Đi tìm một tác phẩm sẽ có
Đi tìm tác phẩm sẽ có
1 2 3 4 5
Bài liên quan
Đè
1 2
ĐHD: Bóng đè
Nguyên Ngọc, PXN...
Thảo luận về BĐ
NTS Đọc Bóng Đè
Balcony và Bóng Đè
*****
Đoạn thuyết giảng trước quần hùng của nhà sư già chuyên việc quét dọn
đèn nhang Tàng Kinh Các, Thiếu Lâm Tự, tại sao Phật pháp lại rong ruổi
với võ công, theo Hai Lúa, thật chẳng khác chi những trang sách của
những triết gia, về bạo động và lịch sử, về Mác xít có phải là chủ
thuyết nhân bản, về chủ nghĩa nhân bản và bạo động, khủng bố [Humanism
and Terror, tác phẩm của Merleau-Ponty].
Lập luận của nhà sư già tại Tàng Kinh Các, khi giải thích tại sao Phật pháp lại giong ruổi với Võ học, xem ra như có vẻ vay mượn từ Lý thuyết (Théorie) và Thực hành (Praxis) của triết học duy vật biện chứng: Trên đường giong ruổi, Théorie và Praxis triệt tiêu lẫn nhau, quyện vào nhau, để cùng biến mất và từ đó xuất hiện, con người hoàn toàn (l'homme total), tức giấc đại mộng của Marx
Nước Cờ Của Hư Trúc.
Bạn đọc thấy ngay từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết cục bi thảm của tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư tưởng tín điều.
Lý do là, theo Merleau-Ponty, "nối kết mác-xít giữa triết học và chính trị đã đứt rời". Và người ta cứ coi như nó vẫn như thế, theo nguyên tắc, trong thế giới tương lai, nghĩa là thế giới ảo tưởng, điều Marx đã nói: "Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.
Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói
Chính vì thiếu cái ý thức tự vấn đó mà cả một miền đất cứ nhắm mắt nhắm mũi theo Đảng, không một chút nghi ngờ, đây là cái mù quáng nhất của ít ra là vài ba thế hệ ở miền bắc, theo tôi.
Họ không hề được dậy, một điều thật cơ bản, đó là: Ngay cả khi khẳng định, tôi vẫn còn tra hỏi.
Chính cái ý thức tự vấn này giúp con người sống sót, một khi nó phải chọn lựa, giữa xấu và tốt, giữa Cái Ác và Điều Thiện.
Theo tôi, Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh đã làm được một việc vô cùng quan trọng, là mở mắt cho những nhà văn Việt Nam!
*
Maurice Merleau-Ponty (March 14, 1908 – May 4, 1961) was a French phenomenologist philosopher, strongly influenced by Edmund Husserl, and often somewhat mistakenly classified as an existentialist thinker because of his close association with Jean-Paul Sartre and Simone de Beauvoir, and his distinctly Heideggerian conception of Being.
From Wikipedia, the free encyclopedia
Triết gia hiện tượng học Pháp, ảnh hưởng nhiều từ Edmund Husserl, thường bị coi là triết gia hiện sinh, do cặp kè với Sartre và de Beauvoir, và do quan điểm mang tính Heidegger của ông về Hữu Thể.
Trong bài viết Đi tìm một tác phẩm sẽ có ngày xửa ngày xưa đó, tôi còn nhớ được đến bây giờ, ấy là vì tôi nhìn thấy số báo Vấn Đề có bài viết, vào một buổi tối, "như thường lệ", ghé nhà cô bạn, thấy tờ báo nằm trên bàn nơi phòng khách.
Cô bạn mua, chắc chỉ vì bài viết!
Bài viết đó, như dần dần tôi nhớ ra được những chi tiết liên quan, [một buổi tối... nằm trên bàn nơi phòng khách..], là được gợi hứng từ một định nghĩa: nhà văn là người kết hôn với đất nước của mình.
Và cùng với đất nước của mình, là khí hậu, thời tiết của nơi chôn rau cắt rốn của nhà văn đó.
Khí hậu truyện của Nhất Linh, là những mùa thu nhặt lá bàng của đất bắc, là bến đò gió, là anh chàng Dũng, áo mở bung ngực, không cài nút, đầu tóc xù ra, đón gió, rập rà rập rình hăm he với chính mình, sẽ bỏ nhà ra đi làm cách mạng! Cái đoạn tả anh chàng Dũng ngớ ngẩn nhìn sang nhà hàng xóm, thấy chiếc áo cánh trắng tinh bay phất phơ trong gió, ngộ ra chân lý là Loan đi học ở tỉnh về nghỉ hè, là những dấu hiệu báo hiệu mùa thu sắp sửa trở về, và cùng với nó là... tình yêu!
*
Hà Nội, thành phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho những nhớ nhung và mơ tưởng của một thời trẻ dại, "con đường Trường Thi, hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu, tháng bẩy như thế này, lá me bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ, những đứa trẻ háu ăn đã vô ý tưởng là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm thuồng. Mùa hè vàng nắng không còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân Hà Nội có thói quen trước khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột nhiên trong đêm khuya, có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những chiếc lá khô bay phấp phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về."
Những Ngày Ở Sàigòn
Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.
Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói
Cái huỷ diệt thì hoàn tất, bạn có thể liên tưởng tới một hình ảnh cụ thể, là cuộc chiến Việt Nam, những điêu tàn sau đó, và điêu tàn đẻ ra... điêu tàn: Chúng ta có một con bọ VC!
Cái phủ định thì cứu vớt chính là trường hợp xuất hiện những Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, nếu người ta còn nhớ một định nghĩa về nhà văn: Kẻ bắt buộc phải giữ cho được một khoảng cách với thời đại của mình.
Phải nói "không" với nó. Đây là định nghĩa nhà văn, như là một "bad conscience" của thời đại. "Bad conscience", một trong những ý nghĩa của nó là "ý thức tự vấn".
Kết hôn với đất nước, thề không phản bội, nhưng đừng... vồ vập "ẻn"quá!
Theo nghĩa đó, tôi chọn Những Ngọn Gió Hua Tát và Tướng Về Hưu của Nguyễn Huy Thiệp.
Những Ngọn Gió viết khi ông đi ẩn, ở trên núi. Tướng Về Hưu, là kẻ xuống núi, sống, tham dự vào cuộc nồi da nấu thịt đó, có phần đóng góp của mình ở trong đó, và... về hưu!
Phải có phần đóng góp của mình, mới được! Những kẻ bỏ chạy, là đếch có tiếng nói, chẳng thể có tiếng nói, là vậy!
Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.
Nước Cờ Hư Trúc
Phải chấn thuơng nặng nề tới cỡ nào, phải đau đớn đến đến cỡ nào, mới đẻ ra được một ông tướng về hưu như thế chứ!
Một ông viết trong tối thui, trong tủi nhục, viết như nhả những miếng thịt heo nuôi bằng thai nhi ra khỏi miệng, cho chúng biến thành chữ, để "thanh tẩy cho cả văn chương lẫn đời sống", một ông viết dưới ánh sáng của Đảng, viết với một lương tâm trong sáng, phân biệt rõ ràng, kìa, anh nhìn, cái thằng đang đếm tiền nhanh thoăn thoắt kia... (1), hai ông đó, mà cho ngồi cùng một chiếu văn học, thì... kẹt quá, thưa nhà phê bình họ Vương!
(1)-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tô Hoài: Cát Bụi Chân Ai
Khúc gỗ trong giòng suối ngập
*
Tại sao ông phó mặc tính mạng của ông vào một tên chăn ngựa?
Bởi vì có một người bịnh ngặt nghèo đang đợi tôi, tôi lại không có ngựa.
Tội lỗi ngồi thu lu đằng sau "cánh cửa ọp ẹp của cái chuồng heo đã bỏ hoang từ bao nhiêu năm tháng..."
Khúc gỗ trên giòng suối ngập
(1) Câu trả lời của viên y sĩ miệt vườn làm Hai Lúa liên tưởng tới cái cảnh kép độc trong Nỗi Buồn Chiến Tranh bỏ mặc em gái hậu phương bị "bóng đè', nhất quyết vào Nam chiến đấu, đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào, đi theo con đường ra trận mùa này đẹp lắm!
"Chắc tôi phải hy sinh Rose"! Ôi chao, Hai Lúa lại nhớ Bông Hồng ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây, của thằng bé mắt lác [lé], tức Hai Lúa ngày nào .
Cô con gái địa chủ bị cả một miền đất bỏ đói, khát, bịnh, trong căn nhà của bố mẹ cô để lại, sau khi hai ông bà bị đấu tố đến chết. Cô gái khát quá, cố vượt "tường lửa", bò ra ao làng, ngay đầu ngõ, nhưng vừa đến bờ ao, là đi luôn.
Lần Hai Lúa về lại Bắc, về lại làng, hỏi, bà chị nói, Hai Lúa cảm thấy chưa bao giờ thù ghét cái làng của Hai Lúa như là lần đó.
Và cũng chính trong cơn đau đớn để cho lòng thù hận lấn áp tất cả, Hai Lúa nhớ ra tên họ đầy đủ của cô. Luôn ánh mắt của cô, lần gặp gỡ cuối cùng, Hai Lúa về làng trước khi bỏ vào Nam.
Đó là ánh mắt nói, anh đi đi, hãy cố mà tự cứu lấy thân, đừng bao giờ trở về làng này nữa.
Và nói, tên của tôi là Trương Thị Hồng.
*
Trong Những Ngày Ở Sài Gòn, Hai Lúa có tả cảnh một thằng bé Bắc Kỳ, trước khi bỏ vào Nam, xách va li về làng, đứng bên này bờ sông, hú một tiếng, làm nước sông Hồng nhảy quẫng lên, đỏ đục ngầu. Hú xong, thằng bé bỏ đi.
Cảnh trên, Hai Lúa muợn ở rất nhiều người, nhiều cảnh. Trước hết, đó là hình ảnh của anh chàng Cẩn, Phạm Năng Cẩn, một trong thất hiền. Anh bỏ vào Nam, nhưng trước khi đi, nhớ mẹ quá, bèn về quê, để cho mẹ xoa đầu lần cuối.
Hai cái va li, là của Hai Lúa. Đúng ra là hai cái rương đựng sách.
Tiếng hú đó, là mượn của anh chàng Thạch trong Ung Thư, của Thanh Tâm Tuyền. Có thể như vậy.
Bởi vì, không hiểu, Hai Lúa, lúc viết Những Ngày, đã đọc cái xen trên chưa. Hoặc TTT đã viết cái đoạn đó chưa.
Ung Thư đăng từng kỳ trên Văn, hình như vậy. Hay trên Bách Khoa?
1 2 3 4 5
Bài liên quan
Đè
1 2
ĐHD: Bóng đè
Nguyên Ngọc, PXN...
Thảo luận về BĐ
NTS Đọc Bóng Đè
Balcony và Bóng Đè
*****
Đi tìm một tác phẩm sẽ có
Những năm Bảo Ninh và
Nguyễn Huy Thiệp viết tốt nhất cũng là
thời gian Tô Hoài cho in Cát Bụi Chân Ai, một cuốn gọi là hồi ký cũng
được mà
là tiểu thuyết cũng được, và đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn của tiểu thuyết
mà
Nguyên Ngọc đưa ra. Thế thì tại sao trong đầu Nguyên Ngọc hình như chỉ
có hai
nhà văn nói trên? Tôi tự cắt nghĩa cho mình thế này: việc hình thành
tài năng
của hai nhà văn Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp hồi ấy có gắn với nhiều
đóng góp
của Nguyên Ngọc cho đời sống văn học, vì thế sự kiên trì nói trên của
tác giả
Đất nước đứng lên là có thể hiểu được. Song tôi cho rằng không nên đặt
tình cảm
lên trên sự thực khách quan như vậy.
Vương Trí Nhàn: Tôi không lạc quan như Nguyên Ngọc
Đoạn trên trích từ bài viết của Vương Trí Nhàn, nhằm lại mở ra một cuộc tranh luận đã đóng lại, về tiểu thuyết, để phản bác một số quan điểm của Nguyên Ngọc.
Nhận định của Vương Trí Nhàn làm tôi nhớ tới dư luận một số báo chí văn học quốc tế, khi Cao Hành Kiện được Nobel, đã tố cáo, Cao Hành Kiện là "gà" của một ông Hàn. Ông Hàn này đã dịch những tác phẩm của Cao Hành Kiện, và ban cho gà của mình giải Nobel, cho tiện việc sổ sách!
Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển công nhận, quả có cái chuyện dịch, nhưng chuyện đó không ảnh hưởng tới quyết định của Uỷ Ban Nobel.
Vương Trí Nhàn: Tôi không lạc quan như Nguyên Ngọc
Đoạn trên trích từ bài viết của Vương Trí Nhàn, nhằm lại mở ra một cuộc tranh luận đã đóng lại, về tiểu thuyết, để phản bác một số quan điểm của Nguyên Ngọc.
Nhận định của Vương Trí Nhàn làm tôi nhớ tới dư luận một số báo chí văn học quốc tế, khi Cao Hành Kiện được Nobel, đã tố cáo, Cao Hành Kiện là "gà" của một ông Hàn. Ông Hàn này đã dịch những tác phẩm của Cao Hành Kiện, và ban cho gà của mình giải Nobel, cho tiện việc sổ sách!
Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển công nhận, quả có cái chuyện dịch, nhưng chuyện đó không ảnh hưởng tới quyết định của Uỷ Ban Nobel.
Có thể, vì lịch sự, nên Viện Hàn Lâm
đã bỏ đi một khúc, như sau:
Viện Hàn Lâm chúng tôi đúng ra còn phải cám ơn đồng nghiệp dịch Cao Hành Kiện đó, nếu ông ta không dịch, chúng tôi chắc chắn sẽ vô cùng ân hận, vì sẽ bỏ qua một nhà văn xứng đáng được Nobel, như là Cao Hành Kiện!
Viện Hàn Lâm chúng tôi đúng ra còn phải cám ơn đồng nghiệp dịch Cao Hành Kiện đó, nếu ông ta không dịch, chúng tôi chắc chắn sẽ vô cùng ân hận, vì sẽ bỏ qua một nhà văn xứng đáng được Nobel, như là Cao Hành Kiện!
Bây giờ, tôi xin mượn khúc đuôi đó, để
lắp vào trường hợp của Nguyên
Ngọc và những tác giả như Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp.
Còn về Cát Bụi Chân Ai của Tô Hoài, và
nhận định của Vương Trí Nhàn 'đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn của tiểu thuyết
mà
Nguyên Ngọc đưa ra', Hai Lúa xin được không đồng ý
với nhà phê bình Vương Trí Nhàn.
NQT
*
Đi tìm một tác phẩm sẽ có là tên một bài viết đã xưa lắm rồi, hình như là bài đầu tiên Hai Lúa viết cho tờ Vấn Đề của ông thầy Vũ Khắc Khoan, có Mai Thảo tổng thư ký. Tờ báo khi đó còn nằm trong khuôn viên Đại Học Vạn Hạnh, sau về Phạm Ngũ Lão, chung với tòa soạn Văn.
Sau bài viết, Mai Thảo "order" thêm một bài nữa. Bài này, một truyện ngắn, Tháng Sáu, [trời mưa] làm khổ Hai Lúa, một cái khổ chẳng liên quan gì tới văn chương, Hai Lúa không thể nào quên nổi.
NQT
*
Đi tìm một tác phẩm sẽ có là tên một bài viết đã xưa lắm rồi, hình như là bài đầu tiên Hai Lúa viết cho tờ Vấn Đề của ông thầy Vũ Khắc Khoan, có Mai Thảo tổng thư ký. Tờ báo khi đó còn nằm trong khuôn viên Đại Học Vạn Hạnh, sau về Phạm Ngũ Lão, chung với tòa soạn Văn.
Sau bài viết, Mai Thảo "order" thêm một bài nữa. Bài này, một truyện ngắn, Tháng Sáu, [trời mưa] làm khổ Hai Lúa, một cái khổ chẳng liên quan gì tới văn chương, Hai Lúa không thể nào quên nổi.
Sau bài này, [Hai Lúa phải vào tận Vạn
Hạnh để đưa cho mấy ông nhà in],
Mai Thảo ra Quán Chùa,
đề nghị Hai Lúa giữ mục thường trực cho tờ báo.
Có thể nói, đó là 'tiền
thân' của trang Tin Văn trên không gian ảo này, bởi vì đa số những bài
viết đều lấy từ báo Tây, nhất là tờ L'Express [Tin nhanh].
Vì vụ này, Hai Lúa đã từng bị nhà tư tưởng, triết gia PCT phạng cho vài dòng, còn nhớ đại khái, mấy cái thằng vênh vênh váo váo, khệnh khà khệnh khạng trên hè đường Catinat, kè kè tờ L'Express, cặp nách cuốn tiểu thuyết bỏ túi, livre de poche, ghé Quán Chùa..., nhưng thú vị, là, câu tiếp theo sau đó, cũng nhớ đại khái, tôi phạng chúng cũng là phạng chính tôi!
Cũng vì vụ này Hai Lúa đã từng bị Mai Thảo ra lệnh, anh làm ơn đi kèm vài cái tin văn vắn về văn nghệ ở trong nước, đây là yêu cầu của Vũ Khắc Khoan, không phải của tôi.
Hai Lúa, nhân ngồi cà phê với TTT, bèn xì cái vụ trên, ông lắc đầu, tin trong nước, thì lại ba cái thi văn đoàn, hội cà phê... có ích chi đâu, thà rằng giới thiệu nhà văn, trào lưu văn học thế giới. Cái món này cần hơn.
Có thể ông nói với Mai Thảo, vì sau đó, ông bảo tôi, thôi tùy anh, muốn viết gì thì viết!
Vì vụ này, Hai Lúa đã từng bị nhà tư tưởng, triết gia PCT phạng cho vài dòng, còn nhớ đại khái, mấy cái thằng vênh vênh váo váo, khệnh khà khệnh khạng trên hè đường Catinat, kè kè tờ L'Express, cặp nách cuốn tiểu thuyết bỏ túi, livre de poche, ghé Quán Chùa..., nhưng thú vị, là, câu tiếp theo sau đó, cũng nhớ đại khái, tôi phạng chúng cũng là phạng chính tôi!
Cũng vì vụ này Hai Lúa đã từng bị Mai Thảo ra lệnh, anh làm ơn đi kèm vài cái tin văn vắn về văn nghệ ở trong nước, đây là yêu cầu của Vũ Khắc Khoan, không phải của tôi.
Hai Lúa, nhân ngồi cà phê với TTT, bèn xì cái vụ trên, ông lắc đầu, tin trong nước, thì lại ba cái thi văn đoàn, hội cà phê... có ích chi đâu, thà rằng giới thiệu nhà văn, trào lưu văn học thế giới. Cái món này cần hơn.
Có thể ông nói với Mai Thảo, vì sau đó, ông bảo tôi, thôi tùy anh, muốn viết gì thì viết!
Yêu cầu của Vũ Khắc Khoan theo như Hai
Lúa biết, là từ sức ép Miền Trung.
Nên nhớ, nói là văn học miền nam, nhưng những báo chí văn học ở Sài Gòn lúc đó, độc giả của chúng, đa số là từ Miền Trung. Nhất là tờ Văn. Trần Phong Giao rất rành điều này, và rất o bế mấy ông nhà văn Miền Trung, rất ư là sốt sắng trong cái chuyện giới thiệu những mầm non văn nghệ của vùng đất hai đầu thọ địch.
Hai đầu thọ địch, theo nghĩa, phía bắc thì đụng mấy ông miền bắc VC, phiá nam đụng mấy ông miền bắc bỏ chạy VC!
Nhân đọc trong nước, đang bàn nhau về chuyện làm thế nào có tác phẩm ngang tầm thời đại, và nhân bài viết của nhà phê bình Vương Trí Nhàn về trường hợp mấy ông Tô Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Hai Lúa bỗng nhớ đến bài viết cũ. Và bèn "chôm" cái tên, viết, một bài khác.
Chỉ nhớ được cái tên, nội dung bài viết ra sao, thua.
Nhớ tên, và một kỷ niệm.
Kỷ niệm, như thế, thường là về một "ẻn" một "em" nào đó.
Nếu không, nhớ làm khỉ gì!
*
Nên nhớ, nói là văn học miền nam, nhưng những báo chí văn học ở Sài Gòn lúc đó, độc giả của chúng, đa số là từ Miền Trung. Nhất là tờ Văn. Trần Phong Giao rất rành điều này, và rất o bế mấy ông nhà văn Miền Trung, rất ư là sốt sắng trong cái chuyện giới thiệu những mầm non văn nghệ của vùng đất hai đầu thọ địch.
Hai đầu thọ địch, theo nghĩa, phía bắc thì đụng mấy ông miền bắc VC, phiá nam đụng mấy ông miền bắc bỏ chạy VC!
Nhân đọc trong nước, đang bàn nhau về chuyện làm thế nào có tác phẩm ngang tầm thời đại, và nhân bài viết của nhà phê bình Vương Trí Nhàn về trường hợp mấy ông Tô Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Hai Lúa bỗng nhớ đến bài viết cũ. Và bèn "chôm" cái tên, viết, một bài khác.
Chỉ nhớ được cái tên, nội dung bài viết ra sao, thua.
Nhớ tên, và một kỷ niệm.
Kỷ niệm, như thế, thường là về một "ẻn" một "em" nào đó.
Nếu không, nhớ làm khỉ gì!
*
Trong nhiều phát biểu gần đây trên báo
chí trong và ngoài
nước, Nguyên Ngọc từng trở đi trở lại với cái ý rằng ở ta hiện
đại hoá
mà ông
muốn chúng ta đi theo bắt đầu từ Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh. Bề nào
mà xét
thì ý kiến này cũng không thể chấp nhận được. Thế còn những Vũ Trọng
Phụng,
Nguyễn Tuân trước đó hoặc về sau này Nguyễn Khải thì sao? Theo chỗ tôi
nhớ,
Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Ngọc Tấn tác giả Trăng sáng và Đôi bạn chứ
không phải
Nguyễn Thi) hồi viết Im lặng
cũng có tư duy khá hiện đại. Lấy một ví dụ
nữa.
Những năm Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp viết tốt nhất cũng là thời gian
Tô Hoài
cho in "Cát bụi, chân ai" , một cuốn gọi là hồi ký cũng được mà là tiểu
thuyết
cũng được, và đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn của tiểu thuyết mà Nguyên Ngọc
đưa ra.
Thế thì tại sao trong đầu Nguyên Ngọc hình như chỉ có hai nhà văn nói
trên?
Tôi tự cắt nghĩa cho mình thế này: việc hình thành tài năng của hai nhà văn Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp hồi ấy có gắn với nhiều đóng góp của Nguyên Ngọc cho đời sống văn học, vì thế sự kiên trì nói trên của tác giả Đất nước đứng lên là có thể hiểu được. Song tôi cho rằng không nên đặt tình cảm lên trên sự thực khách quan như vậy.
VTN
Tôi tự cắt nghĩa cho mình thế này: việc hình thành tài năng của hai nhà văn Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp hồi ấy có gắn với nhiều đóng góp của Nguyên Ngọc cho đời sống văn học, vì thế sự kiên trì nói trên của tác giả Đất nước đứng lên là có thể hiểu được. Song tôi cho rằng không nên đặt tình cảm lên trên sự thực khách quan như vậy.
VTN
G. Lukacs, vào cuối đời, nhận ra
Solzhenitsyn quả là một nhà
văn hiện thực thứ thiệt, ấy là vì, ông muốn tách biệt hẳn ông này ra
khỏi
"cả một vài" thế hệ nhà văn Nga, kể từ khi chủ nghĩa Cộng Sản đăng
quang ở đất nước này, và cùng với nó là dòng văn chương hiện thực xã
hội chủ
nghĩa.
Theo tôi, trường hợp của Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh, cũng vậy. Khi Nguyên Ngọc chỉ lọc hai ông này ra, cũng là theo nghĩa như vậy.
Và sự kiện, Nguyên Ngọc hay nhắc tới Kundera, là cũng nằm trong mạch suy luận như vậy.
Theo tôi, trường hợp của Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh, cũng vậy. Khi Nguyên Ngọc chỉ lọc hai ông này ra, cũng là theo nghĩa như vậy.
Và sự kiện, Nguyên Ngọc hay nhắc tới Kundera, là cũng nằm trong mạch suy luận như vậy.
Thành thực mà nói, tôi không đặt nặng
vấn đề văn chương của hai
ông này hay hay dở. Giả dụ như cứ bắt buộc phải chọn, thì với Nguyễn
Huy Thiệp, tôi
chỉ chọn
được có mỗi hai truyện, Những Ngọn
Gió Hua Tát, và Tướng Về Hưu.
Với
Bảo Ninh,
lẽ dĩ nhiên, chỉ có mỗi một Nỗi Buồn
Chiến Tranh. Với tôi, vậy là đủ.
Hai Lúa tôi cứ tưởng tượng ra một cuộc
đấu khẩu giữa Vương Trí Nhàn và Lukacs, như
giữa ông ta với Nguyên Ngọc, thưa ông Lukacs, ông nói chỉ có mỗi
Solzhenitsyn là nhà
văn hiện thực, còn bao nhiêu ông khác, họ có
phải là nhà văn hiện thực không, có viết tiểu thuyết không?
Đến đây, cho phép tôi mượn một hình ảnh, từ chưởng Kim Dung.
Trong Lục Mạch Thần Kiếm, có ông sư Thổ Phồn, Cưu Ma Tri, luyện nội công Tiểu Vô Tướng Công [của Đạo gia] tới mức thượng thừa, nhờ vậy sử dụng thành thạo Thất Thập Nhị Huyền Công, tức 72 tuyệt kỹ võ công của Thiếu Lâm, [Phật gia]. Ông này ra đòn "niêm hoa vi tiếu", đấu với đòn "niêm hoa vi tiếu", của Thiếu Lâm, chẳng ai hay sự khác biệt, trừ Hư Trúc, do cũng rành nội công đạo gia.
Cũng một đòn "tiểu thuyết" đó, giữa Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh và "những ông kia", y chang về phần hình thức, về phần xuất chiêu, nhưng "nội công" của hai bên khác nhau. Cái khác nhau đó, có lần Nguyên Ngọc định nghĩa là "lương tâm, ý thức tự vấn".
Chính cái lương tâm tự vấn này làm cho Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh khác hẳn Tô Hoài, tuy hai ông cùng viết, cùng lúc, cùng nơi, cùng thời.
Đến đây, cho phép tôi mượn một hình ảnh, từ chưởng Kim Dung.
Trong Lục Mạch Thần Kiếm, có ông sư Thổ Phồn, Cưu Ma Tri, luyện nội công Tiểu Vô Tướng Công [của Đạo gia] tới mức thượng thừa, nhờ vậy sử dụng thành thạo Thất Thập Nhị Huyền Công, tức 72 tuyệt kỹ võ công của Thiếu Lâm, [Phật gia]. Ông này ra đòn "niêm hoa vi tiếu", đấu với đòn "niêm hoa vi tiếu", của Thiếu Lâm, chẳng ai hay sự khác biệt, trừ Hư Trúc, do cũng rành nội công đạo gia.
Cũng một đòn "tiểu thuyết" đó, giữa Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh và "những ông kia", y chang về phần hình thức, về phần xuất chiêu, nhưng "nội công" của hai bên khác nhau. Cái khác nhau đó, có lần Nguyên Ngọc định nghĩa là "lương tâm, ý thức tự vấn".
Chính cái lương tâm tự vấn này làm cho Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh khác hẳn Tô Hoài, tuy hai ông cùng viết, cùng lúc, cùng nơi, cùng thời.
Lập luận của nhà sư già tại Tàng Kinh Các, khi giải thích tại sao Phật pháp lại giong ruổi với Võ học, xem ra như có vẻ vay mượn từ Lý thuyết (Théorie) và Thực hành (Praxis) của triết học duy vật biện chứng: Trên đường giong ruổi, Théorie và Praxis triệt tiêu lẫn nhau, quyện vào nhau, để cùng biến mất và từ đó xuất hiện, con người hoàn toàn (l'homme total), tức giấc đại mộng của Marx
Nước Cờ Của Hư Trúc.
Bạn đọc thấy ngay từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết cục bi thảm của tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư tưởng tín điều.
Lý do là, theo Merleau-Ponty, "nối kết mác-xít giữa triết học và chính trị đã đứt rời". Và người ta cứ coi như nó vẫn như thế, theo nguyên tắc, trong thế giới tương lai, nghĩa là thế giới ảo tưởng, điều Marx đã nói: "Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.
Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói
Chính vì thiếu cái ý thức tự vấn đó mà cả một miền đất cứ nhắm mắt nhắm mũi theo Đảng, không một chút nghi ngờ, đây là cái mù quáng nhất của ít ra là vài ba thế hệ ở miền bắc, theo tôi.
Họ không hề được dậy, một điều thật cơ bản, đó là: Ngay cả khi khẳng định, tôi vẫn còn tra hỏi.
Chính cái ý thức tự vấn này giúp con người sống sót, một khi nó phải chọn lựa, giữa xấu và tốt, giữa Cái Ác và Điều Thiện.
Theo tôi, Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh đã làm được một việc vô cùng quan trọng, là mở mắt cho những nhà văn Việt Nam!
*
Maurice Merleau-Ponty (March 14, 1908 – May 4, 1961) was a French phenomenologist philosopher, strongly influenced by Edmund Husserl, and often somewhat mistakenly classified as an existentialist thinker because of his close association with Jean-Paul Sartre and Simone de Beauvoir, and his distinctly Heideggerian conception of Being.
From Wikipedia, the free encyclopedia
Triết gia hiện tượng học Pháp, ảnh hưởng nhiều từ Edmund Husserl, thường bị coi là triết gia hiện sinh, do cặp kè với Sartre và de Beauvoir, và do quan điểm mang tính Heidegger của ông về Hữu Thể.
Trong bài viết Đi tìm một tác phẩm sẽ có ngày xửa ngày xưa đó, tôi còn nhớ được đến bây giờ, ấy là vì tôi nhìn thấy số báo Vấn Đề có bài viết, vào một buổi tối, "như thường lệ", ghé nhà cô bạn, thấy tờ báo nằm trên bàn nơi phòng khách.
Cô bạn mua, chắc chỉ vì bài viết!
Bài viết đó, như dần dần tôi nhớ ra được những chi tiết liên quan, [một buổi tối... nằm trên bàn nơi phòng khách..], là được gợi hứng từ một định nghĩa: nhà văn là người kết hôn với đất nước của mình.
Và cùng với đất nước của mình, là khí hậu, thời tiết của nơi chôn rau cắt rốn của nhà văn đó.
Khí hậu truyện của Nhất Linh, là những mùa thu nhặt lá bàng của đất bắc, là bến đò gió, là anh chàng Dũng, áo mở bung ngực, không cài nút, đầu tóc xù ra, đón gió, rập rà rập rình hăm he với chính mình, sẽ bỏ nhà ra đi làm cách mạng! Cái đoạn tả anh chàng Dũng ngớ ngẩn nhìn sang nhà hàng xóm, thấy chiếc áo cánh trắng tinh bay phất phơ trong gió, ngộ ra chân lý là Loan đi học ở tỉnh về nghỉ hè, là những dấu hiệu báo hiệu mùa thu sắp sửa trở về, và cùng với nó là... tình yêu!
*
Hà Nội, thành phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho những nhớ nhung và mơ tưởng của một thời trẻ dại, "con đường Trường Thi, hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu, tháng bẩy như thế này, lá me bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ, những đứa trẻ háu ăn đã vô ý tưởng là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm thuồng. Mùa hè vàng nắng không còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân Hà Nội có thói quen trước khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột nhiên trong đêm khuya, có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những chiếc lá khô bay phấp phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về."
Những Ngày Ở Sàigòn
2
"Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ
định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois
réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la
destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.
Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói
Cái huỷ diệt thì hoàn tất, bạn có thể liên tưởng tới một hình ảnh cụ thể, là cuộc chiến Việt Nam, những điêu tàn sau đó, và điêu tàn đẻ ra... điêu tàn: Chúng ta có một con bọ VC!
Cái phủ định thì cứu vớt chính là trường hợp xuất hiện những Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, nếu người ta còn nhớ một định nghĩa về nhà văn: Kẻ bắt buộc phải giữ cho được một khoảng cách với thời đại của mình.
Phải nói "không" với nó. Đây là định nghĩa nhà văn, như là một "bad conscience" của thời đại. "Bad conscience", một trong những ý nghĩa của nó là "ý thức tự vấn".
Kết hôn với đất nước, thề không phản bội, nhưng đừng... vồ vập "ẻn"quá!
Theo nghĩa đó, tôi chọn Những Ngọn Gió Hua Tát và Tướng Về Hưu của Nguyễn Huy Thiệp.
Những Ngọn Gió viết khi ông đi ẩn, ở trên núi. Tướng Về Hưu, là kẻ xuống núi, sống, tham dự vào cuộc nồi da nấu thịt đó, có phần đóng góp của mình ở trong đó, và... về hưu!
Phải có phần đóng góp của mình, mới được! Những kẻ bỏ chạy, là đếch có tiếng nói, chẳng thể có tiếng nói, là vậy!
Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.
Nước Cờ Hư Trúc
Phải chấn thuơng nặng nề tới cỡ nào, phải đau đớn đến đến cỡ nào, mới đẻ ra được một ông tướng về hưu như thế chứ!
Một ông viết trong tối thui, trong tủi nhục, viết như nhả những miếng thịt heo nuôi bằng thai nhi ra khỏi miệng, cho chúng biến thành chữ, để "thanh tẩy cho cả văn chương lẫn đời sống", một ông viết dưới ánh sáng của Đảng, viết với một lương tâm trong sáng, phân biệt rõ ràng, kìa, anh nhìn, cái thằng đang đếm tiền nhanh thoăn thoắt kia... (1), hai ông đó, mà cho ngồi cùng một chiếu văn học, thì... kẹt quá, thưa nhà phê bình họ Vương!
(1)-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tô Hoài: Cát Bụi Chân Ai
Tôi
trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn - ở
đây là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã
giải tỏa cả một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng
một hồi tưởng về người đã chết. Nghe nói Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai,
là để "tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một
Nguyễn Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...
Một chuyến đi
*
Lạ một điều, Hai Lúa đọc đi đọc lại cái truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê của Kafka, và cứ tưởng tượng ra tất cả những thanh niên miền bắc đều là ông y sĩ miệt vườn đó, trong một đêm mưa gió bão bùng, Đảng gióng lên hồi chuông báo động, Mẽo sắp cướp mất miền nam, thế là, anh nào anh nấy xung phong, xung phong, đường ra trận mùa này đẹp lắm, sau cùng mới ngã ngửa ra rằng thì là, báo động hoảng. Đúng như DTH đã từng than: "Chúng ta đã bị bội phản"!
Y sĩ Đồng quê" (1919), là câu chuyện một y sĩ vườn, bị đánh thức trong
đêm bão tuyết, tới bên giường một người bịnh nặng. Viên y sĩ đáp lời,
vượt vài trở ngại kỳ cục, tới bên giuờng, nhưng không thể giúp người
bệnh. Sau cùng, ông thấy mình "với cỗ xe trần thế, với cặp ngựa ngược
đời, thân già lạc lõng". Ở cuối chuyện, viên y sĩ nói: "Bị lừa! Bị
lừa!". Câu văn đóng chuyện đẩy người đọc về phần mở đầu, để tìm cho ra,
nơi đâu, chỗ nào, viên y sĩ đã phạm lỗi lầm, một và chỉ một mà thôi;
một lỗi lầm chẳng thể nào sửa chữa. Nhìn bề ngoài, phần kết thúc câu
chuyện chứa đựng một (ý hướng) đạo đức nào đó. Có vẻ như, nếu viên y sĩ
biết sớm điều này, ông có thể tránh được lỗi lầm định mệnh (the fatal
mistake).Một chuyến đi
*
Lạ một điều, Hai Lúa đọc đi đọc lại cái truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê của Kafka, và cứ tưởng tượng ra tất cả những thanh niên miền bắc đều là ông y sĩ miệt vườn đó, trong một đêm mưa gió bão bùng, Đảng gióng lên hồi chuông báo động, Mẽo sắp cướp mất miền nam, thế là, anh nào anh nấy xung phong, xung phong, đường ra trận mùa này đẹp lắm, sau cùng mới ngã ngửa ra rằng thì là, báo động hoảng. Đúng như DTH đã từng than: "Chúng ta đã bị bội phản"!
Khúc gỗ trong giòng suối ngập
*
Tại sao ông phó mặc tính mạng của ông vào một tên chăn ngựa?
Bởi vì có một người bịnh ngặt nghèo đang đợi tôi, tôi lại không có ngựa.
-Tại sao cú gọi này lại nặng nề đối
với ông, hơn là những cú khác?
Lần này "chắc tôi phải hy sinh Rose" (1).
Kafka: Y sĩ đồng quê
Cô gái Rose hình như đã nói ra những điều kiện
thực
sự của tờ khế ước, của Kafka: "Bạn chẳng thể nào biết điều bạn đang
tìm, trong chính căn nhà của mình".Lần này "chắc tôi phải hy sinh Rose" (1).
Kafka: Y sĩ đồng quê
Tội lỗi ngồi thu lu đằng sau "cánh cửa ọp ẹp của cái chuồng heo đã bỏ hoang từ bao nhiêu năm tháng..."
Khúc gỗ trên giòng suối ngập
(1) Câu trả lời của viên y sĩ miệt vườn làm Hai Lúa liên tưởng tới cái cảnh kép độc trong Nỗi Buồn Chiến Tranh bỏ mặc em gái hậu phương bị "bóng đè', nhất quyết vào Nam chiến đấu, đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào, đi theo con đường ra trận mùa này đẹp lắm!
"Chắc tôi phải hy sinh Rose"! Ôi chao, Hai Lúa lại nhớ Bông Hồng ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây, của thằng bé mắt lác [lé], tức Hai Lúa ngày nào .
Cô con gái địa chủ bị cả một miền đất bỏ đói, khát, bịnh, trong căn nhà của bố mẹ cô để lại, sau khi hai ông bà bị đấu tố đến chết. Cô gái khát quá, cố vượt "tường lửa", bò ra ao làng, ngay đầu ngõ, nhưng vừa đến bờ ao, là đi luôn.
Lần Hai Lúa về lại Bắc, về lại làng, hỏi, bà chị nói, Hai Lúa cảm thấy chưa bao giờ thù ghét cái làng của Hai Lúa như là lần đó.
Và cũng chính trong cơn đau đớn để cho lòng thù hận lấn áp tất cả, Hai Lúa nhớ ra tên họ đầy đủ của cô. Luôn ánh mắt của cô, lần gặp gỡ cuối cùng, Hai Lúa về làng trước khi bỏ vào Nam.
Đó là ánh mắt nói, anh đi đi, hãy cố mà tự cứu lấy thân, đừng bao giờ trở về làng này nữa.
Và nói, tên của tôi là Trương Thị Hồng.
*
Trong Những Ngày Ở Sài Gòn, Hai Lúa có tả cảnh một thằng bé Bắc Kỳ, trước khi bỏ vào Nam, xách va li về làng, đứng bên này bờ sông, hú một tiếng, làm nước sông Hồng nhảy quẫng lên, đỏ đục ngầu. Hú xong, thằng bé bỏ đi.
Cảnh trên, Hai Lúa muợn ở rất nhiều người, nhiều cảnh. Trước hết, đó là hình ảnh của anh chàng Cẩn, Phạm Năng Cẩn, một trong thất hiền. Anh bỏ vào Nam, nhưng trước khi đi, nhớ mẹ quá, bèn về quê, để cho mẹ xoa đầu lần cuối.
Hai cái va li, là của Hai Lúa. Đúng ra là hai cái rương đựng sách.
Tiếng hú đó, là mượn của anh chàng Thạch trong Ung Thư, của Thanh Tâm Tuyền. Có thể như vậy.
Bởi vì, không hiểu, Hai Lúa, lúc viết Những Ngày, đã đọc cái xen trên chưa. Hoặc TTT đã viết cái đoạn đó chưa.
Ung Thư đăng từng kỳ trên Văn, hình như vậy. Hay trên Bách Khoa?
Comments
Post a Comment