Robert Walser


Nov 12, 2015


Robert Walser

Lâu rồi không chạy đua khoe hàng với Mr. Tin Văn, đụng đến các món hàng khủng nên phải triển khai ngay :p

Robert Walser:


(từ từ rồi sẽ nối thẳng sang Sebald, đệ tử chân truyền của Walser)

Đây:


chính là The Loser. Nó thuộc vào trilogy cùng Holzfällen tức Woodcutters tức Des arbres à abattre.

Còn đây là Amerika của Kafka:


trong tủ sách 50 tác phẩm văn chương vĩ đại nhất (thứ 36) do tờ báo Süddeutsche Zeitung bình chọn và in ấn.

Và một cuốn sách viết về cả Kafka lẫn Walser: dĩ nhiên là Walter Benjamin (Über Literatur):



NB. Dân trong nước đọc Một ngày trong đời Ivan Denisovitch rất nhiều là khác, hoặc bản dịch trước 1975 của Sài Gòn, hoặc bản dịch gần đây của Đào Tuấn Ảnh.

1 comment:

Ờ sao Amerika bác pót đến chương V rồi dừng nhể?(hay nhá hàng đợi xb luôn:))
Yours faithfully, comment 10000;)
Reply




Nov 13, 2016


Muốn thất bại

Chỉ có duy nhất một thứ, là văn chương, thực sự dạy được cho chúng ta về thất bại. Nhiều người nghĩ cũng làm được việc ấy là tôn giáo, hay nói đúng hơn là cái mà người ta hay gọi là "tu tập", nhưng tôi cho nghĩ thế là sai.

Càng ngày tôi càng cho rằng tu tập chính là một tấm khiên nữa mà càng ngày càng nhiều người sắm lấy cho mình để giương ra bên ngoài, đúng hơn là thêm một lớp màn nữa bọc lên sự giả dối cố hữu của chúng ta, sự giả dối ấy có sẵn, và sự tu tập thường không phá bỏ đi được, trái lại còn nhân thêm lên nhiều lần.

Tôi thấy có rất nhiều người rao giảng về tu tập, và đương nhiên, về buông bỏ, về chấp nhận, rất nhiều thứ, nhưng dường như tu tập đối với họ còn hàm ý nhiều lợi ích hơn nhiều, rốt cuộc lại vẫn chỉ là một sự hướng chăm chăm tới các lợi ích, chỉ cách nói là có khác đi, và như vậy thì có là gì khác đâu ngoài giả dối về sự giả dối? Đấy là còn chưa kể sự tự tin vô song của những nhà hiền triết thuần thành các kỹ năng thu khí và làm đẹp cho tâm hồn - càng tự tin, con người càng đê tiện. Chưa kể, xét cho cùng, cứu rỗi mà con đường tu tập hướng đến, có phải là lợi ích không? Chấp vào ngộ có phải khác với các thứ "chấp" khác không, hay về cơ bản vẫn thế? Điều này dường như đặc biệt rõ ở những "lối tu tập tắt", những con đường tắt như Mật tông, cực kỳ thịnh hành những năm trở lại đây.

Nhưng tôi cũng không muốn đi sâu vào đó, mặc dù nỗi ác cảm ở tôi chỉ mỗi lúc một thêm lớn trước đủ mọi thứ biểu hiện kiểu như vậy. Cứu rỗi đâu phải là cứu rỗi khi nó vẫn cứ là cứu rỗi.

Nhưng văn chương - một số văn chương - thực sự không buồn quan tâm đến thành công. Thành công trong cuộc đời làm nên các tiểu sử nhiều người đọc, nhưng thất bại trong cuộc đời lại làm nên các văn chương lớn, những thứ không bao giờ là best-seller, rất may vì như vậy.

Tôi nghĩ đến hai con người xuất chúng, mà sứ mệnh cuộc đời họ có lẽ trước hết nằm ở chỗ: phá tán cho hết gia tài không nhỏ mà bố của họ để lại cho. Đó là Kierkegaard và Wittgenstein, đều là những cái tên rất khó nhớ nhưng lại làm người ta không thể quên được.

Họ đều có những ông bố rất giàu. Khi sắp qua đời, Kierkegaard viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho Regine Olsen, vị hôn thê hồi trẻ, lúc này đã trở thành phu nhân của giáo sư Schlegel từ nhiều năm. Đây là một hành động thuần túy có tính chất biểu tượng, vì thực chất Kierkegaard đã tiêu phá xong xuôi toàn bộ gia sản do bố để lại, chẳng còn gì. Đến lượt mình, Regine Olsen, rất xứng đáng với một trong những mối quan hệ tình yêu kỳ lạ nhất từng tồn tại, để lại một bí ẩn được Gusdorf chép lại, đầy nghi hoặc, theo đó, như một định mệnh, người Pháp sẽ không bao giờ hiểu nổi Kierkegaard. Wittgenstein nhận tài sản khi ông bố, một trong những người giàu nhất nước Áo, qua đời, lúc còn rất trẻ. Và ngay lập tức cho hết đi, trong đó một phần được dùng cho các hoạt động thúc đẩy hoạt động văn chương nghệ thuật. Rilke chính là một trong những người được hưởng lợi ích từ hành động phá tán gia sản này của Wittgenstein. Về sau, có một lần hẹn gặp Moore hay Russell gì đó, Wittgenstein còn không có tiền mua vé tàu hỏa để đến điểm hẹn.

Tại sao họ lại làm như vậy? Có lẽ đây là câu hỏi quá khó, nên ta hãy chỉ nghĩ đến một khía cạnh nhỏ: nếu từ số tiền nhận được, họ tiếp nối "truyền thống gia đình", nhân nó lên gấp nhiều lần, tức là kinh doanh, đầu tư, hướng tới một thành công mà ai cũng hiểu, thì sao? Rất đơn giản, thì ta sẽ có thêm những Donald Trump (phù, cái tên này đang hot, hy vọng giơ ra sẽ câu được view hehe).

Từ trước đó đã có thể lấy rất nhiều ví dụ, nhưng ta hãy bắt đầu tính từ Charles Dickens.

Giờ đây, chắc hẳn đối với rất nhiều người, đọc tiểu thuyết của Dickens không còn là một việc dễ dàng. Nhưng thật ra đó là một văn chương rất hấp dẫn, không phải vì là những câu chuyện hay, gây xúc động hay thế này thế nọ, mà vì một số điều mà ta sẽ sớm đề cập, lúc này hãy tạm nói đến một chi tiết trong Nicholas Nickleby: đây là một trong ba tác phẩm đáng kể đầu tiên của Dickens (hai tác phẩm còn lại là The Pickwick PapersOliver Twist), trong đó có ngôi trường hắc ám ở Yorkshire nằm dưới sự điều hành ma quỷ của Wackford Squeers, một trong những nhân vật phản diện hay nhất của Dickens.

Bất cứ khi nào xuất hiện hình ảnh một ngôi trường nội trú (chủ yếu là cho con trai), trong các tác phẩm văn chương đích thực, một cụm từ hung hiểm lại hiện ra trong óc tôi: "trường dạy sự thất bại". Đã là như vậy kể từ Dickens, và kéo mãi đến tận Vargas Llosa (xem ở kia). Patrick Modiano cũng không khác.

"Ở trường Montcel có toàn lũ trẻ con không được yêu chiều, bọn con hoang, đám trẻ lạc. Tôi còn nhớ một cậu bạn người Braxin suốt một thời gian dài nằm cạnh tôi ở phòng ngủ chung, không tin tức bố mẹ từ hai năm, như thể họ đã nhét cậu ấy vào một ngăn đựng đồ một nhà ga bỏ quên".

Đây là quãng Modiano học nội trú ở Jouy-en-Josas, từ khi mười một tuổi cho đến hết vài năm sau đó. Tiếp theo là trường Saint-Joseph ở Annecy, vài năm nữa. Đến lúc ông bố của Modiano (không có nhiều tiền như bố của Kierkegaard hay bố của Wittgenstein) định tiếp tục cho con trai học nội trú ở một trường tại Bordeaux thì Modiano bắt đầu trốn, và sau đó cứ tiếp tục trốn mãi. Trong văn chương của Patrick Modiano, rất hay có cảnh nhân vật choàng tỉnh và không biết mình đang ở đâu, đây là cảm giác bắt đầu từ các trường nội trú, các phòng ngủ chung, nơi dạy dỗ, với kỷ luật, sự hà khắc, ăn uống kham khổ. Các trường học là để đào tạo cho người ta thành công trong đời ư? Nói chung là chẳng bao giờ như vậy.

Patrick Modiano gia nhập một nòi giống dài của văn chương về sự thất bại. Dường như, văn chương nếu đúng là văn chương, thì nó sẽ được viết ra từ những con người chỉ chăm chăm đi tìm sự thất bại. Đó là một dòng giống rất dài: von Kleist, Samuel Beckett, Marcel Proust (tự dưng chui vào căn phòng kín nằm ngủ, không phải biểu hiện của chấp nhận thất bại thì là gì nữa đây?), với một Kafka luôn luôn sẵn sàng nói với chúng ta: "Bỏ cuộc đi". Với thêm bao nhiêu người nữa. Trong số ấy, tôi luôn luôn tính cả Nguyễn Tuân. Và tất nhiên, trong nòi giống ấy, có một Céline hiển hách. Modiano giờ đây là "nhà văn nhận giải Nobel Văn chương", điều đó thật mỉa mai, vì người ta sẽ nghĩ đó là một con người thành công. Nhưng chẳng có thành công nào hết.

"Hội đoạn trường" đôi khi tìm được nhau. Patrick Modiano kể mình đã phát hiện Céline như thế nào vào đúng năm lấy bằng tú tài, trong một tác phẩm hồi ký:

"Rừng Boulogne. Tôi khám phá Đi đến cùng đêm. Tôi thấy hạnh phúc những lúc đi bộ một mình trên phố phường Paris."

[Céline là một trong rất hiếm người thực sự xứng đáng với danh hiệu "nhà văn của các nhà văn", bên cạnh chẳng hạn Baudelaire, Flaubert, Kafka hay Proust, hoặc Louis-René des Forêts. Người ta hay kể trong nhóm nhỏ này James Joyce hay Virginia Woolf, nhưng tôi thấy như vậy là hoàn toàn nhầm; Woolf thì tôi đã thấy quá rõ, còn Joyce, khi đọc lại Ulysses, tôi chỉ còn thấy cũ kỹ, dị hợm, gắng gượng, rất có thể tôi sẽ thay đổi sau khi đọc lại Finnigans Wake, việc mà tôi đang bắt đầu làm, nhưng cũng chẳng chắc, trong khi đó, hai người rất liên quan đến Joyce thì lại đúng là "nhà văn của các nhà văn": Beckett, dĩ nhiên, nhưng cả Pound nữa; Nguyễn Tuân cũng chính là một người như thế, những khi nào đúng là Nguyễn Tuân; mấy năm vừa rồi, một trong những câu hỏi dài mà tôi tự đặt ra là xác định những thời điểm Nguyễn Tuân đúng là Nguyễn Tuân: dường như tôi đã sắp làm xong việc này]

Và ở trên, nói đến "trường học" tất nhiên không phải là tình cờ. Không chỉ Dickens tạo ra một trường học kinh khiếp trong Nicholas Nickleby, hay ngôi trường ẩn giấu tội lỗi của Vargas Llosa, ta còn có hai "trường" xuất chúng hơn rất nhiều, hai ngôi trường đích thực dạy người ta rằng mọi sự đều là thất bại mà thôi.

Thứ nhất là ngôi trường của chính Céline, trong Chết trả góp. Cậu bé Ferdinand bị tống cổ sang nước Anh, đến "Meanwell College" để học hành. Đây là ngôi trường tư; gọi thế cho oách thôi, thực chất nó là nhà trọ của ông Merrywin và phu nhân Nora Merrywin (Nora là một trong những nhân vật nữ đáng nhớ nhất của toàn bộ văn chương Céline). Ở trường, Ferdinand nhất định câm lặng từ đầu đến cuối, mặc dù mục đích việc bố mẹ cậu bé gửi cậu bé sang đây tất nhiên là để học tiếng Anh, bên cạnh một lũ trẻ con không thể tồi tệ hơn, trong đó nổi bật Jonkind thằng bé thiểu năng chảy nước dãi suốt ngày như dòng sông. Ta từng đến với một đoạn kiệt tác trong Đi đến cùng đêm (xem ở kia), ta sẽ đến với đoạn vài chục trang liên quan tới "Meanwell College" sau, đó thực sự là một kiệt tác nữa.

Nhân vật thứ hai là Robert Walser. "Trường dạy thất bại" là chủ đề cho nguyên một tiểu thuyết của Walser:


[trên đây là ba trên bốn tiểu thuyết của Walser; người ta nói rằng, cũng giống Kafka, lẽ ra có nhiều tiểu thuyết hơn, nhưng Walser đã hủy đi mất; quyển thứ tư tôi để đâu mất chưa lục ra được, tên tiếng Pháp là Le Commis, tên tiếng Anh là The Assistant, chỉ cần đọc đúng trang đầu tiên là thấy ngay chính xác là Kafka]

L'Institut Benjamenta: "viện" hay "trường" mang cái tên Benjamenta. Đây chính là Jakob von Gunten trong nguyên bản tiếng Đức, bản dịch tiếng Pháp của Marthe Robert, cũng là người dịch Nhật ký của Kafka sang tiếng Pháp.

Chắc hẳn Kafka đã tìm thấy chính mình rất nhiều ở Walser. Kafka là độc giả của Walser chứ Walser không phải là độc giả của Kafka. Max Brod kể Kafka từng sung sướng đọc Walser, và bản thân Brod cùng một số bạn đã chạy đôn chạy đáo tìm cách in Walser ở Praha. Walser viết rất sớm, cực kỳ nhanh chóng viết những tác phẩm rất lớn ở tuổi hai mươi. Có thể tưởng tượng, Walser thực hiện xong một sự nghiệp văn chương trong vòng vài năm, những gì mà một con người xuất chúng khác cần khoảng ba mươi năm, hoặc cũng có thể là bảy mươi năm, để làm. Và một trong những gì lớn lao nhất Walser để lại là một ngôi trường dạy về thất bại, dạy rằng chẳng có thành công nào hết cả đâu.

[về Robert Walser:

Tôi đọc ba cuốn sách
07
Robert Walser]

[bài này là bài thứ ba sau ở kiaở kia, ba bài này là để vinh danh Cổng và Vườn, tức là những gì liên quan đến Zénon và Épicure, nói ngắn gọn là chủ nghĩa khắc kỷ: nó đã chết; nhân tiện: liên quan đến Épicure, không có gì là "chủ nghĩa khoái lạc" đâu nhé]

Còn lại câu hỏi cuối cùng: nhưng tại sao lại muốn thất bại? Là bởi vì làm gì có thành công. Nhưng, mọi chuyện vẫn còn oái oăm hơn nữa: đâu phải muốn là được. Trong những phủ nhận kỳ lạ nhất từng tồn tại, ta có một tuyển tập nho nhỏ như sau: Foucault và Deleuze, một người cho là không có khoái lạc, một người cho là không có ham muốn (cụ thể ai nói điều nào thì tôi quên mất rồi), Derrida nói chẳng hề có cái gọi là tri giác, còn Wittgenstein thì nói chẳng hề có cái gọi là "muốn". Rất đáng sợ là có thể họ đều đúng.



quên tình yêu
sợ hạnh phúc
hy sinh năm tháng hy sinh tình yêu

7 comments:

  1. à quên mất đấy, còn có hai nhà văn thuộc hàng kiệt xuất nhất trong "lĩnh vực" này, đều có tên là Raymond: Raymond Queneau và Raymond Carver
    Reply
  2. Can you forge the forgery?
    Reply
  3. nghe cứ như sứ điệp Quang Minh đỉnh gửi đến í nhờ

    đã bảo có phải cứ muốn là được đâu rồi còn gì
    Reply
  4. Còn một tí vướng ở chỗ người ta coi thất bại là thế nào, có phải nó vẫn ở chỗ đối vị với thành công commonly ko?
    Reply
  5. Ma đưa lối quỷ dẫn đường/ Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi
    Reply



Re: The Assistant

Trong Coetzee, Late Essays có bài về cuốn naỳ.































Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates