Walter Benjamin: A Tribute


WB by Coetzee
WB by TLS



*

Cái từ “Hội Nhà Thổ”, 1 vị độc giả trên Blog NL, trách GCC, là miệt thị HNV/VC, gốc của nó, là từ Walter Benjamin:

Sách và Bướm - thứ nào có đàn ông của thứ đó, những kẻ sống trên lưng họ - tính viết, "sống trên trôn họ", nhưng đểu cáng quá - và hành hạ họ.
Les livres et les putains - ils ont chacun leur genre d'homme, qui vivent sur leur dos, et les maltraitaient
Walter Benjamin, Sens unique

Walter Benjamin: A Tribute
 
Hai tác phẩm sử thi của thế kỷ 20 là hai tác phẩm lớn lao về điêu tàn.
Thi khúc [Cantos ] của Pound, và Thương Xá, [The Arcades Project], của Benjamin.
Từ một khoảng cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích dẫn, và trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít. Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.
Coetzee: Những Kỳ Tích Về Benjamin
Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng:
Mít chúng ta cần 1 tác phẩm, về “Điêu Tàn ư, đâu chỉ điêu tàn”.
Hay 1 thứ, cẩm như “Ô Nhục” của Coetzee!
* *




Hai tác phẩm sử thi của thế kỷ 20 là hai tác phẩm lớn lao về điêu tàn.
Thi khúc [Cantos ] của Pound, và Thương Xá, [The Arcades Project], của Benjamin.
Từ một khoảng cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích dẫn, và trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít. Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.
Coetzee: Những Kỳ Tích Về Benjamin
Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng:
Mít chúng ta cần 1 tác phẩm, về “Điêu Tàn ư, đâu chỉ điêu tàn”.
Hay 1 thứ, cẩm như “Ô Nhục” của Coetzee!

*
Về Walter Benjamin. Bài này cũng mới lòi ra, đầu tháng, theo server:

 TV đi liền, và chắc chắn sẽ dịch liền, vì GCC mê tay này lắm, cũng đệ tử Cô Ba, nhưng sướng hơn GCC nhiều, vì được Cô Ba gật đầu cho theo hầu!
Trên tờ Literary Review, Dec 2013 / Jan 2014, có 1 bài điểm cuốn mới ra lò, tiểu sử Walter Benjamin, Một đời phê phán, A Critical Life, coi ông là người cuối cùng của chủng loại trưởng giả bực cao, Last of the Haute Bourgoisie.

Còn bài nữa điểm cuốn “Thánh Cam Địa trước Ấn Độ, Gandhi before India”, cũng tuyệt lắm, không phải cho TV, mà là cho Blog của SCN! 
JOHN GRAY
Last of the Haute Bourgeoisie
Walter Benjamin: A Critical Life
By Howard Eiland & Michael W Jennings
(Harvard University Press/The Belknap Pres 704pp £25) 
A letter describing Walter Benjamin as he appeared in the early months of 1938, when he was living in Paris, captures something essential about the German- Jewish critic and philosopher:
He had nothing of the bohemian about him. In those days, he had a pot belly that protruded slightly. He usually wore an old, halfway sporty tweed jacket with a bourgeois cut, a dark or colored shirt, and grey flannel trousers. I don't believe I ever saw him without a tie.
Benjamin led a precarious and nomadic life, moving from place to place, at times close to penury. His chronic shortage of money was aggravated by a gambling addiction - his family believed he lost large sums at the roulette tables - and spells of paralyzing depression during which he was unable to work.
    The larger explanation for Benjamin's displacement was that his class had been ruined in the chaos that had swept through Europe after the First World War. Coming from a thoroughly assimilated family of the Berlin haute bourgeoisie, he suffered the fate of an entire generation of central European intellectuals: the world into which he had been born had largely disappeared, while the rise of Nazism posed a mortal threat to what remained of it. A paucity of publishing venues and repeated failure in securing an academic post left him without a foothold in society. Yet he never ceased to be loyal to the values of the high bourgeois civilization that was passing away, and devoted a large part of his energy to examining how it was that they were in a state of seemingly terminal decline. As Howard Eiland and Michael Jennings put it, in a forceful summary of the impulses animating Benjamin's work, he 'analyzed the conditions threatening the existence of the very cultural type he embodied'.
    Benjamin is often bracketed with the Frankfurt School of Marxism, but while he knew most of its leading members well and was helped in his struggles by some of them, hi own thought was more fluid and less oriented towards any political objective. The authors comment that the intense political activity of his early university years, when he joined and promoted various youth movements, 'constitutes an absolute exception in Benjamin' pattern of social behavior'. In fact Benjamin never had anything that could be described as a definite political position. Certainly he was on the Left, but his enthusiasm for the Soviet experiment evaporated with Trotsky's emigration.
    Eiland and Jennings suggest that Benjamin's stance towards the world had as much in common 'with the salutary moral skepticism of a long line of bourgeois literati from Goethe to Gottfried Keller' as it did with the proletarian causes affected by his friend Brecht. I would go further and suggest that the fate of this bourgeois tradition was Benjamin's chief concern. Like many in his time he turned to communism in the belief that it could renew the civilization that the European bourgeoisie had embodied at its best. It was a costly illusion, as he seems to have realized. No one can know for sure, but the growing interest he displayed in Jewish mysticism may have been an implicit recognition that any political hopes he might have harbored were vain. In many ways he had closer affinities with Kafka than with Brecht or any of the Frankfurt School.
    The part of Benjamin's work that has had most resonance is his analysis of the impact of modern technology on the nature of culture. In his essay 'The Work of Art in the Age of Mechanical Reproducibility', a version of which was published in 1936 but which he continued to work on into the spring of1939, he argued that the mechanical reproduction of works undermines their authenticity, which derives from their situation in a particular place and time. His analysis has been vastly influential, particularly in writing on film. Most have read it as an attempt at a materialist theory of culture in the Marxian sense, which is how he himself seems to have begun it. But here again other influences are at least as important. There can be no doubt that much of Benjamin's inspiration carne from neo-Romantic German thinkers - such as Ludwig Klages (1872-1956), from whom he derived the idea that works of art have an 'aura' - a quality of uniqueness that Benjamin believed is lost when art becomes an object of mass production.
    How well Benjamin's theories have fared an open question. The cultural transformation that is taking place as a result of the internet goes beyond anything he could have imagined, and it is not obvious that ideas rooted in 19th-century German Romanticism have much leverage today. A more valuable legacy may be his use of the Denkbild, or 'figure of thought', which Eiland and Jennings characterize as a type of prose without discursive argumentation in which 'observations and reflections are presented in paragraph-length clusters of thought revolving around a central idea'. In writing in this way Benjamin was influenced by the German aphorist Georg Christoph Lichtenberg (1742-99) and by Nietzsche, both great prose stylists. Benjamin's choice of this way of writing reflected his rejection of the idea that truth can be captured in any system of ideas - one of the most attractive features of his work. His prose style also expressed his resistance to the standardization of intellectual life, which he feared as part of the industrialization of culture. Ironically, in a development that would not have surprised Benjamin, his critical writings have been absorbed into the academic culture industry, becoming objects of mass production and consumption of the kind he warned against.
    Presented here in what looks like a definitive version, Benjamin's life emerges as a tragedy of incompleteness. If he had survived he would surely have applied his prodigiously fertile mind to the world that developed after the defeat of Nazism. As it was, his thinking was cut short. Released from a French internment camp, Benjamin travelled in September 1940 to a village on the Spanish border. Having managed to acquire an entry visa to the United States but denied an exit visa by the French authorities, he hoped to cross into Spain via a mountain path and then make his way to America. With a small group of fellow refugees and a guide, he reached the Spanish fishing village that was his immediate destination only to find that the Spanish authorities had closed the border to illegal refugees such as himself When one of his fellow refugees said they had no alternative but to go back and face reinternment, Benjamin replied that there was an alternative for him. Using a supply of morphine he carried with him, he ended his life. The day after his suicide the border was opened. An inventory of his belongings, found many years later listed in the municipal records as the property of 'Dr Benjamin Walter', listed a black leather case, a watch, a pipe, some photographs, a pair of glasses, some letters and a small amount of money. There was no record of a manuscript he said he was carrying in the case which he had described as ‘more important as I am'.
*
(a)
Vào cuối thập niên 1930, thủ đô Paris, miếng mồi ngon của những hồ nghi và của quỉ sứ, en proie aux mêmes doutes et démons, như phần còn lại của Cựu Lục Địa, nhưng còn là đất hứa, bếp lửa trí thức, un foyer intellectuel, của những nhà văn chọn lưu vong, như Walter Benjamin.
GCC tưởng tượng ra cái cảnh TTT ngồi thư viện Hà Nội, đọc Mác xít, chờ “di tản”, (1) và cảnh GCC, ngồi thư viện Gia Long Sài Gòn, liền sau đó, những ngày sau 1954, chờ...  cuộc chiến hứa hẹn những điều khủng khiếp, và trong khi chờ, đọc Hồ Hữu Tường, “Con thằn lằn chọn nghiệp”, đọc… Trần Đức Thảo, [mấy thứ này là sách cấm, cũng như sách Mác Xít mà TTT đọc ở thư viện HN, bà cụ Chất biểu Gấu, nó đọc Mác Xít nhiều quá, đến nỗi bị ghi tên vào Sổ Đen. Nên nhớ TTT là giáo sư dậy Mác Xít ở Đại Học Đà Lạt], thực sự là chép, những trang tiếng Tây, như chép Kinh Phật, Bí Kíp… vì làm sao mà đọc, cuốn Phénoménologie et matérialisme dialectique (Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng). [Minh Tâm. Paris 1951].
Ui chao hồi đó sướng thật, chỉ tiếc 1 điều, tiếng Tây tệ quá!
Và tất nhiên, nhớ BHD!
Hà, hà!
Note: Cái truyện ngắn “Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp” của Hồ Hữu Tường, Gấu không chỉ đọc, mà còn nắn nót chép, khi ngồi thư viện Gia Long, mang về nhà tụng, cùng những trang tiếng Tây, từ cuốn của Trần Đức Thảo.
Về già, mới hiểu ra, tại làm sao mà lại mang hai cuốn, một của Koestler [Đêm Giữa Ban Ngày], và một của Nabokov, [Lolita], khi bỏ chạy Sài Gòn:
Koestler, enfin, retrouvé, cuốn "Le Zéro et l'Infini", tôi lục lọi cách chuyến đi không xa, trong mớ sách "ký gởi" - một hình thức mới của sách vỉa hè- tại một tiệm phía bên kia cầu Thị Nghè. Cái thiểu số hỗn độn may mắn sống sót sau những ngày tháng Tư, trở thành những nạn nhân đầu tiên thay con người Sài-gòn dãi dầu mưa nắng Trong số những người đang lục lọi quanh tôi, có kẻ chỉ tò mò lật vài trang đầu, tìm tên chủ nhân, có thể kèm theo đó là một lời đề tặng của chính tác giả cuốn sách. Cả hai đều đã đi xa, vợ con ở nhà mang mớ sách kỷ niệm đổi lấy một vài mớ rau, một hai lon gạo.
Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.
Lolita, của một người bạn thân.
(1)
Bếp Lửa, "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.
Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa "vô thường", và chút hơi ấm của nỗi chết (l'existence de notre acceptation entre la vanité et la tièdeur de mort). Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra...
“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”
Quỳnh Giao.
Hai cái tít Ung Thư, và Nỗi Chết Không Rời, như trên cho thấy, là từ câu của Malraux, G nhớ đại khái, hình như trong La Voie Royale, mais accepter vivant la vanité de son existence, comme un cancer, vivre avec cette tièdeur de mort dans la main.
Tuy nhiên, cái tít Mắt Bão, tên một cuốn tiểu thuyết mà ông tính viết, như trong thư riêng gửi “đảo xa” của nhà thơ, cho biết, là của… Gấu!
Nhớ, lần ngồi Quán Chùa, GCC nói với ông anh, mình sẽ viết 1 cuốn tiểu thuyết đặt tên là Mắt Bão, trung tâm của bạo động, nhưng bất động, đúng cái cảnh GCC ở trên đỉnh cồn, là Đài Liên Lạc VTD thoại quốc tế, gửi hình chiến sự trên toàn cõi Miền Nam, đi khắp nơi trên toàn thế giới, tức là ngồi ở mắt bão..., ông anh gật gù, gợi ý thêm, mi phải đọc sách...  địa lý, thì mới khui ra được những cái tít thần sầu.
Chắc là thấy thằng em chẳng viết viếc [làm đệ tử Cô Ba mà viết khỉ gì nữa], ông anh bèn lấy cái tít và tính viết giùm thằng em chăng?
Chắc là không, vì cuốn mà ông tính viết, như thư riêng gửi “đảo xa” cho thấy, thì vẫn là thời của ông, và Hà Nội, trước 1954.
Một câu hỏi, có tính 'tâm linh', liên quan tới cái việc cắt bỏ những năm tháng cải tạo của TTT, trong đời ông, khi đưa cây thơ TTT vô Văn Miếu.
Liệu đây là một việc làm tuyệt vời, theo nghĩa, thơ của ông, nhất là những dòng thơ ở đâu xa, khi hoàn thành, là hoàn toàn thoát ra khỏi cõi đó, cõi tù, hay hơn cả cõi đó, cõi đời?
Chúng, như hạc vàng "đi mất từ xưa", như rồng "được điểm nhãn", "nhất khứ bất phục phản"?

Theo cái nghĩa mà Bonnefoy nói về thơ, D.M. Thomas nhận định về Dr. Zhivago.
Hay, TTT nói về cõi thơ tù.

“  ...There is another, more recent poetry which aims at salvation. It conceives of the Thing, the real object, in its separation from ourselves, its infinite otherness, as something that can give us an instantaneous glimpse of essential being and thus be our salvation, if indeed we are able to tear the veil of universals, of the conceptual, to attain to it".
["Có một thứ thơ khác, gần đây thôi, nhắm sự cứu rỗi. Nó cưu mang Sự Vật... trong sự tách rời của nó ra khỏi chúng ta... trong cõi khác vô cùng của nó... nếu cần phải xé toạc bức màn vũ trụ, bức màn quan niệm để có cho được."
Bonnefoy
Bác sĩ  Zhivago không chính trị một cách lộ liễu, như nhiều người tại Tây Phương hô hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên án, tố cáo... Nhưng nhà cầm quyền Xô Viết nhận ra, đây đúng là một kẻ thù chết người đối với chế độ. Bất cứ một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành, cho một điều gì hết sức lớn lao, thực hơn nhiều, so với bất cứ  một chế độ chính trị nào, đâu phải chỉ cái thứ chính quyền toàn trị, xây dựng bằng hàng triệu người chết, lao động khổ sai, và một thứ ngôn ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a fidelity to something infinitely greater and more truthful than any political system, let alone a creed built on millions of deaths, slave labor, and a dead and a meaningless language].
D.M. Thomas: Solz, thế kỷ trong ta

Đẫm mình trong thời gian "không lịch sử", hay đúng hơn, lịch sử ở bên ngoài, người ta khám phá ra rằng, những ngày, những tháng đều không phương hướng, không mục đích, trần trụi. Tuyệt đối trần trụi. Sự không hiện hữu (inexistence) của cuộc sống đem đến sự bình an ở bên trong. Cõi thơ êm đềm ngự trị ở bên trên sự bình thản của vũ trụ. Từ đó, mỗi bài thơ là một thời gian khép kín, tách ra khỏi chuyển động của cuộc sống. Thời gian bất thần, của nỗi kinh hoàng, trở thành thời gian cô đọng; chẳng có chi khác biệt, giữa kìm hãm, và bay bổng.
Cũng cái ý của Quỳnh Giao, trên, Steiner viết về tác phẩm 1984, của Orwell, và về mẫu tự cảm tính "K", của Kafka.
Bằng cách chọn cái tít 1984, Orwell ký tên và lấy 1 mẩu thời gian cho mình.
[By opting for Nineteen Eighty-Four, George Orwell achieved an uncanny coup. He put his signature and claim on a piece of time. G. Steiner: Killing Time]

Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người. (1)
Và nếu như thế, thì TTT cũng đã xén một mẩu thời gian, 1954, để ký tên tác phẩm của ông.
Thương Xá, The Arcades Project, của Benjamin mở ra bằng câu thơ của một thi sĩ Việt Nam, để vinh danh Paris, Kinh Đô Thế Kỷ 19:
The waters are blue, the plants pink, the evening is sweet to look on;
One goes for a walk; the grandes dames go for a walk; behind them stroll the petites dames.
[Những dòng nước xanh, cây cối đỏ hồng, buổi chiều nhìn thú biết bao;
Người ta đi dạo, những mệnh phụ phu nhân đi dạo, theo sau nhẩn nha là những phụ nữ bình dân]
Nguyen Trong Hiep, Paris, capitale de la France: Receuil de vers (Hanoi, 1897), poem 25.
Bản tiếng Anh của Harvard University Press. 
Nguyên bản tiếng Pháp [do Nguyễn Tiến Văn sưu tầm]:
Les eaux sont bleues et les plantes roses;
Le soir est doux à contempler;
on se promène.
Les grandes dames se promènent;
derrière elles vont et viennent de petites dames. 
Nguyễn Trọng Hiệp [1934-1902], danh thần đời Tự Đức, quê Hà Đông, tác giả những bộ sử quan trọng như Minh Mạng Chính Yếu, Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, từng giữ chức Tổng Tài Quốc Sử Quán.
Hai câu thơ Benjamin trích dẫn, ở trong tập thơ Tây Sà Thi Tập.
Benjamin khởi sự viết Thương Xá tháng Năm 1935, sau khi bỏ chạy Đức Nazi qua Pháp. Vụ Yên Bái nổ ra vào năm 1930. Simone Weil bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những bài báo trên tờ Người Paris Nhỏ, về số phận người Annamites, vài tháng sau khi vụ Yên Bay bị dập tắt trong hai tuần lễ. "Tôi không bao giờ quên được lúc mà, lần đầu tiên trong đời, tôi cảm và hiểu được bi kịch thực dân thuộc địa". Chắc là Benjamin cũng bị ảnh hưởng tương tự, và đó là lý do Benjamin mở ra Thương Xá bằng những dòng thơ của Nguyễn Trọng Hiệp, như là một tiên đoán sự cáo chung của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. 
Engels nói với tôi rằng chính tại Paris, vào năm 1848, ở quán Café de la Régence [một trong những trung tâm sớm sủa nhất của cách mạng 1789), Marx đã trình bày cho Engels về định mệnh thuyết kinh tế về lý thuyết duy vật lịch sử của ông. - Paul Lafargue.
Vào năm 1757 cả Paris chỉ có 3 tiệm cà phê.
[Thương Xá, trang 108].
Tôi bị hạ đo ván, khi đọc Thương Xá, nói vậy vẫn chưa đủ mạnh!
Tôi biết, đây là một tác phẩm về lịch sử văn hóa, và nó còn thật có ích, nếu được đọc như phê bình văn học, hay triết học.
Nhưng tôi không làm sao bỏ qua, ý tưởng, rằng, đây là một bài thơ sử thi vĩ đại nhất được viết bởi thế kỷ 20:
mẩu đoạn, mâu thuẫn, xung đột, và mời gọi một cách thật là sâu thẳm.
André Alexis, Globe and Mail
"Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.
Coetzee: Những Kỳ Tích Về Benjamin
Tuồng Ảo Hoá Đã Bầy Ra Đấy.
Đây là sân khấu của tất cả những cuộc chiến đấu, tất cả những tư tưởng của tôi.
Benjamin viết về Thương Xá
Còn nhớ, khi Thiệp mới xuất hiện [chàng giáo viên từ đỉnh núi Hua Tát hạ sơn, gióng lên hồi chuông Không Có Vua, đâu có thua gì Zarathustra báo tin Thượng Đế đã chết?], người thì chúc, đừng thuận buồm xuôi gió, người thì lo, coi chừng tẩu hỏa nhập ma.
Chúng ta tự hỏi, tại sao lại có những lời vừa mừng vừa lo như thế?
Và liệu, ông có chứng nghiệm, và quá nữa, xứng đáng, với những lời tiên tri như vậy về ông?
Trở lại với câu phán của Dương Tường, nhà văn chúng ta dốt quá, như vậy, cần đọc những gì, những ai, để cho bớt dốt?
Theo tôi, những nhà văn ở trong nước cần đọc những nhà văn từ trong những nước CS đã nói "không" với chế độ đó. Những Milosz, Manea....
Cởi chuông phải là người buộc chuông, Nguyên Ngọc là người đầu tiên nhận ra điều này - cũng như trước đây, ông là người đầu tiên ngửi ra văn tài của Thiệp - khi giới thiệu Kundera với nhà văn và độc giả trong nước.
Hai tác phẩm sử thi của thế kỷ 20 là hai tác phẩm lớn lao về điêu tàn.
Thi khúc [Cantos ] của Pound, và Thương Xá, [The Arcades Project], của Benjamin.
Từ một khoảng cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích dẫn, và trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít. Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.
Coetzee: Những Kỳ Tích Về Benjamin
Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng:
Mít chúng ta cần 1 tác phẩm, về “Điêu Tàn ư, đâu chỉ điêu tàn”.
Hay 1 thứ, cẩm như “Ô Nhục” của Coetzee!




&*
"Nàng thì rất nhiều đẹp hơn là vui": Tuyệt! Đúng là… Woolf!
Suy tư về Hòa Bường nhân Bom nổ ở trên đầu
Chúng ta phải bồi thường cho đấng đàn ông nào mất khẩu cà nông của anh ta.
Đọc 1 phát, là bèn nghĩ đến lần xém mất súng vì mìn VC ở nhà hàng Mỹ Cảnh!
Nhưng, trong tuyẩn tập những tư tưởng lớn của Woolf này, với Gấu Cà Chớn, bài hay nhất là Ám Ảnh Phố, Street Haunting, Woolf viết về Luân Đôn của Bà. Có những câu văn thần sầu, đúng như thế. Viết essay mà như làm thơ với ý nghĩ, tư tưởng, hình ảnh....
Thế nào Gấu cũng chôm bài này, và dịch ra tiếng Mít, lấy hứng viết về ám ảnh phố của Gấu, về Sài Gòn ngày nào của Gấu, nhất là những ngày làm đệ tử Cô Ba, Phố Gọi thì cũng có nghĩa là Cô Ba  gọi....
How beautiful a London street is then, with its islands of light, and its long groves of darkness, and on one side of it perhaps some tree-sprinkled, grass-grown space where night is folding herself to sleep naturally and, as one passes the iron railing, one hears those little cracklings and stirrings of leaf and twig which seem to suppose the silence of fields all round them, an owl hooting, and far away the rattle of a train in the valley. But this is London, we are reminded; high among the bare trees….
That is true: to escape is the greatest of pleasures; street haunting in winter the greatest of adventures
Đúng như thế: chạy trốn là vĩ đại nhất của lạc thú; ám ảnh phố mùa đông, vĩ đại nhất của phiêu lưu.
Ám ảnh phố mùa đông làm sao bằng ám ảnh Sài Gòn những ngày VC pháo kích, và, Cô Ba gọi!
Gấu mới đọc trên Gió O một chùm thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh về Phố, trong có bài Mõ Phố.
Mõ Phố là nick của Gấu do ông cụ ban cho, khi ông còn sống.
Chả là ông bị Tây ghét, cứ bắt đổi nhiệm sở hoài, và mỗi đứa con là kỷ niệm một nơi chốn.
Và cái đứa rành nơi chốn nhất, ngay từ ngày vừa mới tới, là thằng Mõ Phố.
Nhưng Woolf, hay Gấu & Cô Ba, hay Mõ Phố, gì thì gì, vẫn thua Walter Benjamin.
Độc giả TV đã đọc ông qua Những Kỳ Tích.
*
Gấu mới xuống, vớ được 1 số báo của Canada có bài về ông, đọc loáng thoáng thấy cũng thật ly kỳ bèn tắc lưỡi, như thạch sùng, đợp liền!

*

*

Bài viết ngắn, nhưng tuyệt lắm. Tác giả, Robert Fulford là 1 columnist của tờ National Post. Cây nhà lá vuờn, mời quí vị độc giả TV chiếu cố.


* 
Thương Xá, The Arcades Project, của Benjamin mở ra bằng câu thơ của một thi sĩ Việt Nam, để vinh danh Paris, Kinh Đô Thế Kỷ 19:
The waters are blue, the plants pink, the evening is sweet to look on;
One goes for a walk; the grandes dames go for a walk; behind them stroll the petites dames.
[Những dòng nước xanh, cây cối đỏ hồng, buổi chiều nhìn thú biết bao;
Người ta đi dạo, những mệnh phụ phu nhân đi dạo, theo sau nhẩn nha là những phụ nữ bình dân]
Nguyen Trong Hiep, Paris, capitale de la France: Receuil de vers (Hanoi, 1897), poem 25.
Bản tiếng Anh của Harvard University Press.
Nguyên bản tiếng Pháp [do Nguyễn Tiến Văn sưu tầm]:
Les eaux sont bleues et les plantes roses;
Le soir est doux à contempler;
on se promène.
Les grandes dames se promènent;
derrière elles vont et viennent de petites dames.
Nguyễn Trọng Hiệp [1934-1902], danh thần đời Tự Đức, quê Hà Đông, tác giả những bộ sử quan trọng như Minh Mạng Chính Yếu, Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, từng giữ chức Tổng Tài Quốc Sử Quán.
Hai câu thơ Benjamin trích dẫn, ở trong tập thơ Tây Sà Thi Tập.
Benjamin khởi sự viết Thương Xá tháng Năm 1935, sau khi bỏ chạy Đức Nazi qua Pháp. Vụ Yên Bái nổ ra vào năm 1930. Simone Weil bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những bài báo trên tờ Người Paris Nhỏ, về số phận người Annamites, vài tháng sau khi vụ Yên Bay bị dập tắt trong hai tuần lễ. "Tôi không bao giờ quên được lúc mà, lần đầu tiên trong đời, tôi cảm và hiểu được bi kịch thực dân thuộc địa". Chắc là Benjamin cũng bị ảnh hưởng tương tự, và đó là lý do Benjamin mở ra Thương Xá bằng những dòng thơ của Nguyễn Trọng Hiệp, như là một tiên đoán sự cáo chung của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam.
Engels nói với tôi rằng chính tại Paris, vào năm 1848, ở quán Café de la Régence [một trong những trung tâm sớm sủa nhất của cách mạng 1789), Marx đã trình bày cho Engels về định mệnh thuyết kinh tế về lý thuyết duy vật lịch sử của ông. - Paul Lafargue.
Vào năm 1757 cả Paris chỉ có 3 tiệm cà phê.
[Thương Xá, trang 108].
Tôi bị hạ đo ván, khi đọc Thương Xá, nói vậy vẫn chưa đủ mạnh!
Tôi biết, đây là một tác phẩm về lịch sử văn hóa, và nó còn thật có ích,
nếu được đọc như phê bình văn học, hay triết học.
Nhưng tôi không làm sao bỏ qua, ý tưởng, rằng,
đây là một bài thơ sử thi vĩ đại nhất được viết bởi thế kỷ 20:
mẩu đoạn, mâu thuẫn, xung đột, và mời gọi một cách thật là sâu thẳm.
André Alexis, Globe and Mail
Đây là sân khấu của tất cả những cuộc chiến đấu, tất cả những tư tưởng của tôi.
Benjamin viết về Thương Xá
NKTV

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

‘A Lament in Three Voices’