PD vs Vi Buc Vuong

Viết mỗi ngày


Follow
một bài viết công phu của nhà phê bình Đặng Tiến
những ai quan tâm đến Phạm Duy & âm nhạc phổ thơ của ông hẳn sẽ tìm ra được nhiều điều thú vị


NHẠC SĨ PHẠM DUY, PHAM DUY ĐẠO CAO, CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ VIỆT NAM, LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM, Tiểu Thuyết, Truyện, Newvietart
newvietart.com


Phạm Duy: Thơ Phổ Nhạc

Note: Bài viết này, của “Tiện Đắng”, theo GCC, nhảm, theo nghĩa, làm xàm, bá láp

Thơ Phổ Nhạc của PD, là tuyệt đỉnh võ công của PD, và sở dĩ được như thế, là nhờ thơ. Lời nhạc do PD sáng tác, thường rất tục, theo nghĩa trần tục. Nhờ thơ, nó bay lên cao thêm 1 nấc. GCC đã từng viết về nó, và coi đây là hiện tượng doping.
Phải nói, PD có tài ngửi thần sầu.

Cuộc chiến Mít, ông ngửi thấy phần người chết, thương tật. Thành ra mấy bài về kháng chiến, tới nhất, là những bài về người thương binh trở về, Ai có hay chăng người về, chiều nay thời gian đứng im để nghe… Nhưng, do bỏ chạy, ông bèn thổi đít VC, để chạy tội, qua những bài như Bà Mẹ Gio Linh, thí dụ.
Bạn có thể coi PD như 1 Dơi Xanh Hút Máu, Vi Bức Vương, trong Kim Dung, mỗi lần thi triển thượng đỉnh võ công [khinh công] là phải hút máu người.
Với PD, máu người là thơ, hoặc đàn bà.
Trên net, GCC có đọc loáng thoáng 1 bài viết về ông, hình như của 1 tay nhạc sĩ,
[Lê Quỳnh?] về lời ông than, bi giờ già quá, thấy gái xụi lơ, thành ra hết làm nhạc được nữa!

*

Tình cờ, GCC đọc bài viết ngắn trên, cùng lúc đang đọc cuốn A Reader on Reading [Một độc giả về Đọc] của Alberto Manguel. Trong có bài viết The End of Reading [Chấm dứt Đọc].
Trích:
Lars Gustafsson, trong cuốn tiểu thuyết cảm động của mình, Death of a Beekeeper [Cái chết của Người giữ mật ong], trong đó, nhân vật kể chuyện, Lars Lenmart Westin, chết vì ung thư, trước khi chết, làm 1 danh sách những hình thức nghệ thuật, art forms, theo mức độ khó khăn của chúng, according to their level of difficulty.
Đứng đầu là nghệ thuật huê tình [erotic arts. Thảo nào viết về sex cực khó!], tiếp theo là âm nhạc, thơ, kịch…
Nhưng có 1 thứ hình thức nghệ thuật không làm sao lọt vô danh sách trên: Nghệ thuật ôm nỗi đau, the art of bearing pain. “Chúng ta đụng hình thức nghệ thuật độc nhất mà mức độ khó quá cao”, Westin viết, “cho đến nay, chưa từng có ai hiện hữu để mà thực tập nó”. (1)
Có thể, Mít chưa có một tác giả nào đạt tới thứ “nghệ thuật mang nỗi đau”, thành ra không có tác phẩm lớn?
Mỹ là mẹ đạo hạnh: Bạn thực sự đau nỗi đau Mít tới đâu, thì tác phẩm văn học nghệ thuật của bạn tới đó, đây là ý của Brodsky trong bài diễn văn Nobel văn chương của ông:
“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
Coetzee
Toàn 1 lũ bỏ chạy, trước 1975, hoặc miệng ngập ngụa "chiến lợi phẩm", trong có kít Mẽo bỏ chạy, sau khi ăn cướp được Miền Nam, mà viết lách cái nỗi gì?
Chúng đâu có bao gi
ờ “đau” đâu?
Ai đã từng đọc Cô Gái Đồ Long, hẳn phải nhớ cảnh, đồng minh, ngũ đại chính phái, liên minh diệt Ma Giáo, Vi Bức Vương từ trong cát hiện thân, túm một nữ đệ tử của Nga Mi, cắn cổ hút máu, rồi giở khinh công thượng thừa, chạy trên mặt cát, như 1 con rồng, Diệt Tuyệt Sư Thái không làm sao bén tới gót chân.
Đọc & Nghe Kỷ Vật Cho Em, Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, thì mới ngộ ra thiên tài ngửi thơ, ngửi máu người, ngửi ra nỗi đau…  khi người thương binh trở về trong chiếc quan tài bằng kẽm…  của PD.
Những tên bỏ chạy làm sao mà ngộ ra được những nhân sinh kỳ ngộ như thế.
ĐT sự thực đọc ít. Tài thẩm thơ của ông là do bẩm sinh. Thơ mũi lõ, giỏi lắm, đọc được mấy tên Tẩy, ngoài ra là hết. Làm sao biết đến những cõi thơ Ba Lan, như Milosz, Szymborska, cõi thơ “dưới hầm” của Nga, như Akhmatova, thí dụ.
Lại càng không biết thứ “thơ là nghệ thuật của nhà khoa bảng”, Poetry is the scholar's art, của Helen Vendler, nữ phê bình gia bậc thầy của Mẽo
.
Helen Vendler khám phá ra tài phê bình thơ của bà năm 23 tuổi, khi đọc thơ Wallace Stevens. Trước đó bà cũng đã đọc thơ, và nhớ khá nhiều bài, nhưng đọc Stevens, là, như thi sĩ Mít hải ngoại Nguyễn Đức Tùng, hòa tan vô liền - chôm từ của Thanh Thảo, hay dùng từ của chính bà:  tôi cảm thấy cái tinh anh khoả thân của chính tôi nói với tôi từ trang giấy, “as if my own naked spirit spoke to me from the page”!
Bài viết này tuyệt lắm. Mít ta chưa có tay nào phê bình thơ bảnh như bà này.
Có Đặng Tiến, nhưng với riêng Gấu, Đặng Tiến phê bình thơ có cái bẩm sinh, nghĩa là ít…  đọc, còn bà này, đọc kinh người, khác hẳn.


Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy, vẫn là những bản nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ muốn đến cõi tiên, không đẩy nhạc của ông tới tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực hiện" nó, bằng cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần" Văn Cao là không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với "Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên tài Mayakovsky, cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky. (Những Di chúc bị Phản bội). Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng lãnh Hitler vừa giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái đẹp bắt buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy không nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là "thằng mất dậy" (trong bài phỏng vấn kể trên). Với kháng chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh điêu tàn, phía tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối vinh quang, niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm".
Những bài kháng chiến hay nhất của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài nỗi đau còn có sự tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu vong, hải ngoại", và cũng là bản chất của văn chương hiện đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về thất bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa Thu đầu tiên của định mệnh lưu vong.
Phạm Duy muốn làm một người tự do tuyệt đối nên đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn đồng nhất với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết người. Thiên tài Mayakovski cần thiết cho Cách Mạng Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy. 
"Mặt trời chân lý chiếu qua tim". (Tố Hữu). Tính chất trữ tình không thể thiếu, trong thế giới toàn trị (totalitarian world): Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là ngục tù, khi trên tường nhà giam dán đầy thơ và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó, (Kundera, sđd).
Bằng cung cách của một người hát rong vượt bực, Phạm Duy có thể cảm nhận "niềm nủi hổ" của Kafka, khi ông không làm hiện thực chủ nghĩa. Có thể ông cảm nhận, và "yêu" sự tự do tuyệt đối của ông, vì nó là tinh thần nghệ thuật hiện đại. Và chủ nghĩa hiện đại là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa CS. Cenek, trong "Chuyện Diễu" của Kundera, bị đưa đi tù vì say mê hội họa lập thể, "Kẻ Thù Số Một" của "nhân dân", của Cách Mạng. Kundera không thể nào quên nổi nhà thơ Konstantin Biebl, và thuộc lòng những vần thơ của ông. Khốn khổ cho thi sĩ, ông là người say mê chủ nghĩa CS. Được Đảng giao trách nhiệm, làm những vần thơ tuyên truyền, cuối cùng, để trốn tránh thơ ca, và cách mạng, ông gieo mình từ cửa sổ căn phòng ông xuống hè đường Prague, và chết.
Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa sổ, đối với K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...
Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến còn nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung, lần đầu tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn.

Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không hiểu những ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn tù...

Hai kỷ niệm tuyệt vời nhất của Gấu, về nghe nhạc Phạm Duy khi ở tù VC, là lần một bạn tù chơi đàn Tây Ban Cầm bản Thuyền Viễn Xứ, và lần 1 anh bạn tù khác, hát lên bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng. Đó cũng là lần thứ nhất GCC được nghe bản nhạc.
Nhưng để mà được nghe như thế, thì phải được Ông Trời “chi ly đến tận chi tiết”, để “hoàn thiện” hai cái buổi nghe nhạc đó. Bởi vì thiếu, chỉ 1 chi tiết, là “ọc dzơ”!
Có lần GCC có kể 1 giai thoại về Leibnitz, khi ông giải được 1 bài toán, tất cả là ảo số, nhưng đáp số thì lại là 1 số thực [thứ này, sau chúng ta gặp đầy, trong toán về suite, về série, nhưng đó là thời kỳ hậu-Leibnitz. Bản thân Gấu cũng đã từng giải 1 bài toán như thế, về chuỗi số ảo, như khi nó đến ‘limite’, thì lại là 1 số thực. Áp dụng vào lý thuyết Mác Xịt, vào cái cú 30 Tháng Tư 1975, thì nó như vầy: Trước 1975, là ảo số, là lý tưởng, là ảo tưởng, là không tưởng - chủ nghĩa Mác và căn nhà thống nhất Mít -, nhưng 30 Tháng Tư, là số thực, là cái thực, là địa ngục Mít, là anus mundi…].
Lần đó, Leibnitz ngửa mặt trên Trời la lên, không có Ông là không thể có cái đẹp như thế này!
Với GCC lần đó, thì cũng vậy, phải có Ông Trời, thì mới có cái đẹp tuyệt vời như thế: được nghe hai bản nhạc của PD, như là số thực - hạnh phúc- limite, của cả một chuỗi đau khổ [ảo số].
Sướng đến nỗi GCC phải la lên Ngài Phạm Duy đã sáng tác hai bản nhạc, chỉ để cho Gấu, nghe, trong 1 dịp trọng đại như thế.
Thiên hạ, người khác, nhân loại, thì chỉ nghe… ké, hưởng ké!
Note: Bài viết này, GCC viết, khi “hero” của GCC và của cả xứ Mít, còn lang thang ở hải ngoại, và còn nghĩ là ông sẽ được an táng ở Bắc Cực.
[Văn Cao có cái vinh cái nhục của Văn Cao. Tôi cũng thế. Văn Cao được chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc cực chăng? (cười)...] 

Nhưng hóa ra rằng thì là, ngay từ khi đó, vào lúc GCC hớn hở vì chạy thoát quê hương, 1997, [Gấu tái định cử Canada 1994, sau 3- 4 năm ở Trại Tị Nạn], thì “hero” của Gấu đã tính đường chuồn về, và đang tìm cách thổi VC, nào là 10 năm “đoàn kết tới chỉ” [chỉ có làm thịt sạch một dúm đảng phái không phải VC].
Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
Phạm Duy, như "mọi" tên Bắc Kít khác, đều thuộc týp đếch cần tới cái tự hào “sống sót” đó!
Ông không những sống, mà còn sống nhanh, sống hơn, sống quá... mọi tên Bắc Kít khác
Chẳng thế mà trong clip video do tờ Người Việt Cali thực hiện (?), ông phán, trước khi dinh tê, tôi thương hại những người chửi tôi, vì họ không thành công như tôi!
Hà, hà!

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư