Nếu đi hết biển
Nếu Đi Hết Biển
1 2 3 4 5
6 7 8 9
10
Biển Nhớ
1 2 3 4 5 6
7
Nếu đi hết
biển
Kẻ
nào đi, là có chuyện để kể... Nhưng người ta chỉ khoái
nghe kẻ ở nhà, sống cuộc đời lương thiện của mình, và rành rẽ chuyện
xóm làng
cùng phong tục địa phương.
"When someone goes on a trip, he has something to tell about", goes the German saying.... But they [people] enjoy no less listening to the man who has stayed at home, making an honest living, and who knows the locale tales and traditions.
W. Benjamin: Người kể chuyện.
"When someone goes on a trip, he has something to tell about", goes the German saying.... But they [people] enjoy no less listening to the man who has stayed at home, making an honest living, and who knows the locale tales and traditions.
W. Benjamin: Người kể chuyện.
Cả
lò nhà mày là Cộng Sản. Ra ngoài đó, liệu liệu mà viết!
[Bà chị cốt cán nói với thằng em phản động].
[Bà chị cốt cán nói với thằng em phản động].
Trong
một lần qua Cali, qua Hoàng Khởi Phong, tôi có dịp gặp
Vũ Thư Hiên ở báo Người Việt, và Trần Văn Thuỷ, ở cà phê Factory. Ngồi
chung
bàn, hình như có trao đổi một cái gật đầu, một nụ cười thay cho một lời
chào.
Nhưng chưa trò chuyện. Lại càng chưa phỏng vấn.
Phía tôi, không hề có ý định phỏng vấn, và không hề có ý định trả lời phỏng vấn. Tôi vẫn nghĩ, những cuộc gặp tình cờ hay cố ý như vậy, chẳng phải là dịp để mà thố lộ tâm tình. Còn phía “bên kia”, bây giờ nghĩ lại, sau khi đọc một số bài phỏng vấn một số nhân vật hải ngoại trong NĐHB, tôi có ý nghĩ, tôi không thuộc final list, những người được lọc ra để phỏng vấn, có lẽ vậy.
Phía tôi, không hề có ý định phỏng vấn, và không hề có ý định trả lời phỏng vấn. Tôi vẫn nghĩ, những cuộc gặp tình cờ hay cố ý như vậy, chẳng phải là dịp để mà thố lộ tâm tình. Còn phía “bên kia”, bây giờ nghĩ lại, sau khi đọc một số bài phỏng vấn một số nhân vật hải ngoại trong NĐHB, tôi có ý nghĩ, tôi không thuộc final list, những người được lọc ra để phỏng vấn, có lẽ vậy.
Tôi
đã từng được "phía bên kia" phỏng vấn. Và lần
đó, thật là tuyệt vời.
Cái người phỏng vấn tôi, hình như rất hiểu tôi. Anh tránh hết mọi câu hỏi có dính dáng tới tình hình chính trị trong và ngoài nước. Những câu hỏi như chưa hề được sửa soạn, nhưng hóa ra là được sửa soạn rất kỹ: Chỉ hỏi về cảm giác của một người hơn một nửa thế kỷ mới trở lại nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những câu hỏi nói lên tâm hồn của người hỏi: rất thân thiết, rất thực.Thú nhất, như thể muốn cho tôi được hoàn toàn thoải mái, anh mở đầu cuộc phỏng vấn bằng câu như thế này:
-Tôi đã từng vượt biên!
Cái người phỏng vấn tôi, hình như rất hiểu tôi. Anh tránh hết mọi câu hỏi có dính dáng tới tình hình chính trị trong và ngoài nước. Những câu hỏi như chưa hề được sửa soạn, nhưng hóa ra là được sửa soạn rất kỹ: Chỉ hỏi về cảm giác của một người hơn một nửa thế kỷ mới trở lại nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những câu hỏi nói lên tâm hồn của người hỏi: rất thân thiết, rất thực.Thú nhất, như thể muốn cho tôi được hoàn toàn thoải mái, anh mở đầu cuộc phỏng vấn bằng câu như thế này:
-Tôi đã từng vượt biên!
Tôi
nghĩ, những câu hỏi của TVT, với CXH chẳng hạn, cho
thấy, anh thua xa người phỏng vấn tôi, lần đó, ở Hà Nội.
Tôi
chưa được đọc toàn cuốn sách NĐHB, nhưng qua trích đoạn
trên Hợp Lưu.
Nhân đây, cũng đề nghị với Trung tâm William Joiner, "tiền chùa" sao không xây [construct] một trang web cho bàn dân, lưu vong hay không lưu vong, cùng được đọc những "nghiên cứu về tiến trình 'Tái xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài'" của những tác giả đã từng cộng tác với Trung Tâm?
Bởi vì tôi đã từng làm như vậy, với một tác giả, là Hoàng Ngọc Hiến. Tin Văn là nơi đầu tiên lọc cọc "type" bài viết của ông, và post lên lưới toàn cầu cho bàn dân thiên hạ cùng đọc, trước khi xẩy ra vụ kiện.
[Tôi không hiểu "tác phẩm" của HNH có được "Trung Tâm" cho xb hay là chưa?]
Lại nói chuyện phỏng vấn: tôi là nhà văn "lưu vong, hải ngoại " đầu tiên được báo trong nước phỏng vấn, và sau đó được đưa lên lưới toàn cầu [xin xem Phỏng vấn NQT}
Nhân đây, cũng đề nghị với Trung tâm William Joiner, "tiền chùa" sao không xây [construct] một trang web cho bàn dân, lưu vong hay không lưu vong, cùng được đọc những "nghiên cứu về tiến trình 'Tái xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài'" của những tác giả đã từng cộng tác với Trung Tâm?
Bởi vì tôi đã từng làm như vậy, với một tác giả, là Hoàng Ngọc Hiến. Tin Văn là nơi đầu tiên lọc cọc "type" bài viết của ông, và post lên lưới toàn cầu cho bàn dân thiên hạ cùng đọc, trước khi xẩy ra vụ kiện.
[Tôi không hiểu "tác phẩm" của HNH có được "Trung Tâm" cho xb hay là chưa?]
Lại nói chuyện phỏng vấn: tôi là nhà văn "lưu vong, hải ngoại " đầu tiên được báo trong nước phỏng vấn, và sau đó được đưa lên lưới toàn cầu [xin xem Phỏng vấn NQT}
Lần
trở về, của đáng tội, Gấu tui cũng phải tính toán!
Nghĩa là phải trở lại đất bắc trước, gặp ông cậu trước, có gì còn có ông. Sau mới ghé Sài Gòn.
Vả chăng, nếu không gặp lại "một" người [của đất] bắc, chắc gì đã dám trở về!
Nhưng có lẽ phải nói, chuyện trở về nhen nhúm từ khi bắt đầu viết trở lại. Đúng hơn, từ khi giữ mục Tạp Ghi trên tờ Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác. Vì viết trở lại, mới quen Ariadne, mới nhận ra sợi chỉ nối một đứa trẻ với cái chuồng giam giữ nó, là Miền Bắc, Hà Nội.
Nghĩa là phải trở lại đất bắc trước, gặp ông cậu trước, có gì còn có ông. Sau mới ghé Sài Gòn.
Vả chăng, nếu không gặp lại "một" người [của đất] bắc, chắc gì đã dám trở về!
Nhưng có lẽ phải nói, chuyện trở về nhen nhúm từ khi bắt đầu viết trở lại. Đúng hơn, từ khi giữ mục Tạp Ghi trên tờ Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác. Vì viết trở lại, mới quen Ariadne, mới nhận ra sợi chỉ nối một đứa trẻ với cái chuồng giam giữ nó, là Miền Bắc, Hà Nội.
***
Tôi
nghĩ, những cuộc gặp gỡ như được ghi lại trong Nếu Đi Hết
Biển của TVT, nó ôm đồm quá, tham quá, người đặt câu hỏi thì muốn đặt
ra thật
nhiều vấn đề, người trả lời thì muốn trả lời, không chỉ cho một người
nghe, mà
còn muốn cho cả ngoài và nhất là cả trong nước, và nhất là nhà nước,
nghe.
Đúng
ra, để đi tới được những vấn đề như thế, là phải có
những câu hỏi hoặc câu trả lời có vẻ như lạc đề, thí
dụ như câu của cái tay phỏng vấn tôi ở Hà
Nội. Một câu như thế, thật là cần thiết, nếu không phơi phới, "được lời
như cởi tấm lòng", thì cũng ngọt ngào, đậm đà, như các cụ nói, "miếng
trầu là đầu câu chuyện".
TVT
đã không đặt ra cho mình một câu hỏi như thế [có thể
chẳng bao giờ ông nghĩ tới vấn đề này cũng nên, có thể ông cho rằng ẩn
dụ nếu
đi hết biển của ông là đủ nói lên hết rồi, hết tấm lòng của mình rồi].
Cái kiểu
hỏi đối với CXH chẳng khác gì một cuộc hỏi cung, về lý lịch. Và tôi sợ
rằng,
đây là một " tật xấu" của những người sống quá lâu trong chế độ toàn
trị.
Tôi
đã từng bị hỏi như vậy, những ngày đầu tiên, khi vừa
viết mục Tạp Ghi cho báo Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác.
Một
bữa, NMG gọi điện thoại cho tôi, hỏi:
-Anh có một ông cậu nào, ở Hà Nội, làm cho Ban Tuyên Huấn Trung Ương, mà đã về hưu không?
-Có, nhưng tôi không biết là ông cậu đã về hưu hay là chưa?
-Có một độc giả gửi thư đến tòa soạn, cho biết, rất thích những bài TG của anh. Còn hỏi giá một năm báo, để mua, gửi về trong nước. Rồi ông ta "tiện thể" hỏi chi tiết trên, về anh.
-Anh có một ông cậu nào, ở Hà Nội, làm cho Ban Tuyên Huấn Trung Ương, mà đã về hưu không?
-Có, nhưng tôi không biết là ông cậu đã về hưu hay là chưa?
-Có một độc giả gửi thư đến tòa soạn, cho biết, rất thích những bài TG của anh. Còn hỏi giá một năm báo, để mua, gửi về trong nước. Rồi ông ta "tiện thể" hỏi chi tiết trên, về anh.
Giác
có lần nói với tôi, như một người ra ngoài này trước: ở
ngoài này, viết cứ như là viết vào hư vô. Chẳng có tí hồi đáp nào từ
phía độc
giả. Đọc mục toà soạn trả lời bạn đọc, thí dụ như của báo Văn chẳng
hạn, nghe
toàn giọng của người đi trên mây, hoặc kẻ đã từng có thời suy nghĩ trên
cỏ (1).
(1):
Xin lỗi bạn ta, Gấu này không còn nhớ tên cuốn tuỳ bút
của bạn, viết ngày nào trên cỏ may miền nam.
Anh
nói về những bài TG: Bạn là người độc nhất, theo như tôi
biết, vừa viết là đã có hồi đáp liền.
Sau đó, anh kể ra một vài trường hợp thật là cảm động. Thí dụ như, có hai ông bà độc giả rất thích mục Tạp Ghi. Họ có một người bạn thân, tình hình kinh tế hơi eo hẹp, thành thử cứ qua hỏi mượn. Ông này cũng mê mục TG, mà cứ muốn đọc trước cả người bỏ tiền ra mua báo! Thế là hai ông bà đề nghị, ông Giác ơi, bán thêm cho tôi một số nữa, theo giá biểu quà tặng, và gửi về địa chỉ của ông bạn.
Sau đó, anh kể ra một vài trường hợp thật là cảm động. Thí dụ như, có hai ông bà độc giả rất thích mục Tạp Ghi. Họ có một người bạn thân, tình hình kinh tế hơi eo hẹp, thành thử cứ qua hỏi mượn. Ông này cũng mê mục TG, mà cứ muốn đọc trước cả người bỏ tiền ra mua báo! Thế là hai ông bà đề nghị, ông Giác ơi, bán thêm cho tôi một số nữa, theo giá biểu quà tặng, và gửi về địa chỉ của ông bạn.
Thế
rồi đến trường hợp hỏi mua dài hạn, kể từ số có bài TG
của NQT, để gửi về trong nước!
****
-Các
anh còn gì để mà bàn giao?
Sau này, nghĩ lại [sống lại], cái xen trên, tôi nghĩ, bất cứ một người Việt Nam nào thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba... cũng có thể thay thế ông Dương Văn Minh, để mà trả lời:
-Còn chứ, còn tấm bản đồ Việt Nam rách nát mà tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ làm cho nó lành lặn như xưa.
Bởi vì mấy ông vi-xi từ chối nhận nó, nên người Việt đành phải vượt biển mang tấm bản đồ tỉ lệ xích 1/1 rách nát đó ra bên ngoài.
Có một thời, người ta gọi nó, là bản đồ da beo.
Sau này, nghĩ lại [sống lại], cái xen trên, tôi nghĩ, bất cứ một người Việt Nam nào thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba... cũng có thể thay thế ông Dương Văn Minh, để mà trả lời:
-Còn chứ, còn tấm bản đồ Việt Nam rách nát mà tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ làm cho nó lành lặn như xưa.
Bởi vì mấy ông vi-xi từ chối nhận nó, nên người Việt đành phải vượt biển mang tấm bản đồ tỉ lệ xích 1/1 rách nát đó ra bên ngoài.
Có một thời, người ta gọi nó, là bản đồ da beo.
Một
trong những hành động "giao lưu, hòa giải, nhưng
"hụt", đầu tiên, giữa nhà văn hai miền, trong thời gian chiến tranh,
là ngay sau khi ông Diệm vừa bị đệ tử làm thịt, do một tờ báo Mẽo, tờ
Time,
toan tính thực hiện. Người "móc nối" là Cao Bồi, tức tướng điệp viên
Phạm Xuân Ẩn, lúc đó là phóng viên của tờ báo trên.
Người
mà Time tính chọn làm đại diện cho giới viết văn miền
bắc, là Nguyễn Tuân.
Nhà văn miền nam, là một người mà Gấu tôi biết, nhưng không được phép tiết lộ danh tính.
Nhà văn miền nam, là một người mà Gấu tôi biết, nhưng không được phép tiết lộ danh tính.
Vào
thời kỳ đó, tôi còn nhớ, tờ Life thì phải, làm một số đặc biệt về miền
bắc, với những hình ảnh, thí dụ, những thanh niên miền bắc nghiêm
trang, kính cẩn bước vào chiếu, ngồi nghe đọc thơ dưới ánh nến, khi
tiếng bom đạn vừa dịu
xuống. Có thể nói, cả cuộc chiến như thế đó, miền nam chẳng có lấy một
hình ảnh nói lên cái đẹp của cuộc sống, cái lý tưởng của chiến tranh vệ
quốc: Bởi vì, nói gì thì nói, sau này lịch sử sẽ gọi, đây là một
cuộc chiến
tranh vệ quốc, không phải của Việt Nam, mà là của Miền Nam Việt Nam,
không phải bởi vì những gì xẩy ra trước, trong, mà
là sau chiến
tranh. Ngay từ năm 1975, trong một cuộc gặp gỡ trên đài truyền hình
Pháp, trong chương trình văn học D' Apostrophes, người khổng lồ sống
sót
ba cơn đại dịch của thế kỷ 20, chiến tranh, ung thư và những trại tù,
Solzhenitsyn, tác giả Quần Đảo Gulag, đã tiên đoán,
miền bắc sẽ nắm lấy miền nam.
Trong cả cuộc chiến đó, chỉ có một hình ảnh nói lên sự tàn nhẫn của những người ở phía bên kia, là bức hình tờ Time dùng làm hình bìa cho một số báo của họ, hình như thời gian sau khi ông Diệm mất. Hình một ông xã trưởng miền nam, bị du kích chặt đầu, để cái đầu lên bụng dằn bản án, đây là một tên Việt gian, một tên Ngụy. Bức hình làm cả thế giới bữa đó không thể ăn sáng, uống 'cà phe".
Nếu Đi Hết
Biển IITrong cả cuộc chiến đó, chỉ có một hình ảnh nói lên sự tàn nhẫn của những người ở phía bên kia, là bức hình tờ Time dùng làm hình bìa cho một số báo của họ, hình như thời gian sau khi ông Diệm mất. Hình một ông xã trưởng miền nam, bị du kích chặt đầu, để cái đầu lên bụng dằn bản án, đây là một tên Việt gian, một tên Ngụy. Bức hình làm cả thế giới bữa đó không thể ăn sáng, uống 'cà phe".
Comments
Post a Comment