Hát Sau Lò Cải Tạo
Miền Nam mất vì chúng ta
vưỡn
nghĩ, VC
Bắc Kít cũng 1 thứ Mít, như chúng ta. Chúng ta vẫn hy vọng, chiến tranh
chấm dứt,
và nước Mít độc lập thống nhất, không còn chiến tranh chắc chắn phải
hơn hai nước
Mít thù nghịch nhau. Làm sao Miền Nam "tiên đoán" ra được Lò Cải Tạo,
khi chắc mẩm, 10 ngày cơm nắm mang theo, ăn hết thì lại về nhà hú hí
với vợ con? Nếu không có vụ anh Tẫu
đánh Miền Bắc Bắc Việt, và Bắc Bộ Phủ tống hết cả Miền Nam lên đó, làm
thịt sạch,
thì hoặc để họ tự tiêu diệt lẫn nhau... Bạn có thể tưởng tượng ra
một... “sự thực”
như thế? Miền Nam mất vì chúng ta thiếu sự tưởng tượng, hoặc không thể
nào tưởng
tượng ra được những “chân lý” như trên.
Czeslaw Milosz cũng đã
từng
phán như vậy
về Tây Phương, khi họ nghĩ rằng, ông phịa ra những tội ác của CS.
Brodsky đã từng
sửa lưng em Susan Sontag, khi em chê Solz chẳng biết 1 tí chó gì
về Tây
Phương. Ông biểu em, đúng như thế, nhưng những gì Solz phán về Liên Xô,
thì đều
đúng, và không có gì ngây thơ cả, thí dụ, con số người bị Stalin giết.
Câu chuyện
Chế Linh dường như còn ẩn chứa những vấn đề “ khó nói” trên văn bản.
Khó nói đến
nỗi văn bản chính thức của Sở văn hóa – thông tin Thành phố chỉ ghi:
“Chưa phù
hợp với điều kiện của thành phố”.
Ðỗ thi sĩ
Ẩn tàng, khó nói… cái con khỉ.
Liệu chúng ta có thể tưởng tượng ra, 1 anh Linh Chê, về, để hát, và để chết trên Đất Mẹ, bị từ chối, vì tình hình chưa phù hợp?
Ở cái tuổi 70, cổ lai hy, Bác H viết di chúc, vậy mà bác Lính Chê, về nước, sau khi phủ phục trước Bắc Bộ Phủ, sau khi ra Lăng Bác khấn bái xin phù hộ, và xin phép "hát cho đồng bào tôi" nghe, vậy mà "Lô nà Lô", [Nô, nói ngọng, bởi vì lệnh này, chắc là từ Bắc Bộ Phủ, tao cho, nhưng mày không cho, chẳng có chuyện trống đánh xuôi ở đây], 30 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt?
Có
thể nói, khi trở về Hà Nội, phủ phục trước Bắc Bộ Phủ, thì không phải
chỉ một
tên nô lệ, là thằng em Nam Bộ, mà còn một tên nô lệ tuyệt giống, một
tên Da Ðỏ,
một trong những tên Chăm cuối cùng.
Nhưng 30 năm trở về Sài Gòn của CL, thì lại không chỉ một, mà là hai
lần tái
ngộ.
Cái bài trên RFI, khi phỏng vấn 3 ông nổi tiếng về tiếng hát CL, mỗi ông nhìn ra được 1 đặc tính tuyệt vời của dòng nhạc Sến, qua anh Lính Chê
Giọng ca Chế Linh với những người hâm mộ Việt Nam
Đỗ Trung Quân : Thưa quý vị, cái đề tài này rộng lắm. Cho phép tôi chỉ nói trong cái hiểu biết hạn hẹp của mình, và vắn tắt thế này. Việc đầu tiên xin được nói ngay là, tôi không phải là khán giả hâm mộ anh Chế Linh đâu, mặc dù anh Chế Linh tôi đã nghe nhiều trước 1975, cùng với nhiều ca sĩ khác của dòng nhạc mà ta gọi là « bình dân » ấy, vì tôi ở Sài Gòn. Bây giờ người ta sử dụng các từ nhạc bolero hay nhạc Sến. Tôi thì gọi là « bình dân », vì nó hầu hết nó mang cái tâm trạng, cái quan niệm, cái suy nghĩ, cái tình cảm,… Trước khi trở thành tiểu thị dân thì Sài Gòn, như anh và quý vị biết, là cái vùng đất để người ta đến nhập cư và định cư, thì, trong tâm trạng nhập cư như vậy, thì dòng nhạc bình dân, theo tôi hiểu, thứ nhất phản ảnh cái nỗi lo âu thân phận trước một cái đô thị lớn, không biết mình có thể sống được không, mình học như thế nào, rồi mình ở trong một cái xóm nghèo, một gác trọ mình thuê, rồi mình yêu một cô gái nào đó trong xóm, …. Nó là tâm trạng của đa phần của người bình dân, trước khi anh thành đạt, anh trở thành trí thức, anh trở thành một thương gia, một doanh nhân, … thì hầu hết ai cũng khởi đầu bằng con đường hết sức gian nan của một người hoàn toàn chưa có tài sản, chưa có sự nghiệp
[Ðây là cái Miền Nam, khi chiến tranh chưa hứa hẹn những điều khủng khiếp, có trong nhạc sến, qua những người diễn giải (interpret), như CL]
Inrasara : Ca dao là những lời thơ dân gian gắn bó chặt chẽ với thơ ca. Có thể nói ca dao Chăm là một phần hữu cơ của tâm hồn dân tộc Chăm. Lịch sử dân tộc Chăm là lịch sử ly tán, mất mát và đau buồn, đó là điều ai cũng thấy. Nên không ai ngạc nhiên, là hầu như không thấy ca khúc vui trong dân ca Chăm. Khúc ca vui, chắc chắn có, nhưng nó diễn ra ở một thời xa xôi nào đó. Các ca dao dân ca mà tôi sưu tầm được in trong cuốn « Văn học Chăm / Khái luận – văn tuyển » thì chỉ còn là các bản sầu ca. Các sầu ca ấy kết hợp với các làn điệu dân ca, khi trầm buồn, khi ai oán, lâm ly, bi thiết, vang lên trong những đêm cô đơn, nó luôn luôn đậm đà trong ta những dư âm không bao giờ dứt. Các bạn cứ nghe « Người ơi, người ở đừng về » hay « Bèo dạt mây trôi » của quan họ Bắc Ninh, mà các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc cho rằng, chúng mang âm hưởng đặc Chăm, thì sẽ rõ ngay thôi.
Dũng Taylor : Theo kinh nghiệm của Dũng, nhạc Chế Linh không phải là dòng nhạc vui. Nó mang tâm sự, mang tâm sự thì không thể nào có thể nhảy nhót vui được. Chúng ta tìm đến nó khi chúng ta có cùng tâm sự. Dòng nhạc Chế Linh giống như một người kể truyện. Anh Chế Linh không chỉ hát. Một ca sĩ hát hay, mình có thể khen là người này có giọng hát hay, biết cách hát, hát khéo. Nhưng mà một người ca sĩ, một nghệ sĩ muốn làm tròn vai trò của họ, họ phải trở thành một người kể chuyện, một người đem tới được cái tâm sự, và làm cho khán giả cảm nhận được cái ý nghĩa của bài hát. Anh Chế Linh làm được điều đó. Cái dòng nhạc đó giống như một người kể chuyện ỉ ôi, kể chuyện than tâm, thương tâm với mình. Bình thường là phải như vậy, thì mới đạt được đỉnh cao của dòng nhạc Chế Linh.
Khi
mình có tâm sự, mình mới tìm đến dòng nhạc này, và mình càng thấy nó
thấm thía,
nó hay hơn. Những người nào yêu mến dòng nhạc Chế Linh và tiếng hát,
thì đó là
điều tất yếu. Họ cần tới nó, tìm tới nó, thì họ cảm thấy nó là viên
thuốc rất
là hay.
[Hết trích]
*
Rất nhiều
người cho rằng, Miền Nam mất là vì nhạc vàng, nhạc sến, nhạc phản
chiến. Không
phải. Phán như thế là coi trọng chúng quá, theo 1 cái nghĩa
thô bỉ,
nếu không muốn nói độc ác, nghĩa là, trong thâm tâm, họ coi trọng thứ
nhạc
xúi người ta giết người của VC Bắc Kít.
Miền Nam mất vì chúng ta
vưỡn
nghĩ, VC
Bắc Kít cũng 1 thứ Mít, như chúng ta. Chúng ta vẫn hy vọng, chiến tranh
chấm dứt,
và nước Mít độc lập thống nhất, không còn chiến tranh chắc chắn phải
hơn hai nước
Mít thù nghịch nhau. Làm sao Miền Nam "tiên đoán" ra được Lò Cải Tạo,
khi chắc mẩm, 10 ngày cơm nắm mang theo, ăn hết thì lại về nhà hú hí
với vợ con? Nếu không có vụ anh Tẫu
đánh Miền Bắc Bắc Việt, và Bắc Bộ Phủ tống hết cả Miền Nam lên đó, làm
thịt sạch,
thì hoặc để họ tự tiêu diệt lẫn nhau... Bạn có thể tưởng tượng ra
một... “sự thực”
như thế? Miền Nam mất vì chúng ta thiếu sự tưởng tượng, hoặc không thể
nào tưởng
tượng ra được những “chân lý” như trên.
Czeslaw Milosz cũng đã
từng
phán như vậy
về Tây Phương, khi họ nghĩ rằng, ông phịa ra những tội ác của CS.
Brodsky đã từng
sửa lưng em Susan Sontag, khi em chê Solz chẳng biết 1 tí chó gì
về Tây
Phương. Ông biểu em, đúng như thế, nhưng những gì Solz phán về Liên Xô,
thì đều
đúng, và không có gì ngây thơ cả, thí dụ, con số người bị Stalin giết.
Câu chuyện Chế Linh dường như còn ẩn chứa những vấn đề “ khó nói” trên văn bản. Khó nói đến nỗi văn bản chính thức của Sở văn hóa – thông tin Thành phố chỉ ghi: “Chưa phù hợp với điều kiện của thành phố”.
Đúng như thế!
Chưa phù hợp.
Chẳng bao giờ phù hợp.
V/v anh ca sĩ Lính Chê
này, chết là chết ở cái băng rôn,
30 năm tái ngộ.
Nó làm dân Mít nhớ liền tới cái cú 30 năm mới có ngày hôm nay,
vui sao nước mắt lại trào.
Hà Nội cho phép thì được, vì dù sao mày cũng 1 thứ hàng
thần ngơ ngáo, [giống như NMG ra trình diện Hà Nội với cuốn tiểu
thuyết,
và được Hà Nội gật đầu, không bỏ một chữ, hà hà!] từ Canada về, quỳ
trước
chúng
ông, thì chúng ông cũng tha cho mày, sau khi mày chi đủ, thì cho mày
hát.
Nhưng Sài Gòn, No!
Cho nó tái ngộ, thì đúng là nhổ nước miếng, hoặc nói như DTH, ị vào cái ngày 30 Tháng Tư ư?Có thể anh Lính Chê này ngửi ra vấn đề nên mới té xuống mà bò vô nhà thương!
GCC về, là cũng phải đi theo cái kiểu của anh. Ghé Hà Nội trước, rồi mới dám ghé Sài Gòn.
Mong chóng hồi phục, rồi về lại Canada.
Mục đích chuyến đi là coi như đạt được rồi.
Take Care. NQT
Có thể nói,
khi trở về Hà Nội, phủ phục trước Bắc Bộ Phủ, thì không phải chỉ một
tên nô lệ,
là thằng em Nam Bộ, mà còn một tên nô lệ tuyệt giống, một tên Da Ðỏ,
một trong những tên Chăm cuối
cùng.
Nhưng 30 năm trở về Sài Gòn, của CL, thì lại
không chỉ một, mà là hai lần tái ngộ.
Cái bài trên RFI, khi phỏng vấn 3 ông nổi
tiếng về tiếng hát CL, mỗi ông nhìn ra 1 được 1 đặc tính tuyệt vời của
dòng nhạc
Sến.
Sao không hát cho những bà mẹ già….
Câu chuyện Chế Linh dường như còn ẩn chứa những vấn đề “ khó nói” trên văn bản. Khó nói đến nỗi văn bản chính thức của Sở văn hóa – thông tin Thành phố chỉ ghi: “Chưa phù hợp với điều kiện của thành phố”.Đúng như thế!
Chưa phù hợp.
Chẳng bao giờ phù hợp.
V/v ca sĩ Lính Chê
này, chết là chết ở cái băng rôn,
30 năm tái ngộ.
Nó làm dân Mít nhớ liền tới cái cú 30 năm mới có ngày hôm nay,
vui sao nước mắt lại trào.
Hà Nội cho phép thì được, vì dù sao mày cũng 1 thứ hàng
thần ngơ ngáo, [giống như NMG ra trình diện Hà Nội với cuốn tiểu
thuyết,
và được Hà Nội gật đầu, không bỏ một chữ, hà hà!] từ Canada về, quỳ
trước
chúng
ông, thì chúng ông tha, sau khi chi đủ, thì cho mày
hát.
Nhưng Sài Gòn, No!
Cho nó "tái ngộ", thì đúng là nhổ nước miếng, hoặc nói như DTH, ị vào cái ngày 30 Tháng Tư ư?Có thể anh Lính Chê này ngửi ra vấn đề nên mới té xuống mà bò vô nhà thương!
GCC về, là cũng phải đi theo cái kiểu của anh. Ghé Hà Nội trước, rồi mới dám ghé Sài Gòn.
Mong chóng hồi phục, rồi về lại Xứ Lạnh.
Mục đích chuyến đi là coi như đạt được rồi.
Take Care. NQT
Không biết, trong những bản nhạc dân Hà Nội yêu cầu, và tất nhiên anh Lính Chê phải lắc đầu, có Rừng Lá Thấp?
Trên tờ NYRB, Oct 27, 2011, có bài viết, mới tìm thấy, đăng lần đầu, một tiểu luận của Saul Bellow, “Một nhà văn Do Thái ở Mẽo”, “A Jewish Writer in America”. Ðọc loáng thoáng trên subway trên đường về nhà, thấy câu này, thứ ngôn ngữ lưu vong không thể kéo dài mãi mãi được, the language of the Diaspora will not last, GCC bỗng nhớ đến những bản nhạc “lưu vong”, “bầy chim bỏ xứ” của PD, thí dụ, và tự hỏi, PD về rồi, nhà nước OK rồi, và từ từ sẽ cho hát hết những bài nhạc của ông, nhưng, “bầy chim bỏ xứ”, thì sao?
Hà, hà!
Căng dữ hà!
Bài viết của Saul Bellow mới đăng phần đầu. Còn 1 phần nữa. Ðọc thú lắm. Cũng nhắc tới cái từ thật đểu để chỉ đám Pháp lai, métèque, khách trú, dịch sang tiếng Anh, outsider, resident alien.
Bên Da Màu,
trong bài “lại nói chuyện về thơ” của cây viết Phan Xuân Sinh có đoạn:
... Phạm Duy
có gặp một số anh em văn nghệ tại Boston, trong cuộc gặp gỡ nầy có
người hỏi Phạm
Duy là: “Anh phổ nhạc thơ của nhiều thi sĩ, có hai thi sĩ lớn như Thanh
Tâm Tuyền
và Tô Thùy Yên. Sao anh không phổ thơ của họ?” Phạm Duy trả lời: “Hai
ông nầy
thơ hay thật, thế nhưng thơ của hai ông lý trí quá khó phổ thành nhạc
được.”
Nói thế để chúng ta biết rằng thơ hay chưa chắc làm rung cảm được người
đọc...
Source
PD phán như
thế, theo tôi, là đúng, thực, theo suy nghĩ của ông, chứ không nhằm che
đậy
gì hết. Nhạc PD thiên về tình cảm, thứ tình cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ
lụy, thí
dụ, giai thoại ăn chè Nhà Bè, nhờ đó mà dân Mít được thưởng thức bản
nhạc phổ
thơ MDHT], không
phải thứ
tình cảm thanh cao như trong thơ TTT, hay TTY. Ðây là do cái tạng của
ông, và có
thể cũng là do yêu cầu của đa số quần chúng thưởng thức nhạc. Những bài
thơ phổ nhạc của
TTT, TTY không có nhiều thính giả, những nhạc sĩ phổ thơ
của TTT, là
bạn thân ngoài đời của ông, họ hiểu ông, thơ của ông, cho nên phổ nhạc
thơ của ông.
PD đâu có thuộc cái giới
đó.
Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ
nhạc của TTT hay của TTY
muốn nhắm tới cái gọi là không còn chủ âm trong nhạc, hay tới thứ âm
nhạc không
cần lời.
Vấn đề này lớn quá, chỉ nêu ra đây, như là 1 đề xuất, đặt viên gạch,
rồi
tính sau.
Nhạc PD, ngay cả phổ thơ, “đừng nhìn em nữa anh ơi, bướm em rách nát
rồi”, thì làm sao so với Chiều qua phá Tam Giang, nhớ em đang ngồi thư
viện Gia
Long, hay lang thang Passage Eden?
Uống ly chanh đường thì phải chơi thêm cái môi
em ngọt nữa cơ, mới đủ 1 cặp!
[Từ "1 cặp" này, chắc PD hiểu, của dân hít tô phe,
trong có GCC!]
Cái giai thoại
nghe nhạc phổ thơ TTT ở Trại Tù VC mà chẳng tuyệt thấu trời sao?
PD làm sao mà
có được những giây phút thần kỳ như thế?
Bài nhớ thi sĩ
Nhớ Già Ung *
Gửi MT
Sáng nay thức
giấc trong nhà giam
Anh nhớ những
câu thơ viết thời trẻ
Bừng cháy trong lòng anh bấy lâu
u ám quạnh
quẽ
Ánh lửa mênh
mang buổi (1) tình đầu
Mưa bụi rì rào
Gió náo nức
mù tối
Trễ muộn mùa xuân trên miền cao
Đang lay thức
rừng núi biên giới
Đã qua đã
qua chuỗi ngày lạnh lẽo anh tự nhủ
Cũng qua cơn
khô hạn khác thường
Tắt theo ngọn
nắng chon von mê hoặc
đầu óc quái
gở
Từng thiêu đốt
anh trên đồi theo vào đêm
hành hạ anh
đớn đau
Từ bao giờ
anh đứng trân trối cô đơn
Hôn ám trời
sơ khai nhìn qua song tù ngục
Hoang vu lời
thơ ai reo hát cùng cỏ lá heo hút
Dẫn đưa anh
về tận nẻo nguồn
chốn bình
minh lẩn lút
(Bình minh
bình minh anh kêu khẽ cảm động muốn khóc
Mai Mai xa
Mai như hoa Mai về
tình thơ hôm
nay)
Em, em có
hay kẻ tội đồ biệt xứ
sớm nay về
ngang cố quận
Xao xuyến
ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm
Đêm vây hãm
lụn dần
Thủ thỉ mưa
ru ngày khốn đốn
Em, soi bóng
em hồn nhiên trên lối thời gian
Lặng lẽ anh
gầy nhóm lửa tinh mơ đầm ấm.
Lào Kay 4/78
Vĩnh Phú
1/79
Thanh Tâm Tuyền Thơ Ở Đâu Xa
Ghi chú của tác giả:
Già Ung: Giuseppe Ungaretti (1898-1970). Thi sĩ Ý.
Ghi chú của
người sao lục [NQT]:
Bài Nhớ Thi Sĩ của Thanh Tâm Tuyền, qua thi sĩ Nguyễn Hà Tuệ, còn là sĩ quan cải tạo, đã được nhạc sĩ Hồ Đăng Tín phổ nhạc, hát giữa bạn tù, tại trại Tân Lập K2.
Độc giả
[Thính giả?] đầu tiên của bài thơ, là trại viên Nguyễn Chí Kham, như
tác giả Nắng
Hồng Phương Nam cho biết.
Milosz viết:
Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa.
Brodsky chính ông, cũng là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do
này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con
người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá ra quá khứ như là một
mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng ta khám phá ra
cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt dựa trên
đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm đồ ăn,
[ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng
hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài
bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài.
Khoảnh khắc
thần tiên còn hoài hoài, là cái cảnh cả lán tù nghe Bài nhớ thi sĩ.
(1)
Buổi tình đầu, không phải mối
tình đầu: Theo bản trên talawas.
Theo NCK, thời gian HDT phổ nhạc thơ TTT, không khí Trại Tù cởi mở hơn
trước đó
rất nhiều. Riêng anh, khi được TTT cho đọc bài thơ, rất căng. Có thể
nói, anh
là độc giả đầu tiên của “thơ trong tù” của TTT.
Bài hot nhất trên TV hiện nay là bài viết về PD, theo server, và mail GNV nhận được.
Bài viết Mùa
Thu những di dân, Gấu viết cho mục Tạp Ghi của báo Văn Học, sau
khi đọc cuộc phỏng
vấn PD trên tờ gió đông, ở Ðức. Gấu cũng
đã có 1 thời gian cộng tác với báo này.
Khi đó, Nguyên Ngọc chưa
dịch
Kundera, và ở
Việt Nam hình như chưa ai đọc Kundera. Có thể có người đọc rồi, nhưng
chưa có
ai viết về ông. Bởi vậy, sau thấy ông dịch Kundera, [hay thấy CVD dịch
về Lò Thiêu], thì Gấu rất
mừng, vì nghĩ
đây là những tác giả rất cần thiết cho độc giả trong nước.
Sau đó, Gấu về
Hà Nội, và có gặp
ông, và nhân ông dịch Nghệ thuật
tiểu thuyết, Gấu bèn nổ, anh đọc Kundera cuốn
này chưa đã đâu, phải đọc 1 tay tổ sư Mác Xít viết, không phải nghệ
thuật, mà là
lý thuyết tiểu thuyết!
Về lại Canada, Gấu gửi tặng ông cuốn Lý Thuyết tiểu thuyết của Lukacs.
Viết về một Mùa
Thu năm qua cách mạng tiến ra, viết về PD mà trích dẫn Kundera, những
đoạn
ông viết
về những nghệ sĩ như ông, không thể trở về được, và, nhất là, nhắc tới
Stravinsky, ấy là vì Gấu, vào thời kỳ đó, vẫn nghĩ PD không thể trở về.
Và khi viết, Gấu đã có hoài vọng, như Stravinsky, PD rồi sẽ tìm ra cái
nhà của ông là âm nhạc.
Khi so sánh số phận giữa Văn Cao và ông, khi than thở, [Văn Cao được chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc cực chăng? (cười)...], và, khi thổi kháng chiến, là PD đã đánh tiếng mong được hồi đầu rồi:
Tôi hãnh diện vì được tham gia vào kháng chiến chống Pháp và vì đã đóng góp được vào nền âm nhạc nước nhà bằng ba mươi bài ca kháng chiến. Không lúc nào tôi phủ nhận điều này. Giờ đây, tôi vẫn cho rằng trong vòng năm trăm năm nay, nước mình chỉ có mười năm đoàn kết, thực sự yêu nhau, cùng gánh vác giang sơn và đó chính là khoảng thời gian từ bốn nhăm đến năm nhăm (1945-1955). Còn nhà cầm quyền và nhân dân đánh giá như thế nào về phần đóng góp của tôi thời kháng chiến, là ba mươi ca khúc ấy, thì nói thật: tôi xin chịu. Tôi chỉ biết cống hiến xong rồi, là xong (cười).
Bài viết Mùa Thu của Gấu chủ ý là để vạch ra cái mầm chia rẽ của dân Mít, là từ những ngày Mùa Thu:
Trước hết, những con số,
và
"đi", vì đây là "đề tài" của bài viết: Mùa Thu, tháng Tám,
1945, ba mươi bài kháng chiến, năm trăm năm, sáu năm đầu, mười năm đoàn
kết thực
sự yêu nhau, ngót nghét hai chục bài...
Về Văn Cao, bài viết của
Hoàng Phủ Ngọc
Tường, trong Hợp Lưu (trích đoạn): Đêm ấy, trong cuộc tâm tình nghệ sĩ
của Văn
Cao với những ngư phủ trên Phá Tam Giang, tôi muốn biết một điều mà với
tôi là
một bí ẩn thuộc về đời ông:
-Tại sao kháng chiến chống
Pháp, anh
vẫn vẽ, vẫn làm thơ, nhưng người ta không nghe anh hát nữa?
-Hồi nhận viết Tiến Quân
Ca, tôi
không hề chuẩn bị trước để làm một bài hát, mà một đặc nhiệm nguy hiểm
của đội
biệt động. Tôi là đội viên biệt động vũ trang. Nhiệm vụ của tôi là
trong một
đêm, cầm một khẩu súng, vào một thành phố, để giết một người. Tôi đã
làm xong
việc ấy. Đó là chiến tranh, và căm thù, đơn giản thôi. Những ngày đầu
sau chiến
tranh, tôi đã trở lại căn nhà ấy, thấy còn lại một gia đình mẹ góa con
côi. Làm
sao tôi có thể nói điều cần thiết nhất đối với tôi trong những bài hát
sau đó?
Nói về chiến công, hay phải nói một điều gì khác? Nên tôi im lặng, và
chỉ viết
nhạc không lời.
(Khi Văn Cao mất, báo Time
có loan
tin, và trích dẫn một câu trong bài Tiến Quân Ca, người viết bài này
ghi chú
thêm).
Và Hoàng Phủ Ngọc Tường
kết luận:...
nhưng tôi nghĩ, chỉ có những nghệ sĩ lớn mới nuôi cho mình những bi
kịch như vậy.
Những con số: một
đêm, một
người, một
khẩu súng, một thành phố, một việc ấy, một gia đình mẹ goá con côi,
những ngày
đầu sau chiến tranh.
Không ai
biết
được, những
người chết,
"ở bên trong" con số 10 yêu thương đoàn kết. Khái Hưng và những đồng
chí của ông, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Không phải chuyện chính trị
đảng phái
không thôi. Sống, chết. Đi, ở. Văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, ý thức
hệ (quốc
cộng), đất nước phân đôi, từ đó. Tâm trạng "thiên di" (émigration) bắt
đầu từ Mùa Thu
Mùa
thu, những di dân
TẢN MẠN
bên tách cà
phê
Nhớ Hà Thượng
Nhân
Nguyễn Xuân
Thiệp
Gấu cũng có
tí kỷ niệm với Hà Chuởng Môn, thời gian viết cho Tiền Tuyến, nhưng kỷ
niệm thì
lại không liên quan tới văn chương, hay Tiền Tuyến.
Ðó là lần hình như cận Tết,
ông rủ cả đám đi ăn thịt chó.
Ăn thịt chó thì cũng thường thôi, nhưng cas này
thật đặc biệt, ăn tái chó!
Chó là phải
hai lửa mới ngon, và gần như chưa từng có ai dám ăn tái chó, vì rất
nguy hiểm,
có thể đi luôn, vì thịt chó rất độc.
Thành thử Gấu
nhớ là, ít người dám đi.
Xưa quá rồi, thành thử cũng chẳng còn nhớ vị tái chó ra sao.
HTN là tác
giả bài đọc Bếp Lửa trên tờ
Tự Do, và đã trách TTT tả con người như tả 1
con vật, cái xen ông Chính chết, và Thịnh, cô gái riêng của ông với bà
vợ trước, đã lăn
lộn như 1 con chó dại trước huyệt, đại khái TTT đã tả như vậy.
Những ấn bản sau của
BL, câu văn này đã được bỏ đi, theo 1 bạn văn..
Sau này đọc
1 nhà văn Phi Châu, Gấu quên tên, ông này cũng đã chửi Conrad y chang,
khi tả dân
Phi Châu, trong "Trái Tim Của Bóng
Ðen." (1)
HTN cũng là
tác giả những bài viết chửi thơ tự do ra trò, khi nó vừa xuất hiện
Sau, TTT viết
cho Tiền Tuyến, và hai người rất thân với nhau. Thế mới phải. Mới đúng.
HTN còn là tác
giả câu thơ "Ông về ông kẻ lông mày tí chăng", tặng Kỳ Râu Kẽm, khi ví
cặp Kỳ &
Mai, như Vô Kỵ & Triệu Minh, trong chưởng Kim Dung.
Thú thực, Gấu
không hiểu nhà thơ có ngầm khuyên Kỳ nhường ngôi cho Thiệu, hay cũng
chỉ để "dzui thôi mà"?
Kỳ Râu Kẽm,
sau này, nghe nói, chỉ ân hận 1 điều trong đời, là không làm thịt Thiệu.
Ðúng!
Một nước không
thể có hai vua.
Giả như Kỳ làm thịt Thiệu, số phận Miền Nam hẳn khác?
(1)
The £60,000
Man Booker International prize goes today to the Nigerian author Chinua Achebe in a decision
which confers
equal lustre on giver and receiver.
In choosing to give the award to a man who is regularly described as
the father
of modern African literature, the judges have signalled that this new
global
Booker has achieved the status of an authentic world award in only its
second
contest.
Man
Booker International judges honour Chinua Achebe
Chinua Achebe's long wait for
recognition highlights the
invisibility of non-western writers
Maya Jaggi
Thursday June 14, 2007
The
Guardian
Cái sự chờ đợi quá lâu để được nhìn ra, của cha già văn chương Phi Châu
này,
cho thấy, đám nhà văn Tây Phương hình như hơi bị mù dở, hoặc cận thị.
Hoặc là do tài "tàng hình" của những nhà văn không phải Tây Phương.
Man Booker Inter trao cho ông, tuy muộn, nhưng đúng là một chọn lựa
thực xứng
đáng. Nelson Mandela, vinh danh ông nhà văn chiến sĩ của tự do, trong
lần kỷ niệm
sinh nhật lần thứ 70 của Chinua Achebe,
nhớ lại 27 năm tù của mình, và, lèm bèm, chỉ cần một ông nhà văn như
ông này,
là tường nhà tù thi nhau đổ xuống...
A
long
way from home
Đường về nhà xa quá.
Published in 1958, Things
Fall Apart turned the west's perception of Africa on
its head - a perception that until then had been based solely on the
views of
white colonialists, views that were at best anthropological, at worst,
to adopt
Achebe's famous savaging of Joseph Conrad's Heart of Darkness,
"thoroughgoingly racist". As research for his 1975 essay on the Conrad book, Image of Africa, Achebe
counted all the words spoken in Heart of Darkness by Africans
themselves.
"There were six!" he tells me, laughing luxuriously. The rest of the
time Conrad's Africans merely make animal noises, he says, or shriek a
lot.
Khi trao giải Man Booker Intel cho Chinua Achebe,
một cách nào, là chấm dứt cách nhìn Phi Châu của những tác giả như Conrad. Chinua Achebe
là người phạng Conrad "đau ra trò", chữ của một BVVC, khi nhắc
tới những
lời phê bình của Gấu, về một bài viết của anh.
Chinua Achebe
nói về ông, bây giờ,
tôi là nhà văn do thực tập mà thành, nhưng khi bắt đầu, tôi chỉ biết,
có một điều
gì ở bên trong tôi, muốn tôi nói ra, tôi là ai, không nói không được
["I'm
a practised writer now,"... "But when I began I had no idea
what this was going to be. I just knew that there was something inside
me that
wanted me to tell who I was, and that would have come out even if I
didn't want
it."].
Ðọc đám VC Bắc Kít, như Bảo Ninh thí dụ, tả Ngụy trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, đã đủ rùi!
Trong "gió đông", số 1, 1997, có bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy, người "hát rong" vượt bực. Người viết [NQT], xin phép anh em tòa soạn, trích một hai câu hỏi, và trả lời của ông.
gđ: Nhạc sĩ Phạm Duy đã là một trong những linh hồn của giới văn nghệ sỹ trong sáu năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi văn nghệ còn ít nhiều tự do, chưa bị siết trong sự quản chế của Đảng Cộng sản. Đã sống và sáng tạo trong sự biến thiên sâu sắc của lịch sử hiện đại Việt Nam, bác nghĩ như thế nào về thời kỳ ấy? Liệu có thể coi đây là một trong những giai đoạn thành công, đáng ghi nhớ nhất trên hành trình sống và sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy?
Phạm Duy: Tôi hãnh diện vì được tham gia vào kháng chiến chống Pháp và vì đã đóng góp được vào nền âm nhạc nước nhà bằng ba mươi bài ca kháng chiến. Không lúc nào tôi phủ nhận điều này. Giờ đây, tôi vẫn cho rằng trong vòng năm trăm năm nay, nước mình chỉ có mười năm đoàn kết, thực sự yêu nhau, cùng gánh vác giang sơn và đó chính là khoảng thời gian từ bốn nhăm đến năm nhăm (1945-1955). Còn nhà cầm quyền và nhân dân đánh giá như thế nào về phần đóng góp của tôi thời kháng chiến, là ba mươi ca khúc ấy, thì nói thật: tôi xin chịu. Tôi chỉ biết cống hiến xong rồi, là xong (cười).
gđ: Nhắc đến Phạm Duy, không thể không nhắc đến Văn Cao. Có thể coi Văn Cao như là điển hình cho thế hệ văn nghệ sỹ của bác, tài hoa nhưng gặp bao nhiêu là tai họa bởi chế độ độc tài cộng sản. Nhiều người đã nghĩ rằng gia tài âm nhạc của Văn Cao sẽ không chỉ có thế, ngót nghét hai chục bài, nếu ông được sống cho âm nhạc trong những điều kiện khác. Thế còn bác, bác nghĩ thế nào về vấn đề hết sức tế nhị này?
Phạm Duy: (cười) Tôi phải công nhận là anh Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều lắm. Về nhạc, về vẽ. Về thơ. Đủ thứ. Đủ mọi phương diện. Nói anh ấy không may thì cũng không đúng. Anh ấy đã chọn con đường của anh ấy. Tôi cũng chọn con đường của tôi: làm một người tự do tuyệt đối. Vào thời điểm 1951, tôi cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm. Nhưng tôi muốn được tự do, để sáng tác, vâng thế là tôi đi. Đi cho tới lúc này, ngồi cạnh các anh ở Hannover, vẫn chưa ngừng nhé, (cười). Ông Văn Cao thì ở lại. Việc đánh giá ông ấy, cũng như kết quả đến với ông ấy ra sao thì tôi không dám nói. Văn Cao có cái vinh cái nhục của Văn Cao. Tôi cũng thế. Văn Cao được chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc cực chăng? (cười)...
PD trả lời tờ gió
đông, Ðức, 1, 1997
Gấu có tới hơn 1 kỷ niệm,
về nghe nhạc PD trong tù VC, thời gian lao động cải tạo tại nông trường
Ðỗ Hoà, Cần Giờ. Lần nghe Thuyền Viễn
Xứ có lẽ nên thơ
nhất,
tuyệt vời nhất. Những lần nghe anh bạn tù Hùng Võ Sĩ, trong đêm
khuya, âm thầm hát nhạc tình, những gì gì đưa em tới bên cầu, chiều
nay bên sông hoa rụng tơi bời, cơn mộng tan rồi, giấc mộng đã tan, ảo
tưởng vưỡn còn, còn hoài hoài... cũng
thật tuyệt, ngủ lúc nào không biết.
Nhưng cái lần nghe "Ngày mai đi nhận [nhặt cũng được] xác chồng" thì đúng là phê tới đâu, đau tới đó, và sau này ngấm mãi, ngấm mãi, thì lại ngộ ra chân lý ["điển phạm" là đây chăng?], phải có ông Trời sắp xếp thì mới được, nếu không có ổng, là kể như chớt lớt!
Thuyền Viễn Xứ
Chiều nay
sương khói lên khơi
Thùy dương
rũ bến tơi bời
Làn mây hồng
pha dáng trời
Sóng Đà
giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi viễn
xứ xa xưa
Một lần qua
rạt bến lau thưa
Hò ơi, giọng
hát thiên thu
Suối nguồn
xa vắng chiều mưa ngàn về
Nhìn đường về
cố lý, cố lý xa xôi
Đời nhịp sầu
lỡ bước, bước hoang mang rồi
Quay lại hướng
làng, Đà giang, lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi
im bóng mái tuyết suơng
Mong con bạc
lòng
Chiều nay gửi
tới quê xưa
Biết là bao
thương nhớ cho vừa
Trời cao
chìm rơi xuống đời
Biết là bao
sầu trên xứ người
Mịt mờ sương
khói lên hương
Lũ thùy
dương rũ bóng ven sông
Chiều nay
trên bến muôn phương
Có thuyền viễn
xứ nhổ neo lên đường
Thơ Huyền Chi
Phạm Duy phổ
nhạc
Trong cuốn DVD đúp, Ngày Trở
Về, Phạm Duy cho biết, bài Thuyền Viễn
Xứ được sáng tác, trong dòng những bài trước đó, của Hoàng Quý, của
Đặng Thế
Phong... ra đời trước nó 10 năm, tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nếu những
bài hát
kia mang chất Lãng Mạn, biểu hiện một thứ tình cảm cá nhân, thì bài TVX
có tính
hiện thực, không biểu hiện một cõi tôi cá nhân. Thí dụ như câu:
Sóng Đà giang thuyền qua xứ người.
Theo Gấu, bài Thuyền Viễn Xứ là một bản nhạc không mang tính hiện thực, mà là tính tiên tri. Nó đã được sáng tác ra, cho những người Việt ở hải ngoại, mãi sau này, ngay cả khi PD đã trở về, và họ, không thể trở về, chỉ còn cách hát bản nhạc của ông, cho đỡ nhớ quê hương:
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người.
*
Khủng khiếp thật, quyền năng, sức mạnh tiên tri.
Của, chỉ một bản nhạc!
*
Trong một video, đài VNCR phỏng vấn PD trước khi ông trở về, Đài này
trích một
câu ông nói, tôi thương hại những người chỉ trích tôi, phê bình tôi, vì
họ không
hạnh phúc như tôi... . Chính vì câu này mà Gấu phải tò mò nghe cho hết
cuộc
phỏng vấn. Hóa ra ông thương hại họ là người không có cái hạnh phúc của
một
thằng nghệ sĩ, nắm bắt đúng cái bước đi của thời gian, và đẻ ra được
những sáng
tác thật là tuyệt vời, như ông.
Nhưng có những người rất đau lòng vì chuyện PD trở về, đó là những
người nâng
niu những khúc nhạc tuyệt vời trên, và cái đa số thầm lặng này không hề
chỉ
trích, không hề phê bình PD. Họ chỉ đau lòng, PD, người nghệ sĩ luôn
nắm bắt
kịp cái hạnh phúc, chẳng lẽ không bắt kịp cái đau xót của những người
yêu mến
ông, trân trọng tài năng của ông?
Gấu nghĩ đám đa số thầm lặng này rất thương hại PD, như PD thương hại,
không
phải họ. NQT
*
Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa
sổ, đối
với K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh
hát. Một
buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột
nhiên
anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ
đây cơn mộng tan rồi"...
Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến
còn
nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung,
lần đầu
tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn. Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không
hiểu những
ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn
tù...
Mùa
thu, những di dân
Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of
pride, 'he is
one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi
là
tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
"Ở bẩn sống lâu" hay "không thành công thì thành nhân",
bạn muốn thứ nào?
Trong "Lessons of the Masters" [Harvard University Press, bìa mỏng,
2005], ông 'nghiên cứu sinh' Steiner vinh danh Alain, một trong những
Vị
Thầy Suy Tưởng, Maitres à Penser. Steiner viết, Alain - thầy
của
Simone Weil, André Maurois - dậy học trò một câu thật quái dị:
đừng thành
công [ne pas réussir]. Và đây là, theo Alain, luật tối thượng về đạo
đức, the
supreme moral rule.
Bởi vì "thành công", có nghĩa
là, phải... bẩn!
Phải chiều theo luật "ông mất của kia bà chìa của nọ", nghĩa là phải
biết điều, phải thỏa hiệp.
"Nỗi khổ" của PD, đúng như một độc giả trên talawas đã nhận ra, chính
là sự thành công vượt bực của ông: trở thành một thiên tài, "một người
nghệ sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước".
Thiên tài lớn lao của thế kỷ 20 của Việt Nam, sống thì có sống, thành
công thì
rất ư là thành công, nhưng không... sống sót!
Nhưng cũng vẫn Alain, đã gặt
hái đuợc, nhân đọc Lagneau viết về
Spinoza [Thầy đọc Thầy đọc Thầy..] định nghĩa này, về Cái Thiện Cao Cả
Nhất Của
Con Người, [man's highest good], đó là:
[Hãy] kinh nghiệm niềm vui của tư tưởng và [hãy] tha thứ cho Lão Tặc
Thiên. Tha
thứ cho ông trời già độc địa.
[to experience the joy of thought and to pardon God].
Trời kia mà còn "tha thứ", nữa là ba "vụ án" lẻ tẻ!
Vụ Án
Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho
khúc ruột
ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm
tới khúc
ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò
cải
tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho
dù
chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu,
thính
giả đích thực của bản nhạc TVX, là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng
không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích
dẫn
Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên
'quê
hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh
nghiệm
về khổ đau" (1), mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời.
"Ở nơi đó, cũng vậy, giữa những ống khói, trong những
quãng ngừng của
khổ đau, có một cái gì giống như là hạnh phúc.... Vâng, đúng là nó đấy,
hạnh
phúc ở trại tập trung, điều mà tôi sẽ nói tới sau này, khi có người
hỏi. Thì cứ
giả dụ như sẽ có người hỏi. Thì cứ giả dụ như chẳng bao giờ tôi quên
nổi, hạnh
phúc."
Kertesz
(1)
Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về khổ đau.
W. Faulkner
*
Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản TVX, và miệng
lẩm bẩm
hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ
rằng,
lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng
cái bản
nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và
tấu nó
lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu
Rừng Sát
ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là
trùng trùng
lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang
đổ
xuống....
Nguồn
*
Và cũng vì lý do các ông
không có kinh nghiệm đi
kháng chiến nên không đem được nhiều cảm xúc buồn thương hay hùng vĩ
vào âm
nhạc.
Còn tôi, tôi muốn soạn một “đại khúc” (grand music) bi hùng dài tới 5-7
đoạn,
một “chant patriotic”. Có thế thôi!
PD
Một ông theo kháng chiến bỏ về
thành, chạy qua Mẽo, rồi lại trở về
vào lúc chót đời, vì ngửi ra mùi đô la đỏ, vậy mà còn tự hào như thế về
kinh
nghiệm Khiến Chán của mình như vậy, làm sao mà những ông VC từ đít đến
đít
không tự hào về những đóng góp của họ để làm nên một nước Mít như hiện
nay?
V/v cụm từ “đô la đỏ” này, nó có ít lắm là hai nghĩa, một, là để chỉ
thứ đô la
Mẽo trả tiền mua vui cho mấy em bướm snack bars ngày nào, rồi bất thình
lình,
đóng cửa trại quân, ra lệnh đổi tiền, thế là biến thành mớ giấy lộn!
Hồi đó, nhà nước VNCH cũng bị nặng vì cú này!
*
V/v… “tôi thương hại những người chỉ trích tôi, phê bình tôi, vì họ
không hạnh
phúc như tôi...”.
Gấu tặng PD câu này, thuổng của tay nhà văn Cesare Pavese, trong một bài viết về ông, trên tờ Le Magazine Littéraire, Oct 2008:
“Il est une chose
plus triste que d’avoir raté ses
idéaux: les avoir réalisés”
Le Métier de vivre
Ðiều buồn nhất,
buồn hơn cả làm hỏng những lý tưởng, đó là: biến chúng thành hiện thực!
Cái tít của cuốn
sách, Nghề sống, Le Métier de vivre,
cũng có thể áp dụng cho
PD!
Có vẻ như
câu của tay Pavese này tương tự câu của Alain:
Thực hiện những
lý tưởng của mình xem ra dễ hơn là làm hỏng chúng.
Sống đã khó, sống sót lại càng khó.
Cả đời PD chưa bao giờ ông được hưởng cái thú
thất bại!
Tuy nhiên, những kẻ thất bại, thí dụ như Gấu,
cảm ơn ông rất nhiều, khi đi tù
VC!
Và “bà mẹ huyền thoại” của TCS, hẳn là thua bà mẹ trong bài thơ “Chiến Tranh” sau đây, của Charles Simic.
War
The trembling finger of a woman
Goes down the list of casualties
On the evening of the first snow
The house is cold and the list is long.
All our names are included.
Ngón tay run rẩy của người đàn
bà
Chạy dọc theo, không phải
danh sách chiến lợi phẩm,
mà là những mất mát, tổn hại.
Vào một buổi chiều đầu tuyết.
Căn nhà thì lạnh, và danh sách thì dài.
Tên của tất cả chúng ta thì đều có trong đó.
Làm sao mà bằng Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy được !!!
K
Cả hai bà mẹ Mít, Mẹ “giao
liên, huyền thoại, che mưa”… và Mẹ Gio
Linh, đều thua Mẹ Serbia của Simic.
Một ông da vàng, hát nhạc vàng, mê nhạc đỏ… và một ông" đi và về cùng 1
nghĩa như nhau", cả hai đều lợi dụng thơ và nhạc cho mục đích, mục tiêu
cá
nhân, để “khuây khỏa” lòng dạ đen tối của họ.
Một, chạy tội, một, “bi thảm hóa thảm kịch”.
Thảm kịch đã khốn nạn rồi, vậy mà còn bi thảm hoá nó, để "ăn khách"
hơn lên. "Em" TT, người đẹp trong truyện ngắn Cửa Sau của MT,
chẳng đã thú tội trước bàn thờ, mỗi lần hát Mẹ Gio Linh, là mỗi lần
khóc ư?
Làm sao so được với thứ thơ ca “thực”, được.
NQT
Cô Tư, trong Một Mối Tình, có phán 1 câu, áp dụng vô đây, thì thật là "thông minh và sáng tạo", để phân biệt giữa nước mắt, thực và giả, giữa giấc mộng đã tan sao ảo tưởng vẫn còn!
Chợt nó hỏi:
-Sao Dì Út không lấy chồng, Dì
ở vậy hoài Ngoại
rầu lắm đó."
-Dì còn phải đi hát.
-Dì hát vui hay Dì lấy chồng
vui?
Tôi cười, lấy chồng vui hơn,
nhưng phải lấy ngay
trân người mình thương kìa. Còn đi hát thì không vui không buồn, mơ hồ
lắm,
thấy cười ha ha chưa chắc đã vui, thấy rặn ra một đống nước mắt vậy mà
hổng
phải buồn. Có lúc đang ở nhà lại muốn đi, có lúc đang hát ở trên sân
khấu vậy
tự nhiên thèm về nhà. Bầu hỏi tôi thường đóng vai gì, tôi kể, nhiều
lắm, hiền
có, ác có, mà toàn vai phụ không thôi... Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao
chát
trong lòng, tôi bảo, nhưng có một vai Dì thèm mà không ai cho đóng, vai
gì hả,
vai một người bình thường, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa,
cũ kỹ.
Buổi sáng, chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn về nấu bữa cơm trưa,
chiều
phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông
súng
bước vô nhà.... Và để được nghe con trai mình nói với mình những câu
chuyện chỉ
để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ, Dì chỉ ước có vai bình thường
vậy....
Cái thứ nước mắt vãi ra cả đống đó, chính là cái mà đám nhà văn nhà thơ nhạc sĩ Mít mong muốn. Thảm như thế đấy. Ông TCS thì biết gì về bà mẹ huyền thoại. Ông PD thì cũng rứa. Cả đời cả hai ông không dám khóc “thật”, đành làm thứ “xướng ca vô loài” xin tí nước mắt của người đời!
Hai ông làm sao đóng vai một người bình thường?
Trong cái đời thường của nghệ sĩ, người đọc nhận ra họ cũng như mình, cũng có những nỗi đau khổ mình ên, và có những lúc, họ khóc thật, cho riêng họ. Ðây là cái sự khác biệt, cực khác biệt, giữa mũi tẹt và mũi lõ, và chính vì thế mà cái dạng văn học tiểu sử cũng rất được ưa chuộng ở Tây Phương, như qua những nhận định sau đây về Brodsky, trong bài viết The Gift:
Joseph Brodsy và những vận may
của sự không may, Joseph Brodsky
and the fortunes of misfortune.
Brodsky experienced all the struggles of his generation on his own
hide, as the
Russians say. His exile was no exception.
Brodsy kinh nghiệm tất cả những cuộc chiến đấu của thời đại của ông,
mình ên,
như người Nga nói. Cái sự lưu vong của ông thì cũng không ngoại lệ.
Trong khi đó, chúng ta đâu thấy ông PD “vật lộn” với những cuộc vật lộn của thời của ông? Kháng chiến, ông đi, được mấy ngày, bỏ về, vì chịu không nổi cái đói, cái khổ. Ông TCS thì cũng thế, trốn lính, mê VC, sau 30 Tháng Tư, bèn tưởng tượng ra bà mẹ huyền thoại che mưa cho đàn con, trong không có ông, để trình ra cho Hồ Tôn Hiến thấy, để đổi lấy vài ly rượu!
Chẳng ông nào ‘mình ên’ đau cái
đau 1 mình, nhưng mà là của chung
một thời đại của mình cả
Bà
Mẹ Mít thứ
thực, có thể so với Bà Mẹ Serbia của Simic, là của Trần Thiện Thanh,
trong Rừng
Lá Thấp, mà GCC phán rất ư là cá chớn, chẳng thua gì Kinh Cầu
của Akhmatova, và
cái hồn văn học của miền Nam là ở trong đó,
chứ không phải ở trong “trả lại em yêu, nào môi nào vú nào khung trời
đại
học”!
Rừng
Lá Thấp
Trần Thiện Thanh.
1.
Rừng lá xanh xanh cây phủ đường
đi
Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì
Tôi là người đi chinh chiến dài lâu
Nên mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu
2.
Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:
"Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà"
Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao
Nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu
ĐK:
Sao không hát cho người giết
giặc trên cầu
Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh
Trong khói súng xây thành
Mắt quầng thâm mất ngủ
tàn đêm khói lửa,
Giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh"
Sao không hát cho những người
còn mải mê
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Sao không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa
Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua
3.
Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy
quanh.
Đời lính quen yêu gian khổ quân hành
Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên
Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên
4.
Lời hát xin gây rung động thật
sâu
Đừng hát như chim giữa rừng lá sầu
Xin thật lòng qua câu hát đầu môi
Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi
[Trích từ net]
Đâu có thua gì Kinh Cầu của Akhmatova, trích đoạn, dưới đây.
Bạn có thể coi Kinh Cầu là “ấn bản thứ nhì” của Rừng Lá Thấp, khi những người lính, sĩ quan VNCH thất trận, đi tù, và thân nhân của họ lặn lội đi thăm nuôi…
Tính nhân bản của cả hai, như nhau.
Sao không hát cho những người vừa nằm
xuống chiều qua?
thì cũng tương tự câu hỏi:
Liệu bà có thể miêu tả
cảnh này không?
*
Thay cho một lời mở đầu - Instead of
a preface
Trong những năm khủng khiếp dưới thời trùm công an
nhân dân N.I.
Yezhov, tôi
trải qua 17 tháng đứng xếp hàng trước một số nhà tù ở Leningrad. Một
bữa, có
một người “nhận ra” tôi. Rồi thì một bà, môi tái nhợt vì lạnh, đứng
đằng sau
tôi, và, người này, lẽ dĩ nhiên, chưa từng bao giờ nghe tên tôi, bỗng
như tỉnh
ra, hết ngơ ngẩn - đây là tình trạng chung của tất cả chúng tôi -, và
thầm thì
vào tai tôi [mọi người ở đây chỉ nói với nhau theo kiểu thì thầm]:
-Liệu bà có thể tả cái này? [Can you describe this?]
Và tôi nói:
-Được!
Và thế là có một cái gì đó giống như là một nụ cười, thoáng qua trên
một nơi đã
có thời là khuôn mặt của bà.
Ngày 1 Tháng Tư, 1957 Leningrad
Anna Akhmatova
Không phải tôi cầu nguyện chỉ
cho tôi,
Nhưng còn cho những người đứng trước và sau tôi
Vào một ngày đông giá băng
hay một ngày nóng tháng Bẩy
Trước bức tường Hoả Lò chói chang làm mù mắt
Not only for myself do I pray,
But for those who stood in front and behind me,
In the bitter cold, on a hot July day
Under the red wall that stared blindly
Kinh Cầu: Lời Cuối
*
Từ:
Trong khói súng xây thành
chuyển qua
Mắt quầng thâm mất ngủ
thì đúng là khủng khiếp, quái chiêu thật!
Hai câu liền sau đó, cũng thật là thần sầu:
Sao không hát cho những người còn mải mê,
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Tôi, do chưa từng đi lính, mê
thì quá mê bản nhạc, nhưng có mấy
câu, mấy chữ không làm sao hiểu được ý của tác giả.
Thí dụ: Tàn đêm khói lửa, giờ chỉ cần hai tiếng... hai tiếng gì? “Bên
anh”, hay
“mến anh”?
Đừng hát như chim trên “ngọn lá sầu”, hay, “vùng lá sầu”?
Câu này thật hay, nhưng thật khó hiểu: Ngọn lá sầu? Vùng lá sầu?
Yêu lá thấp là... yêu lá gì?
Càng khó hiểu càng hay!
Nguyễn Quốc Trụ
Source
[Note: Bài viết này Gấu viết cho Blog VOA của NXH, [bạn quí order, mày
đi giùm
tao vài kỳ, bịnh quá], bị chửi tơi bời hoa lá. Ða số đệ tử của Thầy
Cuốc, theo
GNV, nhưng cũng có 1 số thực sự bực, vì chẳng ra làm sao cả, chẳng
ra 1 bài viết.]
Steiner quan niệm âm nhạc vượt lên khỏi xấu và tốt, thiện và ác. Khi mớm lời cho nó, là đẩy nó vào cõi tục lụy. Chẳng thế mà Văn Cao, sau khi làm thịt tay Việt gian DDP, không làm nhạc có lời được nữa, và chỉ ngao du trong cõi vượt ra khỏi thiện và ác của những thanh âm không lời. Chẳng thế mà mỗi lần PD làm nhạc có lời, là phải mượn hứng khởi, ở một nơi chốn ‘âm u và ẩm ướt’, là ‘bướm’ của một em nào đó, hay phổ một bài thơ.
Thơ, thanh cao, thành ra nhạc phổ thơ của ông gần tới cõi thiên thai của nhạc Văn Cao.Sunday, October 9, 2011
Kundera viết
"Di tản: một cuộc lưu lạc bắt buộc ở nước ngoài đối với người coi đất
nước
nơi mình sinh ra là tổ quốc duy nhất của mình. Nhưng tình trạng di tản
kéo dài
và một sự trung thành mới đang nảy sinh, sự trung thành với đất nước
mình đã nhận;
bấy giờ là đến lúc cắt đứt. Stravinski dần dần từ bỏ chủ đề Nga. Năm
1922 ông
còn viết Mavra (hí kịch phỏng theo Pouchkine), rồi năm 1928, Nụ Hôn Của
Bà
Tiên, kỷ niệm về Tchaikovski, rồi ngoài mấy tác phẩm ngoại lệ không
đáng kể,
ông không trở lại chủ đề Nga nữa. Khi ông mất năm 1971, Vera vợ ông,
tuân theo
ý nguyện của ông, từ chối đề nghị của chính phủ Xô Viết chôn ông ở nước
Nga và
chuyển thi hài ông đến nghĩa trang Venise."
NXH
Mấy đoạn
trích dẫn Kundera được NXH trích dẫn từ bản dịch của NN, Gấu đã dịch,
từ tác phẩm
của Kundera, trong 1 bài viết cũng về Phạm Duy
Di dân là "số" phần, (a matter of arithmetic), theo Kundera.
Joseph Conrad, sống 17 năm tại Ba-lan, và tại Russia, lưu vong cùng với gia đình. 50 năm còn lại, ở Anh, hay trên những con tầu Anh. Đương nhiên, ông viết văn bằng tiếng Anh, về đề tài Anh. Ông bị dị ứng, khi đụng phải những gì có "mùi Nga": dấu vết Ba-lan độc nhất ở nơi ông. Tội nghiệp Gide, không thể hiểu tại sao Conrad "không thiện cảm" với Dostoevsky.
Bohuslav Martinu sống ở Bohemia đến năm 32 tuổi, sau đó, 36 năm ở Pháp, Thuỵ sĩ, Hoa kỳ, rồi lại Thuỵ sĩ. Ông luôn coi ông là một nhà soạn nhạc Czech, và hoài cố hương cũng là chất nhạc của ông. Nhưng sau chiến tranh, ông từ chối mọi lời mời trở về. Vào năm 1979, hai mươi năm sau khi ông chết, những "biệt kích" làm hỏng ước muốn được mồ yên mả đẹp ở Thuỵ sĩ, đã quật mồ, "bắt cóc", long trọng làm một cuộc "hôn nhân cưỡng ép" với đất mẹ cho cái xác chết của ông.
Gombrowics sống 35 năm tại Ba lan, 23 năm tại Argentina, 6 năm tại Pháp. Tuy chỉ viết văn bằng tiếng Ba-lan; nhân vật, người Ba lan, nhưng khi được "mời về", ông ngần ngại, cuối cùng từ chối, rồi an nghỉ đời đời ở miền Nam nước Pháp.
Ba phần đời
sấp xỉ bằng nhau của Stravinsky: Nga, 27 năm, Pháp và Thuỵ sĩ- Pháp, 29
năm và
Hoa kỳ, 32 năm. Chất Nga đậm đặc trong sáng tác của ông, những năm đầu
xa xứ tại
Pháp. Rồi chiến tranh cắt đứt dần những mối nối, tuy nhiên ông vẫn là
một nhà
soạn nhạc Nga với những sáng tác mang chất thơ dân giã của quê hương.
Sau Cách
mạng Nga, ông hiểu rằng, ông đã mất hẳn, nơi chốn ra đời, và cuộc đời
di dân thực
sự bắt đầu. Khi ông chết, vào năm 1971, bà vợ đã bác bỏ đề nghị của
chính quyền
Xô-viết, và thực hiện đúng ước nguyện của ông, được chôn tại một nghĩa
địa ở
Venice.
Tất
cả những nghệ sĩ trên đây, được Kundera lôi ra chỉ để xác minh cho
"điển
phạm" của ông: Di dân là số phần. Chẳng ai trong số đó về nhà lại như
PD, kể
cả Kundera, sau cùng chọn Pháp. Ghép họ cùng 1 duộc với PD thì nhảm quá.
*
Không phải chỉ em, mà luôn cả anh - nhà thơ, sẽ cách xa: Nghệ sĩ phải làm cho hậu thế tin rằng, anh ta đã không sống, Flaubert nói. (L'artiste doit faire croire à la postérité qu'il n'a pas vécu). Maupassant ngăn cấm chuyện chân dung ông có trong tuyển tập những nhà văn nổi tiếng: Đời riêng của một người, và bộ mặt của ông ta không phải là để chường ra cho thiên hạ thấy. "Tôi ghét chuyện dí mũi vào đời riêng của mấy ông nhà văn lớn, và chẳng có một cuốn tiểu sử nào giọi chiếu được một mẩu đời tư của tôi," Nabokov nói. Italo Calvino giải thích thêm: ngu gì mà nói cho bất cứ một ai, dù chỉ một lời, về đời tư của mình! Faulkner mong muốn, chỉ là một người bị huỷ bỏ (annulé), được lịch sử gạch đi (supprimé par lõhistoire), chẳng để lại bất cứ một vết tích, ngoại trừ những cuốn sách đã được in. (Milan Kundera khi nhắc lại, đã gạch dưới hai chữ sách, in). Theo một ẩn dụ nổi tiếng, nhà văn phá huỷ căn nhà riêng của ông, để, với những viên gạch lấy từ đó ra, xây dựng một căn nhà khác: cuốn tiểu thuyết của ông ta. Khi mà Kafka được người đời chú ý đến, nhiều hơn là (nhân vật) Joseph K., tiến trình hậu - cái chết (mort posthume), của nhà văn bắt đầu.
Trường
hợp đời tư vs đời công, cũng thật “khó nói”, với PD, vì đời của ông, tư
công
lộn tùng phèo. Khi về thành, ông đổi lời mấy bản nhạc kháng chiến,
thành ra lại
hát được ở trong vùng Tề Ngụy. Ông suốt đời khóc cười theo vận nước nổi
trôi,
làm sao tách ra được mà ví với những Flaubert, Faulkner?
*
Chẳng có gì để mà hoài nghi:
Stravinski luôn mang theo cùng với
ông, vết thương ăn nhờ ở đậu, như mọi người khác. Con đường nghệ thuật
sẽ khác
hẳn, nếu ông ở quê hương. Điều tuyệt vời ở đây là, cuộc lữ của ông, qua
lịch sử
âm nhạc, đã bắt đầu đúng lúc, khi ông nhận ra rằng, nơi chốn ra đời
không còn
hiện hữu, và để thay thế nó, ông đành chọn âm nhạc, bởi vì đâu có một
xứ sở nào
để mà thay thế nó?
Không phải chuyện văn vẻ ở đây, mà là cụ thể (Kundera). Quê hương độc
nhất, nhà
của ông: âm nhạc, tất cả âm nhạc, của tất cả các nhạc sĩ. Chính tại
đây, ông
quyết định, đóng trụ, tái định cư, mọc rễ, làm nhà...
[Gấu tui chép lại câu trên, để
"riêng tặng" nhạc sĩ Phạm Duy].
NQT
Ba phần đời xấp xỉ bằng nhau của Stravinski: Nga, hai mươi bẩy năm; Pháp và Thụy sĩ nói tiếng Pháp, hai mươi chín năm; Hoa kỳ ba mươi hai năm. Cuộc vĩnh biệt Nga-xô của ông đã trải qua nhiều giai đoạn: từ 1910, ông ở Pháp, chuyến viễn du dài, học hỏi, nghiên cứu. Đó là những năm tháng, chất Nga đậm đặc trong sáng tác của ông: Petrouchka, Zvezdoliki (phỏng thơ Balmont, một thi sĩ Nga), Le Sacre du Printemps, Pribaoutki, khúc mở đầu Noces. Rồi chiến tranh làm cho những liên lạc với Nga-xô trở nên khó khăn, tuy nhiên, ông vẫn là một nhà soạn nhạc Nga với Renard, và Histoire du Soldat, gợi hứng từ thơ ca bình dân. Chỉ sau cách mạng, ông hiểu ra, kể như mất hẳn, nơi chôn rau cắt rốn: cuộc đời di dân, ăn nhờ ở đậu thực sự bắt đầu.
Ăn nhờ ở đậu: cuộc sống cưỡng ép nơi xứ người, của một kẻ luôn coi nơi chôn nhau cắt rốn là quê hương độc nhất. Nhưng ngày qua tháng lại, một tình cảm với đất tạm nẩy sinh, và tới một thời điểm nào, là chuyện cắt bào đoạn nghĩa, Tôn phu nhân qui Thục, thà mất lòng anh đặng bụng chồng. Stravinski dần dần từ bỏ đề tài Nga. Năm 1922, ông còn viết về nó, Mavra, một opéra hài, phỏng theo Pouchkine, sau đó, Le Baiser de la fée, một kỷ niệm về Tchaikovski, rồi thôi luôn, trừ một vài ngoại lệ. Khi ông mất (1971), Vera, bà vợ đã từ chối đề nghị của chính quyền Xô-viết, và thực hiện đúng ước nguyện của ông, được chôn tại một nghĩa trang ở Venice.
Chẳng có gì để mà hoài nghi: Stravinski luôn mang theo cùng với ông, vết thương ăn nhờ ở đậu, như mọi người khác. Con đường nghệ thuật sẽ khác hẳn, nếu ông ở quê hương. Điều tuyệt vời ở đây là, cuộc lữ của ông, qua lịch sử âm nhạc, đã bắt đầu đúng lúc, khi ông nhận ra rằng, nơi chốn ra đời không còn hiện hữu, và để thay thế nó, ông đành chọn âm nhạc, bởi vì đâu có một xứ sở nào để mà thay thế nó? Không phải chuyện văn vẻ ở đây, mà là cụ thể (Kundera). Quê hương độc nhất, nhà của ông: âm nhạc, tất cả âm nhạc, của tất cả các nhạc sĩ. Chính tại đây, ông quyết định, đóng trụ, tái định cư, mọc rễ, làm nhà... Chỉ nơi đây, ông cuối cùng tìm ra những đồng hương, láng giềng, thân cận. Nào là Pérotin, nào là Webern. Với họ, ông chuyện trò. Chỉ ngưng lại, khi chết. Còn sống, ông luôn làm cho mình được thoải mái. Khi ngừng lại ngắm nghía một khoảnh vườn, một góc bếp, mân mê một cạnh tủ, cứ thế ông trải quãng đời còn, từ dân ca cổ điển tới Pergolèse, nhờ vậy, ông viết Pulcinella (1919), rồi lân la làm quen những nhạc sư baroque khác, nếu không, ông không thể viết nổi Apollon Musagète (1928). Những giai điệu (mélodies) trong Le Baiser de la fée là từ Tchaikovski. Bach: thầy đỡ đầu Concerto pour piano et instruments à vent (1924)... Những kẻ thù của ông, những người coi âm nhạc là biểu lộ tình cảm, họ đã kết án ông: một con tim nghèo đói; chính họ đã không có đủ trái tim, để hiểu vết thương lòng ông mang theo suốt cuộc lữ, qua lịch sử âm nhạc. Nhưng chuyện này đâu có gì ngạc nhiên: chẳng có ai vô tình tàn nhẫn bằng những kẻ đa tình đa cảm. Thánh nhân vốn tàn nhẫn, bất nhân. Hãy nhớ một điều: Sự khô héo của con tim...
Vết thương di tản?
Vết thương,
với PD. Chắc không đâu, nhưng từ "di tản" thì quả đúng với ông. Với đám
nghệ sĩ kia,
thì là lưu vong. Với PD, là di tản. Ở vùng kháng chiến, ông di tản về
Hà Nội. Ở
Hà Nội, ông di tản vô Sài Gòn. Ở Sài Gòn ông di tản qua Mẽo. Ở Mẽo ông
di tản về
lại Sài Gòn, khi PN trả ông nừa triệu đô. Gấu nghe nói PN bị hố, không
làm sao
thu lại vốn, vì cái trò nhỏ giọt, lâu lâu mới thí cho dân Mít trong
nước được
nghe thêm 1 bản nhạc của ông.
NXH trích HKP, chúng ta phải biết ơn PD. Tất nhiên. Gấu là người nợ ông nhiều nhất, những ngày ở tù VC, không có nhạc của ông, là không thể qua nổi, như Gấu viết sơ sơ trong bài Mùa Thu.
Nhưng chúng ta phải cám ơn chiến tranh mới đúng. Nhờ chiến tranh “tha” ông. Hay là ông khôn hơn nó? Nếu không, gia tài âm nhạc Mít chỉ có dúm thời kỳ đầu PD.
NXH kể kỷ niệm
về 1 bài viết cho tờ Vấn Ðề, trong có trích dẫn Bà Mẹ Gio Linh, và cho
biết, vì
bài viết ông bị Ngụy làm khó dễ. Nhưng hình như độc giả chúng ta không
biết vì
nội dung bài viết hay vì Bà Mẹ Gio Linh. Trên Tin Văn, mấy bữa trước,
Gấu nhắc
tới bà mẹ Serbia trong 1 bài thơ của Simic, và khen nhặng cả lên,
một độc
giả lắc đầu, thua xa bà mẹ Gio Linh. Gấu đành phải đi một đường "phản
biện", bà mẹ
Serbia mà nhà thơ Serbia, Charles Simic viết về đó, (2) là bà mẹ
thiệt, có thật ở ngoài
đời, còn bà
mẹ huyền thoại TCS che mưa cho đàn con không có ông TCS ở trong số đó,
là mẹ dởm,
như bà mẹ Gio Linh, mẹ dởm. Những ông TCS, PD làm nhạc ca ngợi, là vì
mục đích
cá nhân, để chạy tội.
Nói cho cùng,
thì cũng 1 thứ xướng ca vô loài, đời ca hát cho đời mua vui cả mà thôi.
Nhân đó, Gấu
có nhắc tới một nhân vật của Cô Tư, một cô đào, khi đứa cháu hỏi:
Sao Dì Út không lấy chồng, Dì ở vậy hoài
Ngoại
rầu lắm đó."
-Dì còn phải đi hát.
-Dì hát vui hay Dì lấy
chồng vui?
Tôi cười, lấy chồng vui
hơn, nhưng phải lấy ngay trân người mình thương kìa.
Còn đi hát thì không vui không buồn, mơ hồ lắm, thấy cười ha ha chưa
chắc đã
vui, thấy rặn ra một đống nước mắt vậy mà hổng phải buồn. Có lúc đang ở
nhà lại
muốn đi, có lúc đang hát ở trên sân khấu vậy tự nhiên thèm về nhà. Bầu
hỏi tôi
thường đóng vai gì, tôi kể, nhiều lắm, hiền có, ác có, mà toàn vai phụ
không
thôi... Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhưng
có một
vai Dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một người bình thường,
có chồng,
sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kỹ. Buổi sáng, chở mớ rau vườn ra
chợ, mua
ít thức ăn về nấu bữa cơm trưa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng
chờ chồng
từ ngoài đìa vác một mớ bông súng bước vô nhà.... Và để được nghe con
trai mình
nói với mình những câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ,
Dì chỉ ước
có vai bình thường vậy....
Bà Mẹ Việt
Nam, thứ thực, là chỉ có 1 người khóc,
đúng như cô đào hát phán, ‘lấy trân người mình thương cơ”.
PD chưa từng khóc cái kiểu “lấy trân người mà mình
thương cơ”.
(2)
Thỉnh thoảng lại thấy mấy hạt sạn trên TV :
1.
The trembling finger of a
woman
Goes down the list of casualties
On the evening of the first snow
The house is cold and the list is long.
All our names are included.
Ngón tay run rẩy của người
đàn bà
Chạy dọc theo, không phải
danh sách chiến lợi phẩm,
mà là những mất mát, tổn hại.
Vào một buổi chiều đầu tuyết
Căn nhà thì lạnh, và danh sách thì dài.
Tên của tất cả chúng ta thì đều có trong đó.
List of casualties : Danh sách tổn thất (nhân mạng: những người chết , bị thương, mất tích .. .)
2. Trong một đoạn phỏng vấn Murakami, " To make up one's mind " có nghĩa là " quyết định" (làm một việc gì đó) chứ không phải "đổi cái đầu " . Đoạn ấy đâu rồi tìm không thấy trên mấy bài đang đăng nên không copy and paste được . (1)
Và một số khác, nhưng chừ quên rồi .
K
Tks. Sẽ sửa lại. NQT
Khi dịch “List of casualties”, và “made up your mind”,
“lệch pha” như trên, Gấu bị THNM, và nghĩ đến đám… VC.
Chúng đâu cần biết tổn thất, mà chỉ nghĩ đến chiến lợi phẩm. Chúng làm
sao "quyết định", nhưng giả như chúng "đổi cái đầu", vờ đi ít lâu văn
học hiện thực xạo hết chỗ nói, may ra có khác đi chăng!
Ða tạ. NQT
ps: Và “bà mẹ huyền thoại” của TCS, hẳn là thua bà mẹ trong bài thơ “Chiến Tranh” sau đây, của Charles Simic. (2)
Làm sao mà bằng Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy được !!!
K
Cả hai bà mẹ Mít, Mẹ “giao
liên, huyền thoại, che mưa”… và Mẹ Gio Linh, đều thua Mẹ Serbia của
Simic.
Một ông da vàng, hát nhạc vàng, mê nhạc đỏ… và một ông" đi và về cùng 1
nghĩa như nhau", cả hai đều lợi dụng thơ và nhạc cho mục đích, mục tiêu
cá nhân, để “khuây khỏa” lòng dạ đen tối của họ.
Một, chạy tội, một, “bi thảm hóa thảm kịch”.
Thảm kịch đã khốn nạn rồi, vậy mà còn bi thảm hoá nó, để "ăn khách" hơn
lên. "Em" TT, người đẹp trong truyện ngắn Cửa Sau của MT, chẳng đã thú tội
trước bàn thờ, mỗi lần hát Mẹ Gio Linh, là mỗi lần khóc ư?
Làm sao so được với thứ thơ ca “thực”, được.
NQT
Cô Tư, trong Một Mối Tình, có phán 1 câu, áp dụng vô đây, thì thật là "thông minh và sáng tạo", để phân biệt giữa nước mắt, thực và giả, giữa giấc mộng đã tan sao ảo tưởng vẫn còn!
Chợt nó hỏi:
-Sao Dì Út không lấy chồng, Dì ở vậy hoài Ngoại rầu lắm đó."
-Dì còn phải đi hát.
-Dì hát vui hay Dì lấy chồng vui?
Tôi cười, lấy chồng vui hơn, nhưng phải
lấy ngay trân người mình thương kìa. Còn đi hát thì không vui không
buồn, mơ hồ lắm, thấy cười ha ha chưa chắc đã vui, thấy rặn ra một đống
nước mắt vậy mà hổng phải buồn. Có lúc đang ở nhà lại muốn đi, có lúc
đang hát ở trên sân khấu vậy tự nhiên thèm về nhà. Bầu hỏi tôi thường
đóng vai gì, tôi kể, nhiều lắm, hiền có, ác có, mà toàn vai phụ không
thôi... Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhưng
có một vai Dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một người bình
thường, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kỹ. Buổi sáng,
chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn về nấu bữa cơm trưa, chiều phụ
chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông
súng bước vô nhà.... Và để được nghe con trai mình nói với mình những
câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ, Dì chỉ ước có vai
bình thường vậy....
Cái thứ nước mắt rặn ra cả đống đó, chính là cái mà đám nhà văn nhà thơ nhạc sĩ Mít mong muốn. Thảm như thế đấy. Ông TCS thì biết gì về bà mẹ huyền thoại. Ông PD thì cũng rứa. Cả đời cả hai ông không dám khóc “thật”, đành làm thứ “xướng ca vô loài” xin tí nước mắt của người đời!
Hai ông làm sao đóng vai
một người bình thường?
Trong cái đời thường của nghệ sĩ, người đọc nhận ra họ cũng như mình, cũng có những nỗi đau khổ mình ên, và có những lúc, họ khóc thật, cho riêng họ. Ðây là cái sự khác biệt, cực khác biệt, giữa mũi tẹt và mũi lõ, và chính vì thế mà cái dạng văn học tiểu sử cũng rất được ưa chuộng ở Tây Phương, như qua những nhận định sau đây về Brodsky, trong bài viết The Gift:
Joseph Brodsy và những vận
may của sự không may, Joseph Brodsky and the
fortunes of misfortune.
Brodsky experienced all
the struggles of his generation on his own hide, as the Russians say.
His exile was no exception.
Brodsy kinh nghiệm tất cả những cuộc chiến đấu của thời đại của ông,
mình ên, như người Nga nói. Cái sự lưu vong của ông thì cũng không
ngoại lệ.
Trong khi đó, chúng ta đâu thấy ông PD “vật lộn” với những cuộc vật lộn của thời của ông? Kháng chiến, ông đi, được mấy ngày, bỏ về, vì chịu không nổi cái đói, cái khổ. Ông TCS thì cũng thế, trốn lính, mê VC, sau 30 Tháng Tư, bèn tưởng tượng ra bà mẹ huyền thoại che mưa cho đàn con, trong không có ông, để trình ra cho Hồ Tôn Hiến thấy, để đổi lấy vài ly rượu!
Chẳng ông nào ‘mình ên’ đau cái đau 1 mình, nhưng mà là của chung một thời đại của mình cả.
NQT
Bài viết này, Cô Tư cũng kinh nghiệm tất cả những cuộc chiến đấu của thời của mình, mình ên!
Comments
Post a Comment