Skip to main content

Ron Rolheiser





Không đầy đủ, tổn thương và hòa giải


Dù với thiện chí tốt nhất, dù không ác ý, dù là kitô hữu, đôi khi chúng ta không thể không làm tổn thương nhau. Đôi khi thân phận con người quá phức tạp để chúng ta không làm đau khổ cho nhau.
Đây là ví dụ: Triết gia Soren Kierkegaard người Đan Mạch, ông đã dành cả cuộc đời mình để cố gắng trung thành với những gì Chúa kêu gọi nơi ông, ông đã làm tổn thương sâu đậm một cô gái. Khi còn trẻ ông đã yêu sâu đậm cô Régine, cô cũng rất yêu ông. Nhưng gần đến ngày cưới, Kierkegaard đối diện với cơn khủng hoảng nội tâm, vừa có tính cách tâm lý, vừa có tính cách đạo đức, qua đó ông phân định hôn nhân hai người về lâu về dài sẽ tạo bất hạnh cho cả hai và ông hủy bỏ hôn ước. Quyết định này đã làm tổn thương Régine vô cùng và suốt đời. Cô không bao giờ có thể tha thứ cho ông, còn ông thì suốt quãng đời còn lại, hằn trong tâm trí mình đã làm cho người yêu đau khổ. Mới đầu ông viết cho cô nhiều thư để giải thích quyết định của mình và xin lỗi đã làm cô đau khổ, trong hy vọng cô hiểu và tha thứ. Cuối cùng, ông bỏ cuộc sau khi đã viết trang này qua trang khác trong nhật ký riêng tư của mình, đặt lại vấn đề, tự phạt mình và sau đó, ngược lại, cố gắng biện minh hết lần này qua lần khác trong quyết định không đi đến hôn nhân của mình.
Gần mười năm sau quyết định định mệnh đó, khi bây giờ cô Régine đã lập gia đình với một người khác, ông để nhiều tuần để cố gắng soạn bức thư đúng, xin cô tha lỗi và đưa ra nhiều giải thích cho hành động của mình và van cô cho một cơ hội để nói chuyện với cô. Ông khó khăn để tìm các chữ thích hợp, những chữ có thể đưa đến sự thông hiểu. Cuối cùng ông viết bức thư như sau:
Tôi đã tàn nhẫn, đó là sự thật. Vì sao? Thật ra, em không thể biết điều này được.
Tôi đã im lặng, đó là điều tôi đã làm. Chỉ có Chúa biết tôi đã đau khổ như thế nào – và Chúa cho phép tôi không nói, ngay cả bây giờ vì quá sóm!
Tôi không thể kết hôn. Ngay cả khi em còn tự do, nhưng tôi không thể.
Nhưng em đã yêu tôi, cũng như tôi đã yêu em. Tôi nợ em rất nhiều – và bây giờ em lập gia đình. Đồng ý, bây giờ tôi xin đề nghị em lần thứ nhì những gì tôi có thể và dám và phải mang đến cho em: sự hòa giải.
Tôi làm điều này dưới hình thức viết để em không ngạc nhiên hay choáng ngợp. Có thể nhân cách của tôi đã có tác dụng quá mạnh; điều này không nên xảy ra thêm một lần nữa. Nhưng vì tình yêu của Chúa trên trời, xin em suy nghĩ nghiêm túc, nếu em dám tham dự vào việc này, vậy nếu em ưng thuận, em có thể nói chuyện với tôi ngay lập tức hoặc trao đổi một số thư trước.
Nếu em trả lời “không”, thì xin em nhớ, để có một tình trạng tốt hơn, tôi đã thể hiện bước này.
Dù sao, như thuở ban đầu cho đến bây giờ, với tấm lòng chân thành và trọn tấm lòng tận tình, S.K. của em.
(Trái tim của một triết gia, Le cœur d’un philosophe, Clare Carlisle, Penguin Book, 2019)
Dĩ nhiên câu trả lời là “không”. Ông để bức thư này trong một bức thư khác và gởi cho chồng của bà Régine, và xin người chồng quyết định có nên đưa thư này cho vợ hay không. Bức thư được gởi trả lại, không được mở ra, lại còn kèm vài chữ giận dữ, lời đề nghị giải hòa của ông đã bị từ chối một cách cay đắng.
Đâu là đạo đức ở đây? Đơn giản: Chúng ta làm tổn thương nhau; đôi khi vì ích kỷ, đôi khi vì coi thường, đôi khi vì không trung thành, đôi khi vì ác ý, nhưng đôi khi cũng không phải vì ích kỷ, không phải vì coi thường, không phải vì phản bội, không phải vì ác ý nhưng chỉ là tàn nhẫn trong hoàn cảnh, trong kém cỏi, trong giới hạn của con người. Đôi khi chúng ta làm tổn thương nhau sâu đậm, là tín hữu hay không tín hữu bằng một cách khác. Nhưng dù có lỗi đạo đức hay không, phản bội hay ác ý thì luôn có một sự đau khổ sâu đậm, đôi khi sâu đến nỗi ở thế gian này không có một chữa lành nào có thể có được.
Và liệu sẽ có thể khác hơn không. Liệu triết gia Kierkegaard có thể giải thích đầy đủ hơn để Régine hiểu và tha thứ, rằng mỗi chúng ta có thể giải thích đầy đủ để chúng ta có thể được hiểu và được tha thứ, và liệu trọn cuộc sống chúng ta có thể kết thúc như bộ phim nồng hậu ấm áp với màn hình chấm dứt với hàng chữ, mọi sự đã được hiểu và được hòa giải.
Nhưng với trường hợp này không phải lúc nào cũng xảy ra; thật vậy, thậm chí nó cũng không kết thúc êm đẹp với Chúa Giêsu. Khi chết, Ngài bị xem là tội phạm, là người phạm thượng tôn giáo, là người đã làm sai. Bức thư hòa giải của Ngài bị gởi trả lại, không được mở ra mà còn kèm theo vài chữ giận dữ.
Có lần tôi đến thăm người đàn ông 56 tuổi chết vì ung thư. Ông đã liệt giường và ở nhà săn sóc chờ chết, nhưng đầu óc ông còn sáng suốt, ông chia sẻ như sau: “Tôi đang chết với niềm an ủi này: nếu tôi có một kẻ thù trên thế giới này thì tôi không biết người đó là ai. Tôi không nghĩ có một người nào đó mà tôi cần phải hòa giải.”
Ít ai trong chúng ta có được may mắn này. Phần lớn chúng ta vẫn nhìn vào phong bì bị trả lại và chưa được mở.


Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư