Waiting For Nobel II

1


GCC sơ ý, delete mất tiêu, bài đang viết dở, về bài viết của Sến Cô Nương, về Mạc Ngôn.
Về cái gọi là "cãi mệnh giời"!
Hình như là hơi bị lọng cọng, sau khi Em bỏ đi!
Tim, lâu lâu nhói 1 cú.
Đi bác sĩ đặc biệt, X Ray ba cú liền. Kết quả, không sao hết!
Chán thế!
Tài năng của Mạc Ngôn hẳn không nằm ở lĩnh vực viết diễn từ, nhất là diễn từ Nobel.
Trước khi đến lượt ông, áp lực của vinh quang tột đỉnh cũng đã biến nhiều nhà văn xuất sắc thành những diễn giả nhợt nhạt tại Stockholm. Sau Stockholm nhiều người chuyển nghề, từ nghề văn sang nghề chủ nhân Giải Nobel – hãy nhìn Wole Soyinka, Günter Grass, Imre Kertész… Khả năng sự nghiệp của một nhà văn được Giải Nobel chấm dứt ở Thụy Điển là khá lớn – hãy nhìn Hemingway, Alexander Solzhenitsyn, Octavio Paz, thậm chí Samuel Beckett…
Về bài viết của Sến Cô Nương, GCC có đi đường phản biện [cũng thú lắm], nhưng, “lọng cọng”, delete mất tiêu. Bây giờ nghĩ lại, thấy tiếc, bèn thử tìm lại mớ tro than của nó!
Khởi từ chuyện Tam Quốc.
Hồi nhỏ, đọc, GCC không làm sao luận ra được cái vụ Khổng Minh, trước khi rời lều cỏ, đã lập 1 thạch trận, rồi nhờ ông bố vợ quản lý, và dặn, sau này có tướng Đông Ngô vô trận, thì đừng có thả.
Ông bố vợ chờ hoài, chờ hoài, để…  thả!
Cũng thế, là trận “Huê Dung tiểu lộ”. Khổng Minh biết trước Tào Tháo sẽ đi qua Huê Dung, và là đường cùng, bèn sai Quan Công đưa quân tới chờ để tóm, và bắt Quan Công làm giấy cam đoan, đừng vì ơn riêng, “Qua năm ải, chém sáu tướng”, mà thả giặc.
Cả Lưu Bị, lẫn Khổng Minh đều biết, 1 kẻ nghĩa khí như Quan Công, thể nào cũng tha Tào.
KM, biết trước ông bố vợ, Quan Công, sẽ tha giặc, tại sao lại giao việc?
Chỉ đến khi về già, GCC mới hiểu, Khổng Minh vẫn hy vọng, biết đâu đấy, mọi chuyện sẽ khác.
Bởi vậy, có 1 tay trong Tam Quốc, phán về ông, sau khi gặp Lưu Bị, KM sẽ gặp được Thầy, để mà thờ, nhưng sẽ không gặp Thời, để mà tung hoành.
Trường hợp Mạc Ngôn đợp Nobel cũng vậy, theo GCC. Khi cho ông, HLV Thụy Điển cũng hy vọng, biết đâu đấy, và ở đây, có gì tương tự với giải Nobel hòa bình, khi cho bà Miến Điện. Khi trao cho Bà Aung, Hàn Lâm Viện Thụy Điển hy vọng, chuyện xẩy ra sau đó.
Và nó xẩy ra thật.
Không nhà văn nào mà viết diễn văn Nobel hay được. Viết văn khác, viết diễn văn khác. Và với mỗi giải Nobel, là một trường hợp khác nhau. Cho Grass, như là lương tâm của Đức, để tưởng thưởng con phượng hoàng thò mỏ ra khỏi biển lửa Lò Thiêu. Nếu chê bài diễn văn  thì phải coi cái lời thú nhận khi còn trẻ đã từng vô SS, là bài diễn văn thực!
Cho Kertesz, đứa trẻ sống sót Lò Thiêu, là để…  xin lỗi.
Với Mạc Ngôn, với Bà Aung, là hy vọng.
Khác nhau nhiều lắm.
Và khi Kertesz được thì lại nẩy ra vấn nạn, liệu có thứ văn hóa Lò Thiêu, đó mới là nội dung của bài diễn văn Nobel thực của ông.
Cũng thế, với Cao Hành Kiện, là đề nghị 1 thứ văn chương lạnh, cá nhân, không vinh danh tập thể, lãnh tụ…
Sến Cô Nương không đọc ra được từng cas Nobel, thành ra chỉ có dõng dạc cất tiếng chê bai.
Beckett là nhà văn “hư vô”, “thua, thua nữa, thua cho bảnh”, ông đâu thèm để ý đến Nobel, nói gì diễn văn!
Khi ông được Nobel, bà vợ than, thật là 1 thảm họa, là thế.
Người viết diễn văn bậc thầy, là... Marx, nếu GCC đọc đúng ý của Steiner, trong "Thơ ca của Tư tưởng", The Poetry of Thought, from Hellenism to Celan
[Xin khất lại, tí nữa, hoặc mai, lèm bèm tiếp, phải đi nấu cơm!]


Theo tin từ gia đình, nhà thơ Hà Thượng Nhân, (tức Trung tá Phạm Xuân Ninh, nguyên Giám đốc Nha Vô tuyến truyền thanh thời kỳ Đệ nhất VNCH, nguyên Chủ nhiệm Nhật báo Tiền Tuyến của Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị), đã từ trần tại San Jose, Califonia lúc 7 giờ 45 phút chiều Thứ Ba, ngày 11 tháng 10, 2011, thọ 91 tuổi. (Tin VHA.)
Blog DTL
GCC có 1 kỷ niệm với Hà Chưởng Môn, là cái lần cận Tết, được ông cho tháp tùng, cùng 1 số anh em thuộc tòa soạn TT, đi ăn món tái chó, do 1 đệ tử của ông trổ tài nấu nướng.
Nhớ hoài.
Lạ thế.
Sau biến cố 1975, như mọi nhân viên các cấp Quân Cán Chính đã từng phục vụ trong chế độ VNCH, ông phải trình diện để đi “học tập cải tạo”. Thời gian ở trại Long Giao ông đã sáng tác bài thơ “Mưa Buồn Long Giao” như để thay mọi người, nói lên tâm trạng chung của họ lúc đó là chán chường, tuyệt vọng, không lối thoát…
Blog DTL
Phán như thế thì đúng là... nhảm thật.
Nên nhớ là thời gian Long Giao, đám VNCH vẫn còn tin…  VC, chỉ 10 ngày phù du, rồi lại được về với vợ con cùng cả nước xây cái nhà Mít bằng trăm ngàn lần to hơn trước.
Chán chường tuyệt vọng “không lối thoát” cái con khỉ.
Lo lắng cho vợ con ở nhà thì có!
Thơ ở đâu xa của TTT, mở ra bằng mấy bài thơ Long Giao, xin post ở đây, để rộng đường suy luận
Long Giao 
ngày đến
Tinh mơ xe đến Long Giao
Đón người đám cỏ tranh cao bên đường
Trông lên đồi núi mờ sương
Mây bay tất tưởi, mưa rong tần ngần
Tiêu điều ngơ ngác trại quân
Đất lầy bùn đỏ quánh chân ghê người
Ngổn ngang chiến cụ bỏ rơi
Xanh om bờ bụi tả tơi lũy đồn
Nhà hoang vách trống gió luồng,
Vắng tanh nỗi nhớ dập dồn bóng vang
Ngả lưng trên đất mơ màng
Hé trời trôi giạt ngỡ ngàng tấm thân
9/75
dậy sớm
Ngày chưa dậy tiếng kẻng
Mờ bạc trăng hạ tuần
Giông đầu hôm dứt lắng
Còn heo hút phân vân
Đứng ngây trời ẩm sũng
Ngóng tiếng gà thôn gần
Chỉ nghe rừng núi bủa
Lùa âm u xốn xang
đêm thu ở lán 9 
Giật mình tỉnh giấc
Bó gối trong mùng
Ai đâu mớ sảng
Tiếng thét hãi hùng? 
Lán khuya mông lung
Nín ngộp tối câm
Gió rừng heo hút
Lùng bùng mái tô 
Người nằm khít chật
Hơi hám nực nồng
Vo ve muỗi mòng
Nền cứng toát lạnh 
Đêm mùa trở tiết
Rền rĩ dế trùng
Sục sạo chuột rúc
""Gô cóng" đổ tung
Mộng kín rò thoát
Cất lời nỉ non
Hát câu não lòng
Hoảng hồn ngậm bặt
Ngoài
            đêm trôi tít
Theo sao tàn vong
Theo gió mờ mịt
Ngày lên ngại ngùng 
75-78
Note: Bản trên, từ tập thơ đã xb, khác bản trên talawas rất nhiều.
Từ từ TV sẽ post lại tất cả những bài thơ, theo bản in đã xb.
Cùng lúc "đi" 1 số bài của W.G Sebald, trong Qua sông qua nước.
Note: Thi sĩ HTN mất 11, tháng 10, 2011. GCC tưởng là mới mất!
NQT
Cái này là hỏi nhỏ bạn ta: Hình như chưa từng nếm mùi tù VC?
NQT
Thời gian TTT làm mấy bài thơ Long Giao, 1975-1976, là cả nước Mít tưng bừng hồ hởi với Cái Nhà Mít tương lai.
Gấu khi đó, ở nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, vừa cuốc đất vừa khóc ròng, khi nghe những tên "cùng hội cùng thuyền" hát bài Con Kinh Ta Đào, cái gì gì:
Con kinh ta đào chưa có nước chảy qua
Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng
Trời trên cao, rất quen và rất lạ,
Cứ xanh thăm thẳm ở trên đầu
Và, tất nhiên, chỉ 1 thời gian ngắn sau đó, cả nước Mít, nhất là Miền Nam, vỡ mộng:
Tổ Quốc ơi, ăn khoai mì chán lắm
Từ trận đánh hôm nay,
Ta ăn độn dài dài
Ông Nhàn, chủ nhà xb Sống Mới, thì cũng thời gian này, đem cả gia đình đi Kinh Tế Mới, 1 buổi sáng sớm lơn tơn vác cuốc ra đồng, hát ư ử, chắc thế - Roméo nhớ Juliette - không nghe tên du kích vườn hô đứng lại, thế là đòm 1 phát, đi luôn!
Nước Nga cũng có thời kỳ như thế, thời kỳ Băng Tan, như trong bài viết The Gift cho thấy.
Mít chúng ta cũng có The Gift, nhưng, cũng thật ngắn ngủi.
Và đó là tội ác lớn lao nhất, của VC.
Chúng lấy của cả nước Mít "món quà" mà Thượng Đế ban cho chúng ta.


*
Liu Xia, wife of 2010 Nobel Peace Prize winner Liu Xiaobo, reacts emotionally to an unexpected visit by journalists from The Associated Press at her home in Beijing, China, on Thursday, Dec. 6, 2012. Liu trembled uncontrollably and cried Thursday as she described how her confinement under house arrest has been absurd and emotionally draining in the two years since her jailed activist husband was named a Nobel Peace laureate. Photo: Ng Han Guan / AP (1)

 
“We live in such an absurd place. It is so absurd. I felt I was a person emotionally prepared to respond to the consequences of Liu Xiaobo winning the prize. But after he won the prize, I really never imagined that after he won, I would not be able to leave my home. This is too absurd. I think Kafka could not have written anything more absurd and unbelievable than this.”
"Chúng tôi sống ở 1 nơi cực phi lý. Quá phi lý. Tôi cảm thấy mình là 1 con người được sửa soạn, về mặt cảm xúc, đáp ứng với những hậu quả việc chồng tôi được Nobel. Nhưng sau khi ông được Nobel, tôi thực sự không thể nào tưởng tượng tôi không thể rời căn nhà của mình. Điều này quá phi lý. Tôi nghĩ Kafka cũng chẳng thể viết 1 cái gì phi lý, không thể tin được như là điều này"
Note: Nhìn bức hình thì GCC lại nhớ đến Gấu Cái, lần đi thăm nuôi ở Đỗ Hòa.
Do bặt tin nhà, nhớ nhà quá, hoảng quá, Gấu Già bèn vượt Trại, và, tất nhiên, bị tóm, bị tống vô Tổ Trừng Giới, ăn cơm hẩm với thịt cọp, bị phù thũng.
Gấu Cái vừa nhìn thấy thằng chồng cà chớn, thấy mập mạp, tính cười, nhưng chợt hiểu ra, bèn méo xệch, y chang bà Liu Xia, hình trên!
Hà, hà!
December 7, 2012
Mo Yan and the Hazards of Hollow Words
Posted by Evan Osnos
Mo Yan
Nobel Lecture
7 December, 2012
Storytellers
.....
I am a storyteller.
Telling stories earned me the Nobel Prize for Literature.
Many interesting things have happened to me in the wake of winning the prize, and they have convinced me that truth and justice are alive and well.
So I will continue telling my stories in the days to come.

Những người kể chuyện
….
Tôi là 1 người kể chuyện
Nhờ kể chuyện mà tôi đợp Nobel
Nhiều chuyện thú vị xẩy ra khi xẩy ra cái vụ tôi đợp Nobel, và chúng thuyết phục tôi, rằng, sự thực và công lý thì vưỡn còn sống và OK!
Vì vậy tôi bèn quyết định sẽ tiếp tục kể chuyện trong những ngày tới!
*
NYRB Dec 6, 2012
Two years ago my people gave a prize to a Chinese, and in doing so offended the Chinese government. Today they gave another prize to a Chinese, and in doing so offended the Chinese people. My goodness. The whole of China offended in only two years.
Hai năm trước đây, dân chúng nước tôi trao Nobel cho 1 anh Tẫu và làm nhà nước Tẫu bực.
Bây giờ, họ cho 1 anh Tẫu, và làm dân Tẫu bực.


Khi ban Nobel văn chương cho 1 anh VC Tẫu, Mạc Ngôn, thay vì anh Nhật, Murakami, mà theo như giới cá cược, con gà sáng giá nhất, liệu Viện Hàn Lâm đã ngửi ra vụ đụng độ giữa hai quốc gia, cuộc chiến Biển Đông có thể xẩy ra, như cái tít bài viết của The Economist đặt ra: Do Nobels Oblige?
*

Une histoire extrême-orientale
Một câu chuyện Viễn Đông
Si Murakami est parfois percu comme un auteur «international» en vertu de ses références occidentales, il est hanté par L'histoire du Japon - et singulièrernent par les exactions nippones en Chine.
Par Corinne Atlan*
Le Magazine Littéraire, Aout 2012 
Tuy nhiên, quả là có vấn đề TQ, trong tác phẩm của Murakami. Ông nhà văn Nhật này bị ám ảnh bởi 1 nước TQ, và những tội ác của thế hệ cha ông, của chính ông già của ông. Chỉ đến năm 1996, ông mới xì ra với một ký giả của tờ The New Yorker [1996, chắc trong đúng cái bài mà Gấu đã đọc, và giới thiệu trên TV, và đó là lần đầu tiên Gấu biết đến Murakami], ông già của ông đã từng vô lính từ khi còn rất trẻ, và đã chiến đấu tại TQ.
Đề tài TQ thường xuất hiện trong tác phẩm của Murakami, nhưng chỉ khi viết Ký sự chim vặn dây cót, 1994, là ông dám đối đầu với nó.
Bóng ma của ông bố luôn đập cửa căn phòng hồi ức, khung cảnh lạnh giá của những chiếc quan tài ở Mandchourie không ngừng ám ảnh trí tưởng tượng của Murakami.
 
…. chỉ xin thay Faulkner bằng Gabriel García Márquez, Rabelais bằng Tây du kí trong “kết hợp của Faulkner, Dickens và Rabelais” được nhắc đến.
PTH
Cái chuyện bỏ tên Faulkner ra khỏi vòng hoa, quá đúng, nhưng thay Rebelais bằng Tây Du Ký thì lại cực nhảm.
Tây Du Ký không có liên quan gì tới cả Rabelais lẫn Mo.
Đằng sau, ở cuối cuốn Tây Du Ký, là “Vô Tự Kinh”, và nếu như thế, thì chỉ 1 ông Kafka "không thể viết" mới xứng đáng nhắc tới ở đây thôi.
Tây Du Ký và cái “thông điệp” của nó, không dễ giải, chẳng khác gì những ẩn ngữ của Kafka.
Trước 1975 có 1 tay là Ngô Trọng Anh, một “đại gia” trong giới Phật Học, đã từng đi 1 đường về cuốn này, với cái tít, Gấu nhớ đại khái, “dòng sông của câu chuyện”, hay “câu chuyện của dòng sông”.
Ngô Trọng Anh, còn là kỹ sư, và đã từng là Bộ Trưởng Ngụy.
Thú thực, Gấu không hiểu tại sao mà Sến lại có ý nghĩ, thay Rabelais bằng Tây Du Ký?
*
Người đọc truyện Mạc Ngôn cũng như một số nhà văn ngoại quốc hiện đang sống ở những xứ chế độ cộng sản hay độc tài cai trị trước hết là vì sự hiếu kỳ muốn biết những gì đã xảy ra ở những xứ này. Còn về giá trị văn chương thì xem ra những nhà văn này ít được chú ý. Thật chua chát khi đọc những đánh giá văn chương của giới điểm sách Âu-Mỹ khi họ viết về những nhà văn của các xứ không phải là Âu-Mỹ theo như: nhà văn X này có thể so sánh với Dickens, nhà văn Y kia có thể so sánh với Faulkner v.v… (1)
[ĐTĐ]
Viết như trên, là do tự tự tin, mặc cảm. Cũng vẫn kiểu “thân phận da vàng nhược tiểu”, ngày nào!
Ngay chính Mạc Ngôn mà còn phải xác nhận, ông ảnh hưởng tụi mũi lõ, khi trả lời phỏng vấn báo Lire, Đọc
Lire:
Với những ai không rành về văn học Trung Quốc, tác phẩm của ông gợi ra một món nộm, không phải của Đông Phương, mà là Tây Phương: Trộn ở trong đó, là Rabelais (với những quá đáng của ông Tây này), Kafka (những ẩn dụ), Gunter Grass (sự rạch ròi trong những vấn nạn chính trị và gia đình), Garcia Marquez (hơi thở nóng bỏng của sử thi). Nhưng có thể, tất cả những thứ đó đều đã có sẵn ở trong văn học Trung Quốc?
Mạc Ngôn:
Những tác giả mà ông vừa kể ra đó, tôi đều ảnh hưởng, khi khám phá ra họ. Như ông biết đấy, lý thuyết văn hóa của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhấn mạnh vào tính "hiện thực tiểu thuyết" [réalisme romanesque], và văn học có đó, là để xác định và làm cho thực tại hiển hiện ra. Vào đầu thập niên 1980, khi chúng tôi có thể đọc Kafka hay là Grass, chúng tôi ngộ ra một điều là chúng tôi có thể viết khác đi: bằng cách nói quá đáng [theo kiểu Rabelais] về thực tại, hoặc nhấn mạnh tính phi lý của nó. Biết bao trở ngại dựng lên ở trong tôi. Tôi nhớ lại những quãng đời thơ ấu của mình, và nhận ra rằng, tôi có thể nhét nó, cùng với những kinh nghiệm đọc, vào trong cuốn sách của mình. Đây đúng là một mặc khải đối với tôi.
-Ông nói sao?
Bây giờ, tôi biết rõ ra một điều, là tôi có thể viết. Trước đây, tôi rõ ra một điều, là tôi không thể viết. Thời gian 1984-1985, khi tôi đọc những tác giả trên, tôi đã viết Le Radis de cristal, Củ cải pha lê,  cuốn sách có một ảnh hưởng nào đó ở nước tôi. Sự khám phá ra những cuốn sách trên làm cho tôi càng thêm an tâm, rằng mình có thể thẳng tiến trên con đường tiểu thuyết mà mình muốn theo đuổi.
Một người cao ngạo như Sến Cô Nương, mà cũng “đành phải” thú nhận, hai tác giả gối đầu giường của Sến là Kafka và Nabokov.
Thầy Đạo bị tinh thần nhược tiểu đè nặng quá. Những nhà văn Nhật, thí dụ, Kawabata, đâu có viết giống… Faulkner?
Đệ tử Bolano hỏi Thầy, tại làm sao chúng ta lại phải đọc những vị thần [là tụi mũi lõ], qua bản dịch. (1)
Họ đâu có mặc cảm?
Garcia Marquez thú nhận, lần đầu đọc Kafka, giật bắn khỏi giường, và phán, nếu tôi biết trước viết như thế này, thì tôi đã viết từ lâu rồi!
Chính vì cái tinh thần nhược tiểu, nên mới phán:
“Không phải là hội viên ‘Hội Đọc Sách những nhà văn nhà thơ được trao giải Nobel Văn chương’ gồm những kẻ sẵn sàng chờ dịp vỗ tay ca ngợi khi một nhà văn được trao giải, hạnh phúc ra mặt và có thể kiêu hãnh ngầm vì đã đọc những nhà văn nhà thơ được lãnh giải Văn Chương Nobel cho nên tôi thường không mấy quan tâm tới việc hàng năm cứ vào tháng 10 Hàn Lâm Viện Thụy Điển công bố tên tuổi nhà văn được trao giải."
DTD
Cả thế giới theo dõi Nobel, hồi hộp chờ đợi coi ai được, vậy mà “tôi không mấy quan tâm”, vì không phải ở trong “Hội đọc sách”!
Thầy Cuốc cũng hay giở giọng này, tôi đếch thèm để ý tới Nobel!
Gấu, thú thực, rất để ý đến Nobel, nhất là những năm gần đây, khi Nobel đổi hẳn policy, chỉ cho những ai viết “từ dưới đáy”.
Một cách nào đó, Mạc Ngôn được, cũng là vì vậy. Chính trị cái con khỉ. Đảng là cái thá gì ở đây.
Nỗi đau của dân Tẫu khiến ông viết.
Đã ít đọc sách, đếch viết được, không có lấy 1 mẩu văn, mẩu thơ làm "kủa", vậy mà cứ mỗi lần lên tiếng, là 1 lần khệnh khạng!
(1)
Thật là bực mình khi nghĩ rằng chúng ta đọc rất nhiều những vị thần của chúng ta (James, Stendhal, Proust), qua bản dịch, qua những... xái xảm? Ðó là văn chương ư? Nếu chúng ta lèm bèm hoài về vấn đề này, liệu có thể đưa đến kết luận: từ ngữ không có một đồng đẳng, ngang hàng?

Tôi nghĩ, có. Hơn nữa, văn chương đâu chỉ làm bằng từ ngữ không thôi. Borges phán, có những nhà văn không thể dịch được. Tôi nghĩ ông ta coi Quevedo như là 1 thí dụ.  Chúng ta có thể thêm vô Garcia Lorca và những người khác. Tuy nhiên, Don Quixote có thể cưỡng lại ngay cả những đấng dịch giả tồi tệ nhất. Như là 1 sự kiện, nó có thể cưỡng lại tùng xẻo, mất mát nhiều trang, và ngay cả một trận bão khốn kiếp. Nghĩa là, nó cưỡng lại mọi thứ ở trên đời chống lại nó - dịch dở, không đầy đủ, hay huỷ diệt - bất cứ một bản văn Don Quixote nào vẫn có nhiều điều để mà nói ra, với một độc giả Trung Hoa, hay Phi Châu. Và đó là văn chương. Chúng ta có thể mất mát rất nhiều ở dọc đường, chắc chắn như thế, nhưng đó là định mệnh của nó. Có còn hơn không, thì cứ nói như vậy có tiện việc sổ sách.
Vargas Llosa, viết về Faulkner, ông ta viết bằng tiếng Anh, nhưng thực sự là... Mít, như chúng ta!
Sến khi thấy thiên hạ ngửi ra mùi Kafka ở trong bà, mừng quá, bèn phán, ấy là vì Kafka là…  Mít!
Người đọc truyện Mạc Ngôn cũng như một số nhà văn ngoại quốc hiện đang sống ở những xứ chế độ cộng sản hay độc tài cai trị trước hết là vì sự hiếu kỳ muốn biết những gì đã xảy ra ở những xứ này. Còn về giá trị văn chương thì xem ra những nhà văn này ít được chú ý.
DTD
Phán như thế mà dám phán cho được!
Khi Hàn Lâm Viện Thụy Điển “thổi” Cao Hành Kiện, “lịch sử 1 cá nhân chống lại lịch sử của cả một tập thể”, thì là do…  hiếu kỳ, giá trị văn chương không được chú ý?
Cha này khùng quá rồi!
[Câu này Gấu "mô phỏng" 1 em, chửi Gấu, kiếp trước mi là con đỉa hẳn thế, vì mi, sao dai quá. Làm phiền ta quá!]
Người đọc nào đọc Mạc Ngôn, tri kỷ cho bằng... Updike:
Cả hai thế giới, cũ, và thế kỷ 20, thì đều là những hắc điếm, nhà thổ, của làm thịt người, tra tấn, đói khát, và - đối với tập thể dân quê, lao động quá độ, quá sức con người, thật là dã man, tàn bạo. Cả hai loại nhân vật được đưa vô tiểu thuyết thì đều là những con người yếu ớt, không trưởng thành nổi. Tuy nhiên, không giống như ba thứ nhân vật can đảm hơn, dấn thân hơn, ở trong những cuốn biên niên giả tưởng, họ sống sót để kể ra những câu chuyện của họ. Sự yếu đuối của họ, tự buông xuôi, và chất thơ ca tự nhiên mà cả hai đều có thể có được, thì bèn dõng dạc nói "Không" với những xã hội đã làm cho cuộc sống trên trái đất trở thành địa ngục.
Những xã hội tồi tệ không khuyến khích con người trưởng thành, làm người.
 
Trường hợp Thầy Đạo, theo Gấu là do ít đọc sách!
Tây Phương quá rành mấy xứ toàn trị, hơn hẳn những người dân ở đó. Họ đọc, để thông cảm, để cùng cam chịu, để chia sẻ nỗi đau, chứ đâu có gì mà tò mò, mà hiếu kỳ. Ai viết về toàn trị bảnh hơn được Arendt, thí dụ.
Đúng là do ít đọc, như Manguel nhận xét, người ta đọc, trước khi viết. Một xã hội có thể hiện hữu - rất nhiều xã hội hiện hữu - đếch cần viết. Nhưng đếch có 1 xã hội hiện hữu, mà đếch có đọc!
Manguel viết, có lần Borges nói với ông, về những cuộc biểu tình do nhà cầm quyền Peron tổ chức, vào năm 1950, để chống đám trí thức. Và đám ngu đi biểu tình hô, “Giầy OK, Sách, No” [“Shoes yes, books no”], một hai tên lẻ tẻ hô, “Giầy OK, Sách OK”, bèn bị thoi.
Manguel viết tiếp: Thực tại - thứ thực tại thô ráp, cần thiết - được nhìn ở đây, như là chửi bố cái thế giới mơ mộng của sách. Lấy cớ đó, những nhà nước “quần chúng”, demotic regimes, bèn yêu cầu chúng ta quên, và họ cấm sách, coi như xa xỉ phẩm, những nhà nước toàn trị yêu cầu chúng ta đừng nghĩ, và họ cấm sách, de dọa và kiểm duyệt. Cả hai đều muốn chúng ta trở thành ngu si…  
Bản văn thứ ba từ một nguồn dễ dự đoán hơn nhiều: những bài viết của Kierkegaard. Tinh anh đồng điệu giữa cả hai người viết là một điều ai cũng nhận ra. Điều chưa được nói tới, như tôi cho tới lúc này hiểu được, đó là sự kiện, Kierkegaard, như Kafka, viết nhiều ngụ ngôn tôn giáo, về những đề tài trưởng giả, đương đại. Lowrie, trong cuốn Kierkegaard của ông, (Oxford University, 1938), đã chuyển ngữ hai trong số đó. Một là câu chuyện một người làm bạc giả, dưới sự kiểm soát gắt gao, đếm giấy bạc trong Ngân hàng Anh; cùng một đường hướng như vậy, Thượng Đế sẽ không tin tưởng Kierkegaard, và đã giao cho ông một nhiệm vụ để hoàn thành, chính bởi vì, Người biết ông ta vốn thân quen với cái xấu.
Cái chuyện Mạc Ngôn được trao Nobel có gì tương tự với anh chàng làm bạc giả được Ông Giời cho làm nghề đếm bạc ở Kho Bạc Anh. Và Gấu, ăn nói bỗ bã, cà chớn, phán “nhảm”, phải có tí cứt thì mới viết văn được.
Liệu có bắt buộc phải trao Nobel cho anh Tẫu, “Do Nobels Oblige”, là cũng theo nghĩa đó!
*
V/v Pastenak & Nabokov
Về cuốn Dr Zhivago, khi Robert Bingham, của tạp chí Reporter, New York, muốn biết ý kiến của ông, Nabokov đã từ chối đưa ra một lời phê bình, sợ có hại cho tác giả. Theo ông, đây là một cuốn sách ủng hộ (pro) bôn sê vích, và sai lầm về lịch sử (historiquement faux), bởi vì đã vờ đi cuộc cách mạng tự do (révolution libérale) mùa xuân 1917; hơn nữa vị bác sĩ đã mừng đến phát điên, khi cú đảo chánh của bôn sê vích xẩy ra bẩy tháng sau đó. Tuy nhiên, ông đánh giá cao Pasternak như là một thi sĩ trữ tình (poète lyrique). Ông chào mừng Pasternak được giải Nobel, chỉ vì những câu thơ của ông ta. Trong Dr Zhivago, văn đã không tới được tầm cao của thơ ông. Ông nói thêm, tầng lớp trí thức Nga không ăn ý với Đảng đã không mặn mà với cuốn sách như là độc giả Mỹ. Khi cuốn sách xuất hiện ở Hoa Kỳ, đám lý tưởng tả phái đã mừng quýnh lên: đây là một bằng chứng cho thấy "một đại tác phẩm" đã được đẻ ra, từ chế độ Xô viết.
(Về những trích dẫn trên đây, là từ "Strong Opinions", tạm dịch Bạo Mồm, Jennifer tôi sử dụng bản dịch tiếng Pháp, "Partis Pris", tủ sách 10/18, nhà xb Julliard, ấn bản 2001). (1)
Cái tít “Do Nobels oblige” nói lên tất cả những tranh cãi liên quan đến giải thưởng cao quí nhất của nhân loại, hàm ngụ trong nó hai câu thần sầu của anhTẩy, "Noblese/Faiblesse oblige" [tạm dịch, Do hèn hay do sang mà mi phải làm như thế?]: Khi ban Nobel cho Mạc Ngôn, là do thế giới sợ Tẫu, hay đây là cái món quà phong nhã nhất của Tây Phương gửi tới Đông Phương?
Đây là chính trị ở đỉnh cao nhất của nó, vì nhân loại mà chịu nhục, thí 1 cái giải văn chương cho VC Tẫu mà tránh khỏi 1 cuộc chiến, có thể xẩy ra, tiếc làm chi!
Và như thế, thì là "faiblesse oblige"!
Nhưng Viện Hàn Làm đã thật là bảnh khi ban cho, cũng 1 anh Tẫu, là Cao Hành Kiện, “văn chương như là 1 lịch sử của chỉ 1 cá nhân chống lại lịch sử của cả 1 tập thể”.
Chỉ tiếc là vòng hoa Nobel, tức thông báo đầu tiên dành cho báo chí, quá dở. Faulkner mà dính gì ở đây, đệ tử cà chớn của ông là Garcia Marquez, thì còn tạm được!
Giá mà Viện Hàn Lâm đọc câu của Updike, (1) và đọc bài phỏng vấn trên Lire, (2) và bèn phán, như Gấu phán sau đây, thì thật là đẹp!
Bằng 1 văn phong mà với những ai không rành về văn học Trung Quốc, tác phẩm của ông gợi ra một món nộm, không phải của Đông Phương, mà là Tây Phương: Trộn ở trong đó, là Rabelais (với những quá đáng của ông Tây này), Kafka (những ẩn dụ), Gunter Grass (sự rạch ròi trong những vấn nạn chính trị và gia đình), Garcia Marquez (hơi thở nóng bỏng của sử thi), ông đã vẽ nên được cuộc chiến đấu dai dẳng, có từ thời khai thiên lập địa, của, không chỉ dân TQ mà còn của rất nhiều giống dân Á Châu khác, trong có lũ Mít -  Bắc Kít đúng hơn - chống lại Cái Ác khủng khiếp ngự trị trên phần đất này. Đọc ông 1 phát, là ngửi ngay ra vị đắng chát của măng non, không bao giờ trở thành tre già!

Tuyệt cú!
Thần sầu!
Hà, hà!
Viện Hàn Lâm đã làm đưọc nhiều việc thần kỳ, với giải Nobel: Khi ban cho bà Aung san suu kyi, thí dụ, chính họ cũng không thể ngờ, 1 giải thưởng nhỏ nhoi như thế, mà trở thành 1 phép lạ, biến đổi hẳn số mệnh của 1 miền đất, 1 dân tộc, đã tưởng ngàn đời, đời đời, sống dưới bùa chú của Cái Ác Á Châu [muốn biết nó khủng khiếp ra sao thì đọc Kipling, đọc Orwell].
Tại sao không, với lần này, phép lạ lại xẩy ra?
Một Nobel nhiều tranh cãi? Ai tranh, ai cãi? Đám Tẫu ly khai phản đối, thì đúng quá rồi. Không lẽ họ ủng hộ, vỗ tay, ôm hôn thắm thiết một thằng cha VC Tẫu?
Ngoài ra, có ai đâu ? Mấy anh ký giả cà chớn, có, nhưng đâu có nhà văn nào lên tiếng chê bai, phản đối Viện Hàn Lâm?
Đến 1 tay ký giả của tờ Người Kinh Tế, mà còn nhìn ra đòn âm nhu thần sầu của Viện Hàn Lâm, và đòi, cho ta thêm vài tên Mo nữa!

Toàn 1 đám, trên răng dưới dế/bướm, vậy mà động tới, là ta dâu thèm để ý đến Nobel! Ngay 1 em, như Sến, có tác phẩm nào ra hồn đâu, vậy mà cũng bày đặt chia ba loại nhà văn, không biết em thuộc loại nào trong ba loại?
Phải có tác phẩm, thứ thiệt, và phải thực là khiêm tốn, rồi hãy lên tiếng chê bai, tranh cãi. 
Blog home
The Nobel prize winner's mix of realism and the uncanny is closely attuned to how life works in his tumultuous nation
Mo is not the only "magic realist" in modern Chinese literature; but his handling of the slippage between reality and surreality is the most deft, the most painful. He is more like a Chinese Pynchon than a Chinese Marquez – and in the end he is unlike any of the great living authors. (1)
Mo không phải là nhà "hiện thực thần kỳ" độc nhất trong văn chương hiện đại Tẫu, nhưng cái cách mà ông điều khiển sự chuyển dịch giữa thực tại và siêu thực, thì thật là thần sầu và cực kỳ nhức nhối, thương đau. Ông giống 1 tay nhà văn Pynchon của Tẫu hơn là một Garcia Marquez cũng của Tẫu – và sau cùng, ông đếch giống bất cứ 1 nhà văn lớn lao nào đang còn sống.
…. chỉ xin thay Faulkner bằng Gabriel García Márquez, Rabelais bằng Tây du kí trong “kết hợp của Faulkner, Dickens và Rabelais” được nhắc đến.
PTH
Cái chuyện bỏ tên Faulkner ra khỏi vòng hoa, quá đúng, nhưng thay Rebelais bằng Tây Du Ký thì lại cực nhảm.
Tây Du Ký không có liên quan gì tới cả Rabelais lẫn Mo.
Đằng sau cuốn Tây Du Ký, là cuốn “Vô Tự Kinh”,  và nếu như thế, thì chỉ 1 ông Kafka "không thể viết" mới xứng đáng nhắc tới ở đây thôi.
Tây Du Ký và cái “thông điệp” của nó, không dễ giải, chẳng khác gì những ẩn ngữ của Kafka.
Trước 1975 có 1 tay là Ngô Trọng Anh, một “đại gia” trong giới Phật Học, đã từng đi 1 đường về cuốn này, với cái tít, Gấu nhớ đại khái, “dòng sông của câu chuyện”, hay “câu chuyện của dòng sông”.
Ngô Trọng Anh, còn là kỹ sư, và đã từng là Bộ Trưởng Ngụy.
Thú thực, Gấu không hiểu tại sao mà Sến lại có ý nghĩ, thay Rabelais bằng Tây Du Ký?

Nhắc đến Kafka, có ngay Kafka: “Gia tài” lớn lao của Kafka sắp được “công chúng hóa’.
Cái chuyện Mạc Ngôn vừa đợp Nobel, là bèn phán, “Trả tự do cho Lưu Hiển Ba càng sớm càng tốt”, là đúng trong mong đợi của Viện Hàn Lâm, cũng đúng như hình ảnh trong trí tưởng tượng của Gấu, về ông Nobel Mít, khi cầm cái “cũng” bửu bối Nobel đó, “dí” vào Lăng Bác Hát, và phán, đi chỗ khác chơi!
Sau hai đòn “dương cương”, không đi đến đâu, là Cao Hành Kiện, và Lưu Hiển Ba, Viện Hàn Lâm ra đòn “âm nhu”, thuổng Mộ Dung Phục, phát Nobel cho chính 1 tên VC Tẫu, là vậy.
Có vẻ như mấy Ông Hàn rất thấm nhuần chưởng Kim Dung, khác hẳn Sến!
Ngay cả cái sự kiện, đám ly khai chửi nhặng lên, thì là cũng nằm trong dự kiến của Viện Hàn Lâm.
Cũng thế, là sự kiện, mấy đấng nhà văn VC, như Quê Choa, Trần Mạnh Hảo…  đồng loạt “đứng về phía” Nobel!
Và vụ này làm Gấu nhớ đến Nguyễn Mộng Giác!
Sở dĩ Gấu được NMG mời viết cho Văn Học, trả nhuận bút, tháng tháng, một trăm đô Mẽo một đường Tạp Ghi, là vì "Người" có lần gật gù xoa đầu Gấu, ông "được" lắm, chưa từng bao giờ gọi đám trong nước là "văn nô"!
Đám nhà văn VC mừng là vậy. “Nhân loại” vẫn còn cần đến chúng ta. Hãy viết sao, làm bật ra nỗi đau của dân Mít, là OK.
Trong những lời khen Mạc Ngôn, Gấu mê nhất của Updike, trong bài “Tre Đắng”.
Đúng là tri kỷ của Mạc Ngôn và của cái phần nhân loại Á Châu đời đời bị Cái Ác Á Châu hành hạ, dọc theo suốt lịch sử.
Cả hai thế giới, cũ, và thế kỷ 20, thì đều là những hắc điếm, nhà thổ, của làm thịt người, tra tấn, đói khát, và - đối với tập thể dân quê, lao động quá độ, quá sức con người, thật là dã man, tàn bạo. Cả hai loại nhân vật được đưa vô tiểu thuyết thì đều là những con người yếu ớt, không trưởng thành nổi. Tuy nhiên, không giống như ba thứ nhân vật can đảm hơn, dấn thân hơn, ở trong những cuốn biên niên giả tưởng, họ sống sót để kể ra những câu chuyện của họ. Sự yếu đuối của họ, tự buông xuôi, và chất thơ ca tự nhiên mà cả hai đều có thể có được, thì bèn dõng dạc nói "Không" với những xã hội đã làm cho cuộc sống trên trái đất trở thành địa ngục.
Những xã hội tồi tệ không khuyến khích con người trưởng thành, làm người.
Tháng 10 14, 2012
Phạm Thị Hoài
Cả hai nhà văn gối đầu giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều không và sẽ không bao giờ lọt tầm ngắm của Giải Nobel Văn chương nữa. Những nhà văn mà tôi khâm phục cũng thế: James Joyce, Robert Musil, Jorge Luis Borges, Thomas Bernhard, Roberto Bolaños. Chưa kể những bậc thầy kinh điển: Lỗ Tấn, Lev Tolstoy, Marcel Proust. Lấy tôn chỉ ấn định trong di chúc của Alfred Nobel năm 1895 ra xét thì hai tác giả văn học duy nhất – trong đó một người đã tự vẫn – tôi đọc trong năm vừa rồi, David Foster Wallace với Infinite Jest và Mark Z. Danielewski với Only Revolutions đều đại diện cho văn học ngoài hành tinh, cách Viện Hàn lâm Thụy Điển vài năm ánh sáng. Liệt kê dài dòng như vậy và với ưu thế của một người biết chắc mình không bao giờ thắng xổ số, tôi có thể thoải mái tuyên bố rằng Nobel Văn chương rơi vào đầu ai thì người đó phải chịu, chẳng liên quan gì đến tôi; không thay đổi vận mệnh văn chương nhân loại đã đành, lại càng không ảnh hưởng đến tình yêu văn chương của từng cá nhân. Miễn không phải là một ông Hoàng Quang Thuận nào đó, còn lại mọi lựa chọn đều xứng đáng như nhau. Có thể bạn ưu tiên Bob Dylan, tôi ưu ái Thomas Pynchon, nhưng tôi không có gì bất mãn khi cuối cùng Mạc Ngôn thay vì Ngũgĩ wa Thiong’o hay Murakami Haruki được chọn. Thế giới này có nhiều nhà văn đáng đọc hơn một đời đọc của chúng ta có thể kham nổi.
Tác gia văn chương, chung quy có ba loại. Loại dành cho đồng nghiệp, tác gia của tác giả. Loại dành cho công chúng, tác gia của độc giả. Và loại dành riêng cho sự tự mê hoặc của những tác giả tự phong.
Loại thứ nhất hiếm hoi, là những người không thể thay thế, mất một ai trong số họ là cơ thể văn chương nhân loại tàn phế một bộ phận trọng yếu. James Joyce, nói theo lời đồng nghiệp Đức Tucholsky của ông, vô cùng khó nhằn, nhưng chẻ ra thật nhỏ thì mỗi viên cũng nấu được một nồi súp đầy chất lượng. Kafka là mẫu mực. Nabokov là trường đào tạo. Borges là kho tàng văn hóa. Thomas Berndhard là vòi phun cảm hứng… Người không thể thay thế trong văn học Việt Nam theo tôi là Nguyễn Du, nhà hậu cần ngôn ngữ.
Loại thứ hai đông hơn và là đối tượng chính của các nhà điểm sách, phê bình và nghiên cứu văn học. Đánh giá về tài năng và tầm cỡ của họ là việc phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu và môi trường văn hóa. Từ Balzac, Dostoevsky, Sartre, George Orwell đến Günter Grass, Paul Auster, Dư Hoa, Murakami…, tất cả đều chung số phận được công chúng này ngưỡng mộ, bị công chúng kia chê bai. Mạc Ngôn là nhà văn của công chúng, một công chúng về số lượng thậm chí có thể vượt qua cộng đồng độc giả của cả Harry Potter lẫn Fifty Shades of Grey gộp lại. Sau khi trúng giải, riêng độc giả Trung Quốc của ông đã có thể chấp thêm cả cộng đồng Chạng vạng (Twilight) vào đó. Gu văn chương của tôi không thật hạp với những bàn tiệc ú hụ mà tác giả Phong nhũ phì đồn thường dọn, đầy ắp đến bội thực hình ảnh, hình tượng, phúng dụ, ngoa dụ, không từ cả những món đẫm “nước chảy thành mương” đầy khêu gợi, hay những đặc sản sởn gai ốc như nguyên một chú bé nướng ròn bày trên khay bạc. Nhưng các món mà ông chế biến tài ba không chỉ khoái khẩu với giới bình dân. Người đọc khe khắt hơn cũng được ông phục vụ tận tình. Ông là một nhà kể chuyện xuất sắc. Thành tựu của ông, theo Ủy ban Nobel, một “hiện thực huyễn giác pha trộn cả cổ tích, lịch sử và hiện tại“, tôi thừa nhận không bàn cãi, chỉ xin thay Faulkner bằng Gabriel García Márquez, Rabelais bằng Tây du kí trong “kết hợp của Faulkner, Dickens và Rabelais” được nhắc đến. Giải Nobel Văn chương năm nay không hề làm văn chương xuống giá. Văn học Trung Quốc đương đại hoàn toàn có quyền tự hào với Mạc Ngôn. Về những gì đáng bàn ngoài vòng hiện thực huyễn giác của ông, xin đề cập trong một dịp khác.
Loại thứ ba đông hơn cả, nhưng chỉ đáng quan tâm ở khía cạnh họ là những kẻ làm ngôn ngữ xói mòn nhanh nhất, ngốn nhiều giấy mực và byte nhất, và là thủ phạm chính khiến văn chương bị xóa thành công khỏi danh sách nhu yếu phẩm tinh thần của con người. Trong khi nhà văn loại thứ nhất có khi cần đến 10 năm, 20 năm để bỏ dở một tác phẩm thì nhà văn loại thứ ba mỗi ngày đều đẻ nóng vài ba đứa con tinh thần rồi đem máu thịt của mình đi rải trong thiên hạ, với phương châm thà bị tống vào thùng rác còn hơn không tồn tại. Tác phẩm của ông Hoàng Quang Thuận thuộc loại thứ ba này. Đề cử một tác giả như vậy vào Giải Nobel Văn chương không khác việc đoàn Việt Nam đăng kí mức xà nhảy cao 1m70, là mức Thế vận hội không biết đến. Thơ ngẩn ngơ nhập đồng đến từ Việt Nam cũng là thứ mà Giải Nobel Văn chương trong 111 năm lịch sử của mình không lường đến. Câu chuyện Hoàng Quang Thuận cho thấy nhà văn loại thứ ba ở Việt Nam đã đạt đủ thành tựu để văn chương ở đất nước này trở thành một tồn tại thứ yếu, không còn đáng đếm xỉa ngay cả cho các nhà kiểm duyệt.
Tôi tự thấy mình may mắn đã ra mắt ở một thời điểm mà văn chương còn quan yếu, có lẽ quan yếu hơn vai trò thật của nó. Trong bối cảnh hiện thời, kẻ thù đáng sợ nhất của nhà văn Việt Nam không phải là chế độ kiểm duyệt – tuy vẫn tùy tiện và ngu xuẩn như bao giờ, nhưng đã chểnh mảng và lỏng tay hơn xưa nhiều – mà là sự thờ ơ chính đáng của xã hội dành cho cái được coi là văn chương quốc gia.
© 2012 pro&contra
Đọc bài viết này, thì Gấu lại có cái cảm giác, là Sến lên tiếng về giải Nobel, và bèn, phân loại nhà văn, có thể là do bực bội, khi đọc những dòng Gấu lèm bèm về Mạc Ngôn!
Bài viết của Sến rất bảnh. Nhận xét về thông báo chính thức của Viện Hàn Lâm [bỏ tên sư phụ của Gấu ra], quá tuyệt. Những nhận xét về Mạc Ngôn cũng quá đúng.
Nhưng, bà này vẫn không đọc ra Mạc Ngôn, như John Updike đọc ông.
Bà này không biết nỗi đau của dân TQ, cũng như cái Ác của giống Á.
Đọc văn là phải đọc bằng trái tim, không phải bằng cái đầu.
Gấu hơn người là ở chỗ đó, thượng vàng hạ cám, gì cũng đọc, và đều bằng trái tim!
Viết cũng thế, mà đọc cũng thế.
Hà hà!
Trong hai nhà văn gối đầu giường của Sến, Kafka là người ngoài hành tinh, giải thưởng nào ở cõi đời này xứng với ông? Ngoài hành tinh đấy, nhưng lại khuyên, trong cuộc chiến đấu sinh tử giữa mi và thế giới, hãy ở về phía thế giới. Nabokov, ngược lại, là 1 người rất thèm Nobel: "Vladimir Nabokov có lẽ là người than van nhiều nhất về chuyện hụt giải" (one of the most-lamented non-laureates, The New Yorker).  Khi Pasternak được, ông cay cú quá, tố Pasternak là nhà văn nhà nước Liên Xô! Cũng 1 thứ cai ngục, nói theo Thầy Cuốc, khi viết về Mạc Ngôn.
Nabokov quả là 1 bậc đại sư phụ, nhưng cái ông thiếu, thì Kafka lại thật thừa. Quái là làm sao mà Sến lại nhét chung hai ông ở dưới gối?
*
Bản văn thứ ba từ một nguồn dễ dự đoán hơn nhiều: những bài viết của Kierkegaard. Tinh anh đồng điệu giữa cả hai người viết là một điều ai cũng nhận ra. Điều chưa được nói tới, như tôi cho tới lúc này hiểu được, đó là sự kiện, Kierkegaard, như Kafka, viết nhiều ngụ ngôn tôn giáo, về những đề tài trưởng giả, đương đại. Lowrie, trong cuốn Kierkegaard của ông, (Oxford University, 1938), đã chuyển ngữ hai trong số đó. Một là câu chuyện một người làm bạc giả, dưới sự kiểm soát gắt gao, đếm giấy bạc trong Ngân hàng Anh; cùng một đường hướng như vậy, Thượng Đế sẽ không tin tưởng Kierkegaard, và đã giao cho ông một nhiệm vụ để hoàn thành, chính bởi vì, Người biết ông ta vốn thân quen với cái xấu.
Cái chuyện Mạc Ngôn được trao Nobel có gì tương tự với anh chàng làm bạc giả được Ông Giời cho làm nghề đếm bạc ở Kho Bạc Anh. Và Gấu, ăn nói bỗ bã, cà chớn, phán “nhảm”, phải có tí cứt thì mới viết văn được.
Liệu có bắt buộc phải trao Nobel cho anh Tẫu, “Do Nobels Oblige”, là cũng theo nghĩa đó!

Nhắc đến Kafka, có ngay Kafka: “Gia tài” lớn lao của Kafka sắp được “công chúng hóa’.

Thưa Ngài, tôi muốn có thêm vài Mo…
Mạc Ngôn, một tác giả mắn đẻ Tầu, đợp Nobel văn chương năm nay, 2012. Những tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông, là “Cao Lương Đỏ”, được chuyển thể thành phim, do Trương Nghệ Mưu đạo diễn, và “Xứ Nhậu”. Ông là một trong những nhà văn Tẫu được dịch rộng rãi nhất. Theo thông báo chính thức của Viện Hàn Lâm, “Mạc Ngôn, bằng cách viết hiện thực mộng mị, quái đản, xì ke, ma tuý, đã chơi 1 món lẩu, trộn, hầm bà làng trong đó, là những câu chuyện kể dân gian, lịch sử, và đương thời”. Tác phẩm của ông được so sánh với chủ nghĩa hiện thực thần kỳ của nhà văn Colombia, Gabriel Garcia Marquez. Vào năm 2007, xém 1 tí là ông đợp Booker Prize, sau lọt vô nhà văn Nigeria, Chinua Achebe.
Tin ông đợp Nobel được tưng bừng đón nhận ở TQ. Khác Liu Xiaobo, một nhà ly khai TQ được Nobel Hòa Bình năm 2010, trường hợp Mạc được kể như, một chọn lựa an toàn. Thông tấn xã nhà nước CCTV loan tin, và không bị kiểm duyệt bởi Weibo, một trang Twitter “made in China”. Một vài nhà phê bình, tuy nhiên, lèm bèm, Mạc "gần gụi cung đình quá", và, họ cũng lầu bầu về cái chuyện nhà nước Tẫu vẫn tiếp tục kiểm duyệt sách báo và truyền thông đại chúng

*

Năm ngoái, Mạc Ngôn gửi cho Sếp của tôi, bức hình đứa cháu gái của ông. Giống ông y chang. Như thể ông tái sinh. Có thể lắm chứ! Có thể ông đang sinh ra hoài hoài, hoặc là, ông đếch chịu trưởng thành. Và tháng vừa rồi, tôi khởi sự dịch qua tiếng Anh tác phẩm POW! của ông, và tôi hiểu tại sao.





































Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư