Cioran by NL
- Get link
- Other Apps
Jul 15, 2015
Cioran và tôi
Borges, khi bình luận Kafka, đã nói một điều lóe chớp về các
precursor, các tiền thân: Kafka tự chọn
lấy các precursor của mình (tức là tưởng tượng ra chiều thời gian đảo ngược hẳn
lại). Khó có thể nói hay hơn Borges ở lĩnh vực này. Thế nhưng vẫn có người nói
còn hay hơn, ít nhất là không kém: Cioran bảo rằng viết không phải là để làm
kinh thiên động địa người cùng thời hay hậu thế, mà viết là làm sao để các
precursor của ta phải đỏ mặt xấu hổ.
Một câu hỏi cho các amateur:
Cioran có bao giờ nhắc đến Marcel Proust không? Có, ít nhất là một lần; Cioran
nói không phải T. S. Eliot tạo ra con người
rỗng (hollow man), mà đó chính là Marcel Proust: làm sao con người không
tuyệt đối rỗng sau khi đã tìm lại thời gian, sau kỳ Thời gian tìm thấy lại.
Những điều Cioran nói, đừng quá cố sức tìm cách trích dẫn, bản
thân Cioran từng phát biểu, mọi suy nghĩ nếu muốn dùng lại đều phải viết lại, đừng
dùng y nguyên, đừng trích dẫn y xì, vì khi ấy các suy nghĩ không còn giữ nguyên
nghĩa nữa. Chính xác thì Cioran không nói về các precursor như tôi vừa trình
bày, nhưng ý của Cioran là như vậy. Cioran không nói cho người ta các kiến thức,
mà nói cách suy nghĩ. Kant nói gì, Hegel nói gì, Schopenhauer nói gì, thậm chí thực sự nói gì, thì quan trọng quái gì,
quan trọng là họ đã nghĩ như thế nào mà lại nói thế, và quan trọng là những điều
đó tác động đến ta hay không, tác động như thế nào.
Đọc Cioran, có một cách rất hấp dẫn là tìm xem Cioran viết
gì về bất kỳ ai, vì cũng giống Borges, Cioran đọc tất cả mọi thứ. Tinh thần Mỹ Latinh của Borges và tinh thần
Balkan của Cioran, đều là ngoại vực,
bên lề và tà giáo (một trong những cuốn
sách hiếm hoi viết cụ thể và bao quát về Cioran tên là Kẻ tà giáo, L’hérétique), những tinh thần nhai, nghiền, nuốt, khủng
khiếp. Borges và Cioran là những đối lập của các trung tâm (Tây Âu và Mỹ) ngày
càng trở nên nhợt nhạt hơn vì mất đi tỉ lệ tà giáo, mất đi những con người như
Luther trước đây.
Cioran có bao giờ nhắc đến Kafka không? Kỳ lạ là hình như
không bao giờ. Tôi chưa bao giờ thấy Cioran nói đến Kafka, trong tất cả mọi cuốn
sách, tôi không tin là đã bỏ sót điều gì. Nhưng Cioran từng dành những trang vô
cùng độc đáo để viết về Gogol, về Goethe, Beckett, Michaux và vô vàn những người
khác. Lẽ ra Cioran phải viết về Kafka, nhưng lại không có. Khoảng trống này rất
kỳ lạ, vì Cioran phải là người hiểu Kafka hơn cả, một cách độc đáo nhất, ít ra
cũng phải bằng Borges. Cioran, Borges và Kafka, xét cho cùng, là cùng một trận đánh, là những bên lề rực sáng, đe dọa sáng hơn cả vùng trung tâm.
Mùa hè năm ấy, cùng một lúc tôi phát hiện hai điều: Cioran
và làm tình trong bồn tắm. Lẽ dĩ nhiên, không phải làm tình trong bồn tắm với
Cioran. Tôi bước vào mùa hè năm ấy mà không biết trước rằng đó sẽ là một mùa hè
lịch sử, với cái nóng sẽ vật chết hàng chục nghìn người (trong đó không có tôi,
tuy rằng xét theo nghĩa nào đó thì có lẽ tôi còn phải gánh chịu một thứ còn mạnh
hơn cái chết). Có một lời hứa mơ hồ của một cô gái sẽ từ xa đến với tôi. Tôi bước
vào những đợt nóng đầu tiên của mùa hè với một cuốn sách rất dày, in hơn chục
tác phẩm của Cioran, mà thời điểm đó tôi còn chưa thực sự biết là ai.
Chắc hẳn những người bạn Rumani đã nhắc tới Cioran với tôi.
Cùng khóa tôi có hai người Rumani, một có bộ râu rậm rất đặc trưng valaque, cặp mắt của nhà thông thái, với
mọi hứa hẹn sẽ trở thành một chuyên gia latiniste
nổi tiếng trong tương lai, người còn lại có bộ ngực còn hứa hẹn nhiều hơn, một
bộ ngực nếu không có gì che lên sẽ chân thực là hai bầu vú Balkan rất căng thẳng.
Nhưng chính chị gái của cô bé ngực to ấy, ngực không to bằng nhưng hiểu biết
thì lớn hơn nhiều, lúc ấy đang làm thêm, giữ chân quản thủ của thư viện trường,
một thư viện mênh mông gấp mấy lần cái thư viện mà Anatole France từng miêu tả
trong Thiên thần nổi giận, mới là
nhân vật chính: vừa gặp tôi, ngắm nghía thế nào đó, cô chị ấy (Maria), cặp mắt
nổi bật hơn bộ ngực nhiều, bảo ngay là tôi phải đọc các nhà văn Rumani đi (vì
thấy tôi có tâm hồn valaque?), đặc biệt
là Holan, Thượng đế sinh ra ở nơi lưu đày,
về nhà thơ La Mã Ovide, rồi Mircea Eliade mà mấy năm trước đây tôi hay nhắc đến;
chắc trong nhóm tinh tú Rumani ấy có cả Cioran, tôi không nhớ rõ nữa, chỉ nhớ
là trước khi nghỉ hè, trường đóng cửa, tôi đã vác từ thư viện theo cuốn tuyển tập
Cioran. Nói cho đúng, những người bạn Rumani không chỉ mang tới cho tôi các tác
giả cần phải đọc; G., một cô gái Rumani nồng nhiệt bỗng xuất hiện, từ đâu tôi
không nhớ nữa, nhưng chúng tôi đã đi xem phim với nhau, và chỉ năm phút sau khi
đèn tắt tôi đã cầm được tay cô ấy (đừng bắt tôi nói bất kỳ điều gì về bộ phim
hôm ấy; tôi hoàn toàn không biết). Sau buổi chiếu phim, tôi đưa cô ấy về; thật
kỳ cục, G. lại trọ ở Maison du Vietnam, tòa nhà xấu thảm hại của khu Cité U, chếch
công viên Montsouris. Đứng dưới nhà, tất nhiên tôi hơi hoảng vì trong cái nhà
này tôi có không ít người quen, chúng tôi nửa đùa nửa thật bàn nhau xem bây giờ
có lên phòng cô ấy hay không. Có điều gì là cấm kỵ đâu, khi ấy là mùa xuân,
chúng tôi cũng đều đang ở tuổi thanh xuân đẹp nhất và vụng về nhất.
Tôi có quyển sách có rất nhiều tác phẩm của Cioran để làm bầu
bạn trong khoảng đầu hè, và tôi nhanh chóng nhận ra, ngoài rất nhiều sách mà
tôi mang theo, quyển Cioran này là bầu bạn gắn bó với tôi hơn cả, và tôi cũng
nhận ra (về sau) rằng mức độ nóng của mùa hè bên ngoài chẳng là gì so với độ
nóng của Cioran. Đó là một văn chương triết học nóng bỏng. Ở tuổi hai mươi giống
như tôi khi chạm trúng vào ông, Cioran, ở Sibiu, Rumani, viết Trên những đỉnh cao của niềm tuyệt vọng.
Đó là cuốn sách về thiên đường, về cái chết. Mọi thứ gì của Cioran, độc đáo nhất,
tinh túy nhất, đều đã nằm cả trong tác phẩm đầu tay sớm sủa này. Giai đoạn viết
tiếng Rumani của Cioran kéo dài qua năm cuốn sách; nhìn vào thời kỳ này, ta hiểu
về sau Cioran đã trở thành tà giáo
đúng nghĩa chính bởi vì ban đầu lòng tín mộ của Cioran là hoàn toàn: năm cuốn
sách này, về sau sẽ nổi tiếng nhất Hoàng
hôn của các tư tưởng, nhưng Những giọt
nước mắt của các vị thánh mới đặc biệt hay, ở đó Cioran trình bày mình đã
suy nghĩ về các thánh như thế nào, “Cả đời mình tôi sẽ quẩn quanh bên cạnh các
vị thánh”: trên đời chỉ có các vị thánh và bọn ngu mới đạt được đến một số cảnh
giới; “Ở buổi Phán xử cuối cùng, người ta sẽ chỉ cân đong đo đếm những giọt nước
mắt mà thôi”; một thời gian dài, Cioran bị ám ảnh sâu sắc bởi các thánh, nhất
là các nữ thánh, Thérèse d’Avila, thánh Catherine lằng nhằng gì đó. Sau năm cuốn
sách ấy (giống như năm quyển đầu của Cựu ước) là bắt đầu, từ năm 1949, giai đoạn
viết tiếng Pháp, mà đầu tiên là Précis de
décomposition, Cioran thực sự trở nên lấp lánh đen tà giáo.
Không một ai, kể cả Borges, tạo ra được những trang mang mật
độ khủng khiếp đến thế về những điều kỳ
quái và mang truyền cảm hứng bất tuyệt. Milan Kundera và Linda Lê lẽ tất nhiên
đã tìm thấy ở Cioran sự khích lệ to lớn chưa từng bao giờ có. Cioran thực sự là
một ông thánh của nhóm nhỏ những người bên lề không bao giờ chịu suy nghĩ giống
người khác và ý thức rõ ràng rằng viết là hành động xói mòn tuyệt đối.
Cioran dạy tôi rằng muốn suy nghĩ thì phải ở chiều ngang. Và
qua rất nhiều điều không liền lạc với nhau, tôi hiểu ra ông ấy muốn dạy cho tôi
một điều rất quan trọng: đọc có ba cấp độ, cấp độ một là đọc để biết những điều
mình chưa biết, cấp độ hai là đọc để biết rằng những gì mình tưởng là đã biết
hóa ra mình còn chưa biết, nhưng cấp độ ba mới là đỉnh cao, đọc là để biết rằng
những gì mình tưởng còn chưa biết hóa ra mình đã biết rồi, chỉ là chưa bao giờ
học được cách lôi nó ra từ sâu thẳm đâu đó bên trong con người bí ẩn muôn trùng,
tức là bản thân chúng ta.
Những điều này, và rất nhiều điều nữa, phải nhiều năm về
sau, với Cioran lúc nào cũng ở trong tầm với, nhiều đợt vứt bỏ hết để chỉ đọc
ông ấy, tôi mới dần nhận ra.
Còn cái mùa hè đầu tiên, khi mọi sự bắt đầu ấy, lời hứa mơ hồ
của cô gái cuối cùng đã được thực hiện. Cioran nhanh chóng bị xếp lại, vì cái bồn
tắm hóa ra còn nóng bỏng hơn nhiều.
- Get link
- Other Apps
ĐKM - Đời Khổ Mà, phải không?
who's B.?
NQT
Tin Văn hay lắm, chắc có rất nhiều bạn đọc theo dõi và yêu thích. Mong bác đừng chửi thề, đừng gọi các nhà văn VC bằng từ miệt thị như "15 tên cuả Hội Nhà Thổ", etc. Để tránh cho các học sinh, sinh viên mới lớn hiểu lầm, có cảm tưởng "không ổn" về một nhà phê bình văn học, nổi tiếng cuả Miền Nam một thời.
Bác viết, đại khái "tụi VC gọi lũ Ngụy là bọ". Đọc web nhiều thì sẽ biết không phải vậy, họ gọi "Ngụy" là "chó hoang", "bọn bán nước", "vị thế thấp", etc. trong khi miả mai thay Trung Cộng đang mua họ mà họ không dám từ chối, bởi vì họ đã trót mang ơn đồng chí giúp mình có được quyền lực.
Sự nhân hậu và cảm động có lẽ nên giữ ở trong lòng, đừng lăn vào "cứu nguy"... văn chương nưã, bác Gấu ạ. Vô ích thôi, "giải ảo" mà có lợi cho họ thì họ sẽ tâng bốc Bác, không trúng ý họ thì họ cũng gọi... như trên.
-- GC.
"Chó hoang": chó thì để chỉ bảo vệ [nhà cưả, cộng đồngi, văn chương, whatever...]; "hoang" là wild hoang dã, có nghiã tự phát, không thuộc về một tổ chức hay chủ nào. Còn "Mèo" thì theo nghiã Wit, tinh tường, bảo vệ, bắt chuột, etc.
Lướt web nhiều năm mới hiểu ra được đấy bác ạ. Vì bị chửi nhiều, nên họ xấu xa với chúng ta lắm. Cũng không sao, đại khái đó cũng chỉ là một cách khác so với "bọ" cuả Kafka, "bướm" cuả Gabo, no problem. It's not our problem, it's theirs. Ai chưa quen, đọc phải thì rất... uất, hehe... Nhưng đọc riết rồi sẽ thông cảm, dù có hơi chút buồn nôn, tại sao con người lại làm tổn thương các con vật dễ thương đến như vậy. Tóm lại, các bài cuả bác được bạn Du Mục edit rất hay, bác nhớ sớm xuát bản nhé. Ngoài ra, quên đi mấy cái vụ nhà thổ, VC hay mấy con vật ấy đi nhé. Kính chúc bác vui và mạnh khoẻ.
-- GC
btw, Simic là một tà giáo rất đậm đấy chứ, nhưng thể hiện theo một cách khác
haha nghĩ phải mùa hè sau mới đọc Cioran mà, nhân cơn tuyệt vọng, lại ngồi search đây.
ah, em nghĩ anh đúng đoạn trích dẫn:))
Cioran cũng phát xít nốt đấy nhé
mừng quá, mãi mới có người chịu để í đến cái bồn tắm :p
- "Sẽ cố bớt dần, nếu có thể, nhưng thường, còn do hoàn cảnh, tính khí khi về già …". Không phải "tính khí" cuả tuổi già đâu bác ạ, sự tiêm nhiễm cuả văn hoá "chat", "cool", "cute", "pop", etc. cuả internet đấy thôi. Nó vưà là một sự suy đồi, vưà là một hơi thở mới cuả... "thời đại chúng ta, thật là vẻ vang" đó thôi.
- Bác viết ít, nhưng hay, đầy dấu ấn, "sense of art", thì cẩn trọng một chút cho lớp trẻ được nhờ chứ. "Too much leftist" đôi khi sẽ trở nên imbalanced, cho nên song song, chúng sẽ lại theo học thêm với "cánh hĩu", cho não bộ được... quân bình " :-)
-- GC
Có một em lớn lên là đã thấy hai đầu đất nước choảng nhau, Bắc Kỷ đánh gục Nam Kỳ và ác như qủy. Em thấy ngay, làm gì có chuyện "lầm lỡ" như Fonda? Nhưng vì em vốn được răn dạy bằng "Lời ru bú mớm nâng niu... thương người như thương thân", "Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn... cho gạch ngói có tin vui", nào là "Mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng... nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long", etc. Em bằng tưởng bở, chào hết anh Thiện này đến em Ác khác "Bỏ qua đi, thương nhau đi", blah blah... Rồi, Bùm! nào là cà chua, gạch đá, chửi ruả ném vào Em và nhân loại hoan nghênh cho em vào inter-net, từ đó em chat thoải mái. Hay quá mà. Ở Việt Nam, hay Là Người Việt Nam, bạn không có quyền làm tắc kè, làm người thơ dại, hay Jane Fonda, hiệu chưa hở những anh chị từ hai phiá, người thì vưà giỏi vưà khùng đâm cùn nhụt, kẻ thì vưà ác, vưà ngu lại rất tham!??
Dear Nhị Linh, hay là ta biến cái sân trung lập này thành sàn chứng khoán? ;-p Nói vui vậy thôi. Mình sẽ vĩnh viễn xa rời "cuộc vui chung" này đấy bạn ạ.
-- GC
không vui, không buồn, không tuyệt vọng, không lên đồng, thiện là ác mà ác cũng là thiện
hành tẩu giang hồ bao nhiêu năm rồi mà bác vẫn chưa hiểu một số điều à, mà cũng có quá khó hiểu đâu?
Tôi không "hành tẩu giang hồ", tôi ở trong nhà cuả tôi thôi, cũng không cố "hiểu đời" nhiều; nó như một dòng sông trôi ngang nhà tôi như một tuồng ảo hoá...
Xin cảm ơn đã cho mượn sàn trung lập nhiều nhe. Bạn là một người tài hoa và tâm thiện, cầu chúc an lành may mắn.
-- GC
It will be very helpful.
- GC