My Old Saigon

 My Old Saigon

*

'I am memory come alive' … Franz Kafka. Photograph: Culture Club/Getty Images

Kafka: The Years of Insight by Reiner Stach review – a triumph of literary scholarship
http://www.theguardian.com/books/2015/jul/31/kafka-years-of-insight-franz-reiner-stach-review-shelley-frisch

Note: Câu của Kafka, I am memory come alive, Gấu đã từng chôm, khi còn Sài Gòn, trước 1975, qua bản tiếng Tây, "Je suis une mémoire devenue vivante d’où l’insomnie", và đặt lên đầu truyện ngắn Kiếp Khác.

*

http://www.tanvien.net/thoi_su/kier_1.html





Imre Kertész: Ngôn ngữ lưu vong

 

NGÔN NGỮ LƯU VONG

THE LANGUAGE OF EXILE

 

Imre Kertesz

Nguyễn Quốc Trụ dịch

 

 
          "Cho dù ở bất cứ đâu, viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhà văn của Lò Thiêu vẫn chỉ là một cô hồn phiêu bạt, mong tìm nơi nương náu, ở nơi đâu nếu không là trong tiếng nước người..." 

"Tiếng Đức cũng chỉ là nơi nương náu tạm thời, cho qua một đêm, của những kẻ không nhà. Cũng tốt thôi, nếu nhận ra điều này. Cũng tốt thôi, nếu làm hòa với một tri thức như thế, và thuộc trong số những người không thuộc về nơi chốn nào. Cũng tốt thôi, một kiếp người."

"Nếu phải nghĩ tới một cuốn sách sẽ viết, thì nó vẫn là về Lò Thiêu."

Đồng Vọng cho Hồn Thiêng Lò Thiêu

Kertesz đã mất một thời gian bằng những năm tháng ông sống, trước khi bị tù đầy, tức là 14 năm, để viết cuốn đầu tay. Một nhà xuất bản do nhà nước quản lý từ chối in, sau được một nhà sách khiêm tốn [modest] xuất bản năm 1975, nhưng bị đối xử bằng sự im lặng. Tại Thụy Điển, xuất bản lần thứ nhất, qua bản dịch của Fripress in Maria Ortman's, với tựa đề Steg för steg (Step by Step, Từng Bước). Thoạt đầu, nó không gây chú ý, mặc dù, cùng với Đây Có Phải Một Người của Primo Levi, đây là một tác phẩm văn chương mãnh liệt nhất đã từng được viết ra về thực tại trại tập trung.
Sự kiện Kertesz bị đi đầy không có nghĩa, Fateless [Không Số Kiếp], hay Man Without a Fate, [Người Không Số Kiếp], như tên sau này của nó, chỉ là một cuốn tiểu thuyết tự thuật, theo bất cứ một ý nghĩa giản dị nào của từ này. Ông bỏ đi những gì gọi là giai thoại (anecdotal), nhất thời (temporal), ngoại lệ, và chỉ giữ lại tính tầm phào, banality,  của câu chuyện (nếu có thể coi tầm phào là nội dung của nó): một cách kể, một nghiên cứu có tính phương pháp về cuộc sống thường nhật của trại tập trung, của cơ cấu toàn trị.
Ngoài nội dung, đều nói về trại tù, cách kể của Kertesz thật khác với của Levi: Làm thế nào một con người, bị bắt, bị dứt ra khỏi cuộc sống bình thường của mình, dần dần thích nghi với một cuộc sống khác, mà cuộc sống khác này, sở dĩ nó có, là để làm giết hại người đó. Nhưng Levi là một người đã trưởng thành. Koves, nhân vật kể chuyện ở trong Không Số Kiếp thì mới được 14 tuổi, và thời gian từ 1944 tới 1945 là một quãng đời quyết định, về mặt học hỏi, đối với cuộc đời của cậu bé.
Cùng với một nhóm trẻ cùng tuổi, ông bị bắt trên chuyến xe buýt trong một cuộc bố ráp tại Budapest vào năm 1944. Thoạt tiên, chúng bị nhốt một ngày – một ngày ấm áp, tẻ ngắt -  trong một nhà tạm giam, trong khi viên cảnh sát - trẻ, trông có vẻ đần độn, bối rối - gọi điện thoại xin thêm chỉ dẫn. Sau đó, chúng bị giữ vài ngày trong một xuởng gạch cũ, cùng với vài ngàn người Do Thái. Sau những bàn bạc với Hội Đồng Do Thái, vài ngàn người này chấp nhận “đề nghị” [offer], họ sẽ tự nguyện đi làm việc, bởi vì, như họ được giải thích, rằng sẽ còn nhiều chuyến xe lửa khác nữa, và nơi đây sẽ không làm sao chứa nổi. “Nói vậy là hết nói, còn bàn bạc gì được nữa.”
Khi lực lượng giải phóng tới với Koves, một năm sau đó, ông nằm trong nhà thương tại khu trại tù Buchenwald, người độc nhất sống sót trong nhóm bạn của ông. Một thân hình vàng khè, trơ xương, với bộ mặt nhọn hoắt của một người già, da đầy những vết mụn nhọn mưng mủ, nhức nhối. 

Một giọng văn cố tình móc họng.

Tiểu thuyết của Kertesz không khó đọc, theo nghĩa kỹ thuật. Cứ thẳng một lèo, và là một cách kể chi li, không lạc đề, không bình, bàn, nếu có, chỉ trong giới hạn nhân vật chính, một cậu bé tuổi còn non, kinh nghiệm ít ỏi. Giọng nói đó,mạnh mẽ, tò mò, phải nói là thông minh, mưu trí. Đây là giọng của một người trẻ tuổi, mà, ở bất cứ thời điểm mới mẻ nào, chiến đấu, hiểu, làm, và làm cho được, ở cái mức tối hảo, không phải do ngây thơ, nhưng làm như vậy thì mới sống sót. Với anh ta, mọi chuyện cứ thế mở ra, “từng bước từng bước”. Và những phản ứng thoạt kỳ thuỷ của cậu bé, là ngưỡng mộ một cách khiếp sợ: [Bạn hãy thử] nghĩ coi, cậu bé đã thông minh, mưu trí tới cỡ nào, bởi vì chính những mưu mô khôn khéo như vậy đã dẫn dụ cậu, trong những việc làm như, làm sao cởi quần áo khi đứng trước vòi tắm, làm sao nhớ con số ở chỗ treo quần áo, làm sao buộc giây giầy! Phải có một người nào đó đã nghĩ ra mấy trò này… Chắc chắn họ đã dùng cùng một phương pháp như vậy, trong những phòng tắm khác, nơi mà, như cậu bé được biết, thay vì nước, thì là hơi độc xả lên những tù nhân. Lại còn máy khoan ở khu làm việc – Sao mà nó khác biệt so với thứ khó xài của cảnh sát Hung. Mọi thứ qua đó, đều trơn tru, ngon lành. Khi tù nhân tới hồi kiệt lực, gầy lõm tận xương, không còn nhận ra ai là ai, chuyện xẩy ra đều đặn đến nỗi cậu bé không nhận ra, ngoại trừ điều này, nếu phải so sánh bề ngoài chẳng hề suy suyển của đám lính gác, với của tù nhân, thì rõ mười mươi, hai thứ người này hoàn toàn khác nhau.
Với một người mắt lúc nào cũng mở to thao láo vì tò mò, vì ngạc nhiên, muốn biết như thế, mỗi hoàn cảnh đều là mới tinh khôi, đều là một “ngay bây giờ” [a now] chẳng cần tới tri thức phản hồi; thứ tri thức này, chúng ta, những độc giả, thì chẳng thiếu, nhưng người kể chuyện, tức cậu bé, thì không.
Đúng là một giọng khiêu khích, móc họng. Kertesz, tác giả, như cố tình bám chặt lấy nó, với một sự ương ngạnh, bướng bỉnh, lì lợm, và chính điều này làm cho nó tách bạch hẳn ra.
Nhưng thách đố lớn lao nhất, tại sao cuốn sách bị đáp ứng một cách thật là lạnh lùng, khi vừa xuất bản là một điều khác, tôi [Madeleine Gustafsson] tin như vậy. Nó nằm ở ngay tựa đề: Không Số Kiếp [Fateless]. Hay, một người không số kiếp [a man without a fate]. Bởi vì, đây không chỉ về Auschwitz, về một điều gì đã xẩy ra, mà là triết lý về cuộc đời. Đứa bé cố biểu tỏ triết lý này, sau khi từ Budapest trở về nhà. Mọi chuyện xẩy ra như thế này đều không thực, đúng như thế, đứa bé nghĩ, nhưng nó tới, nó xẩy ra: Chúng cứ thế tới, tuần tự, từng bước, từng bước. Chỉ một khi ngoái nhìn lại, thì mọi chuyện mới trở nên đã xong xuôi, đã hoàn tất, đã không thể hiểu được… những điều bạn có thể  tóm lược, [và tạo một khoảng cách với chúng], bằng những từ như “ghê rợn”, hay “địa ngục”.
Như được ban phát, tuy không được chỉ định sẵn, cậu bé trải qua số kiếp được cho đó. Và bây giờ, cậu bắt buộc phải làm một điều gì, với tất cả những gì đã trải qua. Chẳng thể nói, chúng không có nghĩa. Chẳng thể hài lòng, với ý nghĩ, đây chỉ là một lỗi lầm, hay là chấp nhận chúng, bằng cái dáng vẻ ngây thơ, tuy chua chát.  Nhưng nếu có tự do, là không có số kiếp. Nói một cách khác, cậu bé  nói với những thính giả mỗi lúc một thêm chán chường, thê lương của cậu rằng: “Chúng ta, chính chúng ta, là số kiếp”.
Số kiếp của chúng ta là như vầy đó.
Tới lúc này thì không chỉ Chú Steiner, mà luôn cả Chú Fleischmann cũng nhẩy bổ lên. “Sao? Mi nói sao?”, ông chú, mặt đỏ gay, nói như xỉa xói vào mặt thằng bé. “Chúng ta bây giờ là những kẻ gây tội, mi muốn nói vậy hả, trong khi chính chúng ta là nạn nhân?”
Cậu bé cố giải thích, đây không phải là vấn đề tội, hay lỗi. Đúng ra là người lớn phải nhận ra, ý nghĩa của tất cả, tự nó, giản dị, trần trụi, là như vậy.
Như Kerresz viết ở trong nhật ký của ông [his Galley Diary]: “Không Số Kiếp là một tác phẩm hãnh diện. Nhờ nó mà người ta sẽ không tha thứ cho cả cuốn sách, lẫn người viết nó, là tôi.”

Cây viết là cái mai của tôi.

Nếu Không Số Kiếp móc họng, Kinh Cầu Cho Một Đứa Bé Chưa Ra Đời làm người đọc câm họng.
Đây là một cuốn sách mỏng, một độc thoại dài, đều đều một giọng, thật tẻ nhạt, bám dính cứng, một cuốn sách nhỏ, mỏng, theo kiểu của Thomas Bernhard. Dòng văn lan man, tản mạn, nhưng, với tất cả những rối rắm của nó, thật rõ ràng. Giọng mời gọi, khiến người đọc, cho dù ngần ngại tới cỡ nào, vẫn sẵn sàng nhập cuộc. Nếu có điều gì làm người đọc có thể xả hơi trong chốc lát, để mà thở, lạ lùng, trớ trêu làm sao, đó chính là một, và chỉ một mà thôi: nhịp thở của văn chương. Nhịp thở này ước mong một hiệu ứng – nhưng rõ ràng là tác giả chẳng hề muốn một hiệu ứng như vậy, ông ta cưỡng lại mọi kiểu đó, cùng một đường hướng như ông đã cuỡng lại mọi đào thoát, mọi hòa giải, mọi ân sủng. Ông ta thì lô-gíc, khách quan, và không khoan nhượng.
Kaddish là kinh cầu dành cho người chết của dân Do Thái. Nhưng ở đây, người nói [the speaker] nhắm tới một đứa trẻ không bao giờ được phép ra đời, một đứa trẻ mà người nói không thể nào tưởng tượng được rằng, mình sẽ là cha của nó.
Nói cho cùng, đem một đứa trẻ của mình vào trong cõi đời này, theo một nghĩa nào đó, là hàm ý, mình vẫn tiếp tục sống sau cái chết của mình, nhưng với người nói ở đây, một viễn tượng như thế là không thể nào chấp nhận nổi. Đó là bởi vì, theo một cách nào đó, ông ta đã sống sót cái chết của chính mình rồi. Đã có lần, một người nào đó, đào mộ ông ta, [ “in the breezes”, “trong hơi gió thổi, như Paul Celan đã viết, trong Tẩu Khúc Của Thần Chết, Death Fugue], “và rồi… để cái mai, cái thuổng vào tay ông ta, bỏ mặc ông ta một mình, mi hãy hoàn tất công việc mà tao đã khởi đầu đó, hãy cố mà làm cho thật tốt, cho thật khéo, như là mi có thể làm được.” 

Kinh Cầu [Bản tiếng Anh]
Mourner’s Kaddish

May His illustrious name become increasingly great and holy
In the world that He created according to His will, and
may He establish His kingdom
And may His salvation flourish and the Messiah come soon
In your lifetime and in your days
and in the lifetime of all the house of Israel
Speedily and soon. And say amen

May His illustrious name be blessed always and forever.
Blessed, praised, glorified, exalted, extolled
Honoured, raised up and acclaimed
be the name of the Holy one blessed be He
beyond every blessing hymn, praise and consolation
that is uttered in the world. And say amen

May abundant peace from heaven, and good lift
Be upon us and upon all Israel. And say amen

May He who makes peace in His high places
Make peace upon us and upon all Israel
And say amen    

[Cầu cho Danh Sáng Ngài ngày càng cao cả và thiêng liêng
Trong thế gian Ngài sáng tạo nhân danh Ngài
Ngài thiếp lập nước của Mình
Cầu cho sự cứu chuộc của Ngài thịnh vượng mãi và Đấng Cứu Thế sớm tái lâm
Trong cõi kiếp và những tháng ngày của bạn
và trong cõi kiếp của mọi mái nhà Israel
Mau mắn tức khắc
Và nói xin được như nguyện

Cầu cho Danh Sáng Ngài đầy ơn phước mãi mãi
Được ơn phước, ngợi ca, vinh danh
Được xưng tụng, sùng bái
Cầu xin tên của Đấng Thiêng Liêng
Đầy Ơn Phước
Mãi mãi là Ngài
vượt mọi ban phước, xưng tụng, và an ủi
được thốt lên trong thế gian này. Và nói xin được như nguyện 

Cầu cho nền hòa bình sung túc từ trên trời, và cuộc sống tốt lành
cho chúng con và cho khắp Israel. Và nói xin được như nguyện 

Cầu xin Đấng Bề Trên sáng tạo hòa bình trên nơi cao cả của Ngài
Ban hòa bình cho chúng con và cho khắp Israel
Và nói xin được như nguyện]

Như vậy, về mặt thực tiễn, có vẻ như đây là kết luận mang tính triết học của Không Số Kiếp: sự chọn lựa, là do quan niệm của một người về sự hiện hữu của mình, như là một sự cố [accident] ngẫu nhiên, chẳng có nghĩa lý gì hết, một chuỗi những trùng hợp ‘mà, muốn nói gì thì nói, cũng vẫn chỉ là một cuộc đời bỏ đi”, hay, [chấp nhận] sống cuộc đời đó, theo một phương hướng mà mình tự chọn, bất cần biết bất cứ ý nghĩa gì cuộc đời sẽ đem lại cho mình, và trong trường hợp này, sự chọn lựa ở đây, là viết. “Cây viết là cái mai, cái thuổng của tôi,” Kertesz viết. Viết, như thế, là một cách tiếp tục đào, cố chuyển cuộc đời của mình thành “một chuỗi những chiếu rọi, thấu hiểu, một khi mà sự hãnh diện của tôi [my pride], ít ra là thế, tìm thấy sự hài lòng của nó."

Những chiếu rọi, thấu hiểu [insights] của ông, là những gì?

Chiếu rọi, thấu hiểu, với Kinh Cầu, là như thế này:
Trong khi người nói, ở trong cuốn sách sử dụng quyền năng dẫn dụ để chuyên chở, để nhấn mạnh, với người vợ của mình, với người đọc, và có lẽ, với chính anh ta, rằng, chẳng có gì không thể giải thích được, về Lò Thiêu. Auschwitz hiện hữu, và đây không phải là sản phẩm của bất cứ một sức mạnh không thể hiểu được nào hết. Thay vì vậy, nó hoàn toàn hiểu được, và từ thế gian này mà ra, “thế gian này là như thế đó, sự tối ư hiện hữu của nó tất yếu là từ sự kiện này”.  Cái Ác không phải là một tai nạn, hay một lổi lầm, nhưng là hậu quả của lối suy nghĩ duy lý, rational thinking, bởi những cá nhân con người. Như một khả hữu, lô gíc đến mức khiếp đảm, Lò Thiêu cứ thế lượn lờ trong không gian, trên đầu trên cổ con người [từ bao nhiêu thế kỷ, từ đời đời, kiếp kiếp, “for a long, long time, centuries”], chờ đúng lúc là nhập thể [xuất hiện bằng xương bằng thịt, materialize: duy vật hóa, biến thành sự vật cụ thể]. Đây là cách mà thế gian hiện tồn, như nó là, đây là nền văn minh của chúng ta, như là nó là. Tuy nhiên, điều đòi một sự giải thích, là điều này, người nói nhấn mạnh, bây giờ, độc giả, hãy nghe cho thật hết sức kỹ càng [“and now you should listen extra carefully”]: điều thực sự phi lý, nó cắt ngang cái chuỗi chuyện thường ngày ở huyện rất ư là máy móc ở trên, tức cái chuỗi duy lý, thuần lý mà chúng ra đã nói tới đó, chính là Cái Tốt, Cái Thiện, chứ không phải Cái Độc, Cái  Ác. Nói rõ hơn: Ác là thuần lý. Thiện là phi lý. Chính vì Thiện không thuần lý nên chẳng thể nào có thể giải thích được. Nó cũng chẳng cần giải thích.
Và người đọc phải “lắng nghe một cách hết sức cẩn thận”. Đoạn người bạn tù, mặc dù có một cơ hội [một cơ hội, ở Auschwitz , nó có nghĩa của sự khác biệt giữa sống và chết], để ‘chớp” khẩu phần của người kể chuyện,cho chính anh ta, nhưng thay vì vậy, lại liều mạng sống của mình, cốt sao cho người kể chuyện có lại được khẩu phần đó [kèm theo chỉ một lời bình phẩm nghe thật dễ ‘nực’: “Rồi sao, còn muốn gì nữa?”]. Đoạn này được giấu giếm ở trong dòng độc thoại, và người đọc thật dễ dàng bỏ qua, bởi vì nó được kể theo kiểu chẳng thích thú gì, đành phải nói ra cho xong chuyện, có thể nói như vậy. Và điều này cũng chẳng thể nói lên rằng, cuộc đời này thì tốt, thì thiện. Tất cả chỉ để nói, rằng, tự do có, rằng, tự do hiện hữu.
Thứ tự do thách thức, kiêu căng, ngạo mạn đó, là điều mà Kertesz muốn nói tới, ở trong cuốn tiểu thuyết thứ nhì của ông, Fiasco (1988) [Fiasco: sự thất bại hoàn toàn và có tính lố bịch. Bản tiếng Pháp dịch là Sự Từ Chối (Le Refus)]: một tự do mà bản chất nghịch ngạo của nó, là ước muốn được ở tù cốt sao được viết; tự nguyện sống một cuộc đời tù túng, đầy ải, bởi vì đây là giải pháp độc nhất có thể chấp nhận được, nếu phải “hợp tác” với chế độ toàn trị. [Độc giả người Việt có thể nhận ra sự chọn lựa của một Nguyễn Chí Thiện ở đây]. Khi xẩy ra cuộc nổi dậy vào năm 1956, Kertesz, qua nhân vật hoá thân của mình là Koves, có cơ hội để rời bỏ xứ sở, nhưng đã chọn ở lại để viết cuốn tiểu thuyết của ông, “cuốn tiểu thuyết độc nhất khả hữu đối với tôi”, trong thứ ngôn ngữ độc nhất mà ông biết. Nhưng trước đó - trước khi ông sẵn sàng cho sự từ chối cuối cùng, nghĩa là nói không với chế độ, và rồi tình nguyện ở tù, để viết - ông còn có thì giờ để thử  - và đều thất bại - chọn cho mình một cuộc sống xã hội, qua những ngành nghề như là ký giả, thợ kim khí, ngay cả một người gác tù. Nói rõ hơn, đây là một từ chối hoàn toàn để trở thành có ích, và đây là sự cứu rỗi của ông [a total refusal to be useful – which is his salvation].
 Fiasco, Sự Từ Chối, là một câu chuyện theo kiểu Kafka, rất ư là tếu tếu [jovial], trong sự trong sáng rất ư là thê lương rền rĩ của nó, về chế độ độc tài Cộng Sản. Nó đuợc miêu tả như là một tiếp nối không hề đứt đoạn, ngay sau cuộc sống ở trại tù Nazi chấm dứt. Cũng thế, Kinh Cầu được miêu tả, như là một tiếp nối của chế độ độc tài của người cha, về một tuổi thơ không hề có tiếng cười. Cả ba cuốn họp thành một tổng thể hài hòa, mở ra cả một cõi văn chương mà chúng ta có thể tạm gọi là cõi văn, với độc nhất chỉ một đề tài, của Kertesz: kinh nghiệm về chế độ toàn trị. Nhìn như thế đó, những gì gì Nazi, những gì gì Cộng Sản, những gì gì Lò Thiêu, là cơn đau đời đời, không chỉ của một cá nhân mà của trọn một nền văn minh - nền văn minh của chúng ta – chính cái đó, nền văn minh của chúng ta đó, đã làm nên Lò Thiêu, làm cho Lò Thiêu khả hữu.

Một dòng thơ xuôi trí tuệ

Cùng lúc viết tiểu thuyết, Kertesz còn viết một thứ thơ xuôi trí tuệ [inrellectual prose] - một loại sách workbooks [sách ngành nghề], về viết, đọc, và chết. Một tuyển tập đầu tiên, viết về quãng đời từ 1961 tới 1991, xuất bản vào năm 1993, dưới nhan đề Nhật Ký Galley. Cuốn thứ thì, Tôi, Người Khác [Bản tiếng Anh, I, Another], xuất bản năm 1997. Cuốn đầu chủ yếu là nói về cuộc đời và những ý nghĩ của ông trong khi viết bộ ba tiểu thuyết kể trên. Cuốn thứ nhì chú trọng tới những thay đổi lớn trong cuộc sống của ông [và của Âu Châu] sau 1989. Ông cũng còn cho xuất bản một vài tuyển tập tiểu luận, và những bài nói chuyện, nhan đề [bằng tiếng Đức], như Người Thám Hiểm, Lá Cờ Anh. Khoảnh Khắc Im Lặng khi Đội Hành Quyết Tái Nạp Đạn, và mới đây nhất, là Ngôn Ngữ Lưu Vong.

Sự trớ trêu, ngược ngạo của việc viết, là một đề tài mà Kertesz lập đi lập lại hoài hoài, và thật khó mà giản lược vào chỉ một vài từ, nếu muốn giải thích nó. Bởi vì đây là một sự ngược ngạo thứ thiệt [a genuine paradox: một nghịch lý đích thực]. Nhưng có thể viện hai trích dẫn, từ những gì ông viết, để miêu tả nó. Cả hai trích dẫn này cùng có một giá trị tức thời như nhau.

Trích dẫn đầu tiên là từ Galley Diary: “Nếu tôi nghĩ về một cuốn tiểu thuyết, tôi lại nghĩ về Lò Thiêu Auschwitz. Bất cứ gì tôi nghĩ tới, là luôn về Lò Thiêu. Ngay cả khi nói về một điều gì có vẻ như hoàn toàn khác hẳn, vậy mà cũng là về Lò Thiêu. Tôi là một Đồng Vọng Cho Hồn Thiêng Lò Thiêu. Lò Thiêu nói qua tôi. Mọi chuyện khác có vẻ như đều là chuyện ngu đần, đối với tôi, so với nó.”

Trích dẫn thứ nhì, là từ bài nói chuyện của ông, tại hội nghị chuyên đề “Văn Chương Người Chứng” [Witness Literature], của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, vào tháng Chạp 2001, “Thật không thể không viết về Lò Thiêu, không thể viết về nó bằng tiếng Đức, và không thể viết về nó bằng bất cứ một cách nào khác,” bởi vì, ông tiếp tục, những người nào viết về Lò Thiêu, cho dù bằng bất cứ ngôn ngữ nào, là luôn luôn viết bằng một thứ ngôn ngữ ngoại lai, từ lưu vong, lưu vong ra khỏi quê nhà chẳng hề hiện hữu.

Thứ viết lách cứng đầu cứng cổ, chẳng hề đầu hàng, cho tới khi tìm ra con đường của nó trên bức tưòng dựng đứng như vách đá thô kệch, của cuộc sống trần trụi. Viết, như thế đó, là tìm cách xoay sở giữa những bất khả. Viết như thế đó, là một dòng thơ xuôi đầy tính suy tưởng, cố tìm cách len lỏi, thấm vào lòng người, và luôn luôn vọng ra từ nó, là nhịp tim đập không ngừng nghỉ, không đứt đoạn, của người viết, và của người đọc, sử dụng từ như tấm khiên đau thương, nhưng bắt buộc, nhằm chống lại “miền đất tan hoang” [the “desolate land”, trích Tôi, Kẻ Khác], nơi con người không nói, nhưng giết [người].

Nguyên tác tiếng Thụy Điển.
Bản tiếng Anh của Victor Kayfetz  có trên trang e_Nobel của Viện Hàn Lâm Thụy Điển
NQT dịch ra tiếng Việt.



*

http://www.lelitteraire.com/?p=55
1
Lướt net, gặp bài này, giới thiệu cuốn sách Tựa của Borges.
Trong, có 1 bài Tựa, Borges viết về 1 cuốn của ông, nhưng chắc Người phịa ra: Sách của những giấc mộng, "Le Livre des rêves". Có ghi năm xb: 1975.
Tuyệt.
Giai thoại mở ra bài Tựa mà chẳng thần sầu sao:
Trong 1 tiểu luận của tờ Spectator (Tháng 9, 1712), được in lại trong cuốn này, Joseph Addision nhận xét, hồn người, l'âme humaine, khi nằm mơ, rũ bỏ được cái xác, thì bèn trở thành sân khấu, diễn viên, và công chúng.
Người ta có thể thêm vô, nó cũng còn là tác giả của cái ngụ ngôn mà nó tham dự, elle est aussi l'auteur de la fable à laquelle elle assiste.



Rêve circulaire

Le grain de sable

Un jour ou une nuit – entre mes jours et mes nuits, quelle différence y a-t-il? – je rêvai que, sur le sol de ma prison, il y avait un grain de sable. Je m’endormis de nouveau, indifférent. Je rêvai que je m’éveillais et qu’il y avait deux grains de sable. Je me rendormis et je rêvai que les grains de sable étaient trois. Ils se multiplièrent ainsi jusqu’à emplir la prison, et moi, je mourais sous cet hémisphère de sable. Je compris que j’étais en train de rêver, je me réveillai au prix d’un grand effort. Me réveiller fut inutile : le sable innombrable m’étouffait. Quelqu’un me dit : « Tu ne t’es pas réveillé à la veille, mais à un songe antérieur. Ce rêve est à l’intérieur d’un autre, et ainsi de suite à l’infini, qui est le nombre des grains de sable. Le chemin que tu devras rebrousser est interminable; tu mourras avant de t’être réveillé réellement. »

Je me sentis perdu. Le sable me brisait la bouche, mais criai : « Un sable rêvé ne peut pas me tuer et il n’y a pas de rêves qui soient dans d’autres rêves. » Une lueur me réveilla.

Cuốn sách Tựa, tiếng Tây, mua lần qua Paris, thăm Kiệt Tấn, tái ngộ HPA, cái hẹn cuối thiên niên kỷ, của hai tên bạn quí, thuộc băng đảng Tiểu Thuyết Mới ngày nào.
Cuốn Italo, mua lâu rồi, sống sót cuộc phần thư làm từ thiện của Cô Út.
Trong cuốn Sách Tựa, có nhiều cuốn đếch có, Borges phịa ra chúng, rồi viết lời Tựa.
Thú vị là, nhân đọc Calvino, "Những cấp bậc của thực tại trong văn chương", "Levels of Reality of Literature", ông viết, Borges có nhắc tới Đêm Ả Rập, [tức Ngàn Lẻ Một Đêm], và theo Borges, đêm thứ 602, là đêm thần kỳ nhất, theo most magical of all.... Trong bản dịch mà Calvio đang có trong tay, ông bèn vội kiếm, để thưởng thức: Làm đếch gì có cái đêm ấy là đêm gì!
Borges, trong lời Tựa của cuốn sách Tựa của mình, cảnh cáo độc giả, đừng nghĩ tôi viết cuốn này, trong cái dòng Nhã của Những Nhã, Cantique des Cantiques, Đêm của Những Đêm.... và, đừng coi Tựa là cái trò áo thụng vái nhau - cái này thì Mít bị cực nặng, và Gấu, sở dĩ bị chúng chửi, vì đếch chịu khen thằng chó nào cả, hà hà - Borges coi Tựa là 1 dạng phê bình.
Đúng như thế.
Lần Gấu viết bài Tựa cho cuốn Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi, NMG phán
, viết thế này, thì đếch tên nào dám viết về cuốn này nữa.
Còn KT, thì quê quá, phán, ở Cali này thiếu gì
người nhờ xoa đầu, xoa đít, nâng bi, đội dĩa..., mà phải vời đến 1 tên ở Canada.

Kỷ niệm, kỷ niệm

Trăng ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ ấu mãi?

Trăng ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ ấu mãi?
Đây cũng là một vấn nạn mắc mớ đến Cái Ác.
NMG, khi đọc bài viết của Gấu, dùng làm bài tựa cho tập truyện ngắn của NCK, đã chú ý đến một đoạn ở trong đó, liên quan đến tính tình của tác giả của nó, là NCK, và cùng với NCK, là thứ văn chương giống như vầng trăng thơ ấu mãi của con người.
*
Khi đọc sơ mấy truyện anh đưa, (Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi], tôi chợt nẩy ra ý nghĩ, hay là mình thử đề nghị với anh, với người đọc, một cách viết "kép", theo kiểu Faulkner, khi viết Những Cây Cọ Dại, The Wild Palms: hai truyện viết song song, xen kẽ, bề ngoài chẳng có chi liên hệ.

Ở đây, có quá nhiều liên hệ. Hai đứa cùng thời, cùng bị cuộc chiến hành hạ, và khi thoát ra, mỗi đứa một cách. Và tôi cũng tin rằng, khó có ai còn lành lặn, sau một cuộc chiến như thế. Sau những ngày học tập dài như thế. Tuy vậy, vết thương của anh, có vẻ không nặng nề, qua những truyện ngắn kế bên. Anh mang theo vầng trăng qua những trại tù, và nó cứ thơ ấu mãi, như một cậu học trò ở trong anh. Cái cậu học trò này, ngày xưa, chỉ mong được cô giáo gõ cho vài cái vào tay, sau này bắt chước Anatole France, nhẹ nhàng an ủi cô giáo, khi cô nằm trên giường bệnh: "Hãy ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ lên đường." Cậu học trò, không có những bước chân sáo, không đi qua vườn Lục Xâm Bảo, nhưng ngày ngày mang cơm cho cô giáo của mình. Cậu có một ông bố ở trong quân đội, có một bà mẹ phải tần tảo nuôi con... Tôi không hiểu, tại sao cậu lại có mãi một vầng trăng thơ ấu, như thế, trong một cuộc sống như thế. Sau một cuộc chiến như thế. Đây là một phép lạ của những bài toán hình học, của những giờ học ngoại ngữ chăng? Nếu cậu không gặp một cô giáo như thế, liệu cậu có tìm ra vầng trăng "thề" thơ ấu mãi hay không? Và cái bài học văn chương, phải chăng nó cũng bắt nguồn từ đó?

Trăng ơi thơ ấu mãi

Nhưng cái hồn của văn chương Miền Nam, mà Gấu có lần phán ẩu, nằm trong nhạc sến, liệu nó còn nằm ở trong cái vầng trăng thơ ấu mãi?
*
"Đó là một điều cô dậy em, tâm hồn của em. Cô dậy em rất nhiều điều. Trước tiên, cô đã nhốt em trong nụ cười của cô, như người học trò trong lớp học tháng tám. Rồi cô trả em về thế gian, với bổn phận viết về nó, như nó là: đen rợn người ở bên trên, trong trắng nhiệm mầu ở bên dưới .
"C'est une chose que tu m'as apprise, mon âme. Tu m' as appris beaucoup de choses. Tu m'as d'abord enfermé dans ton rire comme un écolier dans la classe au mois d'aout, puis tu m'as rendu au monde avec pour devoir de l'écrire comme il est: affreusement noir en dessus, miraculeusement pur en dessous."

(Christian Bobin, L'inespérée).
Đen một cách ghê rợn, phải chăng là những ngày dài, trước, trong, và sau trại tù?
Trong trắng nhiệm mầu, là vầng trăng thơ ấu mãi?

NQT

Christan Bobin, cũng là một phát giác tuyệt vời của Gấu, tại một thư viện Toronto, ở cái khu dành riêng cho sách Tiếng Tây của nó. Văn chương của tay này, thật ứng vào cái câu văn chương bèn cứ thơ ấu mãi, mà câu trên là một ví dụ.
Gấu khám phá Christian Bobin, đúng là cái cuốn Cô Bạn Không Làm Sao Mà Dám Ao Ước, L'Inesp
érée, và đúng cái câu trên.
Bèn bệ ngay cuốn sách về nhà!
Thú vị làm sao, là sau này, Gấu có một độc giả, rất quí trang Tin Văn, và cũng rất mê Bobin. 

Bà hất hàm hỏi, Gấu mà cũng đọc Bobin ư, tôi có đủ sách của ông ta, muốn đọc thì tôi gửi cho mà đọc.
Tks again both of U. NQT




... Anh Trụ ơi, trong một bài thơ dịch của anh, Sea cucumber, theo K, dịch là con hải sâm (trừ phi anh không muốn dùng từ hán việt nên dùng chữ dưa biển ).

In China, Sea Cucumber is called Hai Shen, which translates roughly into Sea Ginseng, and it is unclear whether this refers to its aphrodisiacal qualities or healthful properties as a tonic for the kidneys and blood. It has been used in China for thousands of years as a treatment for Arthritis, fatigue, Impotence, constipation, frequent urination and joint pain, and the herb was listed as a medicinal agent in the Bencao Congxin of 1757.  ( http://www.herbalist.com/wiki.details/86/category/11/start/0/)

Phúc đáp:
Tks

Bài thơ của Szymborka, Tự Trị, GNV đọc trong Chứng từ Thơ, chương “Thơ và Sinh Học” của Czeslaw Milosz.
Szymborka, nữ thi sĩ Ba Lan, Nobel văn chương, điểm tử huyệt của mấy anh thi sĩ tiền chiến theo Ðảng, suốt đời ăn bánh vẽ, về già, sắp đi tầu suốt, mới dám thú thực.
Phải đọc hai bài thơ, 1 của Chế Lan Viên, và 1 của Szymborska, thì mới thú vị.

Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu? Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ
Tôi giết cái cánh sắp bay… trước khi tôi viết
Tôi giết bão táp ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn Mặt trời lên trên biển
Giết mưa và giết cả cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi
Đã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình.

Chế Lan Viên

Tự Trị

Gặp nguy hiểm hải sâm tự phân đôi,
Thí một nửa cho thế giới xâu xé,
Nửa kia, chuồn,
Thật hung bạo, nó xé đôi nó ra, một nửa là tận thế, một nửa là cứu chuộc
một nửa là trừng phạt, một nửa là ban thưởng
một nửa là hôm qua, một nửa là ngày mai
Ở giữa hải sâm, một lỗ nẻ nẻ ra
Và hai rìa lập tức trở thành xa lạ với nhau.
Một rìa, cái chết, một rìa, đời sống.
Ðây, chán chường; kia, hy vọng
Nếu có 1 sự thăng bằng, thì OK.
Nếu có công lý, thì là như vậy đó.
Chết như là có thể, trong hạn vi, không vượt quá lằn ranh.
Sống trở lại, từ chút cứu chuộc còn lại.
Chúng ta, cũng biết cách phân thân
Nhưng chỉ để trở thành, một bên là thịt, một bên là lời thì thầm bị bẻ gãy.
Một bên là thịt, và một bên là thơ ca.
Một bên là cổ họng, một bên là tiếng cười,
yếu ớt, tắt ngấm liền tức thì.
Ðây, trái tim nặng nề, kia, non omnis moriar,
chỉ ba từ nho nhỏ, như ba cái lông chim bay lên.
Lỗ nẻ không chia chúng ta
Một lỗ nẻ bao quanh chúng ta.

Szymborska. Tưởng nhớ [To the memory of] Halina Poswiatowska]

Autotomy
First published in Poezie, 1970, in the section entitled "Z nowych wierszy."
"non omnis moriar": "I shall not wholly die.// Horace, Odes, Book III, Ode XXX, 6 (//Exegi monumentum aere perennius"],
Halina Poswiatowska: the talented author of several volumes of poetry, who died young (1935-1967).

14. YOU WHO WERE BORN

You who were born this night
To tear us from the Devils might
- TRADITIONAL POLISH CAROL

Whoever considers as normal the order of things in which the strong triumph, and the weak fail, and life ends with death, accepts the devil's rule.

So Christianity should not pretend it looks favorably upon this world, for it sees at the core of it the sin of desire, or Universal Will, to use the term introduced by the great philosopher of pessimism, Schopenhauer, who found in Christianity and Buddhism a common trait: compassion for the inhabitants of earth, this vale of tears.

Whoever places his trust in Jesus Christ waits for His coming and the end of this world, when the first heaven and the first earth pass, and death is no more. 

Ðấng sinh ra đêm nay
để kéo chúng ta ra khỏi quyền năng của Quỉ
Ðồng dao Ba Lan

Kẻ nào coi là tự nhiên, cái trật tự qua đó kẻ mạnh thắng kẻ yếu thua và đời sống chấm dứt bằng cái chết, kẻ đó chấp nhận luật của quỉ.
Như vậy Ky tô giáo không thể coi thế gian này là OK, là bảnh lắm rồi, bởi vì nó nhìn thấy ở tim đen của thế gian này là tội thèm, hay Ước muốn Phổ cập, dùng từ của triết gia lớn về bi quan, Schopenhauer, người nhận ra nét chung của Ky Tô và Phật giáo: lòng trắc ẩn cho những con người ở trên thế gian, thung lũng nước mắt này
Bất cứ kẻ nào đặt niềm tin ở Chúa Ky Tô, kẻ đó đợi sự tới của Người và sự tận cùng của thế giới này, khi thiên đàng thứ nhất và trái đất thứ nhất qua đi, và cái chết thì không còn. 

15. RELIGION COMES

Religion comes from our pity for humans.

They are too weak to live without divine protection.

Too weak to listen to the screeching noise of the turning of infernal wheels.

Who among us would accept a universe in which there was not one voice

Of compassion, pity, understanding?

To be human is to be completely alien amid the galaxies.

Which is sufficient reason for erecting, together with others, the temples of an unimaginable mercy.

Czeslaw Milosz: Second Space


What makes our century the worse?
Has it, dazed with grief and fear,
Touched the blackest sore of all,
Yet not had strength enough to heal?
Akhmatova

Solomon Volkov: Conversations with Joseph Brodsky. Rereading Akhmatova's Letters

Cái khốn kiếp của thế kỷ chúng ta, là cái gì?
Ðau quá, sợ quá?
Ðen như mõm chó?
Hay đếch đủ sức mạnh để hàn gắn vết thương?



III

A chronicler who recites events without distinguishing between major and minor ones acts in accordance with the following truth: nothing that has ever happened should be regarded as
lost for history. To be sure, only a redeemed mankind receives the fullness of its past-which is to say, only for a redeemed mankind has its past become citable in all its moments. Each moment
it has lived becomes a citation a l'ordre du jour-and that day is Judgment Day.

IX

Mein Fliigel ist zum Schwung bereit,
icb kehrte gern zuriick,
denn blieb icb auch lebendige Zeit,
ich hatte wenig Gluck.
-Gerhard Scholem, "Gruss vorn Angelus"

(1)

A Klee painting named "Angelus Novus" shows an angel looking as though he is about to move away from something he is fixedly contemplating. His eyes are staring, his mouth is open, his wings are spread. This is how one pictures the angel of history. His face 'is turned toward the past. Where we perceive a chain of events, he sees one single catastrophe which keeps piling wreckage upon wreckage and hurls it in front of his feet. The angel would like to stay, awaken the dead, and make whole what has been smashed. But a storm is blowing from Paradise; it has got caught in his wings with such violence that the angel can no longer close them. This storm irresistibly propels him into future to which his back is turned, while the pile of debris before him grows skyward. This storm is what we call progress
.

(1)

My wing is ready for flight,
I would like to turn back.
If I stayed timeless time,
I would have little luck.

Cánh của tớ thì sẵn sàng để bay rùi
Tớ thèm quay lại
Nếu cứ nấn ná ở cõi thời vô thời này
Tớ sẽ chỉ có tí ti may mắn


Walter Benjamin: Thèses on the Philosophy of History
[in Illuminations]

Poetry and Utopia
Charles Simic
Thơ & Không Tưởng

Only for the sake of the hopeless ones have we been given hope.
Walter Benjamin: Illuminations
Chỉ vì những kẻ vô hy vọng mà chúng ta được ban cho hy vọng

Thơ Simic, sau 1977 tẩm chất “blue” của jazz, ["blue không xanh mà blue đen", TTT], hay là những nốt nhạc “bent”… Theo năm tháng, ông cố tìm một nguồn hứng khởi mới, bằng cách đọc triết, đọc Heidegger (thí dụ Nguồn gốc của nghệ phẩm, “The origin of the Work of Art”), và Husserl. Chúng ta không biết ông đọc nhiều, hay ít, Walter Benjamin, nhưng rõ ràng những bài viết của Benjamin ảnh hưởng lên thơ Simic, kể từ “White”, tôi phác ra ở đây:

Thứ nhất, chắc chắn Simic đã ôm lấy câu của Benjamin: “Chúng ta đều là những đứa trẻ mồ côi của những ý thức hệ”,” "orphans of ideologies”, và như Benjamin, ông rất ư hồ nghi về mọi hình thức của chủ nghĩa không tưởng, all forms of utopian idealism, bao gồm Mạc Xịt. Chính vì lý do này mà Benjamin đếch chịu được dòng tư tưởng Hegel thập niên 1930, mặc dù ông là bạn với, và bị ảnh hưởng bởi, một vài trong số những khuôn mặt nổi tiếng nhất của nó, bao gồm Theodor Adorno. Cái sự quá chán “tiến bộ” trong lịch sử, thì được ông mô tả 1 cách thần sầu, khi ông chiêm ngưỡng 1 bức họa của Paul Klee, như ông ghi lại trong “Những Luận đề về Triết học của Lịch sử” [“Theses on the Philosophy of History”]:
    A Klee painting named "Angelus Nevus" shows an angel looking as though he is about to move away from something he is fixedly contemplating. His eyes are staring, his mouth is open, his wings are spread. This is how one pictures the angel of history. His face is turned toward the past. Where we perceive a chain of events, he sees one single catastrophe which keeps piling wreckage upon wreckage and hurls it in front of his feet. The angel would like to stay, awaken the dead, and make whole what has been smashed. But a storm is blowing from Paradise; it has got caught in his wings with such violence that the angel can no longer close them. This storm irresistibly propels him into the future to which his back is turned, while the pile of debris before him grows skyward. This storm is what we call progress. (Illuminations 257-58)

Quán

Le domicile est suspendu au cou de l'homme
Comme une punition
Alain

*

http://www.tanvien.net/tribute/30.4.09_3.html

Mail, 30 Tháng Tư, 2009

Long time, no mail
Hope everything OK
NQT

Cám ơn anh . Vẫn bình thường . Chỉ chán chán . Vẫn đọc anh đấy chứ . Mừng anh vẫn nhiều energy , và vẫn chứa chan tình cảm . K
Tks

Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu lên mạn thuyền, chàng trở lại quán xưa, tìm vết hài trên lối cát, và tiếng cười của nàng vẫn còn văng vẳng đâu đây....

III 

In the last century there was an inn by the name of "Au Temps Perdu" at Grenoble; I do not know whether it still exists. In Proust, too, we are guests who enter through a door underneath a suspended sign that sways in the breeze, a door behind which eternity and rapture await us.
Walter Benjamin: The Image of Proust

Cuối thế kỷ có 1 cái quán có cái tên là "Thời Đã Mất" ở Grenoble; tớ không biết bi giờ còn không...












Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư