Nơi người chết mỉm cười
Nguyễn Quang Thiều: Trở về mái nhà xưa
Nhà văn có đám, người đến chia
sẻ, phúng viếng đông
chẳng khác gì công an, bộ đội có đám...
Nguồn
Gấu xin thành thực chia buồn,
với BVVC ngày nào.
NQT
Note: Gấu đã
từng kể, về cái duyên gặp nhà thơ nhà văn NQT [Nguyễn
Quang
Thiều], lần đầu về Hà Nội.
Quen qua HPA
giới thiệu [qua phôn]. Gấu hỏi thêm HPA, này, có tha hồ nói chuyện
không đấy.
HPA trợn mắt, vẫn qua phôn, này đừng có đùa, hắn là trung tá [?] an
ninh đấy!
Gặp, anh thật là thân thiện, cởi mở.
Chỉ có Gấu là hỏng!
Trong một lần uống với cả bọn, vui quá, say quá, ngu quá, Gấu lỡ miệng,
xì ra
vụ trên. (1)
Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi rằng (thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng thống có vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi nhìn tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút lụi tàn bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
Bài của
Likhachev, “Phẩm tính trí thức”, là bài rất có ích cho các nhà văn. Tôi
đặc biệt
chú ý đến đoạn nói về cách sống và phong độ của giới trí thức Nga, cũng
như đoạn
về nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ
không phải
là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì
họ lớn
quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và ở hải ngoại
nên tìm
đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu điều để học,
sao cứ
đọc hoài Frost với lại Faulkner.
Điềm
Lạ, là có tới hai ông đại thi sĩ, đều đồ dởm, đều hải ngoại, vốn thầy trò, đã từng mở trang Hội Luận, đã có cùng tham vọng ra báo giấy văn học, cùng Cà na điên gốc Mít… cùng thi nhau thổi ông thi sĩ kiêm nghề cớm.
GCC
tính viết về thơ NQT, nhân dịp này, nhưng giở ra đọc,
thấy... thua!
Prologue
There
was no one who
smiled in those days
Except the dead, who found peace at last
Akhmatova: Requiem
Những ngày
đó chẳng có ai cười
Trừ người chết, sau cùng tìm thấy sự bình an
Trong một thành phố, nơi người chết mỉm cười, sung sướng vì sau cùng đã được bình an, nơi người sống "hơi thở thua người chết, hình hài thân xác thua đám sương mù trên thành phố...."
Cái tít cuốn sách của Gấu, "Nơi Người Chết Mỉm Cười", được 1 vị bạn văn khen nắc nỏm, hay quá, kiếm ở đâu ra thế, GCC bèn vội vàng thanh minh, của Akhmatova, trong bài viết có nhắc tới.
Còn 1 vị
nữa, cũng ra đi từ Miền Bắc, nói thẳng,
anh viết về Hà Nội!
"Nơi người chết mỉm cười" là Hà Nội. Cái nhà tù trong Requiem, là Hoả
Lò, là khách sạn Hilton!
Ui chao,
cũng cái ý "nơi người chết mỉm cười",
vào tay thi sĩ cớm, thì nó ra những dòng như sau đây:
VC chết rồi,
chưa chịu mỉm cười, đòi trở về, tiếp tục thực hiện những mưu mô của
chúng!
Khủng thật!
Ý của ông thi sĩ cớm muốn nói, những người chết - những linh hồn - bị
những
bóng ma chen vô, và những bóng ma tiếp tục thực hiện những mưu đồ của
chúng!
Nhưng, bóng ma nào ở đây?
Sự kiện, nhà
văn kiêm nghề cớm chìm, điệp viên, thì cũng thường xẩy ra, và họ cũng
chẳng giấu.
Graham Greene, thí dụ. Nhưng nhà thơ kiêm nghề cớm, thì hiếm có, và có
thể nói,
chỉ xẩy ra trong thế giới toàn trị, như Kundera chỉ ra, thời mà thi sĩ
ngự trị
cùng đao phủ.
Nhưng chính
vào cái thời toàn trị đó, mới có thơ, thứ bảnh nhất, như Akhmatova
khẳng định:
Thi sĩ không
ăn nằm với tội lỗi được:
In any event
Poets and
sins don’t go together
Poem Without
a Hero.
Nhưng phải là
Brodsky phán, thì mới thật là bảnh, trong bài Tựa cho
tập thơ của Akhmatova:
Vào một vài
thời kỳ của lịch sử chỉ có thơ mới dám đương đầu với thực tại bằng cách
nén chặt
nó vào một cái gì gọn thon lỏn, một cái gì mà nếu không làm như thế thì
cái đầu
chịu thua, không làm sao nắm giữ được.
Cái sự kiện
nước Mít, cả nước thơ, đã ghê rồi, nhưng, hầu như tất cả thi sĩ VC đều
là Cớm, ghê
hơn nhiều.
Nhưng vẫn chưa
ghê bằng, có những tên thi sĩ Mít hải ngoại còng lưng thổi tên thi sĩ
kiêm nghề Cớm!
Cứ giả dụ như thơ của NQT… hay, đã đủ nhục rồi.
Bùi Công Thuấn viết: (1)
Xin chia sẻ một góc nhìn thơ NQT
Thơ NQT là thơ tư tưởng. Mỗi bài thơ là một câu chuyện (kiểu như ngụ ngôn) chuyển tải tư tưởng hiện sinh. Vì thế đọc thơ NQT là đọc tư tưởng. Câu chữ, hình ảnh liên tưởng so sánh chỉ là cái vỏ. Hai nguồn tư tưởng hiện diện rõ nhất trong thơ NQT là Kafka và R.Tagore. NQT nói nhiều đến bóng tối, sự sợ hãi, ánh sáng, trẻ con, thiên thần điều ấy có nguồn từ Kinh Thánh, từ hiện sinh, NQT vượt lên chứng nghiệm tôn giáo. Chất siêu thực là nét chính của bút pháp thơ NQT. Điều ấy làm cho thơ NQT khó hiểu
Note: Không biết ông này ở đâu chui ra? Hải ngoại hay trong nước?Lạ là Kafka với Tagore, cả hai cùng nhập vào thơ NQT?
Đã một em Sến gối đầu Kafka rồi, giờ lại thêm NQT nữa!
@ "Rendez-vous", Hà Nội, 2002
Ui
chao nhớ “mái tóc xưa” quá!
Anh
về là phải gặp anh [cô] ấy! Sến Cô Nương phán
Nguyễn Việt
Hà & Phạm Ngọc Tiến & Trung Trung Đỉnh @ Bảo Ninh's
Nhìn hình thì GCC nhớ ra
liền, quán có 1 em phục vụ đẹp mê hồn, thực
sự là vậy, và Gấu bèn chĩa cái camera quay em, em biết, lúc đầu có
vẻ bực,
nhưng sau lại OK, cái phần quay anh em bạn văn VC thì Gấu nhường
cho Đỗ
Minh Tuấn, nghề của chàng.
Vụ đi ăn này,
lúc đầu cũng có tí trục trặc, mà do bà chị ruột của Gấu gây nên. Gấu
nghi là
NQT biết.
Gấu về
Hà Nội, trong túi có địa chỉ của ông cậu, và số phôn NHT, qua 1
người quen.
Thì cũng phải hỏi trước coi Tướng Về
Hưu có tiếp không, chứ đâu như bạn Du Tử Táo
tự động mò tới kiếm... đao phủ thủ, nếu tin theo lời kể của thi sĩ NTT.
(1)
Thiếu NQT!
Nguyễn
Thanh Sơn, Đỗ
Minh Tuấn, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, buổi tối
tại quán
cà phê Rendez-vous (Điểm Hẹn)
bên Bờ Hồ Hà Nội (tháng Sáu 2001).
Thú thực đọc
hết bài viết của nhà phê bình dởm & nhà thơ dởm, GCC không làm sao
tìm được
cái ẩn dụ nằm ở trong cái tít: Trở
về mái nhà xưa.
Nhưng lại nhớ ra cái tít bài
viết của Gấu, chán thế, Trở về nơi
một thời vang bóng, không phải của Gấu, mà là
của ông cậu, viết về chuyến ông tháp tùng Víp Va Ka đi Nga.
Ông cậu cho
biết, lúc đó tao về hưu rồi, nhưng Người yêu cầu phải đúng cậu thì mới
được!
Quán có tên
Rendez-vous (Điểm Hẹn), gần ngay bên hồ, kế bên khách sạn Phú Gia, nơi
ngày xưa
nổi tiếng với món vịt quay, như lời chỉ dẫn của Sơn, người bạn mới
quen.
"Anh cứ nói cho tới Phú Gia cũ là taxi hay xe ôm biết liền".
"Cho
tôi một đời khác và tôi sẽ hát ở Café Rafaella. Hay giản dị chỉ ngồi ở
đó." (Joseph Brodsky). Ngồi đây, tôi chỉ nhớ, nó rất gần rạp Lửa Hồng
ngày
xưa, một rạp ciné của hướng đạo, chuyên chiếu những phim như Tarzan,
Zorro, cho
đám con nít nhà nghèo thành phố. Một trong những thiên đường tuổi thơ
của tôi.
Nhà thơ người
Nga Joseph Brodsky, trong bài Chiến Lợi Phẩm, viết về những kỷ niệm ấu
thời của
ông trong thành phố St. Petersburg, đã nhắc đến tiếng hú của người rừng
Tarzan,
và khẳng định một điều, vào những năm đầu thập niên 1950, loạt phim
Tarzan đã
"đọc bài ai điếu cho chủ nghĩa Stalin" (de-Stalinization), còn hơn tất
cả những bài diễn văn của Khrushchev ở Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng
sản
Liên xô, và sau đó.
Những phim
Tarzan, Zorro, và những phim sau đó, khi thằng bé lớn hơn một chút, thì
cũng vẫn
những phim mà Joseph Brodsky đã từng mê mẩn, như Đại uý Blood, Tướng
Cướp Rừng
Xanh (Robin Hood)… là những món quà Hà Nội dành cho tôi, một thằng bé
nhà quê
may mắn được ra Hà Nội để học. Ôi chao, tôi vẫn còn nhớ một trong những
niềm
vui lớn lao của lũ học trò chúng tôi hồi đó, là sưu tầm những tờ chương
trình,
đúng ra là những tờ tóm lược một cuốn phim đang được trình chiếu. Một
tờ chương
trình, cũng một phim đó, ở rạp Majestic lẽ dĩ nhiên bảnh hơn của một
rạp khác,
thí dụ vậy. Tuy lớn hơn nhà thơ Nobel ba tuổi, nhưng tôi chẳng thể nào
có được
một "sở hữu thiêng liêng" như ông: hình tài tài tử Errol Flynn trong
phim Sea Hawk: "Trong nhiều năm tôi [Brodsky] đã cố gắng bắt chước hứ
hứ
cái cằm, và nhúc nhích lông mày bên trái. Cái sau thì tôi thua." Và tôi
[đứa
con của Hà Nội] cũng không làm sao có tình yêu, mà nhà thơ nói là ông
cùng chia
sẻ nó với… Hitler: mối tình lớn, của thời niên thiếu, với cô đào [người
Đức]
Zarah Leander. Nhà thơ chỉ được coi mỗi một lần, mỗi một phim, của cô
đào này,
"Road to the Scaffold" (Đường tới Đoạn Đầu Đài, tên tiếng Đức: Das
Herz einer Konigin), về cuộc đời hoàng hậu Scotland, Mary, Queen of
Scots. [Chắc
là nhà thơ không được biết, con trai tài tử Errol Flynn đã tham dự cuộc
chiến
Việt Nam như là một nhiếp ảnh viên của hãng UPI, và tử trận – như một
nhiếp ảnh
viên - tại đây].
Tôi nhắc tới rạp Majestic ở phố Huế, bởi vì
chỉ còn nó là sống sót, sau Hà Nội tiếp quản, sau Hà Nội cải cách ruộng
đất – đại
bác đêm đêm dội về thành phố, người phu địa chủ quét đường, dừng chổi
lắng
nghe! – sau Hà Nội Nhân Văn Giai Phẩm, sau Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi - và
để đánh
đổi sự sống sót, nó đành mất tên, trở thành Rạp Tháng Tám.
Ông cậu cho
tôi biết, tiền thân của nó là Majestic.
Anh chàng xe
ôm bảo tôi: đây là rạp xi nê độc nhất của Hà Nội bây giờ.
Ông này, - người trở về
mái nhà xưa - để
chửi Ngụy, có lần khoe, khi còn bé, nghe Tông Tông Thiệu đọc diễn văn
mất nước,
vừa đọc vừa khóc ròng, ông nhận ra, mấy chỗ sai văn phạm!
Và ông bèn mách bố, bố ông
gật gù, mọi chế độ Ngụy, khi ngỏm, thì đều như thế cả!
Trở lại nơi một thời vang bóng
THE
BACK STREETS OF MOSCOW
Ui
chao, hồi này già quá, cơ thể rệu rạo,
hệ thống miễn nhiễm hết còn
OK,
thành thử con vai rớt Bắc Kít
hoành hành, đáng sợ thực! (1)
NQT
(1) Xạo!
Một độc giả TV
Những con phố
sau của Hà Nội
Nhà trại thui thủi, chẳng cần
Gấu
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu tôi không có thể về nhà được nữa.
Gấu thì yêu đến khốn khổ khốn
nạn cái
thành phố quá chớn này.
Nó thì mới dơ dáy, bệ rạc làm sao.
Và làm Gấu nhớ đến những câu chuyện cổ tích ru giấc ngủ ngày nào
Và những âm thanh của con phố làm tim Gấu đau nhói.
Quá nửa đêm, Gấu đi ra ngoài
kiếm một cái
gì đó cho đỡ khổ
Và cái mà Gấu kiếm đó, là danh vọng.
Thế là Gấu đi đến một quán rượu ở những con phố sau.
Nơi ai cũng biết tên Gấu.
Ồn, dơ, say, và, xỉn.
Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó.
Ở những con phố sau của Hà Nội.
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu,
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe đọc thơ của Gấu
Tim Gấu đập, mỗi lúc một nhanh
thêm
Và Gấu nói với tên say gần bên cửa –
“Ta thì cũng như mi thôi, đời ta là một thảm họa
Và ta không thể trở về nhà được nữa.”
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu không có thể về nhà được nữa.
Nguyễn Quang Thiều: Trở về mái nhà xưa
Lèm bèm về
thơ mà bỏ qua thời sự thơ, là cũng thiếu đi 1 tí mùi…. thúi của "nó".
Đọc những bài
thổi thi sĩ NQT [không phải GCC nhe], lạ, là không ai nhắc tới sự kiện,
ngoài cái chuyện NQT là thi sĩ, ông còn là 1 tên cớm chính hiệu, có ba
tăng: Licence To Kill.
Đếch anh nào
dám nhắc tới điều này.
Có thể, nếu
nhắc tới, thì nó lại đùn ra 1 vấn nạn:
Liệu NQT làm
thơ hay như thế, là nhờ đánh người bạo?
Càng đánh người bạo chừng nào, thơ càng hay chừng đó?
Câu Hỏi Lớn, Vấn Nạn Lớn
của thế kỷ đấy nhé!
Đã có nhà văn
Mít của thế kỷ. Chỉ còn thiếu một nhà thơ.
Một ông hải ngoại, một ông trong nước,
tuyệt cú mèo!
Note: Những bài thổi, thúi. Còn thơ NQT, chưa đọc.
Nhân dịp này sẽ đọc. NQT
Comments
Post a Comment