Viết Mỗi Ngày
Mà không phải chỉ có Dương Thu Hương. Lớn hơn Dương Thu Hương rất
nhiều, nhà văn Alexander Solzhenitsyn, giải Nobel văn chương năm 1970,
bị trục xuất khỏi Nga vào năm 1974; và sau một thời gian ngắn sống ở Tây
Đức và Thụy Sĩ, ông được mời sang Mỹ. Ông định cư ở Mỹ cho đến năm
1994, khi chế độ cộng sản đã sụp đổ tại Nga, ông mới về nước. Trong gần
20 năm ở Mỹ, Solzhenitsyn chỉ sống một cách lặng lẽ ở một địa phương
khuất lánh heo hút. Trừ sự ồn ã ở vài năm đầu, sau đó, dường như người
ta quên mất ông, hơn nữa, có khi còn bực bội vì ông. Một số quan điểm
của ông, lúc còn nằm trong nhà tù Xô Viết, được xem là dũng cảm; lúc đã
sống ở Mỹ, ngược lại, lại bị xem là cực đoan.
NHQ
Solz qua
Tây Phương sau bài diễn văn để đời ở Harvard, [chửi Mẽo như điên], ông
lui về pháo đài của ông, ở Vermont cả gia đình xúm nhau làm nhà xb, viết
như điên, in như điên. Không thèm vô quốc tịch Mẽo, phán, ngay từ lúc
mới ra hải ngoại, tao sẽ về, và lúc đó chế độ Đỏ đã sụp rồi [nhân tiện,
bài viết mới nhất của Bùi Văn Phú là hàm ý này, lưu vong sẽ có ngày trở
về, và Vẹm lúc đó đã chết].
Đúng là điếc không sợ súng.
V/v Ta sẽ về và Đế Quốc Đỏ đã sụm.
Sozh phán như thế, trên 1 chương trình văn học của 1 đài TV Tẩy, và cái tay MC còn không tin nổi. (1)
Cũng tại đài này, trong lần nói chuyện cc 1975, Solz tiên đoán Vẹm sẽ
làm thịt Miền Nam Việt Nam, và cuộc chiến Mít không phải giải phóng dân
tộc của những thuộc địa bị Tây chiếm đóng, bắt làm nô lệ như Vẹm rêu
rao, mà là tranh chấp quyền lợi giữa các thế lực đế quốc. Ông bị Paz
chê, thiển cận, nhưng bây giờ, chúng ta đều thấy rõ sự thực là đúng như
thế, có thằng Tẫu ở sau lưng Vẹm.
(1)
V/v Solz và Pivot, tay chủ trì Apostrophes và Bouillon de Culture, hai chương trình TV văn học trên đài Antenne 2, của Tây.
Trong Nghề Đọc, Le Métier de Lire, Pivot cho biết, ông gặp Solz tất cả 4
lần. Lần đầu, là năm 1974, tại sàn quay, Pivot nhớ rõ, Solz nói: Tôi có
trong tôi, dự cảm, niềm tin là tôi sẽ trở về, khi còn sống, quê hương
của tôi. [J'ai en moi le sentiment, la conviction, que je reviendrai,
vivant, dans ma patrie].
Và Pivot còn nhớ cảm tưởng của ông, kính phục, ngưỡng mộ, nhưng hoàn toàn không tin.
*
Solz không chỉ biết viết văn, mà còn biết làm thơ. Thơ của ông thật tuyệt, như Remnick ghi lại, lần gặp Solz ở Moscow.
One of the prose poems he has written since his return to Moscow is called “Growing Old”:
Trong bài viết 1 linh hồn lưu vong, Gấu có trích thơ Solz.
Alexander Solzhenitsyn: Thế kỷ ở trong ta
Một thế kỷ trong cuộc đời của ông ta, a Century in His Life. Một Dante,
của Gulag. Đúng hơn, một Dante tái sinh; bởi vì nếu những độc giả của
Dante hiểu ra một điều: địa ngục có thực, Solzhenitsyn vẫn (còn) phải
chứng minh chủ nghĩa Cộng Sản là Cái Độc Cái Ác. Lưu đầy, là bất cứ nơi
nào ông tới. Mượn một hình ảnh của Shakespeare, từ cuối thập niên 1960
xuyên suốt những năm 1970, Aleksandr Solzhenitsyn bước qua thế giới như
một gã khổng lồ. Giải thưởng Nobel văn chương, tháng Mười 1970; bị tống
xuất khỏi nước Nga, tháng Hai 1974; Quần Đảo Ngục Tù xuất hiện tại
Tây-phương trong cùng năm; tất cả đã làm cho ông trở thành, không chỉ
một nhà văn lớn lao nhất thế giới, mà còn là nhà lãnh đạo tinh thần, nhà
tiên tri, một thế giá không thể có hai, "vô địch thủ", kể từ Voltaire,
hay Tolstoy. Công chúng theo dõi từng cử động, lắng nghe mọi lời tuyên
bố của ông. Những cảnh tượng xen lấn, xô đẩy, tại phi trường với rừng
người, rừng máy quay phim, micro. Tại "thế giới tự do", hàng triệu ấn
bản Khu Ung Thư, Tầng Đầu Địa Ngục. Tại Nga, và Đông Âu, hãnh diện, lo
sợ, nhưng đầy tự hào, người ta chuyền tay nhau, những bản sao: Hãy làm
sống mãi "Hy vọng chống lại Hy vọng", (Hope against Hope: Hy vọng chống
lại Hy vọng, hay Hy vọng Dù Không Còn Hy Vọng).
Ông tới tuổi 80
năm nay, 1998. Sinh ra cùng với những biến động nội chiến tiếp theo cách
mạng Bolshevik. Chỉ trong vòng 4 năm đầu đời của cậu bé, chừng 10 cho
tới 25 triệu dân Nga chết vì đói, và hung bạo. Miền Nam nước Nga, nơi ấu
thời của cậu đã chìm vào ghê rợn. Cha chết trước khi cậu ra đời, được
mấy bà mẹ nuôi dưỡng, cho ăn học, có khiếu về khoa học và toán. Được
huấn luyện tại trường pháo binh, huy chương Anh Dũng Bội Tinh (Order of
the Patriotic War) sau những trận phản công tàn bạo giải phóng Orel đầu
tháng Tám 1943. Tháng Giêng 1945 trên đường tiến tới Berlin. Vẻ u ám,
thê lương của những trận đánh khi đã xế chiều, đã tác động tới trí tưởng
tượng của ông. Trong một bài thơ dài Những Đêm Phổ (Prussian Nights),
ông miêu tả cảnh lính Nga tàn sát, hãm hiếp thường dân Đức, sát hại tù
nhân chiến tranh. Bị bắt tại bộ chỉ huy pháo binh ở East Prussia, ngày 9
tháng Hai, 1945. Cuộc du hành địa ngục bắt đầu. Nhờ nó, nhân loại hiểu,
gulag nghĩa là gì; nói rõ hơn, ông là người đem đến cho thế kỷ của
chúng ta một trong những ý nghĩa đích thực của nó: thế kỷ gulag. Ông cảm
nhận mớ bòng bong khổng lồ bệnh hoạn, tức vũ trụ tù đầy Stalinist: một
lỗ đen rộng lớn, trong cuộc tạo thành lịch sử, với tất cả những nghi lễ,
luận lý khùng, với bộ máy "nhà nước quản lý, đâu đâu cũng có con mắt".
Ngay mỗi lần nghe kể lại, bộ máy giết người Stalinist vẫn giữ nguyên
tính thú vật của nó.
Bị ung thư, và KGB giết hụt. Với căn bệnh
hiểm nghèo, thoát chết do ý chí nhiều hơn do chữa trị. Với âm mưu sát
hại bằng mũi kim tẩm thuốc độc ricin, liều lượng chí tử, như sau này
người ta được biết từ những người có liên can, là cơn đau tim, heart
stroke, mà ông phải chịu đựng năm 1971.
Cách đây vài năm, trở lại
Nga, sau những ngày tháng lưu vong tại Mỹ. Hiện sống, gần như cô độc,
tại một nước Nga mới, trong không khí mafiosi và (mùi vị) McDonald; giữa
những best-sellers, thí dụ như "Làm thế nào để trở thành một Con Mèo
Sung Sướng", hoặc "Năm mươi cách để sụt ký"; nơi những người trẻ tuổi
tìm đủ mọi cách để tránh, chỉ nội tên ông, và tự nhủ, không biết đến nó.
Ở hải ngoại, nếu bắt buộc nhắc phải tới, hoặc con người hoặc tác phẩm,
thì đều bằng thái độ kính né, hoặc thù nghịch.
Tại sao sự rẻ
rúng, vô ơn, đối với ông? Lạ một điều, những nghi ngờ của ông về tài
lãnh đạo của Stalin: ông ta quá quốc gia (too statist), công lực cách
mạng không thâm hậu (insufficiently revolutionary); không có tài chỉ huy
đưa đến hành động sát nhân hàng triệu binh sĩ, thường dân vô tội. Vài
nhận xét bất cẩn như vậy, là đủ để ông nếm mùi gulag.
Khi
Khrushchev bật đèn xanh cho "Một Ngày trong Đời Ivan Denisovich", với
ông ta, đây là một hành động mang tính chính trị giai đoạn: Anh tù Ivan
là một nông dân, không phải một trí thức. (Khruschev cho rằng khẩu phần
nhà tù như trong cuốn sách mô tả là vượt định mức). Nếu ông ta tiếp tục
làm cho xong, việc tẩy uế chủ nghĩa Stalin, cuốn sách cũng chẳng thể kéo
dài, và nhân lên mãi, niềm vinh quang ngây ngất của nó. Cùng với sự
xuất hiện của "Một ngày", chỉ trong "một đêm", Solzhenitsyn trở thành
nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất khi đó hiện
còn sống của nước Nga. Bà hỏi: "Liệu anh chịu được lâu, vinh quang?...
Pasternak chịu, thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất là thứ đến
muộn." Một lời cảnh cáo nóng bỏng.
Đúng ra là Solzhenitsyn đã
không bị nó đốt cháy: Ông vẫn sống như trước, một ẩn sĩ nhà quê, ăn món
ăn nhà quê. Nhưng than ôi, ông mất đi, phần nào tính bao dung; dấn mình,
như chưa khi nào dấn mình như thế, vào chức năng Thượng Đế ban cho,
hoặc tự mình ban cho: tố cáo, lột trần Cái Ác. Hy sinh tất cả gia đình,
bản thân... cho "cuộc điều tra mang tính lịch sử-văn chương": Quần đảo
Gulag.
"Nếu ông ta đừng quá bám chặt vào tư tưởng cố định, idée
fixe, nếu ông ta cho phép mình, một chút nghỉ ngơi, cho dù vui chơi cho
dù sầu muộn, cũng được đi, như Puskhin chẳng hạn...", Tây-phương không
thể hiểu, nhưng những bạn tù đã cho ông sự hỗ trợ cần thiết, đã ban
thưởng cho ông, còn giá trị hơn cả Nobel văn chương. Thật dễ dàng khi
chỉ trích ông, về cách đối xử với vợ con, nhưng không ai có thể trách cứ
ông, về chuyện một lòng một dạ với những bạn tù... Với hàng triệu tù
gulag, một nhận định nhân vô thập toàn không phải là một lời an ủi, mà
là một sự được phép, bởi vì, không một thói hư tật xấu nào có thể lấy đi
sức mạnh "thép đã tôi thế đấy", ở con người này: một nhà văn, một công
dân.
Ý chí sắt thép của ông còn là do hậu quả của những trò khủng
bố của KGB. Nó khiến ông phát triển kỹ năng chống lại họ, chơi trò hú
tim, cắt đuôi, tìm đủ mọi cách liên lạc với bạn tù, những người phụ giúp
ông trong việc thu thập, và giấu giếm tài liệu. Bộ Chính Trị không biết
đối xử với ông ra sao, sau cùng Andropov quyết định tống xuất, thu hồi
thẻ công dân. Những Uỷ Viên khác tỏ ra khát máu hơn. "Chúng ta có hệ
thống hình sự. Cứ để cho họ thẩm vấn rồi ban cho anh ta một án tù",
Shelepin, trùm KGB nói. Kosygin đề nghị đưa ông tới ải băng Arctic
Verkhoyansk, "như vậy không còn một tên phóng viên nước ngoài mò tới".
Andropov đã tiên đoán đúng. Ông tin rằng lưu đầy sang Tây-phương sẽ làm
hoang mang những kẻ chống đối, và những bạn bè hải ngoại của họ. Đúng
hơn nữa, Sozhenitsyn không phải là một chính trị gia. Thái độ chỉ trích
gay gắt Tây-phương, lời kêu gọi làm mới đạo đức dựa trên tinh thần
Ky-tô, thêm vào đó, là một liều lượng thật nặng tay, tính lãng mạn theo
kiểu Slave, hậu quả là, vào năm 1978, sau khi đọc một bài diễn văn "để
đời" tại Harvard, ông lui về ở ẩn 18 năm, tại Vermont, với giấc mơ khổng
lồ, hoàn thành tham vọng Bánh Xe Đỏ.
Thiếu tính khách quan của
một sử gia, và khả năng xàng lọc dữ kiện, những trở ngại này khiến ông
không thể miêu tả đất nước của ông, trong cơn đọa đầy, sa xuống tình
trạng dã man. Ông nhìn quá khứ, như là một cuộc chiến đấu kiểu
Manichaean, giữa tốt và xấu, thiện và ác, với những người Nga hô hào tự
do dân chủ, nhưng ở lộn bên hàng rào. Chúng ta có thể tỏ ra không công
bằng, "not fair", khi hất hủi kiệt tác, magnum opus, này, coi là một
thất bại khổng lồ. Một cách nào đó, ông không viết cho chúng ta, mà là
cho một hậu thế xa vời, cho những thế hệ sau: họ có thể thưởng thức tác
phẩm, thấy nó xứng đáng, hơn là cái nhìn tức thời của chúng ta.
George Nivat khẳng định, Solzhenitsyn đã sáng tạo ra một thể loại văn
chương đa giọng, dựa trên cấu tạo toán học, mỗi điểm thắt nối của bi
kịch được nghiên cứu tỉ mỉ theo nhiều hướng, và được triển khai qua
những cuộc đối thoại, trò chuyện giữa những nhân vật, và tác giả. Ông đã
thành công trong việc lật tẩy, cái gọi là đạo đức Cộng Sản, và từ đó,
nhìn ra sự sụp đổ của nó. Cuộc đời của ông cho thấy, ngay cả trong thế
kỷ hung bạo khủng khiếp như thế kỷ của chúng ta, sự can đảm của một cá
nhân thôi, đã làm nên điều phi thường.
[Theo bài điểm cuốn
"Alexander Solzhenitsyn: A Century in His Life", của D. M. Thomas, (583
trang, New York, nhà xb St. Martin's Press 1998) của George Steiner,
trên NY Times Book Review, March 1, 1998, và của John Keep, trên TLS
March 19, 1998).
Một Linh Hồn Lưu Vong
Gửi Dương Thu Hương
JT
Alexander Solzhenitsyn ăn mừng 81 tuổi vào ngày 11 tháng Chạp, năm
1999. Ông sống sót Cuộc Nội Chiến, Cuộc Chiến Lớn, và Cuộc Chiến Lạnh;
kinh qua trại tù Stalin, gọng kìm (repressions) Brezhnev; chiến đấu với
bệnh ung thư khi lưu đầy nội xứ, như một người được lệnh trình diện học
tập cải tạo 10 ngày, tức là như cái bang một túi, tại vùng đất Kazakhtan
xa xôi; cưỡng lại mọi mùi vị của chủ nghĩa duy vật Tây Phương; xoáy hết
đời mình vào công việc viết lách, như là tay lưu vong giầu có, tại một
tư thất được bảo vệ bằng camera, hàng rào điện tử, tại vùng Vermont. Như
ông đã tiên đoán về chính mình: ta sẽ sống, cho tới ngày chứng kiến sự
sụp đổ của Đế Quốc Ma Quỉ (chữ này của tổng thống Mỹ Reagan). Và sau đó,
trở về quê hương trong chiến thắng.
Nhưng chiến thắng nào thì
cũng có mùi vị cay đắng của nó! Những tác phẩm của ông đã một thời mang
Tin Mừng: Hãy Hy Vọng Dù Không Còn Hy Vọng (Hope Against Hope), nay nằm
nhấm bụi bặm, nhường giá sách cho những "mầm non văn nghệ" chẳng có một
cơ may sống dai hơn, ngay cả cuộc đời của chính họ. Những tân lãnh tụ
của một nước Nga mới, chính họ thúc giục Solzhenitsyn hãy mau mau trở về
với đất mẹ, đã mau chóng thay đổi thái độ, sau khi nghe những lời chỉ
trích khó nuốt của ông trên màn ảnh TV, đa số khán thính giả khác đã vội
vàng đổi kênh, khi vừa mới thấy bóng dáng của ông ló ra. Ông hiện sống
lặng lẽ kế bên bà vợ Natalya trong một căn nhà gần Moscow, yên trí một
điều: ta sẽ có chỗ đứng, ở trên đỉnh, trong lịch sử đất nước của ta,
trong thế kỷ 20.
Con người này đã từng phát điên lên, khi nghe
triết gia người Pháp, Jean-Paul Sartre, sau một lần viếng thăm ngắn ngủi
cái nôi của cách mạng thế giới, đã tuyên bố: "tha hồ phê bình ở Xô
Viết" (there is total freedom of criticism in the USSR); rằng những công
dân Xô Viết không có ý định đi du lịch ở hải ngoại, bởi vì họ quá yêu
thương quê hương, làng mạc, bà con lối xóm, đến nỗi không thể rời bỏ, dù
chỉ dăm ba ngày!
Không hiểu ngày nay, ở quê hương Việt Nam thân
yêu của chúng ta, còn có những đồng bào hong hóng chờ tới giờ phát thanh
bằng tiếng Việt của một VOA, một BBC?… Những người dân Nga đã có thời
trải qua những giờ phút như vậy, và Solzhenitsyn hiểu rằng, những đồng
bào của ông, đâu phải ai cũng có cơ may, hoặc có đủ can đảm, cầm trong
tay một ấn bản in lén lút tác phẩm của ông. Họ biết về Hy Vọng Dù Không
Còn Hy Vọng, biết những sự thực nóng bỏng ở trong những tác phẩm của
ông, những cuốn tiểu thuyết, và nhất là tác phẩm mang tính tài liệu lớn
lao của ông, Quần Đảo Gulag: họ biết chúng, qua những tiếng còn tiếng
mất, của những làn sóng ngắn các đài phát thanh Tây Phương.
Tuy
gần như phát điên vì những nhận xét của Sartre, ông vẫn biết, ở Tây
Phương, ít nhất cũng có hai người đã thực sự hiểu rõ yếu tính của Chủ
Nghĩa Cộng sản Xô Viết; một là George Orwell (tác giả những cuốn sách
như là Trại Loài Vật, 1984…); người kia là Robert Conquest, một sử gia
về (thời kỳ) khủng bố của Stalin. Ông này còn là một thi sĩ.
Solzhenitsyn đã từng nhờ Conquest chuyển thành thơ vần (verse), tác phẩm
đầu tay của ông, Những Đêm Phổ (the Prussian Nights), một bài hùng ca
được làm trong khi ông ở tù, và chỉ được ký ức ghi nhớ.
Solzhenitsyn: Một Linh hồn Lưu vong, là một tiểu sử mới nhất về ông, của
Joseph Pearse (nhà xb HapperCollins, 334 trang). Theo người điểm sách
trên tờ TLS December 10, 1999, có một điều thật là ngạc nhiên: cuộc đời
của Solzhenitsyn, đầy bão tố, đầy biến động như thế, trải dài suốt thế
kỷ… vậy mà không được mấy tay chuyên môn viết tiểu sử quan tâm. Trước
đây đã có cuốn Alexander Solzhenitsyn: A Century in His Life (một thế kỷ
ở trong ta), của một nhà văn người Anh D. M. Thomas, (583 trang, nhà xb
St. Martin’s Press, NY, 1998). George Steiner, khi điểm cuốn này (NY
Times Book Review March 1, 1998), đã cho rằng, do thiếu tính khách quan
của một sử gia, và thiếu khả năng sàng lọc dữ kiện, những trở ngại này
đã khiến Solzhenitsyn không thể miêu tả đất nước của ông, trong cơn đọa
đầy sa xuống tình trạng dã man… nhưng ông đã thành công trong việc lật
tẩy, cái gọi là đạo đức Cộng sản, và từ đó, nhìn ra sự sụp đổ của nó.
Cuộc đời của ông cho thấy, ngay cả ở trong thế kỷ hung bạo, là thế kỷ
của chúng ta, sự can đảm của một cá nhân không thôi, đã làm nên điều phi
thường.
"Một linh hồn lưu vong" chấm dứt bằng bản dịch một số
thơ xuôi của Alexander Solzhenitsyn. Đoạn thơ xuôi sau đây được ông
viết, sau khi nhìn sét đánh, chẻ đôi một thân cây cổ thụ:
Khi
lương tâm vùng vẫy [mong] thoát khỏi kiếp xiềng, nó lay động hết một cõi
người của chúng ta. Sau một cú khủng khiếp như thế, chẳng có thể nói
được, ai là người trong số chúng ta sẽ thoát ra khỏi cơn bão tố, mà còn
giữ được tâm hồn phẳng lặng.
Nước Nga cần những con người như thế này, hơn bao giờ hết!
Jennifer Tran
Comments
Post a Comment