CÂY THÔNG LÙN




CÂY THÔNG LÙN

Varlam Shalamov



 
            Ở vùng cực bắc, nơi rừng taiga gặp vùng đất tundra [lãnh nguyên] không cây cối, giữa những cây bu lô lùn, những bụi  thanh lương trà mọc thấp trĩu những quả vàng chói, mọng nước, to lớn một cách lạ thường, và những cây thông rụng lá tuổi thọ sáu trăm năm (chúng đạt độ trưởng thành khi được ba trăm năm), có một thứ cây đặc biệt, cây thông lùn. Nó có họ hàng xa với cây Siberian cedar [tuyết tùng] hay thông, là một loại cây vạn niên thanh với thân cây dầy hơn tay người, và dài ba hoặc bốn mét. Nó chẳng thèm để ý đến chuyện mọc lên ở chỗ nào, rễ của nó bám kẽ đá nơi sườn núi. Nó thật là đàn ông, và thật là cứng đầu, như tất cả những cây cối miền bắc. Mẫn tính của nó mới thật là kỳ dị, khác thường.

Bây giờ là vào cuối thu, tuyết và mùa đông thì trễ hẹn, quá trễ hẹn. Trong nhiều ngày có những đám mây thấp, mầu xanh lợt, di chuyển ở nơi mép bờ đường chân trời trắng: mây bão nhìn như thể chúng được bao phủ bởi những vết thâm. Bữa sáng nay, gió thu sắc bén trở nên êm ả quá đỗi lạ thường. Dấu báo của tuyết chăng? Không, chẳng tí tuyết. Cây thông lùn chưa có rạp xuống, chưa biến mất. Ngày qua ngày, vưỡn chưa có tuyết, và những cụm mây nặng nề lang thang đâu đó ở đằng sau những ngọn đồi trần trụi, trong khi đấng mặt trời nhợt nhạt đã bò ra, ở trên bầu trời cao, và tất cả ba thứ lẻ lẻ như thế cho biết, vưỡn còn mùa thu.

Và rồi cây lùn gập người. Nó gập người thấp, thấp nữa, như dưới 1 sức nặng, nặng ơi là nặng, nặng như chưa từng nặng như thế, mỗi lúc một tăng. Cái đỉnh cây, hay cái vương miện của nó, cào gãi khối đá, chúi ôm mặt đất trong khi những móng vuốt màu xanh ngọc của nó duỗi dài ra. Nó đang làm cái giường của nó. Nó giống như 1 con mực trong bộ lông xanh. Một khi nằm xuống, nó đợi 1, hay 2 ngày, và bây giờ bầu trời trắng trao gửi, phân phát một cơn mưa nhẹ tuyết, giống như bột, và cây thông lùn bèn chui vô giấc ngủ đông, như 1 con gấu. Những khối tuyết khổng lồ như những vết bỏng cuồn cuộn dày mãi lên trên ngọn núi trắng: Những bụi thông lùn trong giấc ngủ mùa đông của nó.

Vào cuối đông, lúc cả ba mét tuyết vẫn còn bao phủ mặt đất và trong những rãnh mương, những cơn bão tuyết đã nén tuyết chặt đến nỗi chỉ có những dụng cụ bằng sắt mới có thể xê dịch chúng, con người không sao nhìn ra được tí ti dấu hiệu của mùa xuân trong thiên nhiên. Lịch thì ghi rằng giờ phút này là cao điểm của xuân, vậy mà ngày thì vẫn y như đang trong mùa đông giá. Không khí loãng và khô, như đang còn ở tháng Giêng, nhưng may mắn là giác quan của con người vốn thô thiển và sự nhận thức lại còn rất sơ khai. Cho nên dù ở trường hợp nào, chỉ sở hữu được giác quan mà thôi thì cũng không đủ cho con người dự đoán hay trực cảm gì được cả.

Cảm nhận của thiên nhiên thì nhạy bén hơn nhiều. Chúng ta đã ý thức được điều này ở một mức độ nào đó. Các bạn hẳn còn nhớ đến một giống cá gọi là cá hồi chỉ bơi về đẻ trứng tại chính con sông nơi chúng được đẻ ra. Các bạn có nhớ đến những đường bay kỳ bí mà những loài chim thiên di đã từng rong ruỗi. Có rất nhiều loài cây và hoa đã được biết tới như những phong vũ biểu thiên nhiên.

Và như thế đó, cây thông lùn trồi lên giữa những hoang địa vô bờ bến tuyết trắng phủ trùng trùng, giữa tuyệt vô hy vọng. Nó lắc người rũ tuyết, vươn lên thẳng tắp, cao tắp, giương những cây kim xanh, đo đỏ, phủ băng, lên bầu trời. Nó ngửi ra cái mà con người không thể ngửi ra được: tiếng gọi của mùa xuân. Tin vào mùa xuân, nó chồi lên trước hết, trước hết tất cả mọi loài ở miền bắc. Mùa Đông hết rồi.

Có thể nó còn trồi lên vì những lý do khác:  lửa đốt. Cây thông lùn quá dễ tin. Nó ghét mùa đông đến nỗi nó tin vào sức nóng của lửa. Mùa đông, nếu bạn đốt một ngọn lửa kề ngay bên cạnh một bụi thông lùn đang vặn vẹo, cong người trong giấc đông, nó sẽ chỗi dậy. Và khi lửa tắt, ngọn thông lùn vỡ mộng, khóc ròng trong thất vọng não nề, lại oằn người nằm xuống nơi nó đã nằm, và tuyết lại phủ trùm lên nó, như cũ. 

Không đâu, cây thông lùn không phải chỉ là loài cây báo thời tiết. Nó là cây của hy vọng, là cây vạn niên thanh độc nhất ở vùng Cực Bắc. Trên nền tuyết trắng chói chang, chân cẳng nanh vuốt màu xanh mượt của cây thông lùn nói về Miền Nam, về cái ấm áp, về đời sống. Trong mùa hạ, nó trông thật khiêm nhường chẳng có gì đáng để ý tới. Chung quanh nó, tất cả mọi loài đều vội vã ra nụ rộn ràng, gắng sức bung nở suốt mùa hè miền bắc ngắn ngủi. Xuân, hạ, rồi thu, các hoa tranh nhau kịch liệt trong suốt mùa hoa bão. Nhưng đến cuối thu, loài thông rụng lá cho rơi dần những chiếc lá kim vàng mảnh mai để chỉ còn cành trơ.  Cỏ úa nâu, uốn người rồi tàn lụi, khu rừng trở nên trống trải, và rồi, ở xa xa, các bạn sẽ thấy trong khu rừng ấy, đám thông lùn như ngọn lửa xanh cháy bùng  giữa đám cỏ vàng nhợt nhạt và rêu xám mờ mờ.

Tôi vẫn thường cho rằng cây thông lùn là một loài cây hết sức thơ mộng của xứ Nga; thơ mộng, nên thơ hơn hẳn cây liễu rũ thường được tán dương, cây tiêu huyền, hay cây bách. Và lửa củi cây thông lùn lại cháy nóng hơn.

K

 
Cái truyện này, đọc kiểu ẩn dụ, thì đúng là về xứ Mít, với Cái Ấm của Miền Nam, mà Miền Bắc rất cần. Và ở cái xứ “độc địa quỉ ma chỉ có chết chóc” như thế, vẫn có hy vọng, qua hình ảnh 1 cây thông lùn thần sầu!
Đúng là 1 món quà tuyệt vời cho Giáng Sinh năm nay!
Hà, hà!
NQT
Note: Bản dịch đầy đủ.
Tks.
K dịch tiếp bài Cây thông lùn, có sửa vài chỗ ở phần anh dịch ( ví dụ cây trứng cá, đâu có cây trứng cá nào, đó là quả vàng của bụi thanh lương trà! hoặc low-growing là mọc thấp, không phải mọc chậm) . Anh coi lại rồi K sẽ post lên a2a . Đọc bài dịch nửa chừng thấy ... dễ giận ) Bài kèm dưới đây .
K
Note: Bản của K dịch, sửa câu cuối, và 1 vài chỗ.
Món quà Giáng Sinh của năm nay, thân gửi tới tất cả bạn đọc, Tin Văn & FB
NQT
Bài dịch Cây Thông Lùn, đúng là do Gấu quên, rồi FB nhắc, post lại. Gấu bèn chuyển qua “New Tinvan". K đọc, mê quá, thấy mấy chỗ dịch trật, bèn sửa, và cho đăng luôn trên trang art2all
Đúng là trong cái rủi có cái may, và là 1 niềm vui trong những niềm vui Noel năm nay, gửi tới bạn đọc
NQT


Varlam Shalamov
1960


  THE DWARF PINE

            In the far north, where the taiga meets the treeless tundra, among the dwarf birches, the low-growing rowan bushes with their surprisingly large bright yellow, juicy berries, and the six-hundred-year-old larches (they reach maturity at three hundred years), there is a special tree, the dwarf pine. It is a distant relative of the Siberian cedar or pine, an evergreen bush with a trunk that is thicker than a human arm and two or three meters long. It doesn't mind where it grows; its roots will cling to cracks in the rocks on mountain slopes. It is manly and stubborn, like all northern trees. Its sensitivity is extraordinary.

It’s late autumn and snow and winter are long overdue. For many days there have been low, bluish clouds moving along the edge of the white horizon: storm clouds that look as if they are covered in bruises. This morning the piercing autumn wind has turned ominously quiet. Is there a hint of snow? No. There won't be any snow. The dwarf pine hasn’t down yet.  Days pass, and still there's no snow and the heavy clouds wander about somewhere behind the bare hills, while a small pale sun has risen, in the high sky, and everything is as it should be in autumn.

Then the dwarf pine bends. It bends lower and lower, as if under an immense ever-increasing weigh. Its crown scratches the rock and huddles against the ground as it stretches out its emerald paws. It is making its bed. It's like an octopus dressed in green feathers. Once it has lain down, it waits a day or two, and now the white sky delivers a shower of snow like powder, and the dwarf pine sinks into hibernation, like a bear. Enormous snowy blisters swell up on the white mountain: the dwarf pine bushes in their winter sleep.

When winter ends, but a three-meter layer of snow still covers the ground and in the gullies the blizzards have compacted the snow so firmly that only an iron tool can shift it, people search nature in vain for any signs of spring. The calendar says that it's high time spring came. But the days are the same as in winter. The air is rarefied and dry, just as it was in January. Fortunately, human senses are too crude and their perceptions too primitive. In any case humans have only their senses, which are not enough to foretell or intuit anything.

Nature's feelings are more subtle. We already know that to some extent. Do you remember the salmon family of fish that come and spawn only in the river where the eggs they hatched from were spawned? Do you remember the mysterious routes taken by migratory birds? There are quite a few plants and flowers known to act as barometers.

And so the dwarf pine rises amid the boundless white snowy wastes amid this complete hopelessness. It shakes off the snow, straight to its full height, raises its green, ice-covered, slightly reddish needles toward the sky. It can sense what we can not: the call of spring. Trusting in spring, it rises before anyone else in the north. Winter is over.

It might rise for other reasons: a bonfire. The dwarf pine is too trusting. It dislikes winter so much that it will trust the heat of a fire. If you light a fire in winter next to a bent, twisted, hibernating dwarf pine bush, it will rise up. When the fire goes out, the disillusioned pine, weeping with disappointment, bends again and lies down where it had been. And snow covers it again.

No, it is not just a predictor of the weather. The dwarf pine is a tree of hope, the only evergreen tree in the Far North. Against the radiant white snow, its matt-green coniferous paws speak of the south of warmth, of life. In summer it is modest and goes unnoticed. Everything around it is hurriedly blooming, trying to blossom during the short northern summer. Spring, summer, and autumn flowers race one another in a single furious stormy flowering season. But autumn is close, and the larch is stripped bare as it scatters its fine, yellow needles; the light-brown grass curls up and withers, the forest is emptied, and then you can see in the distance the enormous green torches of the dwarf pine burning in that forest amid the pale yellow grass and the gray moss.

I always used to think of the dwarf pine as the most poetic Russian tree rather better than the much vaunted weeping willow, the plane tree, or the cypress. And dwarf pine firewood burns hotter.

1960



Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư