Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng


Mémoirs

Thời Tập

5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng

 
Khi viết Tắt Lửa Lòng, Nguyễn Công Hoan có lẽ chỉ muốn cuốn sách của ông nằm trong dòng văn chương xã hội…. nhưng đã vô tình ‘điểm thêm mắt rồng’ cho nó, khi hoàn thành tác phẩm, nó bay mất và lạc vào thế giới tình yêu, một thế giới hoang đường với những Tiểu Nhiên Mị Cơ, Mỵ Châu Trọng Thủy… và Lan và Điệp.
… Đây là chiếc chìa khoá để cho các tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình dùng để mở căn nhà mồ Lương Sơn Bá: Hãy làm sao cho nhân vật trong truyện tình chết đi [ở trong tiểu thuyết] để rồi sống lại [trong huyền thoại]...
NQT 
Ui chao, liệu ‘ba trăm năm sau’, (1) truyện tình của BHD và anh cu Gấu cũng sẽ ‘chết đi ở trên không gian ảo’ và rồi ‘sống lại ở trong huyền thoại’?
Hà, hà!
(1) TV: Đúng rồi, nên thay đổi, kẻo không như O nói, ba trăm năm sau (hihi) có người đi tìm tác phẩm của NQT chỉ thấy toàn ‘kít’ với ‘đếch’, ‘như kít’… thì không biết sẽ xếp tác phẩm vào loại văn chương gì?
Hihi
K


Thời Tập
5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng
Tks
NQT
Một bạn văn ở trong nước gửi cho Tin Văn
Đọc bài viết của Gấu Nhà Văn, về Tắt Lửa Lòng, mà sững sờ!
Hồi đó, quả là Gấu có đọc sách, thật.
Bây giờ, đọc toàn ba cái làm xàm trên net!
Văn hoá đại chúng, cuộc khởi nghĩa của đám đông: Kít!



*
*
*
*
*
*
*

5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng

Tks
NQT
*
Một bạn văn ở trong nước gửi cho Tin Văn.
Đọc bài viết của Gấu Nhà Văn, về Tắt Lửa Lòng, mà sững sờ!
Hồi đó, quả là Gấu có đọc sách, thật.
Bây giờ, đọc toàn ba cái làm xàm trên net!
Văn hoá đại chúng, cuộc khởi nghĩa của đám đông: Kít!
Thiêng thật. Vừa nhắc tới TT, là xuất hiện liền!


Ui chao, sếp, ông chủ chi địa của Gấu, nhà văn NMG, lúc đó còn là nhà văn trẻ!
HNT ở đây, là tác giả Thư Từ Đường Sơn Cúc, Hình như là tình yêu, mới mất. Không phải nhà biên khảo lừng danh, tức HN, tức NTH, tức, tức... ở hải ngoại!
Đám hủi này, cần chửi ai, là chúng phịa ra một cái tên lạ hoắc, cần thổi lẫn nhau, lại phịa tên.
Gấu này “ngây thơ”, mắc hỡm hoài, chán thật!
*
Ui chao, sắp đi rồi, được đọc bài viết từ hồi nảo hồi nào, mới ngộ ra là, BHD bỏ anh cu Gấu, thì cũng giống như Lan bỏ Điệp:
Mi đầy sân si, mê ba cái danh hão, nhà văn nhớn, nhà phê bình nhớn, chẳng xứng với ta! (1)
(1) Bây giờ đọc TV chán rồi, N. không thích style chửi nhau, hạ nhục nhau, mắc gì phải phanh phui… cứ thấy ai viết “hớ” là chửi liền, làm dơ trang viết nhiều lắm. Mình nói người ta chợ cá Đồng Xuân mà mình thì chợ Đông Ba. Bỏ mục Dọn đi. Đúng là style thích gây chiến của đàn ông.
Chán khi đọc xong một bài về abc thì bị đọc thêm một câu: Ấy, cái bọn abc ngày xưa không hiểu gì về cái này hết…
Văn là người, một người thích chửi, thích vạch lá thì ai dám đến gần, Bông hồng đen hồng đỏ có sống lại cũng không dám đến gần
Đã qua cái thời ngây thơ hàng me, bây giờ chỉ còn cái tâm mà tâm chửi dù cho chửi người đáng chửi thì ai dám đến gần.
Độc giả TV
*
Đa tạ. NQT


Sắp qua năm mới, biếu anh bản word file kèm theo đây như món quà Tết với lời chúc sức khỏe, tâm và thân .


tb. Nhớ dò lại hí . Không biết anh có bản text như ri chưa, nhưng cứ convert và chỉnh sửa theo ba trang image files đăng trên limo . Nếu đã có bản text rồi thì huề, coi như không có quà, chỉ có lời chúc mà thôi .

Tks.

Chưa có. Chúc Tết K và gia đình. Cầu sống hoài, viết hoài. Nhớ Huế dài dài.

To O: Chúc Tết O và gia đình.  Bây giờ, lạ quá, toàn bạn Huế thôi.

NQT


NGUYỄN QUỐC TRỤ
ĐỌC LẠI "TẮT LỬA LÒNG" CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
 Nhờ nghệ thuật ca kịch, cải lương, cuốn tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng của Nguyễn Công Hoan đã sống lâu, và sống dai hơn tất cả mọi cuốn tiểu thuyết khác của cùng tác giả hoặc những sáng tác phẩm xuất hiện cũng trong thời kỳ đó. Nhưng cuốn sách đã trải qua một cuộc biến thái, một hóa thân (une métamorphose) thì đúng hơn. Nó không đến "tay" nhưng đến "tai" độc giả. Nhất là những độc giả thính giả bình dân. Người ta không đọc Tắt Lửa Lòng nhưng đi coi đoàn cải lương này, đoàn ca kịch nọ diễn tuồng Chuyện Tình Lan Và Điệp, hoặc tuồng Hoa Rơi Cửa Phật. Mặc dù thời đại hình ảnh tín hiệu video tức là thời đại tivi truyền hình chưa xuất hiện tại VN, nhưng vẫn có một ngoại lệ: Cuốn tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng là một cơ hội để cho Lời nói, Hình ảnh lấn át, vượt lên khỏi Chữ viết. Tuy chỉ là một ngoại lệ, một đặc thù, nhưng ít ra, chúng ta cũng có thể nhận thấy khía cạnh réversible của văn hóa : Không phải bắt buộc sau Lời Nói là tới Chữ Viết, sau Chữ Viết tới Hình Ảnh.
Khi viết Tắt Lửa Lòng, Nguyễn Công Hoan có lẽ chỉ muốn cho cuốn sách của ông nằm trong dòng văn chương xã hội, giống như Bước Đường Cùng (cũng của tác giả) hoặc Tắt Đèn (của Ngô Tất Tố). Người ta vốn vẫn coi Nguyễn Công Hoan như một tác giả có khuynh hướng hiện thực xã hội. Phải chăng, tác giả đã vô tình " điểm thêm mắt rồng" , cho nên, khi hoàn thành xong tác phẩm, cuốn sách bay mất và lạc vào thế giới tình yêu, một thế giới hoang đường với những cặp tình nhân Tiểu Nhiên Mỵ Cơ, Mỵ Châu Trọng Thủy, Trương Chi Mỵ Nương v.v... và Lan và Điệp ? Trong Đoạn Trường Tân Thanh bao nhiêu đoạn trường của nàng Kiều bắt đầu từ " tên xưng xuất, tại thằng bán tơ ", từ "có ba trăm lượng việc này mới xong ", nhưng chính cuộc đời trôi nổi đầy oan khiên của một nàng Kiều " bán mình chuộc cha ", " thanh y mấy độ, thanh lâu mấy lần " đã khiến cho người đọc rơi lệ thương cảm và quên đi không cần biết nguyên nhân nào đã đưa tới những thảm cảnh đó. Cũng vậy, cảnh tượng chôn hoa, chôn bướm, thái độ hy sinh, cuộc sống sầu não cho tới chết của Lan, cuộc tình đầy nước mắt của hai kẻ yêu nhau nhưng không lấy được nhau, người khoác áo nâu sồng, ăn mày cửa Phật, kẻ sống cô đơn trọn đời thề không lấy vợ... Những hoàn cảnh éo le, thê thảm đó đã vượt lên trên tất cả mọi nguyên nhân khác. Sau cùng cả hai nhân vật Lan và Điệp đều thoát ra ngoài khuôn khổ một cuốn tiểu thuyết và trở thành những nhân vật của huyền thoại. Cả hai đều trở thành Roméo-Juliette, Mỵ Châu - Trọng Thủy, hay ngược lại, những Mỵ Châu - Trọng Thủy, Kim Trọng Thúy Kiều đã trở thành Lan và Điệp. Đây là một chiếc chìa khóa để cho các tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình dùng mở cửa căn nhà mồ của Lương Sơn Bá. Hãy làm sao cho nhân vật trong truyện tình chết đi (ở trong tiểu thuyết) để rồi sống lại (ở trong huyền thoại).
Đấy là chưa kể yếu tố muốn có yêu đương, đam mê là phải có ngăn trở xa cách. Denis de Rougemont, tác giả những cuốn tiểu luận L'Amour Et L'occident, Les Mythes De L'Amour, cho rằng tất cả những tiểu thuyết tình của Tây phương sau này đều là những biến thái của Tristan d' Iseult. Ông vua Marc, kẻ chia duyên rẽ thúy, sau này biến thành cái xã hội loài người đã luôn luôn xua đuổi những cặp tình nhân. Trong tiểu thuyết vì nhu cầu kể chuyện, một đôi khi cả xã hội chỉ được tượng trưng bằng một nhân vật - một thứ dramatis persona - hay một trật tự, một luân lý chung (tỷ dụ chuyện tình Lolita, cô bé Nymphet này chỉ mới 13 tuổi), hay một régime, một chế độ (chế độ cách mạng vô sản tàn nhẫn đã giết chết cặp tình nhân Lara-Jivago). Trong Tắt Lửa Lòng, dramatis persona chính là ông quan Phủ, tượng trưng cho cái xã hội quan liêu giàu sang, quyền quý mà anh chàng Điệp đã mơ ước, thèm thuồng cho nên đã từ bỏ ý định làm thầy giáo, lấy Lan làm vợ, sống một cuộc đời thanh bần, và chạy theo giấc mộng xuất chính nên đã rơi vào chiếc bẫy của ông quan Phủ . Nói về tư cách, thái độ sống, nhân vật Điệp cũng chẳng hơn gì nhân vật Tư Kềnh, tức là anh lính Cách trong tác phẩm này.
Phải chăng, chính vì biết vậy, cho nên Lan mới bỏ đi tu?



Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư