Nguyễn Ngọc Tư




Aug 24, 2019

Nguyễn Ngọc Tư

Cho đến cuối cùng (đến bây giờ, nhưng hai điều đồng nghĩa) Nguyễn Ngọc Tư vẫn cứ chỉ là một nhà văn nổi tiếng.

Một nhà văn nổi tiếng thì đồng nghĩa - vào thời hôm nay - với sự tầm thường: một nhà văn nổi tiếng nghĩa là được tinh thần của sự tầm thường công nhận và nhận lấy.

Văn chương là câu chuyện của đi qua và neo lại, nó cũng là câu chuyện của cơ hội. Không gì ít cơ hội hơn so với sự nổi tiếng, dẫu bề ngoài có là như thế nào. Lúc cần đi qua thì lại ì ra một chỗ, lúc cần neo lại thì cứ chạy lung tung.

Nhất là, khi cần rộng ra (để có thể neo lại - vì đằng nào cũng không thể lên cao được hơn nữa: núi Hiệu Oanh) thì nhất định cứ thắt chặt lại, ra sức buộc. Nhưng thắt lại, buộc lại trong văn chương, chính là phản chiếu của sự khôn lỏi.

Cho đến cuối cùng, vẫn không thoát được định mệnh của món "đặc sản miền Tây": dạ dày, cái bao tử trở thành đường chân trời duy nhất.

cứ tưởng là được, té ra lại không


Và đó cũng là một trong những người được hưởng lợi nhiều nhất từ những báo chí (cùng những gì đi kèm) của thời gian vừa qua - tức là, đồng nghĩa với hưởng lợi ích từ tinh thần nouveau riche.

Mọi thứ đúng là phải như vậy, khi mà ở khởi đầu là cái giải thưởng Văn học tuổi 20 - tức là giải thưởng liên quan chặt chẽ đến Thành đoàn; nhưng đó chính là thứ đi ngược lại văn chương, không gì đi ngược lại văn chương hơn so với những hoạt động cờ, đèn, kèn, trống (và đàn ca sáo nhị) đó. Với một yếu nhân là Đinh Thúy Nga, mẹ mìn của các mầm non văn chương nước nhà - đó là một nouveau riche lớn. Đàn ca sáo nhị chính là thứ đi kèm với con ngoan trò giỏi.


Nhưng tại sao tinh thần nouveau riche có nhiều danh ca cho riêng một mình nó thế? Vì nó cần; nó cần được biện minh: sự tàn nhẫn của nó cần được biện minh sao cho trông như là không tàn nhẫn lắm, thậm chí còn bao dung. Thế cho nên sự nỉ non, sự cảm thương, sự thương vay khóc mướn, từ những gì bám chặt lấy nó, dẫu trông như là ở cách xa nó. Cần can đảm để cảm thương, nhưng còn cần can đảm hơn để không cảm thương.

Nỉ non và tô điểm: điện ảnh Việt Nam cũng vậy, dòng chính của nó đi vào "esthétisant", làm cho đẹp. Nói ngắn gọn là bắt chước Trần Anh Hùng, mà người bắt chước từ đầu đến cuối (nhưng ở mức thấp hơn nhiều, tất nhiên), là Phan Đăng Di. Rồi cả một loạt khác như Đoàn Minh Phượng etc.

Nhưng tại sao ở Việt Nam có nhiều đạo diễn điện ảnh không hề (và cũng không biết) làm phim như thế? Đấy là vì sự đàn ca sáo nhị chuyển sang phía (sang mốt) điện ảnh: cả một thế hệ coi đó là chân trời của mình. Vậy nên có cả đoàn lũ đạo diễn thậm chí còn không đủ sức chỉ đạo quay phim ngoài hiện trường. Đồng thời, rất yên tâm rằng mình đang làm nghệ thuật: nhưng đó là vì đã có những thứ bảo chứng sẵn, như thứ văn chương thấm đẫm nouveau riche.


Biện minh cho sự tàn nhẫn (bằng cách phát ra ý luận về thương cảm - thế cho nên từ thiện, tu tập, bảo vệ môi trường, etc., nhưng những ai làm từ thiện nhiều hơn cả? đó là các nouveau riche tham lam nhất: thêm một lần nữa, chuyện của mặc cảm) không bao giờ quá khó, thậm chí còn rất dễ. Khó hơn nhiều là biện minh cho sự vớ vẩn của thời đại. Dạng tinh thần nhão nhoét đó trông không nhẽo nhợt lắm nếu nó chiêu hồi được (vào trong vòng tay của nó, trong tầm kiểm soát của nó) những gì trông như là nguy hiểm. Nhưng bourgeois là một thứ vĩnh hằng (Nicolas Berdiaeff), nó thừa sức xử lý được tất cả những gì trông như là.

Trông như là cấp tiến chẳng hạn (Đinh Thúy Nga là một nhân vật như vậy, rồi Nguyên Ngọc, Chu Hảo, etc. - đại khái là đông đặc). Rồi trông như là phản kháng. Người ta có thể tỏ ra phản kháng chỉ để trở thành cố vấn nghệ thuật (hướng dẫn mua tranh) cho một nouveau riche cỡ lớn nào đó. Không có con đường nào ngắn (và dễ) để đi đến nouveau riche hơn so với con đường của phản kháng (cũng như "cấp tiến" rất thường xuyên chính là "cấp tiến thân" - điều này thấy rất rõ ở hạng mục các kinh tế gia, thế lực lớn của xã hội Việt Nam).

Và cả, tất nhiên, trông như là văn chương (rất nhiều cảm thương thì càng tốt, rất nhiều đèm đẹp và tô điểm - có chút đen tối u sầu càng tốt, "hơi khùng" lại càng tuyệt) - nhưng chưa bao giờ văn chương thôi là thứ đóng góp cho ý luận phổ biến.





(còn nữa, maybe)


16 comments:

  1. có thể vì anh kỳ vọng (hay hy vọng gì đó) nên vấn đề nnt anh nhìn nhận hơi trễ hơn bình thường
    Reply
  2. Thế chú Nhị Linh có nghĩ gì về sự nổi tiếng (hay tai tiếng) của mình không ạ
    Reply
  3. nghĩ cả ngày cả đêm luôn

    trả lời thế được chưa? nhân tiện đã tiếp tục
    Reply
  4. NL, cần có cái nhìn thoáng hơn về NNT. Hình như NT đã bị hù dọa nhiều hơn 1 lần mà báo chí om sòm về "Cánh đồng bất tận". Khi NNT đã thoát khỏi vòng kim cô này thì lập tức có ngay vòng kim cô khác. Cỡ ông Tô Hoài còn mượn con vật để
    mà viết, cho yên thân. Mà đời nay, còn mấy người mê văn chương mà đọc, quan chức lại càng không, vì họ không có thì giờ rảnh. Viết kiếm cơm, vậy thôi, văn chương gì NL! Tự dưng tác giả phải bỏ tiền ra in thơ, in văn, mang biếu, cho, phát miễn phí...rồi người ta mang về bỏ xó. Nói ra rả bên tai, phát tiền cho ăn, phát sách cho đọc, còn bị bỏ
    tai. Thời nay là vậy!
    Reply
  5. ông Tô Hoài có mượn con vật mà viết cho yên thân đâu, đó là chính cái nhìn của TH

    NNT chính là vật bảo đảm cho sự phi văn chương tha hồ tồn tại đấy còn gì: chỉ cần tô điểm, chỉ cần tỏ vẻ cảm thương
    Reply
    Replies

    1. Có vài bài báo nói về Tô Hoài lúc viết DMPLK. Rồi 1 trong những GS về văn chương, dạy ở ĐH Tổng Hơp, nay gọi là ĐH KHXH& NV, kể rằng, tp có bị cắt bỏ khi kiểm duyệt. Cũng có khi người ta phóng đại lên cho to chuyện, giống như bài thơ con hổ gì đó...
  6. tất cả những trình hiện Nam Bộ như là nỉ non sướt mướt lè nhè xạo xược u tối dục lạc and the like đều là vong bản.
    Reply
  7. Có lẽ cái căn cơ của NNT nó chỉ có thế, như ô Vương Trí Nhàn gọi là Những kiếp hoa dại, có thể bất chợt, có thể trổ trái mùa, nhưng vốn nó không Lớn, vì k0 học đến nơi đến chốn, chỉ là chút Trời cho.

    Cũng ô VTN nói, rằng bên Tây người ta tranh đua với Thượng Đế.

    VN thì có câu, Cái gai nó nhọn từ bé.

    Nó phải thật đúng là Lớn. Thì mới mong Lớn được.
    Reply
  8. Vương Trí Nhàn? nhưng đó chính là người luôn luôn ca ngợi toàn những thứ trung bình - cũng giống cả một thời chưa hẳn đã qua
    Reply
    Replies

    1. Vâng.

      Tôi k0 có ý quá đề cao VTN trong bất kì tư cách nào. Đây chỉ là vì cách ông ý nói một điều đúng, dù là điều có thể k0 mới, thậm chí hiển nhiên, nhưng nó gợi nhớ thôi.
    2. Nói chung thì, đúng là không thể, và cũng không nên mong chờ cái gì, từ những "chính thống". Nhất là ở những vùng mà mọi cái nó còn méo mó như VN.
  9. Nếu ai đó chưa thăm cà Mau, quanh năm nước mặn chát, chỉ có đước và nước...thì đừng phê phán gì NNT. Ở cái Mũi nhó bé, nhô ra đó, như NNT đã là quá tuyệt rồi. Văn chương của cô ấy có người ví như trái sầu riêng, nó sẽ thơm bát ngát với 1 số người và nó sẽ thối kinh khủng với số còn lại. Tất cả sự so sánh, dè biểu, chê bai đều khập khiễng. Hoa dại nó có vẻ đẹp riêng của nó. Ai tự cho mình là tầng lớp trên thì hãy yêu hoa hồng, hoa lan...rồi ngẩng mặt lên và tự hào và cho mình cái quyền...Văn chương NNT dù sao nó rất chân thật, nó đi vào lòng người, vậy còn cần gì nữa! Sống thì phải kiếm cơm, miễn sao đừng giành, cướp cơm của người khác là tốt rồi. Cái chữ văn chương bùn lầy, rẻ tiền, ít học...nghe như những vết dao cứa vào lòng người ta, độc ác lắm!
    Reply
  10. thế có "bùn lầy", "rẻ tiền", "ít học" nào được dùng ở trên thật à?

    độc giả nào thì có văn chương ấy, thế thì cũng tốt rồi, phải không?

    ví von liên tục mà lại cứ đi nhấn mạnh vào "chân thật"
    Reply
  11. Không dùng, nhưng nói cách khác, như những người được ăn học đàng hoàng, lúc nào văn vẻ cũng trau chuốt, mệnh danh là tầng lớp "bác học", dè bĩu kẻ "bình dân". Không sao, người miền Nam nghĩ sao nói vậy, cái gì cũng hề hề rồi qua hết...
    Reply
  12. nhầm rồi, nếu không muốn nói là lộn ngược

    thì cứ cười hề hề đi
    Reply

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

‘A Lament in Three Voices’