"Có mấy NQT?"




I



1
 
3



V/v "Có mấy NQT?"

Cũng vẫn Pascal, (1) qua trích dẫn của Greene, cảnh cáo:
Đừng bao giờ kiếm cách chui xuống gầm giường nhà người khác, hãy nhớ bài học này, thằng nhỏ! Đừng bao giờ đẩy cánh cửa cuộc đời thứ nhì, thứ ba mà chỉ Thượng Đế biết. Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố ma quỉ, chết tiệt của những kẻ khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...
(1) Xin lỗi độc giả Tin Văn, Gấu coi lại nguyên tác, đây là một câu của Mauriac, trong một bài viết của Greene, về ông nhà văn Tây này, nhưng lại nhắc tới Pascal.
Toàn đoạn văn như sau:
Les êtres ne changent pas, c'est là une vérité dont on ne doute plus à mon âge; mais ils retournent souvent à l'inclination que durant une vie ils se sont épuisés à combattre. Ce qui ne signifie point qu'ils finissent toujours par céder au pire d'eux-mêmes: Dieu est la bonne tentation à laquelle beaucoup d'hommes succombent à la fin.
Il y a des êtres qui tendent leurs toiles et peuvent jeûner longtemps avant qu'aucune proie s'y laisse prendre: la patience du vice est infinie.
Il ne faut pas essayer d'entrer dans la vie des êtres malgré eux: retiens cette leçon, mon petit. Il ne faut pas pousser le porte de cette seconde ni de cette troisième vie que Dieu seul connaît. Il ne faut jamais tourner la tête vers la ville secrète, vers la cité maudite des autres, si on ne veut pas être changé en statue de sel ...
Notre-Seigneur exige que nous aimions nos ennemis; c'est plus facile souvent que de ne pas haïr ceux que nous aimons.
If Pascal had been a novelist, we feel, this is the method and the tone he would have used.
Graham Greene: The Lost Childhood and other essays.
Sorry again. NQT
*
Cái vụ ‘tôi chưa từng viết về VP”, sự thực, Gấu không tính “chọc quê” nhà đại phê bình, mà nó nằm trong dòng suy nghĩ của Gấu. Có thể dùng câu phán thật hách của Sến Cô Nương, như là một “chú giải”, “Bà đây chẳng có nợ nần gì tiền chiến”.
Gấu vẫn nghĩ, mình chưa hề viết về Võ Phiến, về Mai Thảo, ấy là vì văn chương của hai ông này nằm ở ngoài cái gọi là “angoisse”, âu lo, của những người cùng thời với Gấu, và “cùng thời” ở đây, lại phải dùng câu của Camus, để "chú giải”: “Tôi lớn lên cùng với những người cùng tuổi, cùng tiếng trống trận của Đệ Nhất Thế Chiến, và lịch sử từ đó, không ngừng chỉ là sát nhân, bất công, và bạo lực.”
Bởi vậy, sau khi bị ông đại phê bình hất hàm hỏi, có mấy NQT, cung khai ra hết cho ta nghe coi, thì đến lúc đó, Gấu mới biết là mình lỡ vuốt râu hùm!
Gấu đã cắt nghĩa sơ sơ cái tình trạng trên đây, liền khi đó, bằng những dòng:
Sở dĩ tôi không thể nhớ đã từng viết về VP, một phần là do lớp chúng tôi chờ mong ở ông cái cú hồi mã thương, tức là cái kinh nghiệm ăn ở với người CS của ông, nó ghê gớm ra làm sao. Sau này, chúng tôi đọc, ở những tác giả khác, Koestler chẳng hạn... Có thể, khi giữ trang VHNT cho Tiền Tuyến, do cần bài, tôi đã viết về ông, và sau này, NXH đã đăng lại trên Văn. Nguyễn Hưng Quốc, trong bài viết "Có mấy NQT", trên Talawas, nhận định, ông không coi những bài viết về VP trước 1975 có giá trị [... của Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô Phương Thảo, Huỳnh Phan Anh, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình Toàn....  (1) tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng], những tác giả khác, không dám nói, nhưng với của tôi, cái dở đó có thể còn vì  lý do, là VP đã ở ngoài những thắc mắc văn chương của lớp chúng tôi.
(1) Than ôi, chỉ mình Gấu lỡ dại vuốt râu hùm, mà hùm trảm toàn bộ giới văn học Miền Nam!
*
Trường hợp Mai Thảo cũng thế, nhưng ông biết, qua những lần gặp gỡ, khi còn Sài Gòn, vào những buổi sáng sớm, ghé Quán Chùa lấy bài viết của Gấu cho tờ Vấn Đề, ông như giao hẹn, này đừng có nói chuyện văn chương đấy nhé! Bởi vậy, khi ra ngoài này, ông và Gấu chẳng hề liên lạc, hỏi han, ấy là vì có gì mà hỏi han!
Gấu nhớ một lần, có một ông bạn văn quen biết sau này, rất phục Mai Thảo, hình như nhờ Mai Thảo nâng đỡ mà ông có chút tên tuổi, và, một lần ông ta phôn cho Mai Thảo, vấn an, có nhắc đến tên Gấu, sau đó, gặp, ông ta lắc đầu, vậy mà ông nói ông quen biết Mai Thảo. Tôi nhắc đến tên ông, ông Mai Thảo đã không vồn vã gửi lời hỏi thăm mà còn có vẻ bực!
Chính vì thế, khi nghe tin Mai Thảo nằm viện, chờ đi, Gấu vội vàng đi một đường Tạp Ghi, và NMG đích thân mang vô bệnh viện đọc cho Mai Thảo nghe. Ông gửi lời cảm ơn Gấu qua NMG, và nói thêm, thằng đó bây giờ viết còn đọc được, trước, tao chẳng thể nào đọc được nó!
*
Về cái vụ viết mục Tin Văn, hay Tạp Ghi, cho Vấn Đề, bây giờ nhớ lại, chắc là do đề xuất của TTT, chứ Mai Thảo hồi đó, không ưa Gấu.
Nói rõ hơn, ông không chịu được văn của Gấu, thứ văn chương bè rau muống, không đọc những tác giả Gấu đọc, thí dụ Faulkner, về văn, hay Barthes về phê bình.
Thành thử cái nhìn lắc đầu ra hẹn, đừng nói chuyện văn chương, chán lắm, là còn có nghĩa như thế.
Khi NMG đọc bài văn tế sống Mai Thảo, Gấu viết vội cho kịp chuyến đi một chiều, khi ông nằm nhà thương, ông gửi lời cám ơn, và nói thêm, bây giờ nó viết đọc được, trước đây, đếch đọc được, sự tình nó là như vậy
Cung cách viết Tạp Ghi cho Vấn Đề cũng vẫn cung cách viết Tin Văn bây giờ, nguồn hứng khởi, báo ngoại, thường là tờ Tin Nhanh của Tây, từ tiệm Xuân Thu, kế ngay bên Quán Chùa. Cái cảnh Gấu từ tiệm sách bước ra, cắp nách một cuốn de poche, hoặc vừa đi vừa đọc tờ Tin Nhanh, L’Express, rồi lấy cái trán đẩy cái cửa kính Quán Chùa, chắc cũng chướng lắm, triết gia PCT còn nực nữa là, chứng cớ có lần ông phạng Gấu và đồng bọn, trong có cả người đi trên mây, rất khoái cái trò vừa đi vừa nhún nhẩy, người hơi nghiêng qua một bên một tí, tay vung vẩy tờ báo Tây.

*
Quán Chùa, khi Gấu ngồi, những ngày đầu, tường thấp lủn tủn, bạn chẳng cần tới cửa, mà cứ thế nhẩy qua bờ tường vô quán. Khi Mẽo thực sự tham chiến, với cuộc đổ bộ tại Normandie Á Châu, tức bãi biển Đà Nẵng, vào năm 1965, biệt động thành welcome Mẽo dữ quá, chẳng chỗ nào là ốc đảo thượng lưu, là an toàn xa lộ, Quán Chùa dựng tường kín bưng, bên ngoài còn bọc thêm một hàng rào dây kẽm cho chắc ăn, thành thử cái cảnh lấy trán đẩy cửa kính thực sự chỉ là giả tưởng.
**
**
*
*
Nhưng, phải đến khi đọc Một cuộc gặp gỡ, liền tức thì, vớ được đoạn sau đây, thì Gấu mới ngộ ra, về cái sự lơ là Võ Phiến, Mai Thảo của Gấu, phải dùng câu của Kundera chú giải, thì mới thật đã! 
Kundera viết: L’Iliade hoàn tất từ lâu, trước khi thành Troie ngã gục, nó hoàn tất vào cái lúc mà cuộc chiến còn chưa ngã ngũ, và con ngựa gỗ thần kỳ chưa nẩy ra ở trong đầu Ulysse. Và đây là đòi hỏi mỹ học của nhà thơ sử thi lớn lao đầu tiên của nhân loại: Mi đừng bao giờ để trùng hợp thời của những số phần cá nhân với thời của những biến động lịch sử. Bài thơ sử thi lớn lao đầu tiên của nhân loại mang nhịp điệu của thời của những số phận cá nhân (1).
Với Võ Phiến, với Mai Thảo, những băn khoăn, thắc mắc về cuộc chiến, kể như qua rồi [cuộc chiến chống Pháp], với chúng tôi, chúng chỉ mới bắt đầu.
Đó là khoảng cách giữa hai lớp người.
Đó là lý do, khiến Gấu cứ đinh ninh, mình chưa hề viết bất cứ cái gì về VP!
Chúng tôi có một bài thơ sử thi lớn lao khác, mà nhịp điệu của nó là nhịp điệu của những số phận cá nhân của lũ chúng tôi.
(1) L'Iliade s'achève longtemps avant la chute de Troie, au moment où la guerre est encore indécise et où le fameux cheval en bois n'existe même pas dans la tête d'Ulysse. Car tel était le commandement esthétique stipulé par le premier grand poète épique: tu ne laisseras jamais coïncider le temps des destins individuels avec le temps des événements historiques. Le premier grand poème épique fut rythmé sur le temps des destins individuels. (2)
Tuyệt!
(2) Cũng ý này, hẳn thế, Lukacs viết:
Trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ.
Tiểu thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile).
 *
Trong bài viết nhan đề “tiểu thuyết”, Fuentes có nhắc tới một câu của Kundera, thật tuyệt: Tiểu thuyết là cuộc tái định nghĩa hoài huỷ con người, như là vấn đề, that the novel is a perpetual redefinition of the human being as problem. (1)
Trong Gặp gỡ, Une rencontre, Kundera coi La Peau của Malaparte là một “archi-roman”. Tác giả của nó, trước Sartre cả hai chục năm, đã là một 'nhà văn dấn thân’ rồi.
Đúng ra, theo ông, phải coi Malapartre là tiền khuôn mẫu, pré-modèle, của Sartre.
(1)
Câu của Kundera không ‘khủng’ bằng câu của Lukacs, và có thể, từ Lukacs mà ra:
Nhân vật tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống "chúng" một cách toàn diện (chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu".
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges Lukacs).
Bếp Lửa trong Văn chương
*

V/v "Có mấy NQT?"
Cũng vẫn Pascal, (1) qua trích dẫn của Greene, cảnh cáo:
Đừng bao giờ kiếm cách chui xuống gầm giường nhà người khác, hãy nhớ bài học này, thằng nhỏ! Đừng bao giờ đẩy cánh cửa cuộc đời thứ nhì, thứ ba mà chỉ Thượng Đế biết. Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố ma quỉ, chết tiệt của những kẻ khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...
(1) Xin lỗi độc giả Tin Văn, Gấu coi lại nguyên tác, đây là một câu của Mauriac, trong một bài viết của Greene, về ông nhà văn Tây này, nhưng lại nhắc tới Pascal.
Toàn đoạn văn như sau:
Les êtres ne changent pas, c'est là une vérité dont on ne doute plus à mon âge; mais ils retournent souvent à l'inclination que durant une vie ils se sont épuisés à combattre. Ce qui ne signifie point qu'ils finissent toujours par céder au pire d'eux-mêmes: Dieu est la bonne tentation à laquelle beaucoup d'hommes succombent à la fin.
Il y a des êtres qui tendent leurs toiles et peuvent jeûner longtemps avant qu'aucune proie s'y laisse prendre: la patience du vice est infinie.
Il ne faut pas essayer d'entrer dans la vie des êtres malgré eux: retiens cette leçon, mon petit. Il ne faut pas pousser le porte de cette seconde ni de cette troisième vie que Dieu seul connaît. Il ne faut jamais tourner la tête vers la ville secrète, vers la cité maudite des autres, si on ne veut pas être changé en statue de sel ...
Notre-Seigneur exige que nous aimions nos ennemis; c'est plus facile souvent que de ne pas haïr ceux que nous aimons.
If Pascal had been a novelist, we feel, this is the method and the tone he would have used.
Graham Greene: The Lost Childhood and other essays.
Sorry again. NQT
*
Đoạn trích dẫn trên, một độc giả Tin Văn dịch giùm Gấu, như sau:
Con người chẳng thay đổi, đó là sự thực mà đến tuổi  này tôi không còn nghi ngờ gì nữa; nhưng con người luôn nghiêng về khuynh hướng, cái mà suốt cả cuộc đời họ kiệt sức để chiến đấu. Nói như thế không có nghĩa là cuối cùng họ luôn luôn khuất phục cái xấu nhất của chính họ : Thượng Đế là cám dỗ tốt đẹp mà rất nhiều người cuối đời đã không cưỡng nổi. Có nhiều người giăng lưới và có thể nhịn đói lâu ngày chờ con mồi sa lưới : lòng kiên nhẫn cho cái xấu thì vô tận.
Đừng bao giờ cố gắng đi vào cuộc đời người khác mà không có sự thỏa thuận của họ: hãy nhớ bài học này, con ơi! Đừng bao giờ đẩy cánh cửa của cuộc đời thứ nhì, thứ ba  này mà chỉ một mình Thượng Đế mới biết. Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố bị nguyền rủa của những người khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...
Thượng Đế đòi hỏi chúng ta thương yêu kẻ thù của chúng ta, chuyện đó dễ hơn là chuyện không ghét những người mình thương.
[Câu này nói trong contexte nào, chỉ trích ngang như vậy thì khó hiểu. Nếu là của Pascal thì Pascal lúc nào cũng hướng về Thượng Đế : không ai đi ngược với lòng mình, nếu cứ để cả đời « chối Chúa » thì cuối đời sẽ khuất phục... Ai biết được trong tận tấm lòng của họ, khi đau yếu bệnh tật tuyệt vọng, họ hướng về Thượng Đế xin cứu giúp hay hướng về của cải tiền bạc để mong được cứu!]
Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố bị nguyền rủa của những người khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...
[Câu này có nguồn gốc trong Thánh Kinh: khi hai thành phố Sodome và Gomorrhe phạm tội, Chúa gởi thiên thần xuống đốt cháy thành phố, trước khi đốt thì thiên thần nói cho ông Abraham biết trước để trốn đi. Ông Abraham mặc cả với thiên thần nếu trong thành phố có 100 người tốt thì cả thành phố có được cứu không..., Được, nhưng ông tìm không ra 100 người tốt... cứ thế ông mặc cả xuống còn 10... Rốt cuộc ông đi với gia đình ông, khi ra khỏi thành phố, cháu ông là bà Loth nghe tiếng nổ... quay đầu nhìn lại bị biến thành tượng muối.]
http://fr.wikipedia.org/wiki/Sodome
Tks. NQT
*
Có một khoảng cách rất xa giữa ông đại phê bình và Gấu, không phải về tài năng, về tuổi tác, về vốn sống, vốn đọc. Một, ở đầu, và một, ở cuối một cuộc chiến, và cuộc chiến này làm tan hoang tất cả mọi nhận định về con người Mít, lịch sử Mít, theo cái nghĩa của câu của Adorno: Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ, hử?
Một độc giả Tin Văn, mail, hỏi, có phải câu văn trên thiếu một chữ, đúng ra nó phải như vầy:… “không phải chỉ về tài năng”…?
Xin thưa, quả đúng như vậy, nhưng vì ‘khiêm tốn’, vì ‘noblesse oblige’, Gấu phải giấu bớt móng vuốt, ba cái khốn nạn, ba que xỏ lá của…. của một tên Bắc Kít đi!
Cám ơn đã đọc kỹ Gấu. NQT
*
Còn một cú đểu nữa, ở trong cách ông dùng cụm từ "đại phê bình", theo nghĩa phê bình “đại”?
Điều này, chắc là vào thời điểm này, thì nhiều người cũng đã nhận ra.
Thử hỏi, cả một cuốn sách viết về Võ Phiến, ông phê bình đại này có đưa ra được một nhận xét mang chất khai phá, tiền vệ, chủ kiến nào? Người khoe kiến thức, Người nhắc tới Barthes, tới phê bình hình thức, phê bình cận, viễn... cái gì Người cũng biết, nhưng chỉ biết cái tên. Cũng là một thứ bịp người đọc, y chang ông họ Đào.
*
Sến chê văn chương chưởng, nhưng Gấu này, khác Sến, chẳng bỏ qua thứ văn chương nào, thượng vàng hạ cám, chơi tuốt.
Cái mà Sến thiếu nhất, và tất nhiên, ông phê bình đại,‘đàn em’, quá thiếu, là chân lý chưởng này: nội lực, võ công, tầm… cao bao nhiêu, là đều do tâm tới được tới đâu, bấy nhiêu. Tâm bằng ba tài, có “ba tài” thì mới được gọi là có “tâm”.
Điều này, nhà sư quét dọn Tàng Kinh Các đã từng giảng giải cho toàn thể quần hùng, trên núi Thiếu Thất, tại làm sao mà Phật pháp lại rong ruổi với võ công, tại làm sao mà chỉ có Đạt Ma tổ sư là rành đủ 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm: Ấy là vì tâm tới đâu, nội lực tới đó, nội lực tới đâu, thì võ công tới đó.
Mấy anh triết gia, phê bình gia dởm, chưa viết, đã tính bịp thiên hạ, tâm “bịp”, thì tài “thiệt”, ở đâu ra?
Một cái sự lầm lẫn nhỏ như hạt bụi, về một bài viết tác giả quên mình đã từng viết, vậy mà chui xuống gầm giường nhà người thì khủng khiếp thật!
Có thể, ông phê bình đại, giận mất khôn, tưởng người chơi mình, bèn ra đòn bóp dế, nhưng người ngoài cuộc, Marie Sến, thì phải thấy chứ, tại sao không căn ngăn cản thằng em út?
*
V/v “có mấy NQT”, đúng ra ông phê bình đại phải đặt ra cho chính ông.
Khi mới ra hải ngoại, ông sử dụng cái nick NHQ, là chủ ý kiếm phiếu. Nhưng sau đó, nổi đình nổi đám quá, ông muốn xài tên khai sinh, để đỡ mất công dài dòng, mỗi khi vỗ ngực xưng tên, tôi là NNT, tức nhà đại phê bình NHQ đây!
Đại khái thế!
Thế là bèn viết dưới tên thực, trên HL, nhưng coi bộ không khá, đành trở lại với cái tên dởm. (1)
[Gấu nghe từ NTV. NTV nghe từ KT].
(1) Độc giả Tin Văn lại mail, nhắc tuồng: Không phải. Người muốn về!
Sau hai lần, chắc còn có lần thứ ba!
*
V/v “bịp thiên hạ”.
Có những con người, vừa sinh ra là đã tính bịp thiên hạ rồi, thế mới ghê!
Gấu quen một ông, không hẳn là đẻ ra đã tính bịp thiên hạ, nhưng ngay từ khi học trung học, đã rắp tâm làm điều này rồi, bịp thiên hạ, và nếu cần, thí mạng cùi, nghĩa là, hy sinh luôn cái thân mình, cha mẹ ban cho mình để…  bịp.
Trường hợp Romain Gary, mà chẳng vậy sao, theo một nhà phê bình: Và điều mà tôi toan tính làm, là, sẽ thuyết phục bạn, về một sự kiện, bề ngoài xem ra có vẻ quái dị khó tin [incredible], ông Romain Gary này cứ nhẩn nha nghĩ về mình, và tạo vóc dáng cho mình, y như là đây là Lần Tới Thứ Nhì [as if it were the Second Coming]: Romain Gary là một "self-anointed, self-appointed, self-resurrected" [tự xức dầu thánh, tự phong chức, tự tái sinh], và, sau hết, một Chúa Cứu Thế Tự Đóng Đinh Chính Mình, a self-crucified Messiah.
Note: Lần Tới Thứ Nhất, là vào ngày 25 Tháng Chạp.
*
Cynthia Ozick, trả lời phỏng vấn, "Cuốn sách thay đổi đời tôi", cho biết, đó là cuốn Washington Square, của Henry James. Bà viết:
Một bữa, khi tôi 17 tuổi, ông anh mang về nhà một tuyển tập những câu chuyện bí mật, mystery stories, trong, lạ lùng sao, có truyện The Beast in the Jungle của Henry James. Đọc nó, tôi có cảm tưởng đây là câu chuyện của chính đời tôi. Một người đàn ông lớn tuổi, đột nhiên khám phá ra, ông bỏ phí đời mình hàng bao năm trời.
Đó là lần đầu tiên Henry James làm quen với tôi. Washington Square tới với tôi muộn hơn. Câu chuyện của cô Catherine được kể một cách trực tiếp, cảm động, và gây sốc. Đề tài xuyên suốt tác phẩm này là: Sự giả đò. Giả đò làm một người nào đó, mà sự thực mình không phải như vậy. Ở trong đó có một ông bố tàn nhẫn, ích kỷ, giả đò làm một người cha thương yêu, lo lắng cho con hết mực. Có, một anh chàng đào mỏ giả đò làm người yêu chân thành sống chết với tình, một bà cô vô trách nhiệm, ngu xuẩn, ba hoa, nông nổi giả đò làm một kẻ tâm sự ruột, đáng tin cậy của cô cháu. Và sau cùng, cô Catherine, nạn nhân của tất cả, nhập vai mình: thảm kịch bị bỏ rơi, biến cô trở thành một người đàn bà khác hẳn.
Ozik cho rằng, ý tưởng giả đò đóng vai của mình, là trung tâm của cả hai vấn đề, làm sao những nhà văn suy nghĩ và tưởng tượng, và họ viết về cái gì. Không phải tất cả những nhà văn đều bị vấn đề giả đò này quyến rũ, nhưng, tất cả những nhà văn, khi tưởng tượng, phịa ra những nhân vật của mình, là khởi từ vấn đề giả đò, nhập vai.
Tuy nhiên, nguy hiểm khủng khiếp của vấn đề giả đò này là:
Những nhà văn giả đò ở trong đời thực, sẽ không thể nào là những nhà văn thành thực của giả tưởng. Cái giả sẽ bò vô tác phẩm.
[Writers who are impersonators in life cannot be honest writers in fiction. The falsehood will leach into the work].
Đây là đòn Kim Dung gọi là Gậy ông làm lưng ông!
Nhà văn giả đò, nhà văn dởm, nhà văn đóng vai nhà văn, nhà phê bình dởm, đọc sách chỉ để loè thiên hạ.
Hình như có lần, trong phút nói thực, nhà phê bình đại than thở, ui chao, giá mà mình ngày xưa chọn làm thi sĩ, thì có lẽ danh giá hơn làm nhà phê bình!
*
Gấu đọc Washington Square khi còn Sài Gòn, và bị nó đánh cho một cú khủng khiếp, ấy là vì cứ tưởng tượng, sẽ có một ngày, bắt cóc em BHD ra khỏi cái gia đình có một ông bố tàn nhẫn, ích kỷ, đảo ngược cái cảnh tượng thê lương ở trong cuốn tiểu thuyết:
Khi ông bố không bằng lòng cho cô con gái kết hôn cùng anh chàng đào mỏ, cô gái quyết định bỏ nhà ra đi, và đêm hôm đó, đợi người yêu đến đón, đợi hoài, đợi hoài, tới tận sáng bạch...
Và Gấu nhớ tới lời ông anh nhà thơ phán, mi yêu thương nó thì xách cổ nó ra khỏi cái gia đình đó, như vậy là may mắn cho cả nó và cho cả mi!
Ôi chao giá mà Gấu làm được chuyện tuyệt vời đó nhỉ.
Thì đâu thèm làm Gấu nhà văn làm gì!
Thất bại vì bị em nói "KHÔNG", ["May I..." "NO, NO, NO!"], đành giả đò đóng vai Gấu nhà văn!
*
Theo Gấu, cú bịp thành công nhất của băng đảng Hậu vệ, là cú Hậu hiện đại!
Để giải thích vụ đánh quả lớn lao này, và thành công, chúng ta phải đi một đường vòng vo Tam Quốc, nghĩa là, phải trở lại với thời kỳ trước 1975, khi Miền Nam, Sài Gòn, hang ổ cuối cùng của Mỹ Nguỵ, lên cơn số ác tính do con virus hiện sinh gây ra.
Từ một lầm lẫn nhỏ như hạt bụi, về một bài viết tác giả quên mình đã từng viết, vậy mà chui xuống gầm giường nhà người thì khủng khiếp thật!
*

Theo Gấu, cú bịp thành công nhất của băng đảng Hậu vệ, là cú Hậu hiện đại!
Để giải thích vụ đánh quả lớn lao này, và thành công, chúng ta phải đi một đường vòng vo Tam Quốc, nghĩa là, phải trở lại với thời kỳ trước 1975, khi Miền Nam, Sài Gòn, hang ổ cuối cùng của Mỹ Nguỵ, lên cơn số ác tính do con virus hiện sinh gây ra.
Sau bài viết ‘tiểu thuyết mới ở Việt Nam’ đăng trên Văn, me-xừ Lê Tấn Lộc, ông anh của Kiệt Tấn bèn kể thêm, về cái vụ hai anh em cãi nhau ỏm tỏi, có ông chứng kiến, ấy là vì cái quán ở gần nhà KT, chủ quán đã cho người tới báo động. Ông cho biết, hai thằng cãi nhau bữa đó là về tiều thuyết mới. Rồi ông kết luận, vì tiểu thuyết mới mà xém tí nữa, là có hai thằng nhà văn Mít chết vì nó!
Ông cho biết thêm, trong bài viết, đăng trên Văn, liền sau bài của Gấu, là, có phôn cho ông Butor Mít, hỏi về cái vụ thằng cha Gấu nó nói, ông mới chính là người chủ soái, khai sinh ra cái nhóm tiểu thuyết mới ở Miền Nam, Người bèn trả lời, hồi đó, khi cả Sài Gòn lên cơn sốt vì hiện sinh thì Người đã qua tiểu thuyết mới rồi!
Và Người kể, kỷ niệm những lần bệ Butor đầy bụi từ tiệm sách về nhà, vv và vv.
Gấu có đọc bài của ông Butor Mít, và thú thực quá nản. Bởi vì, không lẽ thằng Tây nó có một cái trào lưu mới nào, là Mít vội vàng chạy theo ư?
Cái vụ hậu hiện đại Mít y chang cái vụ tiểu thuyết mới Mít trên!
Ông Butor Mít này viết văn y chang Butor mũi lõ!
Than ôi, đúng như Butor nhưng không phải Butor!
Cái vụ đúng Butor nhưng không phải Butor này, Gấu phải đi một đường minh họa, thì bạn đọc mới hiểu ra được.
Trong cái lần Gấu ăn hai trái claymore của VC, đã kể quá nhiều lần, thì ông trưởng đài cùng đi với Gấu bị mìn VC thiến mẹ nó mất khẩu súng. Ông giám đốc Bưu Điện, thầy học của Gấu, bèn nói đùa, khi nhìn thấy ông trưởng đài:
-Vẫn là thằng T., nhưng không phải thằng T.
Ông nói bằng tiếng Tây.
Gấu thú quá, chôm luôn, và đưa vào trong một bài viết đăng trên Vấn Đề, ỷ y, ông trưởng đài chẳng bao giờ đọc.
Nhưng rủi quá, ông đọc, thế là ông thù Gấu thấu xương.
Chỉ đến mãi sau này, khi qua Cali, gặp lại, ông mới tha thứ cho Gấu.
Ở đây có mấy 'vấn nạn' cùng một lúc:
Cái vụ Sài Gòn mê hiện sinh thời gian đó, không phải là chạy theo Tây mũi lõ.
Và nếu sau đó, đọc tiểu thuyết mới, thì cũng có nghĩa là chạy theo tiểu thuyết mới.
Cái thứ tiểu thuyết mới của ông Mít Butor chỉ có phần xác mà không có phần hồn, thành thử chẳng có ai thèm đọc!
Bữa nào rảnh, Gấu sẽ lèm bèm thêm về cái vụ này.
Cũng thế, cái gọi là hậu hiện đại Mít, như hiện nay, cũng chỉ có cái vỏ, y chang ông Mít Butor viết văn y như Butor!
Đám nhà văn trong nước chạy theo hậu hiện đại là để chạy trốn thực tại.
Và hậu hiện đại mấy ông này chạy theo, là do băng đảng Hậu vệ ban cho họ.
Đám này cũng chỉ biết cái vỏ hậu hiện đại.
"Vỏ của vỏ", thì làm gì có lõi!
Tiểu thuyết mới ở Việt Nam
Những rừng đen chai đứng dậy trong đêm khuya
*
Margaret Nguyen
Cộng đồng Pháp ngữ Việt Nam, lạc quan hay bi quan?
Linda Lê viết:
«Mon père apparaît, disparaît entre les ruines. Je suis sa trace» 
Đào Trung Đạo dịch: «Cha tôi xuất hiện rồi biến mất giữa những đống đổ nát. Tôi là dấu vết của ông».
Một câu ngây ngô!
Chỉ con nít đang học chia động từ «être» thì mới nhắc lại như vẹt rằng «je suis - tôi là, tu es - anh là, il est – nó là...».
«Suis» ở trong câu của Linda Lê phải được hiểu là động từ «suivre» - «đi theo».
Tóm lại, câu trên phải dịch đơn giản như vầy: «… Tôi đi theo dấu vết của ông».
Nhật ký Tin Văn
*
Ui chao đọc câu thơ "je suis ce cours de sable qui glisse entre le galet et la dune", của Beckett, Gấu bỗng nhớ đến giai thoại trên!
Đầu tháng 9, nhân dịp ở trong nước tổ chức rầm rộ các buổi lễ tưởng niệm 40 năm ngày Hồ Chí Minh qua đời, tôi muốn viết một bài về ông, nhưng lại lười, cứ lần khân mãi. Nhưng sau đó, mở báo mạng ra, cứ gặp mãi những bài viết về ông Minh (tôi không thích gọi ông là ông Hồ, nghe nó vô duyên làm sao!) lại đâm bực.
NHQ. Blog VOA.
Nhà phê bình không cho biết, tại làm sao gọi ông Hồ, thì "nghe vô duyên làm sao"?
Ông gọi là ông Minh, thì cũng được đi, nhưng Minh nào?
Bởi vì nếu gọi ông Hồ bằng ông Minh, thì có thể không "vô duyên làm sao", nhưng "lại đâm bực", thực sự là vậy.
Minh nào? Miền Nam ngày trước chỉ có hai ông Minh, mà cũng đã "lại đâm bực" rồi, thế là đành phải gọi, một ông là Minh Cồ, Big Minh, một ông là Minh nhỏ, Minh nhí.
Giả thử như bây giờ chúng ta gọi ông Hồ bằng ông Minh, thì sẽ làm sao phân biệt với ông Min, như dân Miền Nam sẽ gọi?
Và thế là có hai ông Hồ, một là Min, một là Minh!
Chán thiệt!
Đọc bài viết, thấy tay này sắp điên rồi. Cứ nhè những nơi dơ dáy mò tới. Bác Hồ hỏi cháu ngoan, cần đi đái không để Bác chỉ chỗ, một chuyện như thế, thì cũng ghê gớm chi đâu, mà lôi ra?
Đành phải bắt chước ông phê bình gia, Gấu đếch cần biết Bác Hồ có hỏi như thế như thế không, mà cần biết, và rất mong, Bác đã siêu thoát, và đã đi đầu thai!
Amen!
*
Ông Hồ có rất nhiều giai thoại, để tự đánh bóng mình, liên quan đến chuyện chăm lo đến từng chi tiết, nơi ăn chốn ngủ, miếng cơm manh áo của nhân dân. Giai thoại, "Cháu có cần đi đái hay không để Bác chỉ chỗ cho", cũng chỉ là một trong những mánh của ông mà thôi.
Trừ khi cái đầu bịnh hoạn của người viết nghĩ khác.
*
Hay là ông phê bình gia không nhận ra điều này?
Đọc toàn bài viết, có vẻ như ông "khen" [hay là "chê"?] "ông Minh", nhưng để "hiểu" "ông Minh", phải có thêm, ít lắm, một cuộc cách mạng, và vài cuộc chiến nữa! (1)
(1)
             
Tôi có dịp làm việc với các đồng chí tiền bối thuộc lớp trước tôi, trước khi qua đời đều “di chúc” lại băn khoăn này như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, như ủy viên Bộ Chính trị Tố Hữu, như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt v.v…, thậm chí có đồng chí (Tố Hữu) nói: “Bảo ơi, có lẽ phải làm lại cuộc cách mạng.”
talawas
I Can U
U Tha cho ME!
*
Đầu tháng Chín, nhân dịp khai trường, Gấu tính đi một bài, để vinh danh Thanh Tịnh và bài viết "Hôm nay tôi đi học" của ông, nhưng lại lười, cứ lần khân mãi, sau cùng chụp pô hình sau đây, cũng là để ghi nhớ ngày đầu tiên Richie Hiếu đi học, 8.9.2009.
Giả như không có bài viết của ông, tuổi thơ của Gấu và bao nhiêu cu, hĩm khác, sẽ nghèo nàn biết là chừng nào!
*
Hôm nay Hiếu đi học.
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, là Hiếu lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường!
*
Chuyện dân Mít băn khoăn Bác có mấy vợ, nó liên can đến cái crédit mà VC ban cho Người, một thứ Thiên Tử, Con Trời, được Trời cho xuống trần gian để cứu dân Mít.
Và Trời cũng đã căn dặn trước khi cho "Giáng Sinh", này, nhớ làm xong việc, là về, cấm sờ đến thực phẩm của trần gian!
Nói rõ hơn, cấm sờ cái số ta!
Sờ cái số ta, là hết về Trời, phải sa địa ngục!
Sợ ông phê bình gia không nắm được vấn đề, nên mới dõng dạc phán, tao đếch cần biết Ông Minh có mấy vợ!
Thánh, mà làm sao lại có vợ?
*
Bài của ông NHQ đưa ra một câu hỏi lớn: ông HCM nằm ở đâu giữa một ông thánh làm chính trị tồi và một tên lưu manh làm chính trị giỏi?
Talawas.
Lại có thứ lưu manh làm chính trị giỏi ư?
Thảo nào, ông phê bình phản đối VC, khi "không cho về", rồi "lại không cho về", tôi là nhà văn hóa, không phải nhà chính trị.
Brodsky coi chính trị là đỉnh cao của văn chương, thứ văn chương như là “cái còn lại”.
Ông Du của Mít chúng ta, tức ông Nguyễn Du, cũng coi chữ tâm bằng ba chữ tài. Tâm ở đây là đạo, là chính trị, là lối sống ở đời. Tài là văn chương, ba lần mày thì may ra mới bằng tao.
Nhưng Orwell, mới ghê, suốt đời chỉ mong được là nhà văn chính trị, đến nỗi bằng lòng làm cớm, chỉ điểm, tố luôn mấy đấng bạn quí, những ông ăn nhằm kít Bắc Kít!
Orwell
Orwell, hay là sự phát minh ra cái thực

Orwell honorable correspondant (1)
(1) “Nhà ký giả đáng kính”, là mật mã của Phòng Nhì Pháp, dùng để chỉ Greene, nhằm báo động De Lattre, khi Greene ra Bắc gặp ông Tướng này, thời kỳ xẩy ra trận đánh Điện Biên Phủ. NQT
Danh sách Orwell, quả là có thực, nhưng phải gần đây thôi, thì mới “xuya”. Vào  mùa thu 2002, Celia Kirwan, mất, và cô con gái tìm thấy nó, và sau đó, đã được đăng một phần trên tờ The Guardian vào Tháng Năm. Timothy Garton Ash, được cô con gái bà Celia cho coi, bèn đi một bài thật chi tiết về nó, trên NYRB số 24 Tháng Chín, 2001.

La « liste Orwell» existait donc. C'est cette collection de noms que George Orwell a adressée à un département du Foreign Offiice en 1949: elle comptait les noms de ceux qu'il soupçonnait de sympathies procommunistes. Jusqu'à une date récente, son existence, plusieurs fois commentée ironiquement, n'était pas définitivement établie, parce que les archives du Foreign Office n'avaient laissé passser que des informations partielles. Mais, à l'automne 2002, Celia Kirwan est morte, et, dans ses papiers privés, sa fille a trouvé une copie de la liste, partiellement publiée dans The Guardian en mai. Elle l'a montrée à l'universitaire oxfordien Timothy Garton Ash, qui en livre une étude très détaillée dans la New York Review of Books du 24 septembre 2001.
Qui était Celia Kirwan? Une très belle jeune femme et une très chère amie d'Orwell - il lui proposa le mariage -et la destinataire première de la liste. En mai 1949, elle venait d'être recrutée par l'Information Research Department (IRD) du Foreign Office. Cette section avait, entre autres missions, celle de contrer la propagande prosoviétique. Orwell voulut l'aider: il lui livra donc 38 noms d'artistes, écrivains et journalistes qu'il considéérait comme « des cryptocommunisstes, des compagnons de route ou des sympathisants».
L'énumération est pour le moins hétérogène: Charlie Chaplin y côtoie Michael Redgrave à qui interpréta le rôle principal en 1956 dans le premier film tiré de 1984... -, l'historien de l'URSS E.H. Carr, le correspondant à Moscou du NewYor Times, Walter Duranty. Elle compte nombre de journalistes aujourd'hui oubliés, tel ce collaborateur du Manchester Guardian décrit ainsi: « Bon reporter. Stupide.» La liste abonde en jugements péremptoires et rarement favorables, mais aussi en points d'interrogation, quand le diagnostic est incertain.
Un écrivain de la guerre froide

Plutôt que de s'indigner de ce travail d'informateur et de traiter Orwell de délateur, il importe de replacer l'affaire dans son contexte historique, comme s'y emploie Timothy Garton Ash. Les éléments biographiques sont simples et en partie déterminants. Orwell, atteint de tuberculose, se sait condamné - il meurt l'année suivante -, en dépit de ses séjours au sanatorium de Costwold. Il veut séduire Celia Kirwan, qui est aussi la belle-sœur d'Arthur Koestler. Pour convaincre Celia, ses déclaraations d'amour n'opérant pas, il cherche à l'aider dans son travail et donc à l'informer.
Mais le plus important est à la fois biographique et intellectuel: depuis la guerre d'Espagne, Orwell sait ce qu'il en est de la machine soviétique, de ses agents, de son exercice impitoyable du pouvoir. Pas plus que Koestler, il n'a la moinndre illusion sur la réalité du stalinissme. En aurait-il, l'invasion de l'Europe de l'Est par « partis frères» interrposés aurait achevé de l'éclairer. Il est, en 1949, un écrivain de la guerre froide - et même le premier à avoir employé cette formule en GrandeeBretagne. Sa liste est une arme.
Le Foreign Office n'accorda guère de prix à cette liste, la jugeant peu fiable. Elle l'était en grande parrtie - que ce soit pour Redgrave ou Chaplin. Et ceux qu'Orwell soupçonnait à juste titre ne furent pas plus inquiétés. Le député du LabourTom Driberg, dont les archives du KGB ont révélé qu'il avait été un agent soviétique recruté après une liaison homosexuelle à Mosscou, est mort Lord du royaume. Quant à l'écrivain Peter Smollet, qui avait été recruté par Kim Philby, le Times en fit son correspondant pour l'Europe centrale ...•
Philippe Dagen 19 septembre 2003

 Đào Hiếu và sự đơn độc 'đáng sợ'
Cái câu mà Người Kinh Tế vinh danh Solz, mấy tay trong nước nên đọc.
Vào thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu quả đáng sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí thức hạng nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử cho Liên Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự thực tuy vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải là sự sợ hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc, và địa vị mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung thành của hệ thống Xô Viết.
Cái
‘appetite’đã biến đồng chí của Đào Hiếu thành ruồi.
Tưởng niệm Solz
*
A child, after all, knows most of the game – it's only an attitude to it that he lacks. He is quite aware of cowardice, shame, deception, disappointment
Greene: The lost childhood [Tuổi thơ mất mát]
Nói cho cùng, một đứa trẻ biết hầu hết các trò chơi - Chú bé chỉ thiếu một thái độ về nó. Chú cảm nhận được hết, thế nào là hèn nhát, là nhục nhã, là dối trá, luờng gạt, là chán ngán, là thất vọng [và đơn độc "đáng sợ"].
Ui chao, câu này mà gửi được về trong nước tặng đồng chí nhà văn VC Đào Hiếu, thì tuyệt cú mèo!
Chú biết hết mọi trò chơi, nhất là trò chơi giết người. NQT
Đào Hiếu – Cách mạng không phải của riêng ai.
Thứ đó, không phải của Gấu, sorry! NQT
*
....Và Ngọc:
“Mày ơi!
Mày còn thì giờ để ý đến tao ư? Tao tưởng mày nghĩ đến thân phận mày cũng đã đủ lắm rồi. Thằng Bảo cho tao lãng mạn và chắc rằng chúng mày cũng đồng ý với nhau.
Nhưng hỡi ôi! Lãng mạn phải là chúng mày mới đúng. Đau khổ cho nhiều vào, đọc sách cho nhiều vào, xót thương mình chưa đủ rồi xót thương người… để mơ mộng: cách mạng. Ôi chao cách mạng! Cách mạng để làm gì? Những con ngựa bị hành hạ đau quá thì lồng lên hất thằng dô kề ngã mà chạy. Chạy đi đâu? Thằng dô kề nó sẽ túm được, nó đánh đập tàn nhẫn hơn và lại xỏ cương trèo lên.
“Thế nào tao cũng bỏ đất này đi, tao can đảm thú thực như thế, chết ở chỗ khác yên thân hơn. Còn hơn chúng mày lòng tin đã mất mà không dám thú thực, mà vẫn còn cố gắng giả tin.
“Bằng chứng là mày có tự do đâu, thằng Bảo vợ con và cái be nước mắm, mày bỏ trường này rồi cũng đến trường khác. A-men, mày đang tìm về với Chúa đấy.
Cầu Chúa che chở cho cái thằng sâu kiến lúc nào cũng tưởng mình lớn ngang Đức Chúa. Làm dấu Thánh Giá và quì xuống.”
Ngọc
Thanh Tâm Tuyền: Bếp Lửa

*
Vào cái thời mông muội xa xưa, hai miền còn chưa thống nhất.
Khi tuổi thơ [của DH hơi bị] lạc đường
Những nỗi buồn lớn lao của dân Mít được sinh ra
Và những vị anh hùng cách mạng,
những VC nằm vùng,
những dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy, như DH
được làm ra.

Ở tuổi thơ đã mất của Du Già
Nước Mít đã bị phản bội (1)
(1) Mô phỏng bài thơ sau đây:
One had lived for fourteen years in a wild jungle country without a map, but now the paths had been traced and naturally one had to follow them. But I think it was Miss Bowen's apparent zest that made me want to write. One could not read her without believing that to write was to live and to enjoy, and before one had discovered one's mistake it was too late - the first book one does enjoy. Anyway she had given me my pattern - religion might later explain it to me in other terms, but the pattern was already there - perfect evil walking the world where perfect good can never walk again, and only the pendulum ensures that after all in the end justice is done. Man is never satisfied, and often I have wished that my hand had not moved further than King Solomon's Mines, and that the future I had taken down from the nursery shelf had been a district office in Sierra Leone and twelve tours of malarial duty and a finishing dose of black-water fever when the danger of retirement approached. What is the good of wishing? The books are always there, the moment of crisis waits, and now our children in their turn are taking down the future and opening the pages. In his poem 'Germinal' A.E. wrote:
In ancient shadows and twilights
Where childhood had strayed,
The world's great sorrows were born
And its heroes were made.
In the lost boyhood of Judas
Christ was betrayed.
Greene: The Lost Childhood
*
Chán nhất là một số blog được dựng lên để dèm pha và bôi nhọ người khác cho thoả lòng đố kỵ nhỏ nhen của mình. Cái gì họ cũng gâu cả. (“Thằng ấy mà viết hay à? Truyện của nó thật quái đản!” Gâu! “Viết như vậy mà cũng được gọi là nhà đại phê bình à?” Gâu!)
Xin nói ngay: Kiểu nói “gâu” như vậy không phải do tôi đặt ra.
Nhiều người nói vậy (hay gần gần như vậy). Tôi chỉ lặp lại vậy.
Và không dám lạm bàn gì thêm.
NHQ: Blog VOA
*
Note: Đây là nhà đại phê bình 'đáp lễ' Gấu.
Gâu, là muốn nói, đồ chó, đồng thời để chỉ Gấu.
Tuy nhiên, nhà đại phê bình phán ẩu.
Gấu này chê cái gì là có chứng cớ. Đọc thì biết.
Cỡ như NHQ chưa xứng đáng để Gấu dèm pha và bôi lọ.
Trên đời này, chưa có ai xứng đáng để cho Gấu này phải làm nhục mình đến như vậy.
Đó là sự thực.
Nhà đại phê bình có cái gì ghê gớm đâu, mà Gấu đố kỵ nhỏ nhen? Có "vĩ cuồng" không đấy?
Trang Tin Văn được dựng lên từ khi chưa có Tiền Vệ, đâu phải để dèm pha và bôi lọ... ?
Cái trò khốn nạn, đánh lén, xâm phạm vào đời tư của người khác, ["Có mấy NQT ?"], cái giọng văn khốn nạn, [ Lạ. Chẳng lẽ "hoa hồng là hoa hồng" mà Nguyễn Quốc Trụ lại không phải là Nguyễn Quốc Trụ ư?  © Talawas 2002] cũng đã xẩy ra từ đời nào, đâu phải mới đây?
Sở dĩ đến bây giờ mới nhắc tới, vì bây giờ mới rảnh.
Hơn nữa, cũng muốn, vào chót đời, phải viết một cái gì đó về nhà văn Võ Phiến, do cuốn của nhà đại phê bình, nhảm quá.
Võ Phiến xứng đáng để có một người nào đó, viết thật đúng về ông.
NQT
Trong phạm vi văn học, được nhiều anh em cầm bút đánh giá cao nhất là blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập và blog của Nhị Linh (Cao Việt Dũng).
Đọc Nguyễn Quang Lập, người ta thấy một người giản dị, thân mật, vô cùng dí dỏm và có ý thức công dân cao. Đọc Nhị Linh, người ta thấy một người say mê đọc sách, có trí nhớ tốt, thích tò mò nhiều chuyện liên quan đến thế giới chữ nghĩa.
NHQ
Đây là Hoa.
So với Cỏ và Rác, là trang Tin Văn
Vừa xoa đầu, vừa kéo bè kéo cánh đây!
Tuy nhiên, viết về họ, thì hai câu ngắn ngủi như vậy, là coi thường họ.
Vả chăng, là những người tự trọng, hẳn nhiên, chắc chắn cả hai chẳng hề muốn nhà phê bình lôi họ ra, trong tình trạng "hoa, cỏ, rác" như thế này!
Cũng một cách coi thường họ.
Gấu này, cũng đang tính viết về Blog NL, nhân ‘đụng độ’ về Kundera, nhưng do tôn trọng họ, [ngay cả kẻ thù, lại càng cần phải tôn trọng], nên cần phải có thì giờ, và phải đặt cả hai vào trong toàn cảnh văn học trong nước.
Khen đãi bôi như trên, thì cũng đại nhảm.
NQT
“Thằng ấy mà viết hay à? Truyện của nó thật quái đản!” Gâu!
NHQ
Nguyễn Hưng Quốc giới thiệu một truyện ngắn độc đáo
17/08/2009 | 5:46 sáng | Chưa có phản hồi.
Tác giả: talawas blog
Chuyên mục: Thời sự / Spectrum
Bạn rất nên đọc: “Lạc thú ẩm thực“ của Hoàng Ngọc-Tuấn, với lời giới thiệu của Nguyễn Hưng Quốc.
*
Note: "Truyện này", cũng thuộc loại "Thơ con cóc", cho thấy cái gu quái đản của người viết, người giới thiệu, và của bà chủ sạp cá.
Gu này gọi là gu "ông vua cởi truồng"!
Bộ ba, tác giả, nhà phê bình, Sến Cô Nương tính bịp độc giả, tương tự như cái đám thợ may tính bịp ông vua, với chiếc áo thần kỳ của chúng, và cả bàn dân thiên hạ, cũng về hùa với đám thợ bịp, cũng hò theo, thần kỳ, thần kỳ, rất nên đọc, rất nên dòm, chỉ có đám con nít là nói thực, ơ kìa, ông vua cởi truồng!
Nếu nhà phê bình, và luôn tiện, Sến Cô Nương, phán, rất nên đọc, thì xin cho biết, nên đọc ở cái chỗ nào? Cứ phán đại như thế, ai phán chẳng được! (1)
(1) Trên blog VOA của nhà phê bình, ông coi đây là một thứ "phản truyện", chôm [mô phỏng!], chữ của Sartre, khi gọi tiểu thuyết của Sarraute, một thứ phản tiểu thuyết.
Bà này, sau cho biết, rất cám ơn Sartre, vì nhờ Sartre, một phần nào đó, khiến bà nổi tiếng, nhưng bà nói thêm, thằng chả chẳng hiểu cái chó gì về tiểu thuyết của tôi!
V/v "phản truyện" này, Gấu sẽ xin đi một đường lèm bèm, sau.
NQT
Chán nhất là một số blog được dựng lên để dèm pha và bôi nhọ người khác cho thoả lòng đố kỵ nhỏ nhen của mình.
NHQ
Có một khoảng cách rất xa giữa ông đại phê bình và Gấu, không chỉ về tài năng, về tuổi tác, về vốn sống, vốn đọc. Một, ở đầu, và một, ở cuối một cuộc chiến, và cuộc chiến này làm tan hoang tất cả mọi nhận định về con người Mít, lịch sử Mít….
*
Như trên, qua một số trích dẫn từ những bài viết trước, cho thấy, Gấu nói cái gu quái đản, không phải, truyện ngắn quái đản.
V/v gu quái đản. Cái này thì quá rõ rồi. Thơ con cóc là thơ hay.
Cái truyện ngắn của HNT không quái đản, vì nó là đồ sao chép, từ nhiều nguồn. Ai đọc thì cũng nhận ra điều này. Chính vì thế mà văn phong của nó "lạnh", [vì chứa đựng toàn thông tin, khúc này từ sách nấu ăn, khúc kia từ một tin trên báo], khiến nhà phê bình "lầm tưởng" [?], đây là một thứ “phản truyện”. Từ ‘phản truyện’ này là của Sartre, nhà đại phê bình chôm, nhưng không cho chúng ta biết.
Từ phản truyện ra tân tiểu thuyết, thứ tiểu thuyết hầu như muốn diệt trừ tình cảm, thành thử còn có tên, phản con người.
Cái truyện ngắn thì là đồ sao chép, cắt dán, cái bài thổi bạn HNT của nhà đại phê bình NHQ, thì cũng đồ chôm chĩa luôn, Gấu viết rành rẽ như thế, mà sao dám phán ẩu, “Cái gì họ cũng gâu cả.”?
Họ nào ở đây? Chỉ có một thằng cha Gấu dám đụng tới hủi, “họ” đâu có dám, vì sợ lây cùi! (1)
(1) Phật phán, chỉ có tao mới dám vô địa ngục, có thể, là theo nghĩa này.
Khúc trên Gấu trích dẫn một câu của ông Phật Krishnamurti, có thể, cũng rứa:
Chỉ người kiêu ngạo mới ráng khiêm cung; chỉ người ngạo mạn mới tìm cách vứt bỏ tánh kiêu căng bằng tập luyện tánh khiêm cung.
Còn có gì "khiêm cung" hơn, là bị lây cùi, vì cũng đành phải lặn lội vào cõi hủi? NQT

Xin nói ngay: Kiểu nói “gâu” như vậy không phải do tôi đặt ra Nhiều người nói vậy (hay gần gần như vậy). Tôi chỉ lặp lại vậy.
Và không dám lạm bàn gì thêm.
NHQ Blog VOA
Note: Đây là nhà phê bình phân bua, ông ta không phải là người đầu tiên gọi Gấu là… chó.
Đúng.
Người đầu tiên gọi Gấu là Gấu Chó, là nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh ở trong nước.
Vụ này, lỗi ở Gấu. Hai bên cũng đã giảng hòa rồi. (1)
Nguyên nhân, là do.. Sài Gòn mà ra!
NHHM là cư dân của Sài Gòn. Vào lúc đó, Gấu nhớ Sài Gòn quá, đọc, thấy ông ta làm thơ nhảm quá, tục quá, cứ “anh chả anh chả”, nhất định không chịu ngủ với một nữ thi sĩ gốc Bắc Kít, nay cư ngụ Sài Gòn
Người Sài Gòn hiếu khách, và, có lệ, ăn bánh trả tiền. Không ăn không, không cho không. Cần là ới cái xế, là đi thôi.
Thành thử ngứa miệng lên tiếng.
Nhà đại phê bình, muốn chơi thì chơi tay đôi, đừng viện hết người này người kia về phe, không được fair!
(1)
18:03 19-09-2007.
Gấu ơi! Gấu biết gì về Nguyễn Hữu Hồng Minh mà viết như thế? Khi nói về một điều gì đó, tốt hơn hết, mình nên biết rõ về nó và phải đi ít nhất trong vòng 390 độ rồi hẳn nói nhé. Nguyệt Phạm
20:06 19-09-2007.
Hi, Tks for your advice.
Welcome to my blog.
Please forward all my best wishes to U, Your Family, and Saigon.
Regards
Gấu
Blog TV
*
Hôm qua em đi hái chè,
Gặp thằng phải gió nó đè em ra.
Em van mà nó chẳng tha,
Nó đem nó đút đầu thằng cha nó vào.
NHQ Blog VOA
Bài ca dao trên có nhiều bản khác nhau, bản của ông phê bình gia NHQ, nhảm nhất.
Ít ra, nó phải như vầy:
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy nó cũng chẳng tha
Nó đem nó đút mả cha nó vào.
1.  “lạy” [vần nặng] mạnh hơn động từ “van”, [vần bằng]. Hơn nữa, nó làm người nghe hình dung ra được cái thế sắp sửa đụng trận!
2. “mả cha”, mới đúng.
Đây là từ hay được sử dụng, trong những câu chửi bình dân.
Vậy mà chuyên gia chuyên trị thơ!
Đọc cuốn Thơ của ông ta mới hỡi ơi.
Có vẻ như ông ta mù tịt về thi ca thế giới, ngoài lổn nhổn một mớ ca dao thơ ca Việt Nam.
Chán quá! NQT
*
Sau đây là "bản của Gấu":
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Lạy van nó cũng chẳng tha
Nó bèn nhét cái mả cha nó vào
"Bèn", từ này là của ông anh của Gấu, Nguyễn Hoạt, khi dịch Liêu Trai.
Chàng thư sinh đêm khuya ngồi đọc sách tại thư phòng, hồ xuất hiện, hai bên "Hi" một tiếng, và,"bèn giao hoan".
*
Bản này, theo Gấu, đúng nhất, của một độc giả VOA:
18.
Toi khong hieu duoc muc dich,y nghia cua bai viet nay ! Am chi gi? Bai tho nay co mot phien ban khac:
Hom qua em di hai tra
gap thang phai gio no de em ra
Em lay ma no chang tha
No lien dut cai ma cha no vao.
Neu phien ban nay dung thi nhung suy dien ,am chi cua tac gia trat lat.
Người gởi: huu
09-28-2009 - 19:54:49
*
TRUYỆN NGẮN LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THAM VỌNG CỦA MÌNH?
Nguyễn  Đức Tùng
“Tham Vọng Của Truyện Ngắn”, tác giả: Steven Millhauser,
người dịch: Hoàng Ngọc-Tuấn, Tiền Vệ, là nguồn cảm hứng cho bài viết này.

TRUYỆN NGẮN LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THAM VỌNG CỦA MÌNH
Cái tít nhảm quá. Cái tít “Tham vọng của truyện ngắn”, nguyên tác, thì còn hiểu được. “Phiên âm” ra tiếng Việt, thành ra “người chẳng ra người ngợm chẳng ra ngợm”.
Truyện ngắn, đâu phải là một con người mà “làm thế nào để đạt được tham vọng của mình”?
“của mình” cũng không được, mà đúng ra là, “của nó”.
Còn nếu muốn “người hoá”, thì gọi là “cửa mình” cho chắc ăn.
người dịch: Hoàng Ngọc-Tuấn, Tiền Vệ, là nguồn cảm hứng cho bài viết này.
Ở cái chỗ người dịch, thường ra là để tên của dịch giả, và sau đó, ông này mới đi một đường tiểu chú.
Gấu ‘hiệu đính’ mấy cái buồn cười, trên, như sau:
người dịch: Nguyễn Đức Tùng
sau đó mở ngoặc, đi một đường nâng bi nhà biên khảo:
[Hoàng Ngọc Tuấn, Tiền Vệ, là nguồn cảm hứng cho bài dịch này].
Bài viết đâu?
Bài dịch chứ?
Viết lách như thế, làm sao không dọn?
Đúng là văn chương khủng khiếp!
Văn chương quái đản!
NQT
Note: Tuyệt tác trên, đã đăng trên Tiền Vệ, nay bò về trong nước, trên Phong Diep. Chẳng thấy ai "lại đâm bực" cả, thế mới lạ!
Đành phải đi một đường ăn theo nhà đại phê bình:
"Lại thêm bực" cả "cửa mình"!
Ba chữ đầu, thuổng nhà đại phê bình, hai chữ sau, nhà thơ NDT!
*
Tiếng Việt: Cọp và Chó
NHQ VOA
"Suốt mấy tuần nay cứ nghe lùng bùng bên tai những tiếng gâu gâu mãi, tôi sực nhớ chuyện ở nông thôn ngày trước."
Với một câu mở đầu được ném ra một cách vu vơ như vậy trong 1 bài được đăng trong blog NHQ sau một loạt những phê bình của độc giả cho những bài viết trước làm tôi không thể không nghĩ rằng bài này NHQ dành cho những người 'dám' chê NHQ đây. Có thể có ai đó đánh giá cao về anh. Còn tôi thì thấy anh có tài viết bẩn, và viết tục. Bài này đem lại cho anh một cái tài nữa: 'tài' hỗn với độc giả.
Người gởi: ledung (Vietnam)
09-30-2009 - 06:42:40
Note: Bài viết của NHQ là nhắm vào Gấu, vì Gấu này đã từng được một nhà thơ trong nước gọi là Gấu Chó.
Cám ơn cái còm của một bạn đọc VOA.
*
“Suốt mấy tuần nay cứ nghe lùng bùng bên tai những tiếng gâu gâu mãi”.
NHQ
Trong những tiếng gâu gâu đó, là bài viết về một bài ca dao, như trên đây. Bài của Gấu hoàn toàn là về văn học. Nếu ông ta thực sự có tài, và thực sự là một nhà phê bình, thì đã trả lời, thay vì vậy, viết một bài thật tởm nhắm vào cá nhân người viết, và có thể, còn nhắm vào một số độc giả VOA đã từng chê ông, qua mail trên cho biết.
Nhưng dây với hủi, thì đành phải chịu lây bịnh cùi thôi!
Đó là cái giá mà Phật cũng còn gánh chịu, (1) nữa là Gấu Chó! NQT
(1)
Cái gì họ cũng gâu cả.”?
NHQ
Họ nào ở đây? Chỉ có một thằng cha Gấu dám đụng tới hủi, “họ” đâu có dám, vì sợ lây cùi! (1)
(1) Phật phán, chỉ có tao mới dám vô địa ngục, có thể, là theo nghĩa này.
Khúc trên Gấu trích dẫn một câu của ông Phật Krishnamurti, có thể, cũng rứa:
Chỉ người kiêu ngạo mới ráng khiêm cung; chỉ người ngạo mạn mới tìm cách vứt bỏ tánh kiêu căng bằng tập luyện tánh khiêm cung.
Còn có gì "khiêm cung" hơn, là bị lây cùi, vì cũng đành phải lặn lội vào cõi hủi? NQT



Thư tín
Càng già càng thảm hại
Wednesday, September 2, 2009 5:57 AM
From:
To:
Ông Nguyễn Quốc Trụ,
Tôi lên google tìm tin tức văn học, tình cờ tôi ghé nhằm vào trang web của ông. Đọc thử, thấy chán quá.
Hồi xưa ông đâu có như thế này. Sao càng già càng tệ vậy?
Sao thấy toàn là những lời cay đắng nói xỏ nói xiên mập mờ người kia kẻ nọ vậy ông?
Lớn tuổi rồi thì sống làm sao cho thanh thản, chứ sao mà cứ quằn quại vì những chuyện thị phi hơn thiệt?
Già rồi thì yên nghỉ, thảnh thơi đầu óc trí lự, chứ sao lại đâm ra tị hiềm, mặc cảm chi cho nhọc lòng.
Chẳng lẽ sắp xuống lỗ rồi mà còn muốn vác theo đầu tôm xương cá hay sao ông?
Tu tâm đi ông.
*
Phúc đáp:
Đa tạ.
NQT tôi đâu có nói xỏ nói xiên.
Những chuyện đó, đều thực, đều là chuyện người thực, việc thực.
Giả như không trả lời, tu tâm đi, thì ai sẽ là người ‘minh oan’ cho NQT?
Nếu bạn nghĩ như thế, khi talawas, NHQ post bài khốn nạn, về tôi, tại sao bạn không lên tiếng, như bây giờ?
Tại sao bạn không khuyên lũ chó đó tu tâm đi?
Kính
NQT
T.B1: NQT vừa tính, chấm dứt thứ đầu tôm xương cá đó, thì nhận được mail của bạn.
Thành thử, cũng là một lời cảnh tỉnh thật nghiêm trọng mà Gấu tôi xin ghi lòng tạc dạ.
Những chuyện đầu tôm xương cá, Gấu phải đợi đến tận già, mới dám viết ra, vì không tính mang theo.
Đã tính mang theo, nhưng lại sợ, đời sau “hiểu lầm”, sẽ nghĩ, có đến mấy thằng NQT, và đều thứ đáng chán, đều thứ thảm hại cả.
Khổ thế.
Loạt bài đó, mục đích là như vậy, chứ không tính xỏ xiên ai.
Viết thẳng, viết thật.
Để thanh thản mà đi.
Trân trọng. NQT

T.B 2: Mới đọc net, biết tin Thông Luận được Đảng chiêu hồi.
Bạn gửi mail cho NQT, đúng vào ngày 2/9: Liệu có điềm gì chăng? NQT
*
Thời gian đầu, khi lũ hủi đó mới xuất hiện, Gấu đã muối mặt xin viết cho chúng, chỉ để mong, có được một tiếng nói văn học thống nhất ở hải ngoại, để khi hữu sự, trong nước cần đến; về mặt văn học, đất nước, trong ngoài kéo thành một dải. Nhưng chúng giở toàn những đòn hèn hạ đánh Gấu.
Cũng bỏ qua, bây giờ nghĩ lại, nếu không lên tiếng một lần, biết đâu, khi chết đi, chúng làm nhục cả kẻ không còn có mặt.
Mong bạn hiểu cho.
Kính
NQT

  Dọn
"Suốt mấy tuần nay cứ nghe lùng bùng bên tai những tiếng gâu gâu mãi, tôi sực nhớ chuyện ở nông thôn ngày trước."
Với một câu mở đầu được ném ra một cách vu vơ như vậy trong 1 bài được đăng trong blog NHQ sau một loạt những phê bình của độc giả cho những bài viết trước làm tôi không thể không nghĩ rằng bài này NHQ dành cho những người 'dám' chê NHQ đây. Có thể có ai đó đánh giá cao về anh. Còn tôi thì thấy anh có tài viết bẩn, và viết tục. Bài này đem lại cho anh một cái tài nữa: 'tài' hỗn với độc giả.
Người gởi: ledung (Vietnam)
09-30-2009 - 06:42:40
Note: Bài viết của NHQ là nhắm vào Gấu, vì Gấu này đã từng được một nhà thơ trong nước gọi là Gấu Chó.
Cám ơn cái còm của một bạn đọc VOA.
NQT
Vị độc giả VOA này, không biết tới trang Tin Văn, không biết cái vụ Gấu đang ‘gâu gâu’ [chữ của NHQ] với ông đại phê bình, lại nghĩ, ông ta chửi độc giả của chính ông ta, thành ra, mới ban cho NHQ một từ nữa, ngoài bẩn và tục: hỗn.
Y hệt trường hợp Gấu bị một độc giả Tin Văn mắng mỏ, vì nghĩ Gấu nói cạnh nói khoé một người nào đó. Vì vậy, Gấu đành phải sử dụng lối viết “trực tiếp”, một điều, thưa ngài NHQ, hai điều, thưa ngài đại phê bình!
*
Vị độc giả Tin Văn (1) chắc là rất bực, vì bấy lâu nay, chưa hề thấy thằng cha Gấu viết thứ văn chương bẩn, tục, và hỗn, lại còn xỏ xiên ai đó.
Ông không biết nguyên uỷ của sự kiện, từ mãi tít năm 2002, khi Gấu bị bề hội đồng, bởi "hơn một" băng đảng mafia văn học!
Mail của ông, cảnh tỉnh Gấu, hãy coi chừng. Già rồi, tu thân là vừa rồi.
Quả đúng như thế. Nhưng biết làm sao được. Đây là cái cú mà Thuỵ Vũ đã từng viết về nó.
Gấu chọn uống muỗng nước mắm! (2)
(1)Thư tín
Càng già càng thảm hại
Wednesday, September 2, 2009 5:57 AM
From:
To:
Ông Nguyễn Quốc Trụ,
Tôi lên google tìm tin tức văn học, tình cờ tôi ghé nhằm vào trang web của ông. Đọc thử, thấy chán quá.
Hồi xưa ông đâu có như thế này. Sao càng già càng tệ vậy?
Sao thấy toàn là những lời cay đắng nói xỏ nói xiên mập mờ người kia kẻ nọ vậy ông?
Lớn tuổi rồi thì sống làm sao cho thanh thản, chứ sao mà cứ quằn quại vì những chuyện thị phi hơn thiệt?
Già rồi thì yên nghỉ, thảnh thơi đầu óc trí lự, chứ sao lại đâm ra tị hiềm, mặc cảm chi cho nhọc lòng.
Chẳng lẽ sắp xuống lỗ rồi mà còn muốn vác theo đầu tôm xương cá hay sao ông?
Tu tâm đi ông.
(2)
Trong số những truyện ngắn của Thụy Vũ, có một, ít được nhắc tới, nhưng có lẽ đây là truyện ngắn hay nhất của bà, cho thấy cái mạch ngầm của ‘dòng văn học miền nam’: thiên về tâm linh, và nó ‘nhập thế’ qua hình ảnh của một đạo gia hơn là của một nhà văn. Đây là điểm thật khác biệt giữa hai dòng văn chương, một mang "chiến đấu tính", và một tuân theo sức mạnh vô hình, của điều được gọi là "thiên tài của nơi chốn", hay của Thần Đất (genius loci, the spirit or guardian deity of the place). 
Đó là câu chuyện về một người đàn bà, hình như một ‘Chị Hai’ trong một gia đình miền nam. Chị Hai nhiều khi không hẳn là một ruột thịt trong gia đình, mà chỉ là một người làm công lâu đời, người viết không khỏi liên tưởng tới người vú da đen, trong Âm Thanh và Cuồng Nộ của William Faulkner: những con người gìn giữ lương tâm của cả một miền đất.
Malcolm Cowley viết về những nhân vật của Faulkner: dù anh hùng, hay tiểu nhân, họ có một cảm quan kỳ cục: nhẫn nhục với số mệnh của mình (They… carry, whether heroes or vilains, a curious sense of submission to their fate).
Bà Chị Hai của Thụy Vũ, suốt đời ăn chay niệm Phật, tới phút hấp hối, bỗng muốn được hưởng mùi trần: hãy cho tôi nếm thử một muỗng nước mắm! Thế là có người giẫy nẩy, đây là Quỉ ám, cản trở không cho bước vào cõi Phật. Họ viện dẫn, ngay cả Đức Phật trước khi đắc đạo, trước nhìn ra ý nghĩa đau khổ của cõi đời sinh tử lão bịnh, và tìm ra được giải thoát ra khỏi vòng luân hồi, cũng đã từng bị Quỉ ám ảnh. Có người gật gù, phải thực hiện ao ước cuối cùng của một linh hồn trước khi lìa đời….
Tôi không nhớ Thụy Vũ đã ‘quyết định" ra sao, về nhân vật của mình, "chấp nhận luân hồi, anh bước vô", hay là…
Theo tôi, câu chuyện muỗng nước mắm của Thụy Vũ nằm trong dòng văn chương "tâm linh", như một "Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp" của Hồ Hữu Tường. Hay một Cửa Tùng Đôi Cánh Gài, của Nhất Hạnh.
Ở hải ngoại, chúng ta thấy không khí tâm linh này thấp thoáng ở một số tác giả như Miêng, Phạm Hải Anh…
Muỗng nước mắm
*
Đọc mấy vụ lộn xộn về bài vở đăng trên diễn đàn net như đang xẩy ra giữa một số tác giả, mới thấy bản lãnh của PCL: VHNT có mặt lâu như thế mà chưa hề xẩy ra một điều gì bất nhã, hoặc quá nữa, cạn tầu ráo máng giữa hai bên.
Lý do theo tôi, là, PCL chưa từng bao giờ coi cá nhân của chị là trọng, so với sự đóng góp của những tác giả cộng tác, chưa bao giờ hiệu đính bất cứ một bài nào…
Còn nhiều cái “chưa” nữa lắm. Gấu này, hơn nửa đời người viết lách, cộng tác với không biết bao nhiêu toà báo, diễn đàn, chưa bao giờ lại cộng tác được lâu, như với VHNT.
Bây giờ nghĩ lại, mới hiểu ra, không có thời gian cộng tác với VHNT là không thể nào có cơ hội làm trang Tin Văn.
Khi VHNT gặp khó khăn về server, Gấu ra ở riêng, một phần vì nghĩ, không thể nào có một diễn đàn nào bảnh hơn VHNT để mà cộng tác, một phần, vì bắt buộc phải có diễn đàn riêng, để tránh trường hợp rắc rối như đang xẩy ra giữa một số tác giả, và một diễn đàn.
Đây là kinh nghiệm xương máu Gấu đã từng trải qua, thời kỳ viết cho tờ Văn của ông Nguyễn Đình Vượng, do Trần Phong Giao là tổng thư ký, và Gấu đụng với nhà thơ NS. Lần đó, Gấu biết rất rõ, nếu trả lời, là thể nào cũng bị bịt miệng!
Bởi thế giá của NS lớn quá. Báo Văn không thể nào bênh vực Gấu được.
Chứng cớ, Trần Phong Giao nóng mũi, lên tiếng, chỉ một bài ngắn, Bông Hồng hay Bông Cứt Lợn, là bị ông Vượng cấm tiệt.
Khi xẩy ra vụ Hoặc Ngữ sử dụng diễn đàn talawas hỏi thăm sức khoẻ của Gấu, rồi sau đó, NHQ hỏi thăm thân thế của Gấu, "có mấy NQT?", Gấu đã tính trả lời, lúc đó cũng đã có diễn đàn riêng, nhưng lại nghĩ, không đáng, vì còn nhiều chuyện phải làm quá!
Chỉ đến bây giờ, quá cái tuổi của năm tuổi rồi [Gấu sinh năm Đinh Sửu], thời gian còn lại bây giờ là bonus rồi, Trời cho thêm rồi, thành ra mới sử dụng nó vào việc riêng tư, tuy cũng làm bực đến một số độc giả Tin Văn, hẳn nhiên, nhưng đành thôi.
Nếu không, khi đi rồi, chưa chắc lũ hủi đã buông tha!
Nói, còn nhiều việc phải làm quá, thực sự cũng không đúng. Phải nói là, Gấu không hề nghĩ tới chuyện đó. Từ cái buổi đụng đầu “nghiên cứu sinh” Steiner ở một thư viện Toronto, Gấu lạc vào một thế giới chưa từng bao giờ biết tới, và cứ thế, mải mê đọc, mải mê viết, dịch, giới thiệu tới độc giả Việt Nam. Gấu còn nhớ, trong một buổi tọa đàm cuối tuần của VHNT, mà PCL có nhã ý gửi cho Gấu đọc, một thành viên trong BBT sửng sốt la lên, làm sao mà ông này đọc khủng khiếp như thế, và dịch khủng khiếp như thế, thì giờ ở đâu mà ông ta làm được!
Một độc giả Tin Văn, rồi một văn hữu quen thuộc, cũng mail, dịch ào ào viết ào ào như thế, tôi không thể nào làm như vậy được!
Chỉ đến bây giờ, Gấu nghĩ rằng, như vậy cũng đã phần nào, giới thiệu được cái phần cốt yếu của thế kỷ tàn nhẫn, hung bạo, độc ác, và sẽ có những người tiếp tục…Có thể lo vài việc riêng được rồi!
Y thể như có người ra lệnh, thôi cho mày nghỉ, sắp xếp hậu sự đi là vừa!
Ui chao, giá mà mượn được ý này, của thi sĩ Joseph Huỳnh Văn, để diễn tả tâm trạng của Gấu, những năm vừa qua, thì thật là tuyệt vời:
Khép tím một Dòng Thơ

Vì đêm mai…
thổ huyết đọc Lời Sầu


Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư