Mác Két ở Việt Nam
A sad affair
Dying For Love
GM tribute by Prospero
Gabo in his Labyrinth
GGM by New-Yorker
Coetzee đọc Garcia Marquez: Nhớ Bướm Buồn
Trong cuốn tự thuật 'Sống để kể chuyện', Garcia Marquez kể, lần đầu ông viết "Bão Lá", và đưa bản thảo cho một người bạn, anh bạn liếc qua, rồi trề cái môi, thuổng Antigone của Sophocles. Ngớ người, GM đọc lại bản thảo, vừa sướng như điên vì tự hào, vậy là ta đâu có thua gì Sophocles, vừa đau khổ vì cái chuyện thuổng mà không biết là mình thuổng đó, và trước khi đưa in, chàng o bế ‘tút tít’ lại nó, sao cho bớt mùi Sophocles, và đi thêm một đường đề từ, nhắc tới món nợ này.
Nhưng đâu phải chỉ có Sophocles. Những bản văn đầu tay của ông đầy mùi Faulkner, đến nỗi, có thể nói, ông là tên đệ tử y bát của Faulkner!
Trong trường hợp Nhớ Bướm Buồn, món nợ Kawabata thật dễ nhận. Vào năm 1882 Garcia Marquez viết Người đẹp ngủ trên máy bay, trong đó ông có nhắc tới Kawabata. Ngồi ghế hạng nhất trên chiếc phản lực jet bay qua Atlantic bế bên một em đẹp ơi là đẹp, ngủ suốt chuyến bay, “nàng ngủ đẹp đến nỗi có những lúc tôi nghĩ, nàng chơi mấy viên thuốc không phải để ngủ mà để chết”, [ J'ai toujours cru qu'il n'y a rien de plus beau dans la nature qu'une femme belle. De sorte qu'il me fut impossible d'échapper même un instant à l'envoûtement de cette créature fabuleuse qui dormait à mon côté. C'était un sommeil si égal qu'à un certain moment je craignis que les pastilles qu'elle avait prises ne soient pas pour dormir, mais pour mourir]. Và trong lúc ngắm người đẹp ngủ, nhân vật kể chuyện của ông nhớ tới Những người đẹp ngủ của Kawabata, câu chuyện những anh già, giầu, mất nết, trả tiền cho một má mì, để được nhìn ngắm mấy em nhái bén khoả thân, bị thuốc, ngủ nằm phơi chim còn dzin, suốt đêm.
Chỉ là một phác thảo, và lần này, trong Nhớ Bướm Buồn, Kawabata cho phép nhân vật của mình nằm kế bên Hằng Nga ngủ trong nhà thổ của mắm mì Rosa.
Nhân vật
chính trong Những người đẹp ngủ, một
anh già chỉ rình dịp phá luật chơi, [chỉ
được quyền ngắm mà không được quyền sờ hàng,] anh già muốn làm thịt một
em, làm
cho em có bầu, hoặc ngạt thở rồi ngất đi vì bị trấn lột cái nguyên sơ
trinh trắng,
hoặc chính mình được nằm chết trong vòng tay trinh nữ!
The
Challenge
A young
writer proves himself
Love ends 90 years of solitude in laureate's new novel.
Friday October 22, 2004
The Guardian
Cuốn tiểu thuyết mới nhất của Garcia Marquez, hiện đang gây chấn động tiếp theo vụ sách chưa ra lò đã bị luộc, và tác giả phải thay đổi chương chót, theo tôi, chắc chắn là đã được 'gợi hứng' từ cuốn Những Người Đẹp Ngủ (1961) của nhà văn Nhật Bản Kawabata. (1)
Đặt để khung
cảnh ở Colombia, giữa thập niên 1950, đây là câu chuyện một anh ký giả
già tính
ăn mừng lễ thượng thọ - 90 tuổi - bằng cách làm thịt một em bé 14 tuổi,
còn
trinh. Nhưng khi đám ma cô, tú bà mang người đẹp tới, cô gái bị thuốc,
không
làm sao tỉnh lại được. Chiêm ngưỡng người đẹp ngủ, anh già bỗng khám
phá ra
tình yêu, lần đầu tiên trong đời.
Tôi bỗng nhớ
đến một lần trên tờ Văn Học Pháp,
Magazine Littéraire, khi được hỏi về liệu có ảnh hưởng gì của văn
học Nhật ở
nơi ông, Garcia Marquez lắc đầu nói đùa, mấy ông nhà văn Nhật ưa chơi
trò tự tử,
ông sợ lắm, nhưng ông rất thèm viết được một câu chuyện giống như của
Kawabata,
về mấy anh già, đến xóm, không phải để chơi, mà là suốt đêm nằm bên
cạnh người
đẹp ngủ, và chiêm ngưỡng, và nhớ lại cái thời hùng dũng oanh liệt của
mình.
In the end
he spends the night admiring her youth and naked beauty while
renouncing the
opportunity to take her virginity and, to his surprise, falling in love
for the
first time in his life.
Sau cùng anh
già bèn qua đêm bằng cách chiêm ngưỡng người đẹp trần, còn nguyên, xanh
mơn mởn,
và ngạc nhiên thấy mình yêu lần đầu trong đời.
"Sex is
the consolation that you are left with when you do not attain love," he
concludes, having kept a record of more than 500 prostitutes he has
slept with.
"Tình Dục
chính là niềm an ủi thằng đàn ông, khi anh ta không làm sao với tới
được tình
yêu", ông nhà văn kết luận, và nhớ lại thành tích đã từng ngủ với hơn
500
em của mình.
(1) Bản tiếng
Pháp: Les Belles Endormies. Những người
đẹp của Kawabata cũng bị thuốc. Họ không hề biết họ ngủ với mấy anh
già,
"những khách hàng rảnh rỗi đi tìm cái xấu, cái ác, le mal, của khoái
lạc".
« II est facile d'entrer
dans le monde des Bouddha, il est difficile d'entrer dans le monde des
démons
... Tout artiste aspirant au vrai, au bien et au beau comme objet
ultime de sa
quête, est fatalement hanté par le désir de forcer cet accès difficile
du monde
des démons, et cette pensée, apparente ou secrète, hésite entre la peur
et la
prière. »
Thật dễ vô thế giới của Phật,
thật khó, của Quỉ… Mọi nghệ sĩ thèm vươn tới cực điểm của cái thực, cái
tốt, cái
đẹp thì đều bị ám ảnh bởi cú vượt vũ môn, vô được thế giới của Quỉ, và
đó là khoảnh
khắc, hiển nhiên hay bí ẩn, ngập ngừng giữa sợ hãi, và khẩn cầu.
Như là ngủ với một Đức Phật ẩn giấu, « comme si l'on couchait avec un Bouddha caché ». Liệu đó là điều mà “vĩ nhân” GGM tìm kiếm, khi viết "Bướm Buồn"?
Dans quel monde entrait le
vieil Eguchi lorsqu'il franchissait le seuil des « Belles Endormies » ?
Ce
roman, publié en 1961, décrit la quête de vieillards en mal de
plaisirs. Dans
une mystérieuse demeure, ils viennent passer une nuit auprès d'une
adolescente
endormie. Mais la fille ne s'abandonne pas au sommeil naturel. Sous
l'effet
d'un puissant narcotique, elle dort d'une traite tout au long de la
nuit. Elle
ignorera même avec qui elle a passé cette nuit. Ces vieillards ou «
clients de
tout repos » franchissent les chambres secrètes des dormeuses comme le
temple
de quelques prêtresses. Et là, auprès de ces poupées vivantes,
peut-être
retrouvent-ils l'illusion d'une jeunesse, d'une vitalité perdue, d'une
dernière
aventure sans doute, « comme si l'on couchait avec un Bouddha caché ».
Sans
honte et sans gêne, sans culpabilité aucune, ces vieillards incapables
désormais de se comporter en hommes, trouvent la leur dernière chance,
un
cadeau de vie. Pour Eguchi, ces nuits passées dans la chambre des
voluptés lui
permettront de se ressouvenir des femmes de sa vie, et de se plonger
dans de
longues méditations. Pour atteindre, qui sait, au seuil de la mort, à
la
douceur de l'enfance et au pardon de ses fautes.
N.
C.
PTH, hình như trong 1 truyện ngắn, có tả cảnh trên, xẩy ra cho đám thanh niên Miền Bắc chưa từng biết bướm là gì, những đứa con nít nhỏ máu ngón tay xẻ dọc Trường Sơn kíu nước: Bữa tối, trước ngày xuất quân, họ được vô Đền Thiêng, và được vị nữ tu, ban lộc Thánh.
Với đám nhỏ, bướm lành,
hay rách, lần đầu, thì cũng xêm xêm như nhau mà thôi.
We learn
much about the rivalry between Vargas Llosa and Garcia Marquez, for
instance,
but get little palpable sense of what must have been a richly textured
friendship for the short time it lasted (mutual friends described them
as being
as close as "brothers"). The friendship ended when Vargas Llosa
knocked Garcia Marquez semiconscious in the lobby of a crowded theater,
ostensibly because of Garcia Marquez's relationship with Vargas Llosa's
wife.
With characteristic hyperbole, Martin calls it "the most famous punch
in
the history of Latin America," but offers no fresh insight into the
rupture. What he does convey, convincingly, is the enormous social
distance Garda
Marquez has traveled. He has become something of a one-person literary
theme
park. Just a few weeks ago his announcement that he was still writing
at age
eighty-three made international news; and in 2007, on the fortieth
anniversary
of the publication of One Hundred Years of Solitude, he returned to
Aracataca
by train, with thousands of people along the route calling out his pet
name- "Gabo,
Gabo"- as if he were one of his invented caudillos. Yet he has lived
with
what Martin perceptively calls a "permanent note of aristocratic
identification," frequenting Latin American billionaires, lending them
the
credibility of his populist glow, while in turn receiving support for
the
foundation for writers he set up in Cartagena. Such connections reflect
a jarring
fact of Latin American cultural life, where writers such as Garda
Marquez and
Vargas Llosa have leapt from the lower classes straight to the upper
echelons
of power, with no social space in between. In 1999, he eulogized Latin
America's
twentieth century with a note of Bolivarian despair:
We ended up
as a laboratory of failed illusions. Our main virtue s creativity, and
yet we
have not done much more than live off reheated doctrines and alien
wars.... Let
us get on quietly with our Middle Ages
One Hundred Years of Solitude and The Autumn of the Patriarch are the fullest description we have of those Middle Ages. As for Colombia, Garcia Marquez told Martin, "The country will always be the same. There has always been civil war ... and there always will be. It's a way of life there."
In his foreword Martin writes that the current book is the abbreviated version of a much longer biography that he plans to publish in a few years. Perhaps a deeper portrait of the writer will emerge in this future book. One hopes that it will. In a way Garcia Marquez's extraordinary life is a record of Latin America's twentieth-century war with itself.
Michael Greenberg: Looking for the Patriarch
Điểm cuốn tiểu sử GGM, của Gerald Martin, GGM: A Life
NYRB, July 16, 2009
Trăm Năm Cô Đơn và Mùa Thu của vị Trưởng
Lão là mô tả
đầy đủ nhất mà chúng ta có về Thời Trung Cổ ở đó - ở Mỹ Châu La
Tinh.
Về xứ Colombia,
GGM nói với Martin, "Xứ sở muôn năm, đời đời mang
nick “Vũ Như Cẩn”. Có 1 cuộc nội chiến,
sẽ có 1 cuộc nội chiến….”
Xứ Mít nó như thế, HNH phán.
Vết thương hình chữ S, Gấu phán.
Liệu, thời Trung Cổ ở… đó, là cũng ám chỉ 1 xứ Mít, như Mỹ Châu La Tinh, và điều này giải thích Mít mê GGM?Trong lịch sử đọc García
Márquez riêng của tôi, mãi cho đến
lúc sờ đến Sống để kể lại tôi
mới thấy văn chương García Márquez hay; Sống để kể lại,
với tôi, là thứ hay nhất
García Márquez từng viết, về độ vĩ đại thì tất nhiên kém "Trăm năm cô
đơn", nhưng cũng chỉ kém tí ti thôi.
Blog NL
Phán như thế này, thì tếu quá, hà hà!
Bởi là vì một bên là giả
tưởng, một bên là tiểu sử, tự thuật,
hồi ký, non-fiction, làm sao so sánh được?
Nhưng, một khi phán như thế, Gấu
bèn suy ra, bạn NL sẽ không làm sao viết thứ "gọi là giả tưởng" được!
Khi Garcia
Marquez viết Trăm năm cô đơn vào năm
1967, ông viết cuốn tiểu thuyết của đời mình, còn khi ông viết Sống để kể lại, ông viết cuốn tiểu thuyết
về đời mình. Khó nói được là giữa thế giới Macondo trong tưởng tượng
của chàng
thanh niên Garcia Marquez và thế giới thật, trải từ Barranquilla,
Aracataca,
Sucre cho đến Bogota của ông già Garcia Marquez, thế giới nào hấp dẫn
hơn. Trăm năm cô đơn ghi danh đất nước
Colombia vào bản đồ văn học thế giới, còn Sống
để kể lại ghi tên Garcia Marquez với tư cách một con người lên lịch
sử nhỏ
của gia đình và lịch sử lớn của đất nước. Ngoài ra, cuốn tự truyện
không hoàn
toàn tách biệt khỏi hệ thống tiểu thuyết của Garcia Marquez; quả thực
ông lấy
con người ông ra làm đối tượng để mổ xẻ, để tìm hiểu, và cả để cười
cợt, không
những thế ông còn phân nhỏ cuộc đời mình thành những mảnh thời gian,
nghĩa là
ông vẫn trung thành thực hành cái kỹ thuật xử lý thời gian đã từng đưa
ông lên
hàng nhà văn lớn nhất của thế giới, chứ không hề tuyến tính như những
cuốn hồi
ký nhàm chán khác, lỗi lầm mà ngay nhiều nhà văn nổi tiếng cũng từng
phạm phải.
Blog NL
Bắc Mỹ phân
biệt giả tưởng với không giả tưởng, mục đích chính của nó, là, những gì
được ghi
là tự truyện, thì đều thực, về mặt pháp lý.
Trăm Năm Cô Đơn được
coi là 1 ẩn dụ về Mỹ Châu La Tinh, khác hẳn tự
truyện của riêng GGM.
V/v hấp dẫn hay không hấp dẫn, văn chương hay tự thuật, Borges có 1 câu, hay lắm, được Manguel trích dẫn, làm đề từ cho bài viết Những cuốn sách của Don Quixote, trong Thành Phố Chữ, The City of Words. Bài này, 1 cách nào đó, giải đáp vấn đề NL nêu ra, về giả &/vs thực trong văn chương.
GCC trích câu kết, sau đây.
IV.
THE BOOKS OF DON QUIXOTE
"Your hypothesis is
possible,
but not interesting," Lonnrot answered. "You will reply that reality
has not the least obligation to be interesting. To which I will reply
that reality
can forgo that obligation, but hypotheses can't."
- Jorge
Luis
Borges,
"La
muerte y la brújula," 1942
Stories, as
Don Quixote knew, grant a society its identity, but they cannot be just
any
story: they must respond
to a shared reality which society itself fashions out of its myriad
events,
rooted in time and place, and yet fluid and ever-changing. They can't
be
fictional inventions, in the sense of forgeries or misrepresentations;
they
need to be invented fictions, in the sense of discovering historical
social
truths that can be granted reality in narrative words. They must, in a
deeply
rooted literary sense, ring true.
Chuyện, như DQ hiểu, bảo đảm cho xã hội cái căn cước của nó, nhưng chúng không phải là bất cứ chuyện gì: Chúng phải đáp ứng cho thực tại được chia sẻ mà xã hội, tự nó, tạo ra cái vóc dáng của nó, từ những hằng hà sự kiện đóng rễ trong thời gian và nơi chốn, tuy nhiên luôn tuôn chảy, luôn thay đổi. Chúng không thể là những bịa đặt giả tưởng, theo nghĩa đồ dởm, đồ Chợ Lớn, hoặc những đồ sai lạc, chúng cần phải là những giả tưởng được phát minh ra, theo nghĩa, khám phá những sự thực xã hội, lịch sử, chúng bảo đảm thực tại, trong dạng từ, chữ, được kể theo dòng. Chúng phải, theo nghĩa cắm rễ thật sâu, "ring true" [nghe như thực]
Gerald
Martin, tiểu sử gia của Garcia Marquez cho biết, ông không làm sao giải
thích
được cuộc hôn nhân kéo dài 50 chục năm giữa GM và bà vợ. Nàng 9 tuổi,
chàng 14
tuổi, nhìn nhau 1 phát là dính liền, có cái gì gọi là số mệnh ở bậc
cao, từ chối mọi phân tích,... belonging to the higher order of
fate, refuting
analysis. Bà vợ hình như không hẳn chấp nhận câu chuyện số mệnh này,
nhưng do tế
nhị, Martin không có tiến thêm. Ông cho biết cuốn tiểu sử là 1 ấn bản
rút gọn,
a abbreviated version, vài năm nữa, ông sẽ cho xb cuốn đầy đủ, và khi
đó, có thể 1
GGM, sâu lắng hơn, deeper, sẽ xuất hiện.
Riêng về thư tình tán vợ của ông, như
Martin cho biết, dày 650 trang, một kho tàng cho người viết tiểu sử.
Nhưng sau
khi lấy nhau được ít lâu, GM dụ vợ đốt bỏ, vì lỡ lạc vô tay người khác
thì rất
phiền, nhưng không biết là bà vợ có đốt bỏ hay không.
GGM cho biết, cuộc hôn nhân
là 1 chọn lựa chiến lược thực tế, a pratical strategic choice. Nếu như
thế, thì
số mệnh cái con khỉ gì nữa. Nhưng ông giải thích, nhà văn là kẻ kết hôn
với xứ
sở của mình, fulfilling a need to stay connected to the region and
atmosphere
of his childhood, the main source of his fiction.
Vấn đề đối với
độc giả chúng ta là, tại làm sao 1 tên “bất lương”, chuyên bợ đít độc
tài, như
Garcia Marquez, viết văn, hay? Không lẽ
cụ Nguyễn Du phán nhảm?
Đây chính là câu hỏi quan trọng, đối với chúng ta, và
Martin có câu trả lời.
The Magazine
He Chose
Wrong
Gabriel
García Márquez’s ignoble decision to embrace Fidel Castro
Quyết định
nhơ bửn bợ đít Fidel Castro của GGM
García
Márquez was an opportunist; he enjoyed the proximity to power that his
fame as
an artist made possible. Vargas Llosa called him Castro’s courtesan,
but García
Márquez’s vanity made him indiscriminate in his affections; loving to
be loved,
he was available to any powerful suitor. The adolescent Marxist and
lifelong
anti-imperialist blushed to find himself befriended by Bill Clinton, a
big fan
who lifted the longstanding U.S. travel ban and facilitated his visa.
Clinton
gushed when he finally got to meet the author of what he said was his
favorite
novel, One Hundred Years of Solitude, at a cocktail party hosted by
William and
Rose Styron in Martha’s Vineyard. Later, García Márquez seems to have
convinced
himself that he was a go-between serving both Clinton and Castro as
well as,
from his perspective, the greater good of restoring relations between
the
United States and Cuba. In both his work and his political convictions,
García
Márquez was a fantasist.
Employed by García Márquez and other Latin
American novelists, magical realism partakes of a tradition in Spanish
letters
that dates back to the renaissance. Gongorismo, named after the poet
Luis de
Góngora (1561-1627), is typically described as a literary style
characterized
by obscurity, extravagance, and violation of accepted laws of language,
logic,
and sentiment. The purpose of this stylistic shock treatment was to lay
waste
to a calcified classicism. From Góngora’s perspective, the use of the
same accepted
themes, conceits, and language, rehearsed repeatedly by both genuine
poets and
their lesser imitators, had effectively drained the life out of Spanish
verse.
Joseph Epstein, Mẽo, trong bài viết, GMM tốt như thế nào, How good is Gabriel Garcia Marquez? trong Plausible Prejudges, viết, GGM có thể là nhà văn tài năng nhất trong thế giới bây giờ. Nhưng tài năng là 1 chuyện; tốt, hay vĩ đại, lại là 1 chuyện khác: But talent is one thing; goodness, or greatness, quite another.
BIOGRAPHY OF AN ARTIST
So much
guilt behind them and such beauty!
These
landscapes, in the quiet splendor
Of early
summer, toward evening, these coves
Of lakes
amid lush green, when, for welcome,
Messengers
come running, in saffron robes,
And bring
gifts, huge balls made of light.
Or his
portraits. Is not tenderness
Needed to
drive a brush with such attention
Along the
eyelids of a sorrowing eye
Through the
furrow at lips closed by grief?
And how
could he do it? Knowing what we know
About his
life, every day aware
Of harm he
did to others. I think he was aware.
Just not
concerned, he promised his soul to Hell,
Provided
that his work remained clear and pure.
Czeslaw Milosz: Facing the River
Trong lịch sử đọc García
Márquez riêng của tôi, mãi cho đến
lúc sờ đến Sống để kể lại tôi
mới thấy văn chương García Márquez hay; Sống để kể lại,
với tôi, là thứ hay nhất
García Márquez từng viết, về độ vĩ đại thì tất nhiên kém "Trăm năm cô
đơn", nhưng cũng chỉ kém tí ti thôi.
Blog NL
Phán như thế này, thì tếu quá, hà hà!
Bởi là vì một bên là giả
tưởng, một bên là tiểu sử, tự thuật,
hồi ký, non-fiction, làm sao so sánh được?
Nhưng, một khi phán như thế, Gấu
bèn suy ra, bạn NL sẽ không làm sao viết thứ "gọi là giả tưởng" được!
Garcia Marquez lần đầu đọc
Con Bọ [Hoá Thân] của Kafka
bèn bị chấn động “đá” văng ra khỏi giuờng,
bởi là vì ông ngộ ra, làm sao viết ra được cái phi lý, “như” cái
bình thường. Trong “Chuyện Nghề”, ông giải thích.
-Làm thế nào bà kể một cách tự nhiên, chuyện hoang đường kỳ quái?
Điều quan trọng nhất, là vẻ mặt của bà lúc đó. Bà chẳng hề thay đổi vẻ mặt mỗi lần kể, và mọi người đều ngạc nhiên. Trong những rọ rẫm khởi đầu, khi bắt vào Trăm Năm Cô Đơn, tôi đã thử kể, mà không tin. Sau tôi nhận ra, điều tôi phải làm, là chính tôi, tôi phải tin ở câu chuyện, và rồi viết nó, theo đúng cách mà bà tôi kể. Cũng một vẻ mặt như vậy, một khuôn mặt tỉnh bơ giống như một viên gạch.
-Đây có vẻ như là kỹ thuật và giọng điệu của một nhà báo. Bạn diễn tả những biến động có vẻ kỳ quái, với từng chi tiết thật là chi ly, từ đó, nó có được cái vẻ thực. Đây là điều ông nhặt được, khi hành nghề báo chí?
Đúng là ngón nghề của mấy tay làm báo, nhưng bạn có thể áp dụng cho văn chương. Thí dụ, nếu bạn nói, có những con voi bay trên trời, sẽ chẳng ai tin. Nhưng nếu bạn nói, có 425 con voi đang bay trên trời, sẽ có người tin. Trăm Năm Cô Đơn của tôi đầy những chuyện theo kiểu như vậy. Đây đúng là kỹ thuật mà bà tôi đã dùng. Tôi còn nhớ như in, chuyện một anh chàng bướm vàng bu đầy người. Khi tôi còn bé tí, có một người thợ điện tới nhà, tôi hết sức tò mò khi nhìn thấy anh ta đeo ngang hông một sợi dây, nhờ vậy có thể leo và treo lơ lửng người trên những trụ điện. Bà tôi kể, cứ mỗi lần anh ta tới nhà ai, là nhà người đó đầy bướm. Nhưng khi tôi viết về chuyện này, tôi nhận ra rằng, nếu tôi không viết những con bướm vàng, người đọc sẽ không tin. Khi viết tới đoạn Người Đẹp Remedios bay lên trời, tôi loay hoay hoài, làm sao cho người đọc tin nổi đây. Bữa đó, tôi ra vườn và thấy người đàn bà vẫn thường tới lo việc lau chùi, quét dọn; lúc đó bà ta đang phơi những tấm khăn trải giường, và đang năn nỉ gió, "mày đừng thổi bay tứ tung những tấm khăn của tao nhe!" Thế là tôi vớ ngay lấy, và sử dụng những tấm khăn đang phất phơ trong gió kia, như là cái thang cuốn, nhờ đó Người Đẹp cùng bay lên trời với chúng. Đó là cách tôi làm cho độc giả tin. Đối với bất cứ một nhà văn, vấn đề là, độ khả tín. Bạn có thể viết bất cứ điều gì, chừng nào còn tin được.
-Nguồn gốc của trận dịch mất ngủ, ở trong Trăm Năm Cô Đơn, ông moi ở đâu ra vậy?
Khởi đầu, là từ Oedipus. Tôi luôn luôn quan tâm tới những trận dịch. Tôi nghiên cứu cả lố, những trận dịch thời trung cổ. Một trong những cuốn sách ruột của tôi: Nhật Ký Năm Dịch của Daniel Defoe, và một trong những lý do tôi mê cuốn này: Daniel Defoe là một ký giả, và ông ta làm ra vẻ, những gì ông nói ra là hoàn toàn hoang tưởng. Trong nhiều năm, tôi nghĩ, Defoe đã viết về trận dịch ở London như ông đã quan sát nó. Nhưng rồi tôi nhận ra, đây chỉ là một cuốn tiểu thuyết, bởi vì Defoe chưa đầy bẩy tuổi, khi trận dịch xẩy ra. Dịch là một trong những đề tài tái đi tái lại, ở trong những cuốn sách của tôi, nhưng theo nhiều hình thức khác nhau. Trong Giờ Quỉ, những cuốn sách mỏng là những trận dịch. Trong nhiều năm, tôi nghĩ, bạo động chính trị ở Colombia có những mấu chốt siêu hình giống y chang những trận dịch. TrướcTrăm Năm Cô Đơn, tôi đã sử dụng một trận dịch để giết hại tất cả những chim chóc trong một câu chuyện nhan đề là Ngày Sau Ngày Thứ Bẩy (The Day After Saturday). Trong Trăm Năm Cô Đơn, tôi sử dụng trận dịch mất ngủ như là một ngón nghề mang chất văn học, kể từ khi nó được coi như là đối nghịch với trận dịch ngủ. Nói cho cùng, văn chương là gì nếu không phải là một trò thợ mộc.
-Ông có thể giải thích thêm chút xíu, cái ẩn dụ vừa nói đó: làm văn chương là làm mộc?
Cả hai đều trầy da
sất vẩy. Viết thật trần ai, đâu thua chi làm một cái bàn. Với cả hai,
bạn đều phải đánh vật với thực tại, một chất liệu cứng chẳng thua gì
gỗ. Cả hai đều đầy những ngón nghề, những kỹ thuật. Cơ bản mà nói: phần
mê thuật thì ít, phần lao tâm khổ tứ thì nhiều. Và, nói theo Proust,
tôi nghĩ, cái phần hứng khởi (inspiration) chỉ có 10%, còn 90% là trầy
da sất vẩy. Tuy chưa từng đóng vai ông thợ cả, nhưng tôi ái mộ nghề mộc
nhất, đặc biệt là, bởi vì bạn chẳng thể nào kiếm ra người làm việc này
cho bạn.
Mặc
khải là ở đó.
Rushdie, cũng 1 tiểu thuyết gia, nhận xét chi ly hơn, khi giải thích, làm sao để cái phi lý của người nhà quê trên cái phi lý của dân thành thị, mới là chìa khoá đọc GGM:
Trong Trăm Năm Cô Đơn, Người Đẹp Remedios bay
lên trời là một biến cố được đợi chờ, nhưng khi chuyến xe lửa đầu tiên
tới
Macondo, một người đàn bà chạy ra giữa mặt lộ, la lớn: " Nó tới rồi.
Cái
gì giống như một cái bếp kéo theo sau nó cả một làng." Garcia Marquez
đã
quyết định để viễn ảnh thế giới của dân quê ở bên trên cái của kẻ tỉnh;
đó là
nguồn gốc sự diệu kỳ ở nơi ông.
-Tại sao anh hay đưa vào tác phẩm của mình các yếu tố huyền ảo, khác
thường?
- Tôi luôn đồng cảm với câu nói của triết gia người Ấn Độ Vivekanada
khi bàn về
nghệ thuật: “Thế giới này nhỏ bé, cho nên người ta phải thêm vào đó một
chút tưởng
tượng”.
[Hồ Anh Thái
trả lời phỏng vấn]
Có vẻ như mấy ông bà nhà văn VC này rất mê huyền ảo. Trước đây, Garcia
Marquez
là nhà văn được mến mộ nhất, và hiện nay, Murakami, cả hai đều viết văn
huyền ảo,
tác phẩm mới nhất của nhà văn Nhật này, theo giới phê bình nhận xét, là
một dụ
ngôn, muốn hiểu sao thì hiểu.
Điều gì khiến nhà văn trong nước mê huyền ảo, dè bỉu "thế giới thì nhỏ
nhoi", chẳng có gì đáng nói, "cần phải thêm tí tưởng tượng"? Phản
ứng lại kiểu viết dưới ánh sáng của Đảng? Tránh "đâm sầm vào chính trị"
(1) Vào sex?
(1) "Những tác phẩm văn
chương mà cứ đâm sầm vào chính trị với những thiên kiến
thì khó có thể có chỗ đứng trong độc giả.... Tôi vẫn nhớ lời nhà văn
Boris
Pasternak nói rằng 'một nhà văn không thể xa rời tổ quốc mình'. Nếu
không nặng
lòng với đất nước quê hương thì không thể nào hiểu được tâm trạng của
những người
cùng dòng máu..."
HPA
*
Ông họ Hồ này lầm "tưởng tượng" với "huyền ảo, khác thường".
Ngay cả Garcia Marquez, vào lúc ở đỉnh cao, cũng không hề viết văn
chương huyền
ảo chỉ để huyền ảo. Vào lúc đó, ông ta là nhà văn hiện thực xã hội, và
chính
theo nghĩa đó, bạn hiền của ông, Fidel Castro, coi ông là con người
quyền lực
nhất tại Mỹ Châu La Tinh.
Cũng thế, với Murakami. Ông này, sở dĩ được giới trẻ mê, vì chẳng bao
giờ tránh
né viết dưới ánh sáng của Đảng.
Đảng ở đây là lương tâm thời đại mà ông ta hiện
đang sống.
Garcia Marquez sử dụng thủ pháp huyền ảo là để nói về cái thực, điều
thực, như
Rushdie đã từng nhận xét về ông. (2)
Joseph Epstein, một nhà phê bình, điểm sách Mẽo, trong bài viết "Garcia Marquez bảnh tới cỡ nào?" [How Good Is Gabriel Marcia Marquez?] có nhắc tới một mẩu đối thoại, trong truyện 'The Incredible and Sad Tale of Innnocent Eréndira and Her Heartless Grandmother"'của Garcia Marquez, "Điều mà tôi thích ở bạn, là cái cách rất ư là nghiêm túc, khi bạn tạo ra cái vô nghĩa, make up nonsense".
Giả như ông họ Hồ này, cũng làm được như Garcia Marquez, qua phát biểu của nhân vật kể trên, qua đó, cái chất huyền ảo, khác thường ở trong tiểu thuyết của ông, có đó, không phải "bởi vì thế giới nhỏ bé", mà là để, chờ độc giả, đọc tới, và, lập tức, cái "nonsense" của xã hội, của nhà nước VC hiện nay, bèn bật ra, thì mới rất ư là nghiêm túc, thì Gấu này mới rất ư là bái phục và bèn gật gù cái đầu, bảnh, bảnh thực!
(2) Ở Mỹ
Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa.
Sự thực
được bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn
một sự
thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của
Garcia Marquez
không có tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới
những vấn đề
đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai
triển chiết
ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm
đích thực
của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành "có một
nửa",
trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta
sợ, trong
đó sự tham nhũng, thối nát "công cộng" của đám cầm quyền và nỗi khiếp
sợ "riêng tư" của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên.
Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những
chuyện
không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt.
Thật hết sức
lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt,
khép kín.
Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng
ta đang
sống. Macondo có thực. Và đó tính nhiệm mầu của ông.
Tình Yêu và những
quỉ dữ khác
Mác Két ở Việt Nam
Theo tôi, có một thực tại, là đất nước Việt Nam hiện nay, với tất cả
những cái
nonsense của nó, mà nhà văn nhà báo trong nước vờ đi, có, một trái tim
của bóng
đen, một khải huyền dối trá, là nguyên nhân đưa đến thực tại khốn khổ
khốn nạn
đó, mà những nhà văn Mít trong nước không dám đối diện, chỉ tay vạch
mặt nó ra,
và có một nhân vật, như Kurtz, của Conrad, của Coppola, mà các ông nhà
văn Mít ở
trong nước không làm sao [dám] đụng tới. Kurtz, "all Europe
contributed" to his making, Kurtz mà cả Âu Châu đã góp phần làm ra,
như giới phê bình mô tả. Chúng ta chỉ việc thay đổi "All Europe"
thành "All Vietnam North", đại khái như vậy, là ra nhân vật biểu tượng
của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Một Kurtz Mít, đã xuất hiện, qua me-xừ Tướng Về Hưu của NHT.
Nhưng đây
là một ông Kurtz [vào lúc tàn đời, nằm ngắc ngoải trên con tầu của
Marlow], đã
về hưu, sống nhờ đàn lợn được vỗ béo bởi những thai nhi.
Hay một Kurtz Mít, như tay Kiên trong Nỗi Buồn Chiến Tranh. (3)
Bài viết thứ
nhì của Rushdie, trong Quê Hương
Tưởng Tượng, là về cuốn này, câu chuyện một
nhà làm phim… Ngụy, bị VC đá đít - mấy lần
Gấu không rõ - đếch cho về, bèn giả trang, lén lút, âm thầm,
hồi hộp… về lại quê hương, thực hiện hàng
ngàn thước
phim về xứ Mít sống dưới Cái Ác Đỏ & Cái Ác Bắc Kít.
Gấu đã toan tính thực hiện điều này, nhưng theo chiều ngược lại: Trên TV đã từng viết về chuyến vượt biển của Gấu Cà Chớn, cùng anh bạn cựu nhiếp ảnh viên UPI, đúng vào dịp VC kỷ niệm 10 năm Đại Thắng Mùa Xuân, mang theo tài liệu, hình ảnh, bài viết, phóng sự…. kể câu chuyện 30 năm mới có ngày hôm nay, vui sao nước mắt lại trào.
Tôi trở nên khiếp đảm...
Đêm 23 tháng
Chạp, năm 1985, cùng lúc với ông Táo chầu trời, trên một chiếc tầu vượt
biển sắp
sửa chìm gần ngọn hải đăng ở cửa biển Vũng Tầu, có một ông già bị cậu
thanh
niên đứng kế bên lầm là người yêu của anh. Quá khiếp đảm trước cái chết
có thể
xẩy tới bất cứ lúc nào, cậu thanh niên điên cuồng vò đầu, vò tai người
yêu, tức
ông già, lảm nhảm những lời hoảng loạn. Tuy đang bận tâm vì một chuyện
khác,
ông già vẫn nhận ra, nước biển mặn, lạnh buốt, còn nước mắt của cậu
thanh niên,
mặn, nóng hổi, rát hằn một bên má. Những cột nước như từ trên trời đổ
mãi. Con
thuyền chúi sâu xuống khoảng không đen, sâu thẳm, rồi bị đẩy bắn lên
cao, chót
ngọn sóng. Ông già đang nhớ lại những lần chết trước đó.
Bẩy, tám tuổi,
thấy bạn cùng lớp nhào xuống ao, bơi lội ào ào, ông nghĩ, ai cũng làm
được. Và
cứ thế lao xuống. May có người đứng ngay kế bên, nhìn thấy thằng bé sắp
sửa
chìm nghỉm, bèn nhảy vội xuống, kéo lên.
Khi đã hoàn
hồn, đứng ngơ ngác trên bờ, cậu bé như cảm thấy, cậu biết trước tai
nạn. Như thể,
cậu đã trải qua một lần rồi, và lần này, chỉ là lập lại lần trước. Nó
đã từng xẩy
ra, trong một giấc mơ, có thể.
Cậu có cảm
tưởng, anh bạn lớn tuổi đã "chờ", một sự kiện như vậy, sẽ xẩy ra, và
anh ta sẽ can thiệp, đúng lúc.
Rõ rệt nhất
là lần chơi bắn bi một mình. Nhà có một chiếc hòm [cái rương] lớn,
chiếm cả một
góc gian nhà chính, trên là bàn thờ ông bà, trong đựng lúa, đặt trên
hai tấm mễ
gỗ, hay ngựa gỗ, thấp. Người dân miền Bắc, từ xa xưa vẫn bị ám ảnh bởi
những
cơn lũ lụt, và những năm hạn hán, lúc nào cũng lo mất mùa, nên nhà nào
cũng lo
trữ lúa.
Hòn bi lăn
tít vào gầm hòm. Cậu bò vào. Loay hoay cọ quậy, cả hai tấm ngựa gỗ, quá
mục,
cùng sập xuống.
Như sống lại
giấc mơ, cậu xoài người ra. Chiếc hòm đè cậu bẹp dí, may nhờ hai chiếc
mễ chia
giùm sức nặng. Lần đó, ba hồn bẩy vía đi luôn, mấy người lớn bắt ăn mấy
vắt cơm
để thu hồi lại.
Lớn lên, cậu
mất dần khả năng kỳ cục, và mơ hồ cảm nhận - không tính lần suýt bị bẹp
dí - có
một điều gì liên can đến "nước", trong những lần như vậy.
Như thể gia
đình ông bị trù yểm, bởi nước.
*
Ông già của
ông già bị đảng phái thủ tiêu, bằng cách cột đá vào người bỏ xuống sông.
Đứa em trai,
tử trận tại một khúc sông, do một viên đạn từ bên kia bờ bắn xuống nước
dội
lên.
Bản thân ông
đã từng bị thương nặng tại bờ sông Sài-gòn.
Lần đó, đúng
ra là đi luôn, nếu không có kẻ thế mạng: một chuyên viên Phi Luật Tân
mới chân
ướt chân ráo tới Sài-gòn.
*
Nhưng được bỏ
qua, không có nghĩa là được tha thứ. Ông già thấy nhẫn nhục, cam chịu.
Đó là một
chuyến đi được tổ chức rất chu đáo. Và có lúc ông già nghĩ rằng sẽ
thành
công...
*
"Tôi trở nên khiếp đảm bởi nghệ thuật".
D. M. Dylan Thomas mở đầu “Hồi tưởng & Hoang tưởng”.
Với ông, khả
năng thấu thị, nhìn thấy cái chết, trước khi nó xẩy ra, ở một cậu bé,
chính là
"phép lạ" của nghệ thuật, (ở chúng ta). Và ông trở nên khiếp đảm, bởi
nó. "Nghệ thuật là những ngã ba ngã tư tàn khốc, mang tính Oedipe. Nơi
mộng
mị, tình yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak chiêm nghiệm
một điều,
rằng nghệ thuật luôn luôn là suy tư về cái chết, từ đó sáng tạo ra sự
sống.
Điều ngược lại
cũng hoàn toàn đúng. Cách đây vài năm, tôi [D.M. THomas] đi thăm Lydia,
người
chị/em gái, của Pasternak. Một căn nhà từ hồi Victoria, ọp ẹp, tối
thui. Chủ
nhà, một người bà già nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng, mang đôi giầy cụt
lủn, lủng
lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào nhà bếp, mời dùng cà phê. Một cái hũ cà
phê, loại
uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu chuyện nhạt thếch. Tôi không làm
sao liên
hệ bà với Boris, người sáng tạo ra Zhivago, và Lara. Sau cùng, bà hỏi
tôi có muốn
đi xem mấy bức họa của ông thân sinh. Một cách biết ơn, tôi nói vâng.
Tôi đi
theo đôi giầy cụt ngủn, bị chìa khoá lên lầu. Bà mở cửa căn phòng.
Một luồng mầu
sắc và ánh sáng làm tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một phòng tranh
tuyệt vời.
Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ. Sàn ngổn ngang những khung,
giá vẽ.
"Tôi
đang sửa soạn một cuộc triển lãm", bà giải thích.
Như một bóng
ma, tôi đi theo, suốt căn phòng rộng, uống từng hớp thiên tài Leonid
Pasternak.
Có đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một bức họa. Chân dung một
người
đàn bà đẹp, dáng mơ mộng, đang chải tóc.
Tôi yêu liền
ngay nàng.
"Nàng là ai vậy ?"
Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi
đó mà".
Chẳng thèm để
ý đến nỗi mất mát lớn lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà quay đi.
Chẳng có gì
đáng kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha.
Tôi có cảm giác
những bức họa
đã hút sạch bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống từ căn nhà của cô
con gái.
"Tôi
nghĩ chắc là bà đã có bảo hiểm những bức họa?"
"Không, nếu bị đánh cắp,
cái gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp,
bà cho tôi coi những bức hình gia đình, hầu hết là của Boris và con
cháu của
ông.
Một trong những
đứa cháu trai, Lyovya, đã chết trong những tình huống thật là kỳ bí,
đáng sợ;
bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó lăn quay ra chết, vì đứng
tim, ngay
trên đường phố Moscow, đúng chỗ Zhivago bị bịnh tim quật ngã..."
Thomas không
thể không nghĩ đến một điều, cái chết của nhân vật giả tưởng, Zhivago,
đã
"ứng" vào người cháu trai.
Thiên tài
Pasternak đã biến đứa cháu thành một cái bóng, y hệt như cô con gái
Lydia đã trở
thành cái bóng của nghệ thuật, của ông thân sinh.
Liền đó, ông
kể lại một kinh nghiệm của riêng ông, trong một lần đi trị bịnh. Bà bác
sĩ tâm
thần làm ông nhớ đến mẹ, và một lần không vâng lời bà.
(Ở đây có một
cái gì liên can đến mặc cảm Oedipe).
"Thay
vì đi nhà thờ, cậu đã tới một sex shop".
"Đúng
như vậy". "
Rồi trí tưởng
của tôi đầy rẫy những hình ảnh chết chóc, của mẹ tôi, của bạn bè...
Bữa sau, bà
bác sĩ gọi điện thoại:
"Tôi
không thể gặp anh bữa nay. Tôi phải đi đám ma.
"Oh, I am
sorry, tôi mong không phải là một người thân của bà.
"Thảm
thay, đúng như vậy, ông già của tôi."
Và Thomas kết
luận, đâu có gì là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp đảm vì nghệ
thuật ?
"Không phải cuốn sách của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu đó, từ
những
trang sách vang lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...".
Chỉ là lộng giả thành chân. Bóng ma giả tưởng Zhivago kiếm người thế mạng để đi đầu thai.
Đó cũng là cảm giác ghê rợn, khủng khiếp khi ông già gặp lại cô bạn ở xứ lạnh. Như thể cuộc chiến lập lại, khi giả tưởng "xuất hiện".
Chuyến đi
"liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những người
CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những bản tin,
những
tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi học
tập, tình cảnh
vợ con ở nhà, và ... MIA.
Ông già quen
anh bạn, những ngày cả hai cùng làm việc cho một hãng tin nước ngoài.
Anh là
nhiếp ảnh viên. Gốc "chệt", người nhỏ thó, tóc xoắn tít, có lần,
trong lúc hơi ngà ngà, anh tỏ ra tự hào về mấy quí tướng của mình.
Ng. quả thực
rất khôn ngoan. Nếu có gì đó, làm anh thất vọng về chính mình, có lẽ
là, anh đã
không theo đuổi nghề "phóng viên chiến tranh" cho tới cùng. Anh giải
thích, làm cho hãng tin Mỹ một thời gian, anh chuyển qua một hãng tin
Nhật. Ông
già không gặp anh từ dạo đó. Rồi bỏ nghề, về nhà đuổi gà cho vợ.
"Mày có
nhớ được bao nhiêu thằng tụi mình quen, đã tử mạng ? Ở chiến trường,
cái máy chụp
hình trông xa giống như khẩu súng. Còn chữ Press ở trên ngực, gặp VC
tụi nó
cũng chẳng tha. Sau Mậu Thân, bà vợ tao hoảng quá, không cho tao làm
phó nháy nữa".
Cũng có thể
còn một lý do. Tuy nhỏ con, nhưng anh có một sức hấp dẫn đặc biệt, với
phụ nữ.
Anh vẫn mơ
tưởng, ngoài người vợ anh đã ly dị, có với nhau một đứa con trai; ngoài
bà vợ
sau anh đang chung sống, có được một đứa bé gái - vì mê bả, anh giải
thích, anh
đã không bỏ đi, những ngày tháng Tư năm đó - còn một việc gì, chiến
cuộc dành
riêng cho anh, những kẻ bỏ cuộc hơi sớm. Như thể nó cho anh "hoãn
dịch",
để thực hiện sứ mạng này.
"Tôi để
dành tôi cho tương lai", Phan Văn Hùm, (hay Tạ Thu Thâu ?), đã nói vậy,
khi từ chối làm việc với những người CS.
Một người quen của ông già
cũng đã nói
một câu tương tự, khi từ chối lệnh nhập ngũ.
Anh bạn
phóng viên mơ tưởng "làm một việc, để trả ơn nhân dân Mỹ," khi đem đến
cho họ tin tức, về những "con mực", mật ngữ của anh. Anh giấu kín những
"tài liệu vô giá" đó, chỉ thêm vào, một bức thư, bằng tiếng Anh, do
ông già viết. Một thứ "bạch thư", đại khái vậy. Thì cũng nhờ mớ tiếng
Anh còn sót lại, ông già đã được "tổ chức", qua anh bạn phóng viên,
chấp nhận.
Sau này, bữa theo vị linh mục người Pháp, tới văn phòng ODP, tại Bangkok, nằm trong building khổng lồ City Bank, ông thấy lại tất cả những đơn từ, thư viết tay, hình ảnh, hôn thú, giấy khai sinh..., tất cả những gì ông gửi từ Việt Nam, những ngày cực khổ, việc gửi thư là một xa xỉ... Không thấy bức "bạch thư". Như vậy, ông già nghĩ thầm, nó thuộc về một hồ sơ khác, nằm ở Bộ Quốc Phòng, như Steel, nhân viên tại Toà Lãnh Sự Mỹ, tại Vientiane, nói. "Steel, như cái này này," anh giơ chân đập vào tủ sắt kế bên. Trong bữa gặp gỡ, anh có nhắc tới Alan Dawson, một ký giả Mỹ làm cho UPI. "Ông ta là bạn tôi, hiện đang làm việc tại Bangkok. Các anh có thể tới đó gặp ông ta. Nhưng tôi không thể giúp đỡ gì, trong việc này. Tôi sẽ chuyển bức thư đi, vậy thôi." Trước khi nói chuyện anh đã cẩn thận đóng cửa văn phòng, không cho nhân viên người Lào tại sứ quán biết, về cuộc gặp mặt giữa những điệp viên CIA, hoặc MIA, "dởm". Sau khi đọc qua hồ sơ ODP, nhìn hình hai người lớn, và mấy đứa nhỏ, vị linh mục người Pháp nói, "Bây giờ ta có thể giúp con được rồi. Ta sẽ đưa con tới sở cảnh sát Bangkok. Họ sẽ bỏ tù vợ chồng con mấy tháng. Sau đó, Cao Uỷ sẽ đưa các con tới trại tị nạn."
Cũng lại một chuyến vượt biên, nhưng bằng đường bộ. Ông già vốn không tin con đường Đức Thánh Trần chỉ bảo. Gia đình ông, bị thần nước trù yểm, kể từ thời Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, cũng nên. Quê ông vốn vùng núi Tản, sông Hồng.
Trên ghe, đa số là người theo đạo. Khi đã tuyệt vọng, họ hy vọng vào Chúa. Tiếng cầu kinh nổi lên, lúc đầu còn rời rạc, nhưng dần dần át tiếng mưa bão. Phép lạ, phép lạ, ông già loáng thoáng nghe có người suýt soa. Vài phút trước đó, ông đã được anh thợ máy, sau khi thất bại không thể làm cho máy chạy, từ dưới hầm tầu bò lên, nhìn trời, ngó đồng hồ... Sau đó, anh giải thích, bão ven biển vốn vậy. Tới gần sáng là ngưng. Vả lại ghe chưa ra xa bờ. Nếu sửa cho máy nổ, chắc là tiêu rồi, anh vừa nhìn vào bờ vừa thẫn thờ nói. Trên bờ loáng thoáng những ruộng muối...
Anh bạn đi cùng đã thả xuống biển những chứng tích cuối cùng, của chuyến đi...
NQTV.S. Pritchett, phê bình gia “không phải thời nào cũng có” - vì được nữ hoàng Anh phong là Sir nhờ viết phê bình – cũng có 1 bài thật là tuyệt về GGM, và nhất là về truyện “Mùa Thu của vị Trưởng Lão”, The Autumn of the Patriarch, trong đó, đã tiên tri cái cú VC bán cả biển cho Tẫu để trừ nợ - nhờ chúng mà ăn cướp được Miền Nam.
Ông viết, TNCD cự tuyệt
mọi giải thích, denies interpretation. Người ta có thể nói, một Arcady
nhỏ bé
được sáng tạo rồi bị huỷ diệt bởi những ý nghĩ “Promethe”, chúng chui
vô đầu óc
của kẻ dám tạo ra nó, one could say that a little Arcady was created
and was
ruined by the Promethean ideas that came into the head of its daring
founder.
Hay, những thành phố nho nhỏ đó đã có khoảnh khắc của nó, their moment
– như những
nền văn minh đã từng có – và rồi bị tiêu ma.
Có thể, như Garcia Marquez phán,”những
nòi giống bị kết án trăm năm cô đơn đếch làm sao có 1 cơ may thứ nhì”,
“races
condemned to one hundred years of solitude do not get a second chance
on
earth”. Cái cảnh - trận bão - chấm dứt
100 năm cô đơn, khi hai kẻ cùng huyết thống cố làm sao có được 1 đứa
trẻ không
có đuôi, và rồi thất vọng, và rồi Macondo tiêu ma.... mà chẳng khủng
khiếp sao.
Do… THNM, Gấu lúc nào cũng sợ
sợ, đếch dám đọc
TNCD nữa, vì sợ nó ứng vô xứ Mít, hà hà!
Trong bài viết
mới nhất, tưởng niệm GGM, Rushdie chẳng đã trích dẫn Carlos Fuentes, “I
have
the feeling,” Carlos Fuentes once said to me, “that writers in Latin
America
can’t use the word ‘solitude’ anymore, because they worry that people
will
think it’s a reference to Gabo. And I’m afraid,” he added,
mischievously, “that
soon we will not be able to use the phrase ‘100 years’ either.”, tớ có
cảm tưởng
những nhà văn Mỹ Châu La Tinh đếch dám đụng tới từ “cô đơn” nữa, vì sợ
bị coi
là đàn em
của Gabo!
“Trăm năm”
có lẽ cũng không dám, nhưng cái này còn phải chờ bên y tế, vì tuổi của
con người
bi giờ hết còn đóng khung trong “trăm năm trong cõi người ta” nữa rồi!
Đã có lần, Gấu tui liều cùng mình, khi cho rằng, đối với người dân Miền Bắc, khi tin vào chủ nghĩa Cộng Sản, họ tin rằng đây chính là thứ khi giới tuyệt hảo để chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt khiến con người khắc nghiệt. Nó là cứu tinh của một miền đất, một thứ Thiên Sứ, đại khái vậy. Chính giấc mơ Thiên Sứ này biến Bắc Kít thành... khùng.
Đây là
cách V.S. Pritchett,
một nhà văn nhà phê bình người Anh, đọc Don Quixote, bằng cách đặt nó
kế bên
cuốn Những Linh Hồn Chết của
Gogol, và
từ đó, ông giải thích được một câu hỏi nhức nhối, từ lâu chưa ai trả
lời được:
Tại sao mà Gogol không thể hoàn tất phần thứ hai của cuốn sách tuyệt
tác của
ông, và của nhân loại?
Chính cái giấc mơ phải tìm
cho được một "Thiên Sứ" cho một nước Nga khốn khổ khốn nạn, đã biến
Gogol thành khùng
30.4.2012
Don Quixote
đã không sụp
đổ, như là Phần Hai của Những Linh
Hồn Chết của Gogol sụp đổ, bởi vì Cervantes
không khùng. Ông trở nên [vẫn luôn luôn là] con người thực dụng, hồ
nghi nếu
không muốn nói là bi quan, và khoan dung; trong khi đó, Gogol bị giấc
mơ Thiên
Sứ cắn trúng, và bị nọc độc của nó biến thành khùng.
V.S.
Pritchett: Miguel de
Cervantes [1965], [được in lại trong The
Essential Pritchett, Vintage,
2004]
Nhìn
như thế, Mít, sau cú 30
Tháng Tư, đều trở nên “insane”, mất mẹ nó cái đầu, như Gogol, vì giấc
mơ Thiên
Sứ, của… Sến Cô Nương!
V.S. Pritchett, được phong hiệp sĩ năm 1975, nhưng theo Gấu, chữ nghĩa không sắc sảo, lý luận không sắc bén bằng Thầy Cuốc.
Chính ông nói ra điều này:Tôi rất sốc khi nghe văn chương bị/được dạy, I am shocked to hear that literature is "taught". Tôi nhận thấy mình không đáng là nhà phê bình, nhưng mà là 1 thằng nhung nhăng, nay đây mai đó, du lịch trong văn chương, I was travelling in literature. Chúng tôi [những người như ông] không có “captive audience” [khán thính giả có thể nắm bắt]. Chúng tôi không có dạy. Chúng tôi viết để có thể đọc được, và dấn mình vào cõi mà Virginia Woolf gọi là "độc giả thông thường", "the common reader".
Thua Thầy Kuốc xa.
Giả như bạn quí thổi Người "lên mây”, như thế, thì cũng thấy “ngường ngượng” mà đi xuống mặt đất, thì may ra mới khá được! NQT
Trong bài viết, nhân GM đi xa, “Thần kỳ làm tà lọt cho sự thực”, Magic in Service of Truth, Rushdie lập lại ý của ông trong bài Tin Văn đã giới thiệu, lấy từ cuốn Quê Hương Tưởng Tượng. Tuy nhiên ông đưa thêm 1 số chi tiết, sự kiện. Thí dụ, thế hệ đàn em đếch khoái cái trò bợ đít độc tài của đàn anh GM, và hiện thực thần kỳ có mùi thum thủm.
The most highly regarded writer of the next generation, Roberto Bolaño, notoriously declared that magic realism “stinks,” and jeered at García Márquez’s fame, calling him “a man terribly pleased to have hobnobbed with so many presidents and archbishops.” It was a childish outburst, but it showed that for many Latin American writers the presence of the great colossus in their midst was more than a little burdensome. (“I have the feeling,” Carlos Fuentes once said to me, “that writers in Latin America can’t use the word ‘solitude’ any more, because they worry that people will think it’s a reference to Gabo. And I’m afraid,” he added, mischievously, “that soon we will not be able to use the phrase ‘100 years’ either.”) No writer in the world has had a comparable impact in the last half-century. Ian McEwan has accurately compared his pre-eminence to that of Charles Dickens. No writer since Dickens was so widely read, and so deeply loved, as Gabriel García Márquez.
Trong Quê Hương
Tưởng Tượng, Rushdie đi hai bài về GGM, cả hai đều thật tuyệt. Ông cũng
giải thích
lý do, tại làm sao mà câu kệ ở trong Mùa
Thu của vị Trưởng Lão dài thòng, tất
nhiên, từ Faulkner mà ra, nhưng điều Rushdie giải thích thêm ra mới cực
thú: Câu
kệ trong đó dài thòng vì đó là biểu hiện hình thức, l’expression
formelle, của
cái chế độ độc tài không làm sao chấm dứt, la tyranie interminable, là
đề tài của
cuốn sách. GCC không nhận ra điều này, tuy biết, thuổng Faulkner!
Câu tiếp theo mới ghê: Quyền uy của tên độc tài làm ngưng thời gian!
Đây đúng là
cú đã xẩy ra sau 30 Tháng Tư 1975, thời gian ngưng lại, với Ngụy, như
Nguyễn Mộng
Giác đã từng dùng ẩn dụ này, để nói về cái đám chống Cộng điên cuồng
tính xin tí
huyết ông, khi đụng tới lính Ngụy. Thời gian cũng ngưng với VC, họ đi
vào địa
ngục, do chính họ xây dựng lên, với những tên như tướng về hưu, quái
vật Núp… và
không hề biết ngày nào ra được.
Bolano,
phán, hiện thực thần kỳ “bốc mùi”, cha đẻ ra nó
ăn nằm với tổng thống, hoặc giám mục. Rushdie cho rằng, nói quá, "trẻ
con", nhưng,
Bolano, một cách nào đó, không nhắm GGM, mà đám đàn em của ông, ở các
nước như
xứ Mít, chẳng hạn. "Rung chuông tận thế" mà chẳng có mùi thúi, và tác
giả
của
nó chẳng phải là 1 tên cớm VC ư?
Rồi những hiện thực thần kỳ "vừa nhắm mắt vừa mở
cửa", "xin cho tôi 1 vé đi tuổi thơ…"
Sunday Book Review | Essay
Gabriel García Márquez’s Work Was Rooted in the Real
By SALMAN
RUSHDIE
APRIL 21, 2014
Gabo lives. The extraordinary worldwide attention paid to the death of Gabriel García Márquez, and the genuine sorrow felt by readers everywhere at his passing, tells us that the books are still very much alive. Somewhere a dictatorial “patriarch” is still having his rival cooked and served up to his dinner guests on a great dish; an old colonel is waiting for a letter that never comes; a beautiful young girl is being prostituted by her heartless grandmother; and a kindlier patriarch, José Arcadio Buendía, one of the founders of the new settlement of Macondo, a man interested in science and alchemy, is declaring to his horrified wife that “the earth is round, like an orange.”
We live in an age of invented, alternate worlds. Tolkien’s Middle-earth, Rowling’s Hogwarts, the dystopic universe of “The Hunger Games,” the places where vampires and zombies prowl: These places are having their day. Yet in spite of the vogue for fantasy fiction, in the finest of literature’s fictional microcosms there is more truth than fantasy. In William Faulkner’s Yoknapatawpha, R. K. Narayan’s Malgudi and, yes, the Macondo of Gabriel García Márquez, imagination is used to enrich reality, not to escape from it.
“One Hundred Years of Solitude” is 47 years old now, and despite its colossal and enduring popularity, its style — magic realism — has largely given way, in Latin America, to other forms of narration, in part as a reaction against the sheer size of García Márquez’s achievement. The most highly regarded writer of the next generation, Roberto Bolaño, notoriously declared that magic realism “stinks,” and jeered at García Márquez’s fame, calling him “a man terribly pleased to have hobnobbed with so many presidents and archbishops.” It was a childish outburst, but it showed that for many Latin American writers the presence of the great colossus in their midst was more than a little burdensome. (“I have the feeling,” Carlos Fuentes once said to me, “that writers in Latin America can’t use the word ‘solitude’ any more, because they worry that people will think it’s a reference to Gabo. And I’m afraid,” he added, mischievously, “that soon we will not be able to use the phrase ‘100 years’ either.”) No writer in the world has had a comparable impact in the last half-century. Ian McEwan has accurately compared his pre-eminence to that of Charles Dickens. No writer since Dickens was so widely read, and so deeply loved, as Gabriel García Márquez.
The great man’s passing may put an end to Latin American writers’ anxiety at his influence, and allow his work to be noncompetitively appreciated. Fuentes, acknowledging García Márquez’s debt to Faulkner, called Macondo his Yoknapatawpha County, and that may be a better point of entry into the oeuvre. These are stories about real people, not fairy tales. Macondo exists; that is its magic.
Continue reading the main story The trouble with the term “magic realism,” el realismo mágico, is that when people say or hear it they are really hearing or saying only half of it, “magic,” without paying attention to the other half, “realism.” But if magic realism were just magic, it wouldn’t matter. It would be mere whimsy — writing in which, because anything can happen, nothing has effect. It’s because the magic in magic realism has deep roots in the real, because it grows out of the real and illuminates it in beautiful and unexpected ways, that it works. Consider this famous passage from “One Hundred Years of Solitude”:
“As soon as José Arcadio closed the bedroom door the sound of a pistol shot echoed through the house. A trickle of blood came out under the door, crossed the living room, went out into the street, continued on in a straight line across the uneven terraces, went down steps and climbed over curbs, passed along the Street of the Turks, turned a corner to the right and another to the left, made a right angle at the Buendía house, went in under the closed door, crossed through the parlor, hugging the walls so as not to stain the rugs . . . and came out in the kitchen, where Úrsula was getting ready to crack 36 eggs to make bread.
“ ‘Holy Mother of God!’ Úrsula shouted.”
Something utterly fantastic is happening here. A dead man’s blood acquires a purpose, almost a life of its own, and moves methodically through the streets of Macondo until it comes to rest at his mother’s feet. The blood’s behavior is “impossible,” yet the passage reads as truthful, the journey of the blood like the journey of the news of his death from the room where he shot himself to his mother’s kitchen, and its arrival at the feet of the matriarch Úrsula Iguarán reads as high tragedy: A mother learns that her son is dead. José Arcadio’s lifeblood can and must go on living until it can bring Úrsula the sad news. The real, by the addition of the magical, actually gains in dramatic and emotional force. It becomes more real, not less.
Magic realism was not García Márquez’s invention. The Brazilian Machado de Assis, the Argentine Jorge Luis Borges and the Mexican Juan Rulfo came before him. García Márquez studied Rulfo’s masterpiece “Pedro Páramo” closely, and likened its impact on him to that of Kafka’s “Metamorphosis.” (In the novel’s ghost town of Comala it’s easy to see the birthplace of García Márquez’s Macondo.) But the magic-realist sensibility is not limited to Latin America. It crops up in all of the world’s literatures from time to time, and García Márquez was famously well read.
Dickens’s unending court case, Jarndyce v. Jarndyce in “Bleak House,” finds a relative in “One Hundred Years of Solitude” in the unending railway train that passes by Macondo for a week. Dickens and García Márquez are both masters of comic hyperbole. Dickens’s Circumlocution Office, a government department that exists to do nothing, inhabits the same fictional reality as all the indolent, corrupt, authoritarian governors and tyrants in García Márquez’s work.
Kafka’s Gregor Samsa, metamorphosed into a large insect, would not feel out of place in Macondo, where metamorphoses are treated as commonplace. Gogol’s Kovalyov, whose nose detaches itself from his face and wanders around St. Petersburg, would also feel at home. The French Surrealists and the American fabulists are also of this literary company, inspired by the idea of the fictionality of fiction, its made-up-ness, an idea that unshackles literature from the confines of the naturalistic and allows it to approach the truth by wilder, and perhaps more interesting, routes. García Márquez knew very well that he belonged to a far-flung literary family. William Kennedy quotes him saying, “In Mexico, surrealism runs through the streets.” And then: “The Latin American reality is totally Rabelaisian.”
But, to say it again: The flights of fancy need real ground beneath them. When I first read García Márquez I had never been to any Central or South American country. Yet in his pages I found a reality I knew well from my own experience in India and Pakistan. In both places there was and is a conflict between the city and the village, and there are similarly profound gulfs between rich and poor, powerful and powerless, the great and the small. Both are places with a strong colonial history, and in both places religion is of great importance and God is alive, and so, unfortunately, are the godly.
I knew García Márquez’s colonels and generals, or at least their Indian and Pakistani counterparts; his bishops were my mullahs; his market streets were my bazaars. His world was mine, translated into Spanish. It’s little wonder I fell in love with it — not for its magic (although, as a writer reared on the fabulous “wonder tales” of the East, that was appealing too) but for its realism. My world was more urban than his, however. It is the village sensibility that gives García Márquez’s realism its particular flavor, the village in which technology is frightening but a devout girl rising up to heaven is perfectly credible; in which, as in Indian villages, the miraculous is everywhere believed to coexist with the quotidian.
He was a journalist who never lost sight of the facts. He was a dreamer who believed in the truth of dreams. He was also a writer capable of moments of delirious, and often comic, beauty. At the beginning of “Love in the Time of Cholera”: “The scent of bitter almonds always reminded him of the fate of unrequited love.” At the heart of “The Autumn of the Patriarch,” after the dictator sells the Caribbean to the Americans, the American ambassador’s nautical engineers “carried it off in numbered pieces to plant it far from the hurricanes in the blood-red dawns of Arizona, they took it away with everything it had inside general sir, with the reflection of our cities, our timid drowned people, our demented dragons.” The first railway train arrives in Macondo and a woman goes mad with fear. “It’s coming,” she cries. “Something frightful, like a kitchen dragging a village behind it.” And of course, unforgettably:
“Colonel Aureliano Buendía organized 32 armed uprisings and he lost them all. He had 17 male children by 17 different women and they were exterminated one after the other on a single night before the oldest one had reached the age of 35. He survived 14 attempts on his life, 73 ambushes and a firing squad. He lived through a dose of strychnine in his coffee that was enough to kill a horse.”
For such magnificence, our only possible reaction is gratitude. He was the greatest of us all.
Salman Rushdie is the author of 11 novels and, most recently, the autobiographical memoir “Joseph Anton.”
Comments
Post a Comment