên do những cơn rung chuyển của môtt cái vỏ quá già; khi thì là một tay du lịch hiện đại, khi thì là một tay du lịch cổ xưa, thủ trong túi một Montaigne, một Jean de Léry; trong tư tuởng của ông, ngoài ông thầy Rousseau ra, những kỷ niệm còn mới tinh....



Dec 24, 2009


Tại sao nhiệt đới lại buồn?

“Nhiệt đới buồn” (Claude Lévi-Strauss, Ngô Bình Lâm dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính, NXB Tri Thức, 2009), nếu coi là một hồi ký, thì nó đúng là một hồi ký rất dở và rất gở: chẳng có cuốn hồi ký nào lại được viết ra để rồi tác giả mãi hơn nửa thế kỷ sau mới qua đời. Nếu coi là một cuốn tiểu thuyết, thì tác phẩm in lần đầu năm 1955 này (về phần mình, tác giả mới mất cách đây vài tháng) vẫn quá cỡ kể cả so với một trường giang tiểu thuyết; nó có quá nhiều câu chuyện, quá nhiều cảm giác, và quá nhiều miêu tả tinh tế, tới mức người ta đâm ra ngờ vực ngay chính bản thân khái niệm tiểu thuyết, và Viện Hàn lâm Goncourt năm ấy đã có lý khi ngậm ngùi mà thôi không trao giải cho cuốn sách. Còn nếu coi “Nhiệt đới buồn” là một chuyên khảo khoa học, thì biết lý giải sao đây sự xuất hiện của câu mở đầu: “Tôi ghét du hành và các nhà thám hiểm” và hình ảnh kết thúc: “một con mèo”?

Hẳn ý thức được tính chất “không thể xếp hạng” tuyệt đối của của cuốn sách này, nên mặc dù nó được đọc rất nhiều trong hơn năm chục năm qua bởi vô số người thuộc đủ mọi giới, bài báo chính của chuyên đề Claude Lévi-Strauss của “Magazine Littéraire” (tháng Năm 2008) đã tìm cách né tránh vấn đề bằng cách đặt tít “Cuộc phiêu lưu vĩ đại của trí tuệ” và chú trọng miêu tả một nhà khoa học khi tuổi trẻ thực sự không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Khi là một cuộc phiêu lưu, thì tập tục hôn nhân ở các xã hội “nguyên thủy”, đời sống trí thức Paris, các dải núi non Nam Mỹ, tất tật đều có thể là những điều bất ngờ vĩnh viễn, làm người ta quên đi, hay lờ đi, những câu hỏi gây bực mình về thể loại hay là gì gì nữa.

Nhưng dù có thế nào, thì vẫn còn một câu hỏi không thể bỏ qua: tại sao nhiệt đới lại buồn? Tại sao lại đem quết một vệt màu lạnh lên một thực thể nếu không phải là nóng bỏng thì cũng là luôn luôn có nguy cơ nồng cháy? Hóa ra là những tươi vui nhiệt tình và sắc màu rộn ràng của lễ hội Rio de Janeiro (thì chính nó đấy, đối tượng quan trọng của “Nhiệt đới buồn”) không thể đại diện cho một hình ảnh về “xứ nhiệt đới”?

Và cái “buồn” của “Nhiệt đới buồn” cũng đặc thù ghê gớm, khiến cho bản dịch tiếng Anh vẫn giữ nguyên nhan đề của nguyên bản tiếng Pháp, “Tristes Tropiques”.

Nếu muốn đẩy suy nghĩ đi đến chỗ tận cùng (đó cũng là điều mà “phiêu lưu” gợi ý cho chúng ta), có lẽ ta nên hiểu Lévi-Strauss phản ứng mạnh mẽ với du ký Tây phương đến thế nào, tới mức cho là kỳ khôi cái chuyện đồng bào của ông cứ mải miết đi tìm kỳ hoa dị thảo độc đáo của Đông phương; và cũng vậy, không thể bỏ qua cái sự buồn cứ vương lại như một nốt ruồi khó ưa trên bìa cuốn sách.

Nhiều người đã tìm cách giải thích, trong đó có một người Đông phương, thuộc về một đất nước không hẳn nhiệt đới nhưng cũng trong một thế giới “khác” so với Tây phương: với nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, cái thành phố Istanbul nằm trên vĩ tuyến 41 của ông gợi lên “nỗi buồn” ở người quan sát Tây phương (cụ thể là Lévi-Strauss) là bởi vì trong cái nhìn của họ trước những hoang phế của nơi đây có lẩn quất một mặc cảm tội lỗi, khiến họ cứ ra sức mà tô vẽ, mà phết sơn lòe loẹt lên cảnh tượng xa lạ mà họ đang chứng kiến.

Trong cuốn “Istanbul” (cũng một hồi ký và cũng đồng thời là khảo cứu, cũng đồng thời là tiểu thuyết thành ra chẳng thuộc về cái gì hết), Pamuk (cũng một người có thiên hướng nghệ thuật và cũng không biết làm gì với cuộc đời mình khi trẻ tuổi) phân biệt nỗi buồn tự bên trong con người Istanbul với nỗi buồn xuất hiện trong cái nhìn của người ngoài. Cũng tương tự như vậy, lẽ dĩ nhiên “Nhiệt đới buồn” có thể hiểu trực nghĩa rằng có những điều buồn bã của nhiệt đới mà nếu nhạy cảm người ta có thể cảm nhận, nhưng quan trọng hơn cả, và ở đây có một sự chuyển dịch hao hao với phép hoán dụ, “Nhiệt đới buồn” còn có nghĩa nỗi buồn nằm trong chính bản thân Lévi-Strauss, người từ xa tới. Điều này được thể hiện một cách chu đáo ở các phần hai và phần ba, nhất là khi nhà nhân chủng học nhận ra tuyệt đại đa số cảnh hoang sơ Nam Mỹ không có lý do từ tính chất nguyên thủy, mà do bị tàn phá, và khi ông ngao ngán với cái nỗi niềm suy nghĩ kỳ khôi của đám trí thức thuộc địa chỉ chăm chăm kiếm lấy mảnh bằng mà chẳng mảy may quan tâm tới khoa học hay tới nhiệt đới của họ.

Vì quá sáng suốt, Lévi-Strauss không sao tự bó hẹp tác phẩm của mình vào một khuôn khổ nào, và cũng chính vì lẽ ấy, ông không thể không nhìn thấy sự buồn của miền nhiệt đới vui.

Nhị Linh

28 comments:

  1. Về cái sự buồn hay gì đó của nhiệt đới, chắc cũng khá là thú vị nếu chư vị tham khảo Diễn văn Nobel của Derek Walcott, cũng đề cập tới cái "nỗi niềm nhiệt đới" ấy, trong tương quan với cái nhìn của các chú xứ lạnh châu Âu, ha ha.
    Reply
  2. Đa tạ bác CD, đây là cái link:

    http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/01/763172/
    Reply
  3. Chúc mừng Nhị Linh đã viết hay trở lại. Nhân dịp kỷ niệm hơn 2000 năm Chúa Giáng Sinh phải không?
    Reply
  4. đọc xong entry này em vẫn chưa hiểu tại sao nhiệt đới lại buồn...hì...quyển này gây tò mò quá, tiện thể hỏi có bác nào ở SG có sách và sẵn sàng cho em mượn hôn?
    Reply
  5. em chỉ mới đọc chương đầu, mà đã buồn lắm rồi.
    Reply
  6. "Nhiệt đới buồn" là Nhiệt đới trong một đôi mắt Buồn. Nỗi buồn trong đôi mắt đó là một nỗi buồn mà NL đã tinh tế nhận ra "không thể xếp hạng". Mà kẻ đã không cần được xếp hạng như tác giả N.Đ.B - dĩ nhiên ông ta thưà sức để làm cho mình có thể xếp hạng được lắm chứ - thì không thể dễ daǹg Vui khi một Nhiệt đới đang "bị tàn phá" bởi nhiều thế lực.
    Reply
  7. Rất thích các cấu trúc câu anh dùng trong bài này.
    Reply
  8. Bài rất thú vị! Nhân đây, xin hỏi bác cái này tí (hỏi thật, chứ không làm khó đâu nhá): Cấu trúc "passive voice" trong ngôn ngữ Âu Tây thì không có gì phải nói, nhưng trong tiếng Việt nó cưng cứng thế nào ấy, thí dụ như "mặc dù nó được đọc rất nhiều trong hơn năm chục năm qua bởi vô số người thuộc đủ mọi giới". Giả sử viết "mặc dù vô số người thuộc đủ mọi giới đã đọc nó rất nhiều trong năm chục năm qua", bác có phiền lòng vì một lý do cụ thể và nhạy cảm nào không? Tôi thấy viết thế tự nhiên hơn là dùng "được ... bởi".
    Reply
  9. Bản dịch tiếng Anh, 1973, của John và Doreen Weightman, giữ tên của nguyên bản. Bản dịch tiếng Anh, 1961, của John Russell, có tên là "A World on the Wane" (Một thế giới tàn tạ; Một thế giới suy thoái), không đầy đủ, thiếu các chương 14, 15, 16 và 39.

    Thực ra, quyển sách này là văn chương sáng tác, chứ nhẹ về phần khảo cứu, vì ở mỗi nơi Lévi-Strauss chỉ lưu lại chừng vài tuần, không hiểu thổ ngữ cũng không đủ thời gian hội nhập để cảm nhận sâu sắc về nhân chủng học. Văn chương lai láng, tả cảnh dạt dào, than thở não nùng, ấy là điểm chính. Tuy nhiên, ông ta khéo léo, mở đầu bằng câu "Tôi ghét du hành và các nhà thám hiểm" để đặt độc giả vào cái nhìn về ông (hay về tác phẩm) mà ông muốn, tức là một nhà nhân chủng học (nghiêm túc), chứ không phải là một người đi du lịch (cho vui). Tác giả than "(cảnh) buồn" có lẽ vì cái nhìn tiêu cực của ông về trào lưu của văn hóa, mà trước khi chết ông cũng tuyên bố: "the world in which I am finishing my existence is no longer a world that I like" (thế giới mà trong đó tôi đang kết thúc kiếp nhân sinh này không còn là một thế giới mà tôi ưa thích).
    Reply
  10. Chúng ta nói tiếng ViệtDec 25, 2009, 2:58:00 AM
    @ Anonymous: Theo tôi, bạn NL và mọi người có thể dùng active lẫn pasisive voice (tiếng Việt đang trên đà phát triển ;-) tùy vào ngữ cảnh, mục đích nhấn mạnh từ nào cuả người viết. Viết tin, văn kiện thì active voice là tốt nhất, nhưng văn chương, nhất là thơ, thì passive voice nghe nhiều khi hấp dẫn lắm chớ, ví dụ: "Khi Jack quay trở lại, hắn hốt hoảng sững sờ, tay lái con tàu giờ đang được điều khiển bởi một tên Da màu Nhiệt đới!"
    "Ý này xin được góp" - ui nghe qua là hổng được rồi, phải không?
    "Xin cảm ơn NL vì đã cho đăng còm naỳ" - ui thảm quá.
    Vậy thì, xin góp ý này và cảm ơn NL nếu còm được đăng.
    Reply
  11. Sau buổi dạ tiệc, cô bé tuyên bố, "A good time was had by all!" Tiếng Việt dịch thế nào cho ổn? Đồng ý là người Mỹ họ muốn nhấn mạnh điều "good time", nhưng không có nghĩa là mình cứ xăm xăm chuyển ngữ y hệt. Cho nên, dich kiểu passive voice trong trường hợp này thì nghe rất thảm. ("Ai nấy đều hể hả!" là một cách phát biểu rất Việt Nam, tại sao không dùng?) Còn câu thí dụ của cậu trên kia, tôi có thể viết thế này: "... tay lái con tàu đang do một tên Da màu Nhiệt đới điều khiển!". Tôi không tin là tiếng Việt đang trên đà phát triển theo kiểu... "copy" cấu trúc ngoại ngữ, cứng ngăng ngắc í. Như đã thấy, "good" và "well" trong tiếng Anh, tùy ngữ cảnh nghe không sao, chứ tiếng Việt mà cứ "tốt" với "tốt" thì chẳng ra cái thể thống gì cả. Thí dụ, "học giỏi" chứ chẳng phải "học tốt", "hiểu thấu" hay "hiểu kỹ" chứ chẳng phải "hiểu tốt", "nấu khéo" chứ chẳng phải "nấu tốt", "văn hay" chứ chẳng phải "văn tốt", "vợ đảm" chứ chẳng phải "vợ tốt", "giáo dục con cái chu đáo" chứ chẳng phải "giáo dục con cái tốt", v.v... Có phải mình thiếu chữ đâu nào?
    Reply
  12. "I had good meal today. You're such a good cook!" có lẽ nên dịch là "Hôm nay anh được ăn một bữa cơm ngon. Em quả là người nấu bếp khéo!", chứ chẳng phải là "Anh ăn một bữa cơm tốt. Em thật là người nấu tốt!" Thử nói với vợ kiểu "tốt" như thế xem ngày mai cô ấy còn nấu cơm "tốt" cho cậu ăn không nào! :)
    Reply
  13. ChúngTaNóiTiếngViệtDec 25, 2009, 6:22:00 AM
    @Anonymous: Bạn à, phải cố tình giữ cái phần quan trọng cuả lời nói, cái chấn động cuả vấn đề vào tận cuối câu, như người ta chỉ bung ra kết thúc vào lúc hạ màn vở kịch: "Một tên Da Vàng Nhiệt đới"! Nó "dính" vào trí nhớ cuả người đọc "trước khi ra về". Còn có ngủ ngon được hay không thì chỉ có trời mới biết, phải không bạn?
    Reply
  14. Cũng còn tùy. Dịch sát theo Tây, theo Mỹ chưa phải là hay, cũng chưa phải là gột hết ý của tác giả trong cách nói của người Việt. Dù sao, nó đã là nhộn; hãy vui lòng đón nhận những lời cám ơn của tôi (it has been fun; please accept my thanks). Trí của tôi đã được mở tốt bởi những lời tốt của bạn (my mind has been well opened by your good comments). Nhấn mạnh ở "bạn" sau cùng rồi nhá. :))
    Reply
  15. "I was bitten by a dog." "Tôi bị cắn bởi một con chó" và "tôi bị chó cắn". Dịch thế nào thoát hơn? Dĩ nhiên là cách thứ hai. Cũng "bị" đấy, cũng passive đấy, nhưng tự nhiên hơn nhiều. (Thời quá khứ trong tiếng Việt cũng hiểu ngầm luôn. Dĩ nhiên, đau thì vẫn còn đau, nhưng sự cố "bị cắn" đã qua rồi.)
    Reply
  16. Người Việt thường có lối tư duy ngôn ngữ đường thẳng (argumentation linéaire?) nên thường sử dụng voix active (chủ động), đối nghịch với tính tình của họ là hơi thụ động. Vì thế cho nên chúng ta thường có xu hướng sử dụng nhiều động từ và các hành động được sắp xếp theo trình tự thời gian. Cái gì trước là cho trước (tiền đâu là đầu tiên). Ví như: "Con đi vệ sinh đánh răng rửa mặt ăn cơm rang cho chó ăn rồi soạn sách vở đi học nhé". Joyeux Noel Nhị Linh, Cao Dang, Phung Kien, Thanh Van, Nguyen Huu Hong Minh entre autres.
    Reply
  17. This comment has been removed by the author.
    Reply
  18. "passive"/"active" trong tiếng việt có phải là "ngụy vấn đề" (pseudo-problem) không nhỉ?
    bởi em nghĩ đâu phải cứ thêm "bị", "được" vào là thành câu "passive" và không phải câu nào có "bị"/"được" cũng là "passive".
    "hắn té."
    "hắn bị té."

    "con bé ăn no nê."
    "con bé được ăn no nê."

    về mặt sắc thái, ta có thể công nhận sự hiện hữu của thể bị động trong tiếng việt. nhưng đem gán cái kiểu cấu trúc "passive" của tiếng nước ngoài (cụ thể là tiếng anh) vào tiếng việt thì không ổn lắm.
    "tôi được/ bà con họ mạc giúp đỡ."
    "tôi được giúp đỡ/ bởi bà con họ mạc."
    Reply
  19. Đồng ý với nhận xét về "bị/được". Xin "được phép" góp vài ý kiến (tức là các bác cho phép thì tôi mới nói). :)

    "Hôm qua, hắn trèo lên nóc nhà và hắn té" (một sự cố). "Làm gì mà nó đi cà nhắc thế? - Nó bị té hôm qua đấy ạ." Chữ 'bị' ở đây chỉ định một lý do nào đó.

    "Con bé ăn no nê" (một sự cố). Còn câu thứ hai có thể hiểu trong hai cách. "Con bé được phép ăn no nê" (người ta bảo nó cứ tha hồ) hay "Con bé được cho ăn no nê" (người ta bầy món ăn linh đình cho nó). Chữ 'được' ở đây chỉ định một ảnh hưởng nào đó từ bên ngoài. Đôi khi, còn thấy chữ 'phải', như: "Con bé phải ngủ ngoài phòng khách" (vì một lý do nào đó) khác với "Con bé ngủ ngoài phòng khách" (có thể nó ngủ như thế mỗi tối). Hoặc "Tôi đi bộ về nhà" khác với "Tôi đành đi bộ về nhà" (vì chờ mãi không thấy người nhà đến đón).

    Vấn đề nêu lên ở đây, lúc ban đầu, là kiểu dịch "Tôi được giúp đỡ bởi bà con họ Mạc" không ổn.
    Reply
  20. hehe, muôn đời kô bao giờ có một câu "I was bidden by a dog", bạn nào đấy đang học ESL không bao giờ nên dịch dọt gì
    Reply
  21. Of course, try this: "It's a good idea to take medical precautions if you're bitten by a dog." Or this: "I was bitten by a dog about 10 days ago. I had to go to the emergency room because the wounds were deep!"

    Buồn cười... Biến thể của "bite" là "bitten", chứ chẳng phải "bidden"! Ai đang học ESL?
    Reply
  22. What is "medical precautions" ???. In English there is no such thing called "Medical Precautions', it's "Medical Prescription". I would never say "I was bitten a dog ..." Only ESL people would say so. I would say: "A Greyhound attacked me 10 days ago... or I have a dog bite on left leg ...
    Reply
  23. Cái vụ bị cẩu xực này vui đấy. Cái cách dùng ngôn ngữ nó thể hiện văn hóa của người dùng. Bạn kia dịch từ "Tôi bị chó cắn" thành "I was bitten by a dog". Bạn này dùng "I was attacked by a dog". Người Mỹ không nói "I was bitten by a dog" vì đầu óc Tây Phương hơi bị cụ thể nên khi xử dụng ngôn ngữ họ cũng cụ thể hóa ngôn ngữ, vì vậy khi ta nói "I was bitten by a dog" là họ nghĩ chúng ta nói nguyên cả con người bị cắn. Họ biết là con chó cắn chỉ một nơi nào đó trên đùi, chứ con chó không thể cắn nguyên hết cả người ấy được.

    Trong khi đầu óc nguời Việt hơi lơ tơ mơ không cụ thể cũng OK. Nên người Việt nói "Tôi bị chó cắn" là nói một cách tổng quát, và yêu cầu người nghe câu này phải hiểu là khi người ta bị chó cắn là bị ở chân ... chăng
    Reply
  24. chó cắn đâu mà chẳng được, chẳng phải có người bị chó cắn sứt tai sao :))
    "tớ/ bị/ chó cắn" theo em không có cấu trúc tương tự "I/ was/ bitten by a dog".
    vì "chó cắn" có thể xem là 1 tổ hợp từ có 1 nghĩa xác định nên khi ta gặp tổ hợp từ này, não ta hiểu ngay nội dung của nó chứ không phân tích thành "chó"--"cắn", "bitten"--"by a dog"
    vậy nên "tớ/ bị/ chó cắn." có cấu trúc tương đương với "tớ/ lãnh/ đạn."
    còn câu "i was bitten by a dog" rõ ràng vẫn có mà, có điều "bitten by..." thường dc dùng cho nhện, rắn hơn là chó. để biết coi con nào cắn mọi người nên xem animal planet thường xuyên.
    sao em thấy có medical precautions mà, với lại medical precautions khác nghĩa Medical Prescription
    Reply
  25. Lại một mùa nực nắng nóng của xứ nhiệt đới rồi. Anh có thể giới thiệu một số sách đã xuất bản ở Việt Nam mà rất hợp để đọc trong mùa hè được không? Tiêu chí là dày, ôm ấp cả mùa hè được :d
    Reply
  26. ôm người í, ôm sách làm gì
    Reply
  27. Oạch anh nói chuẩn luôn :o sang tháng thằng ku nhà em ra đời, xác định ở nhà ôm con một tay, một tay ôm sách :d
    Reply
  28. Ahaa, its good discussion regarding this article here at
    this weblog, I have read all that, so at this time me also commenting here.



























Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư