True Love
True Love
True love. Is it normal
is it serious, is it practical?
What does the world get from two people
who exist in a world of their own?
Wislawa Szymborska
Tình Thiệt
Mối tình thiệt. Nó bình thường
nó trang trọng, hay nó thực tiễn?
Thế gian biết được gì chuyện hai người
chung sống trong thế giới riêng của họ?
Lý Ốc dịch
http://www.gio-o.com/LyOcBR/LyOcThoTinhTheGioi.htm
Note:
"serious", theo GCC, không thể dịch là “trang trọng”, solemn, mà là, nghiêm túc, nghiêm trọng…
Hai người yêu nhau, chàng tính chuyện lâu dài, bèn đề nghị xin bàn tay, xỏ cái cà rá, nàng sửng sốt, nè, thiệt không đấy, đại khái như thế.
Trang trọng, nếu có là lúc khác, khi cả hai đứng trước bàn thờ, trước hai họ. Thí dụ vậy.
Thế gian “biết” được gì.
Từ "biết" này, cũng hỏng. Get, là được. Thiên hạ “được” cái chó gì khi hai kẻ yêu nhau, chứ “biết” làm khỉ gì!
Cái từ serious này, GCC có 1 kỷ niệm thật là tuyệt vời về nó, khi ở Trại Tị Nạn Thái Lan. Thời gian đó, thanh lọc xong rồi, đậu rồi, bèn được chuyển từ Trại Cấm Skiew lên Trại Chuyển Tiếp, Transit, Panat Nikhom, gặp phái đoàn Canada, nhận rồi, bèn được ra ngoài đời, là Khu Y Tế Của Cao Uỷ, khám sức khoẻ, để lấy chuyến bay. Cái tay bác sĩ trưởng, người Ý, tên là Panza, hình như vậy, đã từng gây lộn với an ninh Thái, về thái độ của họ, đối với người tị nạn, Gấu Cái có mấy cái truyện ngắn về ông này, chưa sửa sang lại, để đem in.
Gấu nhắc tới chuyện đó với ông ta, theo kiểu làm quà, và, khi biết Gấu là nhà văn Mít, ông mừng quá, nói, tôi đương cần 1 tên như ông, hà, hà!
Gấu trợn mắt lé, ngạc nhiên. Ông giải thích, Y Tế Cao Uỷ, tức ông ta, đang cần 1 người dịch qua tiếng Mít, 1 bản văn bằng tiếng Anh, để sử dụng cho 1 cái video phòng ngừa AIDS.
Thế là ông trao cho Gấu bản tiếng Anh. Trong có 1 câu, đại khái, AIDS là 1 vấn đề rất serious.
Gấu bèn nói, serious, không được, mà phải là, dangerous.
Như Danger De Mort, trong trường hợp điện cao thế.
Ông đọc đi đọc lại bản văn, nghĩ 1 hồi, bèn gật gù, đúng như thế.
Phải là nguy hiểm chết người.
Bà nữ thi sĩ Balan, nếu còn sống, và, nếu đọc được những dòng này, chắc cũng sửa lại câu thơ:
Lấy nhau ư, nguy hiểm chết người đấy!
Hoặc, lắc đầu bỏ đi, mi làm phiền ta quá, kiếp trước mi đúng là con đỉa.
Hoặc, bây giờ ta hết lãng mạn rồi.
Hoặc...
Bản tiếng Việt, theo GCC, cẩu thả quá. Những từ “serious, get…” biết tí tiếng Anh, là biết nghĩa, nhưng phải thật giỏi tiếng Mít, và thật mê thơ, nói chung, và mê thơ Szymborska, mới kiếm ra từ đắc địa/đắc ý
Note: Trường hợp của vị thuộc băng Hậu Vệ, cũng y chang. Tiếng Việt quá dở, sử dụng quá dư thừa. Thơ, như Brodsky phán, là nghệ thuật của sự tiết kiệm. Prospero khen nhà thơ Nobel Transtromer, là "nhà thơ kinh tế". Văn của Coetzee cũng Nobel, được “khen” là hà tiện đến chảy máu mắt.
Một nhà văn, nói về GCC, được ông ta chê, thâu hoạch được nhiều hơn, so với khen!
[Tks. Take Care. Happy Birthday. TT/NQT]
Gấu đọc, rồi bỏ qua, chỉ đến khi thấy mấy vị bằng hữu FB cũng xúm lại khen lấy khen để, đành vì họ mà lên tiếng, khen như thế, không chỉ làm hư 1 cây viết, mà còn đánh lừa người đọc! (1)
(1)
http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/34.html
Trên net, tờ Người Kinh Tế có bài viết
về Nobel văn chương năm nay của Prospero.
GCC mê tay này lắm. Phê bình gia, điểm sách gia số 1!
GCC mê tay này lắm. Phê bình gia, điểm sách gia số 1!
Cái chi tiết thần kỳ
mà Prospero khui ra từ thơ của Tomas Transtromer, [the Swedish Academy
has praised an oeuvre that is “characterised by economy”], làm
GCC nhớ tới Brodsky, qua đoạn viết sau đây:
Bài
thơ đâu khác chi một giấc mơ khắc khoải, trong đó
bạn có được một cái chi cực kỳ quí giá:
chỉ để mất tức thì. Trong giấc hoàng lương ngắn ngủi,
hoặc có lẽ chính vì ngắn ngủi, cho nên những
giấc mơ như thế có tính thuyết phục đến từng chi tiết.
Một bài thơ, như định nghĩa, cũng giới hạn như vậy. Cả hai
đều là dồn nén, chỉ khác, bài thơ, vốn
là một hành vi ý thức, không phải sự phô
diễn rông dài hoặc ẩn dụ về thực tại, nhưng nó
chính là thực tại.
Cho dù tất cả sự phổ quát gần đây của tiềm thức, sự tuỳ thuộc của chúng ta vào ý thức vẫn lớn hơn. Nếu trách nhiệm bắt đầu (ngay từ) trong giấc mơ, như thi sĩ Delmore Schwartz đã có lần diễn tả, rốt ráo ra, những giấc mơ được thể hiện và hoàn tất ở trong những bài thơ. Bởi thật là ngốc nghếch nếu gợi ý rằng có một đẳng cấp giữa những thực tại phức biệt, người ta có thể lập luận rằng toàn thực tại hướng vọng tới điều kiện của một bài thơ: nếu chỉ vì lý do tiết kiệm.
Sự tiết kiệm này là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và toàn thể lịch sử nghệ thuật là lịch sử của những phương tiện dồn nén và súc tích. Trong thơ, đó là ngôn ngữ, tự thân nó, là một bản sao của thực tại được cô đọng cao độ. Nói tóm lại, bài thơ sản sinh hơn là phản ánh. Vậy nếu một bài thơ đề cập tới một chủ đề huyền thoại, điều này có nghĩa là một thực tại quan sát chính lịch sử của nó - hoặc nếu bạn muốn - điều này có nghĩa là, một hậu quả đặt tấm gương khuếch đại cạnh nguyên nhân và bị chói loà bởi nó.
Bài thơ "Orpheus. Eurydice. Hermes" đúng là như thế, bởi nó chính là chân dung tự hoạ của tác giả với cái kính khuếch đại cầm trên tay, và người ta, qua bài thơ này, biết được nhiều về tác giả hơn là bất kỳ cuốn tiểu sử nào về ông có thể cung ứng. Cái tác giả ngắm nhìn chính là cái tạo nên ông, nhưng kẻ ngắm nhìn thì rõ ràng hơn, bởi vì bạn chỉ có thể ngắm nhìn một cái gì từ bên ngoài. Đó là sự khác biệt giữa một giấc mơ và một bài thơ đối với bạn. Có thể nói, thực tại là của ngôn ngữ, tiết kiệm là của nhà thơ.
Cho dù tất cả sự phổ quát gần đây của tiềm thức, sự tuỳ thuộc của chúng ta vào ý thức vẫn lớn hơn. Nếu trách nhiệm bắt đầu (ngay từ) trong giấc mơ, như thi sĩ Delmore Schwartz đã có lần diễn tả, rốt ráo ra, những giấc mơ được thể hiện và hoàn tất ở trong những bài thơ. Bởi thật là ngốc nghếch nếu gợi ý rằng có một đẳng cấp giữa những thực tại phức biệt, người ta có thể lập luận rằng toàn thực tại hướng vọng tới điều kiện của một bài thơ: nếu chỉ vì lý do tiết kiệm.
Sự tiết kiệm này là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và toàn thể lịch sử nghệ thuật là lịch sử của những phương tiện dồn nén và súc tích. Trong thơ, đó là ngôn ngữ, tự thân nó, là một bản sao của thực tại được cô đọng cao độ. Nói tóm lại, bài thơ sản sinh hơn là phản ánh. Vậy nếu một bài thơ đề cập tới một chủ đề huyền thoại, điều này có nghĩa là một thực tại quan sát chính lịch sử của nó - hoặc nếu bạn muốn - điều này có nghĩa là, một hậu quả đặt tấm gương khuếch đại cạnh nguyên nhân và bị chói loà bởi nó.
Bài thơ "Orpheus. Eurydice. Hermes" đúng là như thế, bởi nó chính là chân dung tự hoạ của tác giả với cái kính khuếch đại cầm trên tay, và người ta, qua bài thơ này, biết được nhiều về tác giả hơn là bất kỳ cuốn tiểu sử nào về ông có thể cung ứng. Cái tác giả ngắm nhìn chính là cái tạo nên ông, nhưng kẻ ngắm nhìn thì rõ ràng hơn, bởi vì bạn chỉ có thể ngắm nhìn một cái gì từ bên ngoài. Đó là sự khác biệt giữa một giấc mơ và một bài thơ đối với bạn. Có thể nói, thực tại là của ngôn ngữ, tiết kiệm là của nhà thơ.
Nobel prize for literature
Oct 6th 2011, 18:43
AMID the flurry of last-minute
bets for Bob Dylan (once rated by bookies at 100/1), a relatively
unknown Swedish poet, Tomas Tranströmer, has won the Nobel
prize for literature. “He is a poet but has never really been a
full-time writer,” explained Peter Englund, the permanent secretary
of the Swedish Academy, which decides the award. Though Mr Tranströmer
has not written much lately, since suffering from a stroke in 1990
that left him partly paralysed, he is beloved in Sweden, where his
name has been mentioned for the Nobel for years. One newspaper photographer
has been standing outside his door on the day of the announcement for
the last decade, anticipating this moment.
Born in 1931, Mr Tranströmer began publishing poems when he was in his early 20s. He has been translated into 60 different languages since then. But his output is notably sparse—you “could fit it into a not too-large pocket-book, all of it,” Mr Englund says. Mr Tranströmer wrote poetry while working full-time, first as a psychologist and then at the Labour Market Institute in Västerås. Any fame he has enjoyed has been of the quiet, understated sort. In announcing Mr Tranströmer’s victory, the Swedish Academy has praised an oeuvre that is “characterised by economy” and that grants “fresh access to reality”. He is the first poet to win the award since Wislawa Szymborska in 1996.
Mr Englund has had to defend giving the literature award once more to a European (seven of the last ten have gone to the continent), and also to a Swede. In doing so, Mr Englund has perhaps had to deflect attention from the more pressing question of why Mr Tranströmer won in the first place. Perhaps that is a question that only Mr Tranströmer can answer, in work that will finally be more widely read.
Born in 1931, Mr Tranströmer began publishing poems when he was in his early 20s. He has been translated into 60 different languages since then. But his output is notably sparse—you “could fit it into a not too-large pocket-book, all of it,” Mr Englund says. Mr Tranströmer wrote poetry while working full-time, first as a psychologist and then at the Labour Market Institute in Västerås. Any fame he has enjoyed has been of the quiet, understated sort. In announcing Mr Tranströmer’s victory, the Swedish Academy has praised an oeuvre that is “characterised by economy” and that grants “fresh access to reality”. He is the first poet to win the award since Wislawa Szymborska in 1996.
Mr Englund has had to defend giving the literature award once more to a European (seven of the last ten have gone to the continent), and also to a Swede. In doing so, Mr Englund has perhaps had to deflect attention from the more pressing question of why Mr Tranströmer won in the first place. Perhaps that is a question that only Mr Tranströmer can answer, in work that will finally be more widely read.
The literature prize means the
world of poetry can finally raise a glass to salute this humble
man
Thơ ông là những thám dò vào thế giới nội tại và những tương quan của thế giới đó với phong cảnh của quê hương Thụy Điển.
Nguyên tác tiếng
Anh:
Tranströmer's
surreal
explorations of the inner world and
its relation to the jagged landscape
of his native country have been translated into over 50 languages.
GCC dịch:
Những thám
hiểm siêu thực [TQ bỏ từ này] thế giới nội
tại, và sự tương quan của nó [số ít, không
phải những tương quan] với
những phong cảnh lởm chởm [TQ bỏ từ này luôn] của quê
hương của ông được dịch ra trên 50 thứ tiếng.
Mấy từ quan trọng,
TQ đều bỏ, chán thế.
Chỉ nội 1 từ “lởm chởm” bỏ đi,
là mất mẹ 1 nửa cõi thơ của ông này
rồi.
Chứng cớ:
The landscape of Tranströmer's
poetry has remained constant during his 50-year career: the
jagged coastland of his native Sweden, with its dark spruce
and pine forests, sudden light and sudden storm, restless seas
and endless winters, is mirrored by his direct, plain-speaking style
and arresting, unforgettable images. Sometimes referred to as a
"buzzard poet", Tranströmer seems to hang over this landscape
with a gimlet eye that sees the world with an almost mystical precision.
A view that first appeared open and featureless now holds an anxiety
of detail; the voice that first sounded spare and simple now seems subtle,
shrewd and thrillingly intimate.
[Phong cảnh thơ TT thì
thường hằng trong 50 năm hành nghề thơ: miền đất ven biển
lởm chởm của quê hương Thụy Ðiển với những rừng cây
thông, vân sam u tối, chớp bão bất thần, biển
không ngừng cựa quậy và những mùa đông dài
lê thê, chẳng chịu chấm dứt, phong cảnh đó
được phản chiếu vào thơ của ông, bằng 1 thứ văn phong
thẳng tuột và những hình ảnh lôi cuốn, không
thể nào quên được. Thường được nhắc tới qua cái
nick “nhà thơ buzzard, chim ó”, Transtromer như treo
lơ lửng bên trên phong cảnh đó với con mắt gimlet
[dây câu bện thép], nhìn thế giới với 1 sự chính
xác hầu như huyền bí, thần kỳ. Một cái nhìn
thoạt đầu có vẻ phơi mở, không nét đặc biệt,
và rồi thì nắm giữ một cách âu lo sao xuyến
chi tiết sự kiện, tiếng thơ lúc đầu có vẻ thanh đạm,
sơ sài, và rồi thì thật chi li, tế nhị, sắc sảo,
và rất ư là riêng tư, thân mật đến ngỡ ngàng,
đến sững sờ, đến nghẹt thở.]
Chỉ đến khi ngộ ra cõi
thơ, thì Gấu mới hiểu ra là, 1 Nobel văn chương về
tay 1 nhà thơ là 1 cơ hội tuyệt vời nhất trong đời
một người… mê thơ.
Người ta thường nói,
thời của anh mà không đọc Dos, đọc Kafka… thí
dụ, là vứt đi, nhưng không được nhìn thấy 1 nhà
thơ được vinh danh Nobel thì quả là 1 đại bất hạnh!Hà, hà!
Charles Simic
Không phải là Gấu
cường điệu khi phán, dịch thơ thì cũng giống như khám
phá ra Lò Thiêu!
Ấy là bởi vì, đúng
như cái bà Nobel Jelinek phán, sau Lò Thiêu
mà còn làm thơ, thì phải có Lò
Thiêu ở trong thơ: Trong thơ của thế giới qua 1 số tác giả trên
TV giới thiệu, như Charles Simic, Czeslaw Milosz,
Adam Zagajewski, Wislawa Szymborka,
có nỗi đau Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, Lò Lưu
Vong, Lò Gulag… đủ thứ Lò của thế kỷ ở trong
đó.
Trong khi Mít, ngay cả
1 nhà văn lưu vong, sợ rằng cũng chưa từng có, nói gì
nhà thơ!
Có lẽ phải nói,
đúng hơn, Mít có những nhà văn đã từng
tự xưng là lưu vong, khi bỏ chạy VC, bị hải tặc hãm hại, và
sau đó, khi đã cơm no ấm cật tại xứ người, thì lại mò
về, và coi mình bây giờ là nhà văn di
dân, chứ không còn lưu vong nữa!
Ngay cả những nhà thơ
ở, không về, trong thơ họ có tí mùi Lò
nào đâu.
Nếu có, thì là mùi Lờ!
Đọc thơ của họ, chỉ thấy rặt 1 trò chơi chữ, gọt chữ, chơi 36 kiểu, nào tân hình thức, nào vác cầy qua núi… chỉ thấy nhục cho chữ Mít, dân Mít, đó là sự thực.
Nếu có, thì là mùi Lờ!
Đọc thơ của họ, chỉ thấy rặt 1 trò chơi chữ, gọt chữ, chơi 36 kiểu, nào tân hình thức, nào vác cầy qua núi… chỉ thấy nhục cho chữ Mít, dân Mít, đó là sự thực.
Gấu này đâu có
thù hằn, khi viết, khi đụng tới họ? DTL, ngoài đời, là
1 bạn thân, nhưng khi Gấu viết về anh, rất nặng nề, thí dụ,
có dịp gặp nhau thì lại mừng mừng rỡ rỡ. Cứ áo thụng
vái nhau, thì biết bao giờ thơ Mít mới có mùi
thơ thế giới?
Comments
Post a Comment