Ẩn Dụ




Ẩn Dụ


Nhưng phải đến chót đời thì GCC mới hiểu ra được, trong ‘ẩn dụ’, trong “liên tưởng” - lấy cái này, để chỉ cái kia; cái này làm nhớ tới cái kia - còn có cái gọi là ‘nhân quả” của Phật Giáo: cái này, là nhân, cái kia, là quả, hay, ngược lại.
Gấu phát giác ra, cái gọi là lý thuyết nhân quả, trong ẩn dụ, trong liên tưởng, khi đi tù VC. Bỏ xứ Bắc Kít, lên tầu há mồm, ra Đệ Thất Hạm Đội, ở bên ngoài Vịnh Hạ Long, khi đang lênh đênh trên tầu há mồm, thằng cu Gấu nhà quê chưa từng đi biển, đã ói lên ói xuống, nhưng cũng cố nhìn lần chót kỳ quan Hạ Long Bay.
Vô Nam, ở nhà ông anh vợ, không hề biết đến kinh nghiệm những ngày ở khu lều tạm cư Phú Thọ. Đi học. Ra trường, đi làm. Chưa từng 1 ngày bị đói. Quên dần ám ánh đói, của xứ Bắc Kít.
Nhưng thế thì cũng thường thôi, và hình như là số phận chung của cả 1 thế hệ Bắc Kít di cư.
Phải đến khi đi tù VC, thì Gấu mới biết đến cái hạnh phúc thưởng thức đặc sản cao quý nhất của Miền Nam.
Thịt chuột.
Và để được thưởng thức nó, thì phải ăn cái món mầm đá đã!
Hà, hà!
Chắc bạn cũng biết câu chuyện Chúa Trịnh chờ xơi mầm đá, ninh hoài không chín, và trong khi chờ, đói mờ người, Trạng Quỳnh bèn dâng món ăn tạm, Chúa ăn ngon quá, khen nức nở, hỏi, món gì vậy. Thưa, Đại Phong.
Đại Phong, là gió to. Gió to thì đổ đình, đổ chùa. Đổ chùa thì tượng lo. Tượng lo, là lọ tương.
Để được ăn cái món thịt chuột đó, GCC cũng phải đợi, như Chúa Trịnh, có thể nói, từ lúc bò xuống Tầu Há Mồm, cho đến khi gặp lại đám bộ đội Bắc Kít vô giải phóng Sài Gòn, và đem trả lại cho Gấu cái ám ảnh đói ngày nào, rồi phải đợi đi tù VC....



Borges nhắc tới một cuốn bách khoa nào đó, ở xứ sở của Kim Dung, theo đó, loài vật được chia ra như sau: 
a/ thuộc về Hoàng Đế, b/ được tẩm nước thơm, c/ được thuần hóa, d/ heo sữa, e/ nhân ngư, f/ huyền hoặc, g/ chó thả rông, h/ ở trong bảng sắp xếp này, i/ cử động như người điên, j/ không thể đếm được, k/ được vẽ bằng một ngọn bút lông lạc đà thật mịn, l/v…v… và v… v, m/vừa đánh bể một cái bình, n/ ở xa trông như ruồi. 
Theo Foucault một bảng phân loại như thế đúng là thách thức lối tư duy của Tây phương. Làm sao có thể hiểu nổi những con vật không có gì giống nhau, lại ở cùng trong một bảng sắp xếp, ngoài cái trật tự abcd như trên? Trong khi tìm hiểu một trật tự như vậy, ông nhìn ra một điều: lịch sử của sự khùng điên sẽ là lịch sử của Kẻ Khác, lịch sử trật tự của những sự vật sẽ là lịch sử của Ta (Le Même). Và đối với văn minh Tây phương, lịch sử của Kẻ Khác – không phải lịch sử trật tự của những sự vật – bị coi là thứ yếu, xa lạ, và bị đẩy bật ra khỏi lịch sử của những Ta. Đây là lý do người điên bị tống vào tù, hoặc bị cưỡng bức lao động.
Những phát giác quan trọng nhất, về thơ, của Jakobson, qua Roland Barthes, mà chúng ta có được:
Jakobson đã ôm lấy Văn chương bằng ba cách.
Trước tiên, ông tạo ra, ngay chính bên trong môn ngôn ngữ học, một bộ phận đặc biệt, "Thi học"; bộ phận này (và đây là điều mới mẻ trong việc làm của ông, phần đóng góp lịch sử của ông), ông không định nghĩa nó, từ Văn chương (như thể Thi học vẫn còn phụ thuộc vào 'thơ tính' hay vào 'thi ca'), nhưng từ nghiên cứu những nhiệm vụ của ngôn ngữ: mọi hành động nói (speech-act), nhấn mạnh tới hình dạng của thông điệp, là thơ; từ đó, ông có thể, "khởi từ vị trí ngôn ngữ học", gia nhập, tiếp nối những dạng thức sinh động nhất (và thường là đầy chất giải phóng), của Văn chương: quyền hàm hồ của nghĩa (meanings), hệ thay thế, system of substitutions, mã hình tượng, code of figures (ẩn dụ và hoán dụ, metaphor and metonymy)
.…
“nghĩa của ký" (a sign's meaning), chỉ là sự phiên dịch của nó (its translation) vào một ký hiệu khác, nó xác định "nghĩa", không "một lần rồi xong", nhưng là một mức độ "nghĩa" khác (which defines meaning not as a final signified but as "another" signifying level).
Món quà tuyệt vời
*
Những phát giác quan trọng, chúng ta cần, ở đây, là:
1. quyền hàm hồ của “nghĩa” [meaning].
2. nghĩa của một ký hiệu ở trong sự chuyển dịch của nó, vào một ký hiệu khác.
Thành thử, lấy thí dụ, khi Phạm Duy làm bản nhạc của ông, về lá diêu bông, và Hoàng Cầm nói, ông không hiểu lá diêu bông của tôi, như vậy không có nghĩa, PD hiểu sai HC.
Đã có sự chuyển dịch về nghĩa, ở ký hiệu 'lá diêu bông', chúng ta có thể nói như vậy. Đẩy thêm một mức, PD không có ý định "hiểu" Hoàng Cầm. Ông đẩy [chuyển dịch] lá diêu bông của Hoàng Cầm vào "hệ thay thế", là hệ âm nhạc, thí dụ.
Ông ban cho lá diêu bông một nghĩa mới, nghĩa âm thanh.
[Note: To K. Art2all nhân vụ Lá Bâng Khuâng].
Ẩn dụ mới về Lá Diêu Bông
Ẩn dụ, âm Hán-Việt, xuất phát từ chữ Hán: 隐 喻. Ẩn là bí mật, là giấu giếm. Dụ là tương tự, ví von. Còn được gọi là ám dụ . Cũng như ẩn, ám là giấu giếm, bí ẩn. Nói ẩn dụ hay ám dụ, nghe bí hiểm. Thực ra, ẩn dụ đơn giản chỉ có nghĩa là so sánh ngầm.
THT: Da Màu

Theo như thường dùng trong tiếng Việt, thì ẩn dụ là muốn nói đến từ metaphor.
Còn ám dụ, allegory.
Hai từ này, ở bên tiếng Anh, khác nhau.
Câu phán, "thực ra ẩn dụ chỉ có nghĩa là so sánh ngầm", theo GCC, nhảm.
Bởi vì ẩn dụ, như được biết, phải được coi như là một phép tu từ
.
Và như thế, thì đâu chỉ ẩn dụ là… so sánh ngầm. Tất cả mọi hình tượng tu từ thì đều là so sánh ngầm hết!
Note:
GCC sẽ viết tiếp về đề tài này, theo hướng sau đây:
Ẩn dụ như là 1 hình tượng tu từ
Ẩn dụ không phải là ám dụ.
Ẩn dụ vs Ảnh tượng.
Cùng lúc viết về Thơ, Bếp Lửa, Một Chủ Nhật Khác...  và TTT .
Ẩn dụ không phải là so sánh ngầm. Cái định nghĩa, ẩn dụ là 1 từ hoa nhờ đó lý trí áp dụng để chỉ vật này, cho vật khác, do 1 tính chất chung làm chúng sát gần nhau, theo GCC, đúng hơn.
Hơn nữa, ẩn dụ còn liên quan rất  nhiều tới liên tưởng. Nhìn cái này nhớ cái kia, thì đâu có phải là so sánh ngầm?
Nhất Linh tả cả 1 buổi trưa hè, Dũng nhìn qua hàng xóm, thấy 1 cánh áo trắng bay phấp phới trong nắng, thoạt đầu ngỡ ngàng tự hỏi, áo ai nhỉ, và bèn nhớ ra là áo của Loan, và bèn còn nhớ ra là Loan đi học Hà Nội, nghỉ hè, về quê, và còn ngộ ra là mình yêu Loan, cả 1 dẫy hình ảnh, ẩn dụ, ám dụ… như thế, đâu phải để…. so sánh ngầm?
Thực sự mà nói, THT không biết viết tiểu luận, một phần do cái sự ham đọc, ham trích dẫn… mà ra. Phô hàng ra nhiều quá, người đọc không làm sao chọn được hàng xịn. Một bài viết dài thòng, cuối cùng, nhảm.
Chỉ cần 1 hình ảnh thôi, 1 vision, cho 1 bài viết, là đủ.
Cả 1 chuỗi hình ảnh mà NL miêu tả trên, chỉ để tụ vào 1 hình ảnh: cánh áo trắng bay phất phơ gió, trong 1 buổi trưa hè xứ Bắc Kít, là một ẩn dụ, để "nói lên" cái giây phút mặc khải “anh yêu em”, của Dũng.
Someone loved me.
Someone was you!
Hà, hà!
Nhưng phải đến chót đời thì GCC mới hiểu ra được, trong ‘ẩn dụ’, trong “liên tưởng” - lấy cái này, để chỉ cái kia; cái này làm nhớ tới cái kia - còn có cái gọi là ‘nhân quả” của Phật Giáo: cái này, là nhân, cái kia, là quả, hay, ngược lại.
Gấu phát giác ra, cái gọi là lý thuyết nhân quả, trong ẩn dụ, trong liên tưởng, khi đi tù VC.
Ẩn dụ
Ẩn dụ đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật.
Thi ca được trao cho thi sĩ. (Poetry is given to the poet).
Borges
*

Ẩn dụ trong thơ là nơi tập trung nhiều lớp ý nghĩa, là nơi mà ngôn ngữ ở trong tình trạng giàu có nhất của nó. Hình ảnh và ngôn ngữ giao hòa với nhau làm nên trung tâm của các biện pháp tu từ, gồm có sự so sánh, phép tượng trưng, nhân cách hóa, ẩn dụ… mà tôi gọi chung là phép ẩn dụ. Tôi cho rằng có một sự lẫn lộn (confusion) rất đáng tiếc của không ít người đọc hôm nay, trong số họ có cả những người sáng tác và những người yêu thơ, liên quan đến ẩn dụ mà chúng ta thử cùng nhau phân tích để làm sáng tỏ.
Nguyễn Đức Tùng: Đọc một bài thơ như thế nào.
*
Khi đọc Bếp Lửa của TTT, vào năm 1973, tôi có đi một đường phụ lục, scan lại sau đây, để chúng ta có một chút ý niệm về ẩn dụ là cái gì, và nó khác với ảnh tượng như thế nào. Và liệu có thể gọi chung tất cả các từ hoa, như trên vào chung một rọ ẩn dụ được không, và làm như có thể bị “lẫn lộn” chúng với nhau không. Liệu trăm hoa đều nở ra hoa ẩn dụ?
*
*
*

 Ẩn dụ
The Return of the Poetician
Sự trở về của nhà thi học
Roland Barthes


When he sits down in front of the literary work, the poetician does not ask himself: What does this mean? Where does this come from? What does it connect to? But, more simply and more arduously: How is this made? This question has already been asked three times in our history: Poetics has three patrons: Aristotle (whose Poetics provides the first structural analysis of the levels and parts of the tragic oeuvre), Valery (who insisted that literature be established as an object of language), Jakobson (who calls poetic any message which emphasizes its own verbal signifier). Poetics is therefore at once very old (linked to the whole rhetorical culture of our civilization) and very new, insofar as it can today benefit from the important renewal of the sciences of language.
Khi ngồi xuống, đằng trước là một tác phẩm văn học, người làm thơ không tự hỏi: Cái này nghĩa là gì? Cái này đến từ đâu? Nó móc nối tới cái gì? Nhưng, đơn giản hơn, và cũng thật hung hăng con bọ xít hơn:
Cái này được làm ra như thế nào?
Câu hỏi trên đã được đưa ra ba lần rồi, trong lịch sử của chúng ta: Cõi Thơ có ba ông Trùm: Aristotle [tác phẩm Thi Học của ông Trùm này cung cấp bản nghiên cứu thứ nhất, về cấu trúc một bi kịch, với đủ mọi lớp lang, phần đoạn của nó], Valery, [ông này cứ phán đi phán lại, rằng, văn chương được thành lập như là một đối vật của ngôn ngữ], Jakobson, [người ngửi và phán, "có mùi thơ đấy", bất cứ một thông điệp nhấn mạnh lên phần tạo nghĩa, của riêng nó].
Cõi Thơ, như thế, cùng một lúc, thật là xưa, [do mắc mớ tới trọn cả nền văn hóa tu từ của văn minh của chúng ta], và thật là mới, do việc đổi mới quan trọng của những môn khoa học về ngôn ngữ, và từ đó, là những lợi lộc mà nó đem lại cho Cõi Thơ.
*
Món quà tuyệt vời
Roland Barthes

"each of us must realize, once and for all, that the linguist deaf to poetic function, like the specialist in literature indifferent to the problems and ignorant of methods of linguistics, is henceforth, in either case, a flagrant anachronism"
"mỗi chúng ta phải nhận ra, một lần cho mọi lần, nhà ngôn ngữ học mà điếc trước nhiệm vụ thi ca, như chuyên viên văn chương, dửng dưng trước những vấn đề, ngu dốt trước những phương pháp của ngôn ngữ học, trong trường hợp nào thì cũng là một lỗi thời trắng trợn."
*

Một sự lỗi thời trắng trợn, đúng là tình trạng thê lương của những ông nhà thơ Mít, vào thời mới lớn cũng có dăm ba bài thơ đọc được, nhưng dốt đặc cán táu về thơ.
*
Jakobson, người ngửi và phán, "có mùi thơ đấy", bất cứ một thông điệp nhấn mạnh lên phần tạo nghĩa, của riêng nó.
Thơ là cái gì? Thơ là giản dị như vậy.
*
Chắc lại phải lèm bèm về thơ, vì mấy ông mù tịt về thơ, phán loạn cào cào châu chấu về nó! NQT
*
Cả một nền thơ ca lẫm liệt, thi ca siêu thực, được một ông chưa từng có một bài thơ nào ra hồn, nhưng viết thì cứ như bố chó xồm, nào khuyên, nào bảo, tại sao thế này, tại sao thế kia, phán, như sau đây. (1)

(1) Đây là vài lời phán của ông Trùm, trích talawas:

12.11.2003
Nguyễn Đức Tùng
Về bài Đi lên bắt hạt sương trời, Phabatho cần phải chứng minh rõ ràng. Tốt nhất là trên diễn đàn chính. Nếu không, có thể thành ra chỉ là lối nói vu vơ nhảm nhí. (Ngoài ra trong một câu văn ngắn và đơn giản vừa rồi, Phabatho cũng sai hai lỗi văn phạm.)
29.9.2003
Nguyễn Đức Tùng
Bài của anh Ngô Văn Tao được viết rất hay, tôi cho là đã phần nào chỉ ra được về căn bản những thiếu sót và rối rắm của anh Nguyễn Hữu Liêm về triết học, tiếc thay lại là lĩnh vực chính của anh ấy.
3.12.2003
Nguyễn Đức Tùng
Bài viết của tác giả Ngô Tự Lập về vấn đề liên quan đến truyện ngắn Việt Nam thật chính xác và kịp thời. Các nhà văn như chị Y Ban nên tránh những căn bệnh ấu trĩ kiểu này.
.....
Bạn thừa sức đoán ra những phán ngôn còn lại, và mãi mãi về sau này!
Thú thực, Gấu, hơn nửa thế kỷ cầm viết, không làm sao viết nổi thứ style của các ông Trùm, như trên .
Đúng là sinh ra là đã có văn[g] mạng làm Trùm thiên hạ!
NQT
*
1917 là Guillaume Apollinaire, nhưng người cổ vũ đến cùng là André Breton. Các nhà siêu thực nhấn mạnh đến phương pháp sáng tạo tự động (automatic writing), và các giấc mơ. Rõ ràng là họ chịu ảnh hưởng của phân tâm học

Phương pháp siêu thực cho phép các nhà thơ đi xa trong liên tưởng, tạo ra các hình ảnh và các ý tưởng trong thơ có mối liên hệ khó giải thích, có thể gọi là vô thức. Cần chú ý rằng mặc dù phong trào siêu thực đã thúc đẩy những tiến bộ đáng kể trong văn chương, những người lập ra hay khai triển nó như Breton, Aragon, có lẽ với một ngoại lệ duy nhất là Octavio Paz - lâu về sau, đều có tính quá khích, phá hủy, thậm chí phá hoại, đồng bóng.
Trích Hội Nuận
*
Phán như thế về siêu thực thì kinh thật!
"Cần chú ý rằng, mặc dù...!"
Đúng giọng ông Trùm!
Vẫn giọng ông Trùm!
Cứ giả như đúng như thế, thì cũng làm ơn giải thích cho độc giả một tí, tại ra làm sao mà nó như vậy.
Sợ rằng, nếu đúng như thế, thì đây là lời khen tuyệt vời nhất về nó, cũng nên! (1)
(1)
Bởi vì, như Artaud, được người đời gán cho “thương hiệu” thiên tài khùng, một trong những nhà thơ siêu thực, [gia nhập nhóm năm 1924), còn đi xa hơn nữa, so với những lời dè bỉu siêu thực của ông này, khi phán về thơ.:
"Tôi, thi sĩ, nghe những tiếng nói không thuộc thế giới của những tư tưởng. Bởi vì, nơi tôi đang ở, là nơi chẳng có gì để mà tư tưởng."
Chủ nghĩa siêu thực đối với Artaud, chính là sự trinh nguyên của tuyệt vọng [la pureté du désespoir). Và có thể nói, ông là tổ sư của những đệ tử như là Vi Thuỳ Linh, thí dụ, bởi vì, với Artaud, bản văn [thơ] chính là cơ thể của mình.
Hay nói như Todorov, về ba nhà phiêu lưu tìm tuyệt đối [Wilde, Rilke, Tsvetaeva]: Không bằng lòng sáng tạo ra những tác phẩm bất hủ, họ đem ngay cuộc đời của họ ra để phục vụ cái đẹp, cái toàn thiện. Kết quả, người đầu tiên trầm luân, sa đọa, người thứ nhì, u uất, người thứ ba, tự tử.
*
Giàng Búi Tây: Chân dung tự họa, Artaud
*
Sáng tác tự động, nó ra làm sao?
Liên tưởng tự do (free association):
Association làm sao lại dịch là liên tưởng được?
Liên tưởng có nghĩa, cái này làm bật ra cái kia, "đóng đinh thập tự thơ" làm liên tưởng tới "đóng đinh tôi lên giường", đại khái thế!
Association là kết hợp. Một bài thơ thường gồm một số hình ảnh được nhà thơ kết hợp, sắp xếp theo như cái đầu thơ của thi sĩ lúc đó mường tượng ra, hình ảnh này nên để gần hình ảnh kia, thí dụ vậy.
Free association đúng ra nên dịch là kết hợp tưới hột sen.
Đây cũng là một trong những phương pháp làm thơ, viết văn, viết triết học.
Foucault, ngay ở đầu cuốn Chữ và Vật, chẳng đã nhắc đến bảng xếp loại của mấy ông Trung Hoa, mà từ đó, ông mở ra được Chữ và Vật. (1)
Kiểu viết Tạp của Gấu, là cũng thuộc diện free association!
Một ông bạn văn ban cho nó một cái tên thật đẹp: Lăng Ba Vi Bộ!
(1) Nhưng nếu chưa thể thu ngần ấy cái độc đáo vào một mối, thì trong khi chờ đợi, sao người ta không thử xếp loại chúng?"
Trong khi chờ đợi (Godot?): Thời gian chờ đợi - nếu chúng ta cùng gật gù với Barthes - "Huyền hoặc thay, sở hữu thế gian không bắt đầu từ Sáng Thế Ký, mà là khi tư hữu bắt đầu, tức là từ Đại Hồng Thủy, khi con người bắt buộc phải đặt tên cho từng chủng loại, lo nơi ăn chốn ở cho chúng, tức là tách chúng ra khỏi những chủng loại khác." - phải tính từ Đại Hồng Thủy, và cái công việc "thử xếp loại", cũng đã bắt đầu từ đó. Và đây là lịch sử nhân loại trước khi, và chắc là chẳng bao giờ được thu về một mối.
Và đó cũng là một trong những "chủ đề" của cuốn "Chữ và Vật".
"Les Mots et les Choses", nhan đề bản tiếng Anh có lẽ sáng sủa và thích hợp với chúng ta: "The Order of Things (Trật tự của những sự vật)." Trong Lời Mở Đầu, ông cho biết, cuốn sách được gợi hứng từ một bài viết của Borges. Và cùng với bài viết, là tiếng cười làm rung rinh cõi tư duy của chúng ta (Tây phương).
Borges nhắc tới một cuốn bách khoa nào đó, ở xứ sở của Kim Dung, theo đó, loài vật được chia ra như sau: 
a/ thuộc về Hoàng Đế, b/ được tẩm nước thơm, c/ được thuần hóa, d/ heo sữa, e/ nhân ngư, f/ huyền hoặc, g/ chó thả rông, h/ ở trong bảng sắp xếp này, i/ cử động như người điên, j/ không thể đếm được, k/ được vẽ bằng một ngọn bút lông lạc đà thật mịn, l/v…v… và v… v, m/vừa đánh bể một cái bình, n/ ở xa trông như ruồi. 
Theo Foucault một bảng phân loại như thế đúng là thách thức lối tư duy của Tây phương. Làm sao có thể hiểu nổi những con vật không có gì giống nhau, lại ở cùng trong một bảng sắp xếp, ngoài cái trật tự abcd như trên? Trong khi tìm hiểu một trật tự như vậy, ông nhìn ra một điều: lịch sử của sự khùng điên sẽ là lịch sử của Kẻ Khác, lịch sử trật tự của những sự vật sẽ là lịch sử của Ta (Le Même). Và đối với văn minh Tây phương, lịch sử của Kẻ Khác – không phải lịch sử trật tự của những sự vật – bị coi là thứ yếu, xa lạ, và bị đẩy bật ra khỏi lịch sử của những Ta. Đây là lý do người điên bị tống vào tù, hoặc bị cưỡng bức lao động.
Vô Kỵ giữa chúng ta

Những phát giác quan trọng nhất, về thơ, của Jakobson, qua Roland Barthes, mà chúng ta có được:
Jakobson đã ôm lấy Văn chương bằng ba cách.
Trước tiên, ông tạo ra, ngay chính bên trong môn ngôn ngữ học, một bộ phận đặc biệt, "Thi học"; bộ phận này (và đây là điều mới mẻ trong việc làm của ông, phần đóng góp lịch sử của ông), ông không định nghĩa nó, từ Văn chương (như thể Thi học vẫn còn phụ thuộc vào 'thơ tính' hay vào 'thi ca'), nhưng từ nghiên cứu những nhiệm vụ của ngôn ngữ: mọi hành động nói (speech-act), nhấn mạnh tới hình dạng của thông điệp, là thơ; từ đó, ông có thể, "khởi từ vị trí ngôn ngữ học", gia nhập, tiếp nối những dạng thức sinh động nhất (và thường là đầy chất giải phóng), của Văn chương: quyền hàm hồ của nghĩa (meanings), hệ thay thế, system of substitutions, mã hình tượng, code of figures (ẩn dụ và hoán dụ, metaphor and metonymy)
.…
“nghĩa của ký" (a sign's meaning), chỉ là sự phiên dịch của nó (its translation) vào một ký hiệu khác, nó xác định "nghĩa", không "một lần rồi xong", nhưng là một mức độ "nghĩa" khác (which defines meaning not as a final signified but as "another" signifying level).
Món quà tuyệt vời
*

Những phát giác quan trọng, chúng ta cần, ở đây, là:
1. quyền hàm hồ của “nghĩa” [meaning].
2. nghĩa của một ký hiệu ở trong sự chuyển dịch của nó, vào một ký hiệu khác.
Thành thử, lấy thí dụ, khi Phạm Duy làm bản nhạc của ông, về lá diêu bông, và Hoàng Cầm nói, ông không hiểu lá diêu bông của tôi, như vậy không có nghĩa, PD hiểu sai HC.
Đã có sự chuyển dịch về nghĩa, ở ký hiệu 'lá diêu bông', chúng ta có thể nói như vậy. Đẩy thêm một mức, PD không có ý định "hiểu" Hoàng Cầm. Ông đẩy [chuyển dịch] lá diêu bông của Hoàng Cầm vào "hệ thay thế", là hệ âm nhạc, thí dụ.
Ông ban cho lá diêu bông một nghĩa mới, nghĩa âm thanh.
[Note: To K.
Art2all nhân vụ Lá Bâng Khuâng].
Ẩn dụ mới về Lá Diêu Bông




Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư