En attendant SN

ps. K dang gom may bai tho dich cua anh de lam mot bai "Tho Dich Nguyen Quoc Tru" . K cung muon tim nhung bai viet ve "Tho la gi ?" cua cac tac gia anh hay de cap toi ma tim kho qua, vi anh de bai lung tung, ma viet cung lung tung  . K muon thu thap de lam mot thu guidance cho minh ( va gian tiep, cho nguoi khac ...)

Tks. Many Tks

Cái vụ dịch thơ này, thú vị thật.
Đã được 1 bạn văn, thay mặt GCC, chào hàng với 1 nhà xb ở trong nước, nhưng trục trặc vào giờ chót, đành bỏ.
Vả chăng, GCC thực sự cũng không “khứng”! Vì sợ cú kiểm duyệt.
Bây giờ K mà bắt tay vô thì tuyệt quá, vì thể nào trong khi biên tập như thế, cũng ngứa tay nhặt sạn.
Tks again. Tôi sẽ đi 1 đường thu thập những bài viết về thơ của mấy đấng như Simic, Zagajewski…
NQT

Vẫn về thơ dịch. Một vị độc giả TV đang chuyển Bi Khúc Bốn Tháng Sáu, của Liu Xiaobo qua tiếng Việt, từ nguyên tác. Tin Văn "xuất bản", tất nhiên, tuyệt tác này, cùng với 1 số bài giới thiệu. GCC có đề nghị, hay là xb ở trong nước, nhờ…. Mở Miệng chẳng hạn, vị độc giả phán, Trên Đỉnh Non Tản là quá OK rồi!

Tks


Jackstraws

My shadow and your shadow on the wall
Caught with arms raised
In display of exaggerated alarm,
Now that even a whisper, even a breath
Will upset the remaining straws
Still standing on the table 

In the circle of yellow lamplight,
These few roof-beams and columns
Of what could be a Mogul Emperor's palace.
The Prince chews his long nails,
The Princess lowers her green eyelids.
They both smoke too much,
Never go to bed before daybreak.

Charles Simic: Jackstraws

Jack·straw: Trò chơi rút 1 cọng rơm trong 1 bó, làm sao không đụng tới những cọng còn lại [a game in which a set of straws or thin strips is let fall in a heap with each player in turn trying to remove one at a time without disturbing the rest]

Rút cọng rơm

Bóng của GNV và của BHD thì ở trên tường
Xoắn vào nhau, bốn cánh tay dâng cao
Trong cái thế báo động hơi bị thái quá,
Và bây giờ, chỉ cần một lời thì thầm,
Có khi chỉ một hơi thở thật nhẹ
Cũng đủ làm bực mình cả đám còn lại
Vẫn đứng trên mặt bàn 

Trong cái vòng tròn ánh sáng đèn màu vàng
Vài cây xà, cây cột
Của cái có thể là Cung Ðiện của Hoàng Ðế Mogul.
GNV cắn móng tay dài thòng,
BHD rủ cặp mí mắt xanh.
Cả hai đều hút thuốc lá nhiều quá,
Chẳng bao giờ chịu đi ngủ trước khi đêm qua.

*

Hình trên, [Playboy/May 16 2016] là từ những bức sau đây:

*

*

*

By Modiglani
[Tks K. NQT]

Khi về, cô bé có thói quen để cô em vô nhà, còn cô chạy đến bên phông tên ngay bên đường cách nhà chừng mười bước để rửa chân, thật ra để đùa nghịch cùng những giọt nước. Những cử chỉ, dáng điệu của cô làm tôi sau này vẫn thường băn khoăn tự hỏi, không biết cô bé đi đón em tan trường về, hay ngược lại. Những giọt nước bị đôi bàn tay nhỏ bé ngăn chặn, bắn tung tóe, trầm bổng, trở thành muôn vàn nụ cười trên môi, trên má, trên tóc, càng thêm long lanh nhờ ánh mắt tinh nghịch, nhờ nụ cười, tôi gặp lại hình ảnh tuyệt vời này trong phim "Lần cuối nhìn Paris", như thể chính cô bé của tôi đã khám phá ra, đã tìm lại cho cả Châu Âu, cho cả loài người, một thành phố Paris bị chiếm đóng vừa được giải tỏa, và nữ tài tử Liz Taylor chỉ lập lại những cử chỉ thật đàn bà của một cô bé con-người nữ muôn đời ở trong tôi.


*

*

*


*

Không dám post toàn thể cái poster

*

Bức hình đằng sau bức hình này, mới đáng tiền


*

En attendant SN 


Cám ơn

01/31/13 at 10:32 PM
Mấy bữa nay bác viết hay ghê – hết viết tục rồi.
Cám ơn nhiều.

08/30/12 at 9:11 PM

Khong sao!

Subject: Re: Tham

Sorry
NQT

Thì ông chồng tôi cũng bắc kỳ vậy… đoạn bác viết về Sến-Ngô Bảo Châu, bác khinh không chừa một ai ngoài Bắc!

Tôi là Bắc Kỳ mà.
All My Best Wishes to U and Family

NQT

Trời ơi, sao bác miệt thị người Bắc dữ vậy, bác thù tới tận xương tủy, bác làm tôi nhớ đến đoạn 18, 19 Sách Sáng Thế (Cựu Ước) ông Abraham mặc cả với Chúa, nếu tìm ra được một người tốt trong thành phố Sodome-Gomorrhe thì xin Chúa tha cho thành phố khỏi bị hủy – nhưng không tìm ra được một ai... nên thành phố phải bị hủy.

Bác «lãng mạn» quá, cứ mong chờ có một cú ngoạn mục của các nhân tài.

Mong bác sức khỏe sống lâu để chờ ngày đó.

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/sangthe/sangthe18.htm
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/sangthe/sangthe19.htm
[Note: Links broken]


Tks. NQT

Nhờ làm trang TV m
à quen được hai vị [O & K], quả là không uổng quãng đời lưu vong!

Note: Nhân cái vụ bài toán lớp ba, bèn post lại bài này.

Dân Mít vốn giỏi toán. Đúng hơn Bắc Kít, và sự kiện này liên quan tới sông Hồng, mỗi năm mỗi lụt, mỗi năm mỗi chia lại đất đai đồng bằng sông Hồng.
Tuy nhiên, do/nhờ đọc Simone Weil, GCC phát giác ra chân lý chết... Mít:
Phải có một mắc mứu ‘cốt tuỷ, chết chóc, thánh thiện, ma quỉ…’, giữa Toán Học và Cái Ác Bắc Kít, từ đó, đẻ ra Cái Đẹp NBC!
Có thể, những tên Bắc Kít cực kỳ thông minh, là thể nào não cũng bị mất 1 tí, là cũng do... Toán!
Đâu có phải tự nhiên mà Tẫu gọi nước của chúng là... Trung Nguyên!

Và Đức Phật Sống phán, bè lũ Bắc Bộ Phủ Bắc Kinh, não bị mất 1 mẩu, là do đó!

Gấu đọc lại một số Partisan Review, thấy có mấy bài thơ của Zagajewski, hay quá, bèn lui cui scan, post, coi lại, hoá ra đã có rồi trên TV! Nhưng, tuyệt làm sao, trong cùng số báo đó, có một bài của Doris Lessing: Đọc và Văn Hóa [ and Culture]. Quái làm sao, bài này lại thật ăn khớp với một bài trên…
tanvien.net

Trận đánh mở ra lịch sử văn học Tây Phương có thể coi là trận đánh thành Troie, mà nguyên nhân của nó, là một mỹ nhân. Nhưng như Simone Weil chỉ ra, đó chỉ là cái cớ để ăn cướp.
Cũng thế, những lý do đẹp đẽ của cuộc chiến Việt Nam, cũng chẳng khác: giải phóng Miền Nam, cho lũ Ngụy có một cơ may trở lại, không chỉ làm người, mà còn là con người mới xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước, [đó là] bước đầu xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn nhất Đông Nam Á... Tất cả chỉ để che giấu giấc mơ tiềm ẩn, nằm trong đáy sâu bất cứ một anh Yankee mũi tẹt, là, làm sao chiếm được miền đất được thiên nhiên ưu đãi, không có những cái khổ, cái đói, cái rét và sự thù hận, như mảnh đất Bắc Kỳ tàn tạ.
Thảm như thế đấy.

Bài viết L'Iliade hay là Bài thơ của Sức Mạnh, L'Iliade ou le poème de la force, của Simone Weil, viết trong thời gian 1940-41, lần đầu tiên đăng trên Cahiers du Sud, số 230 và 231, Tháng Chạp 1940 và Tháng Giêng 1941, sau đăng trong Toàn Tập Simone Weil, Những bản viết lịch sử và chính trị, Tập 3, Gallimard, 1989.
Thoạt đầu, tính viết cho tờ La Nouvelle Revue Francaise. Tay chủ báo, Jean Paulhan có vẻ như chấp thuận, nhưng đòi sửa chữa, rút ngắn bài viết, trong những phần trích dẫn [gồm 1/3 số trang], cũng như bỏ hẳn những trang chót của bài viết, là phần Simone Weil đưa ra những cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, những đột sáng, trong tư tưởng của chính Bà, khi nhìn lại bản hùng ca, và thời đại huy hoàng từ đó nó phát sinh.
Và liền sau khi bài viết ra đời, là cuộc xâm lăng của Đức và thất thủ Paris.

Nhân vật thực sự, chủ đề thực sự, trung tâm của Iliade, là sức mạnh, la force....
Sức mạnh, là cái biến con người, thành một vật, une chose. Khi nó phát triển đến tột bực, nó biến con người thành một vật, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Bởi vì, nó biến con người thành một cái xác chết.
Trước đó, là một người nào đó, quelqu'un, chỉ một giây phút sau, chẳng còn ai, [il n'y a personne].
*
Cái sức mạnh Bắc Kỳ, lạ lùng thay, như Simone Weil chỉ ra, cũng y chang, của người Hy lạp, là từ đất mà ra: Chúng ta chỉ là những nhà đo đất, chia ruộng, tạo bờ. Người Hy lạp đã học đức hạnh nhờ đo đất. [Les Grecs furent d'abord géomètres dans l'apprentissage de la vertu].
Cái giây phút mà sức mạnh biến con người thành một vật, đúng là lúc ở ngưỡng cửa thành Troie, y chang Sài Gòn trước biển máu. Trong Troie, không có người đẹp Hélène, như những vị thầy tu sau đó cho biết. Hélène khi đó ở Ai Cập.
Nhưng cần gì chuyện đó. Vào lúc đó, đoàn quân Hy Lạp biết rất rõ một điều, Sài Gòn - Troie đang quì trước họ:
De toutes manières, ce coir-là, les Grecs n'en veulent plus:
"Qu'on n'accepte à présent ni les biens de Pâris,
Ni Hèlène; chacun voit, même le plus ignorant,
Que Troie est à présent sur le bord de la perte."
Il dit; tous acclamèrent parmis les Achéens.
Thế là chúng muốn tất cả. Tất cả sự giầu có của Sài Gòn, [Miền Bắc nhận hàng, như là chiến lợi phẩm, comme un butin], tất cả những tòa lâu đài, tất cả những đền đài, tất cả những căn nhà, như là tro bụi, tất cả những phụ nữ trẻ con như là nô lệ, tất cả những người đàn ông như là những xác chết...
Mô phỏng Simone Weil


*

"D'accord pour une joie éternelle."

En attendant SN


*

Đưa em về dưới mưa
Vuốt tóc em lưng dài...

Đôi ta mần nhau chưa?



*
 

Déformer, c'est corriger la nature en fonction de la sensibilité de l'artiste:
Vặn cái xịp 1 phát, là làm cái bướm hiện ra cái đẹp số 1 của nó!
[Dịch loạn!]
Trong khi chờ SN, ngắm cái tranh "mise à nu" mắc giá nhất nhì thế giới, của Modigliani,
Và cái xịp mà VP cực thèm khi đọc "Nhà có cửa khoá trái",
Thì cũng đủ lãng quên đời.

Trước khi đi xa, bạn thèm mang theo cái gì cùng với mình?
Cái xịp của 1 em hay là bầu sữa của bà mẹ?

Ui chao ngắm cái cổ cao, thì lại nhớ đến… thơ:
Nai cao, gót lẩn trong mù
Hay, cụ thể hơn:
Vuốt tóc em lưng dài
Tay vuốt tóc mà con heo lòng lại nghĩ đến ngả em – cái lưng dài này, cái cổ dài này…. -  xuống giường!

Tớ không biết “đời sau, sau đời”, ra làm sao. Nhưng dù thế nào, tớ có mang theo mấy cái xịp, cho chắc ăn.
I don’t believe in an afterlife, although I am bringing a change of underwear
-Woody Allen, 1971

*

Cuốn của Durrell này, mua, một phần là vì nhớ BHD.

Lần ăn mìn VC, nằm dưỡng thương ở Đài VTD, số 5 PDP, em mang 1 cuốn của Durrell làm quà tặng SN, cùng câu tiếng Tẩy, “ta sẽ là vợ mi”!

...  vào đúng sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme." (2)

Durrell là bạn thân của Miller. Bữa trước, TV có nhắc tới Bolano, viết về những vị thầy văn học, thí dụ như Miller, nhưng bây giờ chẳng ai thèm đọc. Theo Gấu, số phần của Durrell cũng có phần tương tự. Steiner có thời mê lắm, nhưng sau, ngượng, tại làm sao mà ngày nào mình thổi Durrell quá cỡ thợ mộc như thế, nhất là tiểu thuyết bộ tứ “Alexandria Quartet” của Durrell.
Gấu cũng quá mê Durrell thời mới lớn, đúng thời gian có BHD.
Bởi thế, em mới tặng quà SN là cuốn của Durrell.
Cuốn kia, “série noire”, cũng 1 tác giả Gấu cực mê, em cũng biết, và khi mua, chỉ lo mua trúng cuốn Gấu đã đọc rồi.
Mà đọc rồi thật.
Thời gian còn nằm Grall, em đi bộ qua đường Lê Lợi, ghé 1 tiệm sách.
Em nói, chờ mãi mới có dịp ra khỏi nhà.
Nhớ, lúc đó cũng xẩm tối. Cả hai đi bộ trong nhà thương Grall, giữa những luống hoa....

Gấu đọc nhiều nhất, khi bắt đầu có tiền, do làm part-time cho UPI. Vừa làm bưu điện, vừa làm cho UPI, vừa có BHD, chiến tranh thì còn ở mãi tít xa Saigon, thế là đọc hối hả, đọc ào ào, trong số đó, đa số là série noire, và trong série noire, có Chase.
Trong cái đọc có tí văn chương, là Durrell. Thành ra hai tác phẩm mà BHD đem tới làm quà khi gặp, một cuốn là của Chase, Một buổi sáng đẹp, mùa hè, “Un Beau Matin d’Été”, khi còn nằm trong nhà thương Grall, và khi về Đài VTD dưỡng thương, chờ mổ tiếp, là cuốn “Cefalu”, của Durrell.

Về già, chờ đi, Gấu tìm đọc Durrell, là tìm cơ may sống lại thời trẻ, khi có tất cả.

Trong cuốn "Từ Lưng Voi", có 1 bài viết thật thần sầu, với riêng Gấu.

Và, 1 cách nào đó, nó nói ra cái ao ước kể trên của Gấu, và hơn thế nữa, nó nói thế này.

Một khi mà bạn "sống thật sống", với tất cả những cay đắng ngọt ngào "cái con mẹ" gì đó, mà không 1 lần, phải biên tập cái đạo hạnh của bạn, thì về già, thế nào bạn cũng có dịp sống lại một lần nữa, cuộc đời của bạn, nhờ 1 cái gì đó, và cái gì đó này, thường là 1 nghệ phẩm, 1 bản nhạc, một truyện ngắn, truyện dài, một bài thơ, thí dụ.

Đó là bài viết: Liệu giấc mơ vưỡn còn, khi mà kẻ mơ ngỏm rồi, "Can Dreams Live on When Dreamers Die"?, trong "Từ Lưng Voi", của Durrell
Gấu sẽ scan và post bài viết, và dịch & giới thiệu, và, song song, kể kinh nghiệm lần đầu nghe “After the Sunrise” của Yanni, trong CD Refections Of Passion.


*

Déformer, c'est corriger la nature en fonction de la sensibilité de l'artiste:
Vặn cái xịp 1 phát, là làm cái bướm hiện ra cái đẹp số 1 của nó!
[Dịch loạn!]
Trong khi chờ SN, ngắm cái tranh "mise à nu" mắc giá nhất nhì thế giới, của Modigliani",
Và cái xịp mà VP cực thèm khi đọc "Nhà có cửa khoá trái?,
Thì cũng đủ lãng quên đời.
Trước khi đi xa, bạn thèm mang theo cái gì cùng với mình?
Cái xịp của 1 em hay là bầu sữa của bà mẹ?

Ui chao ngắm cái cổ cao, thì lại nhớ đến… thơ:
Nai cao, gót lẩn trong mù
Hay, cụ thể hơn:
Vuốt tóc em lưng dài
Tay vuốt tóc mà con heo lòng lại nghĩ đến ngả em – cái lưng dài này, cái cổ dài này…. -  xuống giường!


Trong khi chờ SN, ngắm cái tranh "mise à nu mắc giá nhất nhì thế giới của Modiglinai, và cái xịp mà VP cực thèm khi đọc Nhà có cửa khoá trái thì cũng đủ lãng quên đời.
Trước khi đi xa, bạn thèm mang theo cái gì cùng với mình, cái xịp của 1 em hay là bầu sữa của bà mẹ?


*
Play

*

*

Playboy June 2016



“the wet cheeks of streets gleam”

Một, trong Top Ten “Search Keyphrases", theo Server.
Tò mò, Gấu gõ đầu Bác Gúc. Ra bài thơ, dưới đây.

Quái thật.
Những Top Ten thường gặp, thì cũng đã quái rồi.
"Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi", thí dụ.
"Má ướt, ướ
t trăng phố", thần sầu, quá thần sầu!
Mà, thơ
Adam Zagajewski nữa chứ!

Tks All

Birdsong diminishes.
The moon sits for a photo.
The wet cheeks of streets gleam.
Wind brings the scent of ripe fields.
High overhead, a small plane cavorts like a dolphin.

Adam Zagajewski 

Chuyện Tình Buồn

Tiếng chim loãng dần.
Mặt trăng ngồi vào một bức hình
Má phố ướt, ánh lên ánh trăng.
Gió mang mùi lúa đang độ chín
Mãi tít phía bên trên, một cái máy bay
quẵng 1 đường,

như chú cá heo.

Cái tít Chuyện Tình Buồn này, thay vì Một chuyện về nỗi cô đơn, là do Gấu nhớ đến cô bạn, và những ngày Ðỗ Hòa.
Lần đầu tiên Gấu nghe Chuyện Tình Buồn, là ở Ðỗ Hòa, 1 buổi tối văn nghệ tổ, trong 1 lán nào đó, khi là Y Tế Ðội, và khi 1 anh tù hát lên bản này, một anh khác cầm hai cái muỗng đánh nhịp, Gấu bèn nhớ ra liền buổi tối mò đến thăm em, đứng tít mãi bên ngoài, trong bóng tối nhìn vô căn nhà cũ, em thì đã lấy chồng, có đến mấy nhóc:

Anh một đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng

Bèn lủi thủi ra về. Trưa hôm sau, bị tó ở bên Thủ Thiêm, đưa vô trường Phục Hồi Nhân Phẩm, Bình Triệu, vừa hết cữ vã, là xin đi lao động Ðỗ Hòa liền, hy vọng trốn Trại, kịp chuyến vượt biên đường Kampuchia.

*

Phạm Văn Bình, tác giả Chuyện Tình Buồn
 @ Tài Bửu Café, Tiểu Sài Gòn



SN-GCC, 2015

*

Hộp thư Văn Học số 143, Tháng Ba 1998.
Tks. NQT
Vậy mà GCC cứ nghĩ, cái từ "thần sầu" là do GCC phịa ra để tự xoa đầu mình. Thần sầu chính trị văn chương!

*


@ Pierre Boulangerie, Brookhurst, Little Sagon, 1.9.2015
Ngô Kháng Lãng, Thịnh Vũ…. Phạm Văn Hàm, bạn học thời trung học.

GCC quen PVH, sau làm lớn ở Tòa Saigon, khi trọ học ở bên Thủ Thiêm, nhờ bà cô, Cô Dung, tháng tháng, từ Tây, gửi tiền về, đóng tiền ăn, tiền học. Đúng hơn, tháng tháng đến nhà đó đó, lấy tiền. Nhà 1 bà con của bà bạn, cũng me Tây như Bà. Sau, Gấu vỡ ra là hai bà tính nhắm cho Gấu về gia đình đó, vì có lần Gấu thấy thấp thoáng 1 cô con gái.
Khi biết ra, Gấu không tới nữa. Có vẻ như gia đình đó cũng không chịu, và Gấu tin là, họ không ưa cái bà me Tây của họ, như cái làng của Gấu mà Cô Dung chẳng bao giờ trở về.
Dân Bắc rất thù ghét đàn bà lấy Tây, và sau này, lấy Mỹ. Trai làng này thù trai làng khác thương yêu gái làng mình. Cái cảnh chúng tính làm thịt 1 thằng ở trong "Quê Người" mà chẳng ghê ư. Đọc Tô Hoài, hồi còn nhỏ, Gấu nhớ hoài mấy cảnh này. Cảnh trộm chó, cảnh yêu vượt luỹ tre làng. Nhưng giấc mộng lớn về 1 cuộc đời lớn, lớn hơn cuộc đời này - cuộc đời Bắc Kít - của Gấu, là nhờ Tô Hoài mà có. Ông không mơ như Gấu. Ông đã từng tới xứ Nam Kỳ, và giấc mộng của ông, là ăn cướp cho được mảnh đất Đàng Trong. Bởi thế, ông rất thù, thí dụ, Doãn Quốc Sĩ, vì cái tinh thần chống Cộng của ông con rể Tú Mỡ.


En attendant SN


Absalom, Absalom!

Tôi biết hai loại nhà văn. Một, ám ảnh của họ là cuộc diễn biến của chữ, verbal procedure, một, việc làm, work, và đam mê của con người. Loại thứ nhất, cực điểm của họ, là ‘nghệ sĩ thuần tuý’. Loại kia, may mắn thay, được ban cho những cái nón như là “sâu thẳm” [profound], “nhân bản”, human, rất nhân bản. Trong số này, còn có những người ở giữa, nghĩa là tu tập cả niềm vui lẫn đức hạnh của cả hai loại trên. Trong số những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất, Joseph Conrad là người cuối cùng, có lẽ, đã quan tâm đến những thủ tục của một tiểu thuyết như trong số phận và nhân cách của những nhân vật của ông. Người cuối cùng, cho đến  khi Faulkner xuất hiện trên sàn diễn.
Faulkner thích trình ra cuốn tiểu tiểu thuyết của ông, qua những nhân vật. Phương pháp này thì cũng không hoàn toàn do ông mà ra: Cuốn Cái Nhẫn và Cuốn Sách (1868), của Robert Browning tả chi tiết một tội ác 10 lần, qua 10 cái miệng và 10 linh hồn, nhưng Faulkner tẩm sự căng thẳng, cuờng độ, vào trong những nhân vật của mình đến mức độc giả, thứ "cà chớn" sẽ đếch làm sao chịu được! Một cung cách mẩu đoạn, phá nát văn phong đến tận cùng, [cánh đồng bất tận mà!] đến vô cùng, dục vọng thì cũng vô cùng, và đen thui, đó là những gì người đọc tìm thấy ở trong một cuốn sách của ông. Nhà hát là Mississippi, những nhân vật của ông, đàn ông, bị tiêu ma, huỷ diệt bởi lòng ham muốn, rượu, cô đơn, và tàn tạ mãi đi, vì hận thù.
Absalom, Absalom! có thể sánh với Âm thanh và Cuồng nộ, và tôi không biết, có lời vinh danh nào cao hơn thế nữa, về nó!
Borges
*
Ui chao, câu phán sau cùng mới tuyệt làm sao!
Nó làm Gấu nhớ đến xen ở trên đỉnh Quang Minh Đỉnh, võ lâm xúm lại thanh toán Minh Giáo, và Vô Kỵ phải nhẩy ra can thiệp, và đấu với nhà sư Thiếu Lâm cao thủ số 1 về Long Hổ Chảo [?]. Chàng dùng chính môn chảo này để thắng đối phương, và khi được hỏi, đã trả lời, trên đời này, làm sao lại có thứ võ công nào hơn được Long Hổ Chảo của Thiếu Lâm!
Đúng là Borges!
Thổi ống đu đủ như thế mới hách chứ!
*

... và, nếu như thế, “hậu thế” sẽ đọc Gấu qua... BHD!
Phách lối vừa thôi cha nội!
Tuy nhiên, đây chính là lời khen của độc giả Tin Văn, không phải chỉ một người.
Ngoài những trang về BHD ra, còn lại là đen thui.
Một độc giả, từ thưở Gấu vừa mới khởi nghiệp, cũng bạn văn, phán, ui chao đọc lại Tứ Khúc mới thấy khủng khiếp! Thảo nào mấy đấng bạn quí của anh thù anh đến như thế!

Tác phẩm lớn có sự đóng góp của Quỉ. Gide phán về Dos.
Nếu như thế, phần đóng góp của Quỉ Đỏ mới khủng khiếp làm sao, ở trong Tứ Khúc, Cõi Khác!


*

Hiền giả như là một ảnh tượng

Thoát ra khỏi thời gian [vô thời], mất hết mọi quy chiếu về cá nhân, con người, những bức tranh của Modigliani, được gợi hứng từ những thánh tượng, diễn tả, qua cái nhìn, sự hiện hữu hoài hoài của cái vô hình vô tướng


*
En attendant SN


*

Thiếu phụ ngồi trong áo dài xanh. Femme assise à la robe bleue
BHD ngồi trong BHD, cũng được

*

Jeanne Hébuterne, 1917

*

Thánh nữ BHD [ange noir, diablesse] của Modigliani:
Beatrisse Hastings, 1915, nữ ký giả, nữ
thi sĩ, họ sống 1 cuộc tình giông bão, huỷ diệt:
Cái Đẹp có quyền nhức nhối, tạo ra những cố gắng đẹp nhất của tâm hồn
La Beauté a des droits douloureux, qui créent cependant les plus efforts de l'âme


*

*

Làm nhớ cái mũ bằng lá
BHĐ đội, những ngày hè Đà Lạt

Dáng đi cô đơn dẫn tới vùng trời cao nguyên mơ mộng, thiên nhiên im lặng đồng tình, những con đường dẫn sâu vào bóng tối, bông hoa nước róc rách trong đêm, em bảo nó cũng đang kể lể tâm sự, tâm sự của nó là những giọt nước mát lạnh đổ xuống hoài như không bao giờ hết, em là cô bé con với chiếc mũ bằng lá, dáng đi tất tả vội vã đến nơi hò hẹn lần đầu tiên trong đời, trong thành phố lạnh lẽo, xa lạ đột nhiên trở thành Hà Nội….
Tứ tấu khúc


En attendant 79 th SN  

Bùi Văn Phú commented on this.

“Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở”.

Nếu bỏ cụm "trí thức hoạt động văn hóa" đi, thì hay hơn.

Kẻ hậu sinh như tôi, mỗi lần muốn đặt bút viết về những bậc trí thức, sĩ phu thật luôn có cảm giác ngại ngần. Phần vì canh cánh nguồn cứ liệu của mình còn hạn chế, phần thiếu tự tin trước những bậc tinh hoa ấy...
Trong tuyển tập có một truyện ngắn đã theo tôi từ ngày học trung học. "Con thằn lằn chọn nghiệp", của Hồ Hữu Tường. Thời gian đó, tôi đã phải vô Thư viện Quốc gia ở đường Gia Long, để nắn nót chép từng chữ truyện ngắn trên, bên cạnh những dòng chữ Tây, chép từ cuốn "Biện chứng pháp" của Trần Đức Thảo. Đám chúng tôi vẫn thường tâm sự, hạnh phúc nhất, mà cũng bất hạnh nhất của những người 20 tuổi vào những năm 60, đó là chúng tôi có quá nhiều ông thầy, quá nhiều triết thuyết, chủ nghĩa, nào hư vô, hiện sinh, hiện tượng luận, cơ cấu luận... Những đàn anh chúng tôi, dù sao cũng chỉ chịu khổ với một chủ nghĩa Cộng Sản.

*

Note: Đọc bài viết vinh danh TDT của "tay này", nhảm, bá láp.
Cuộc cãi lộn giữa Sartre và TDT đâu có biết ai thắng ai bại, vì tòa chưa xử thì TDT đã bỏ về hầu Bác Hát rồi.
Câu phán của Sartre khi từ chối Nobel (1) cũng dịch sai, hoặc mù tịt, như mù tịt luôn, về triết học, hiện sinh, hiện tượng luận, duy vật biện chứng.

Ui chao lại nhớ cái thời mới nhớn của Gấu Cà Chớn, những ngày chép tiếng Tây, cuốn của TDT, tại thư viện Gia Long.
Sao mà sung sướng đến như thế!


(1)
http://www.nybooks.com/articles/1964/12/17/sartre-on-the-nobel-prize/

The writer must therefore refuse to let himself be transformed into an institution, even if this occurs under the most honorable circumstances, as in the present case.
Nhà văn từ chối để mình biến thành 1 định chế, ngay cả nếu nó xẩy ra trong hoàn cảnh bảnh tỏng nhất, như trong trường hợp này.

Trong Nhận Định, Situations, Sartre có nhắc tới Trần Đức Thảo, mà ông gọi là “Tao” [Thao], Gấu đọc lâu quá rồi, không nhớ, hình như liên quan tới hiện tượng luận, là thứ Sartre không rành, có thể, vì, như trong lời ai điếu bạn mình, là Merleau-Ponty, ông có viết, trong khi chúng tôi còn quanh quẩn ở hiện sinh, thì bạn tôi đã bước qua hiện tượng luận rồi. Đại khái như thế.


*

NYRB 12 May 2016

Chiêm ngưỡng nội:
Chân Dung Rilke đang nằm ngủ do người yêu của ông vẽ.

En attendant SN

Lolita vs BHD

We never grow up - only older, then old-
Chúng ta chẳng bao giờ trưởng thành, nhưng cứ thêm tuổi mãi ra, già mãi ra, rồi già.

In one of Nabokov's works - this is another of my lost trouvailles - a character tells of someone losing something, a ring, I think it was, in a rock pool somewhere on the Riviera and returning a year later to the day and finding it again in exactly the spot where it was lost, but that kind of thing only happens in the Russian enchanter's magical version of our sullenly acquisitive world.

Trong 1 trong những tác phẩm của Nabokov - thì cũng lại là 1 trong những mất đi tìm lại được của tớ - một nhân vật kể về 1 tay nào đó, đánh mất một cái gì đó - một cái nhẫn. Hình như tại một cái ao, bên dưới 1 hòn đá, ở một nơi nào đó, ở Riviera, và một năm sau trở lại, vào ngày đó, và kiếm lại được cái nhẫn đúng tại nơi đã mất, nhưng cái thứ này chỉ xẩy ra trong 1 ấn bản thần tiên của một tay phù thuỷ Nga.... 

Ui chao, đúng là cái tình cảnh của GCC:
Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền, chàng trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của nàng vẫn còn văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!
Nhưng tại làm sao mà em ngộ ra rằng thì là, GCC chẳng bao giờ trưởng thành, cứ yêu mãi 1 đứa con nít... là nàng, từ đời thuở nào?

Hà, hà!

Cái đứa con nít đó, là tuổi thơ của GCC, và của BHD ở cái xứ Bắc Kít tít mù, mà Gấu cố giữ cho cả hai.
Về già thì Gấu
hiểu ra sự thực đơn giản đó.
Dans toute l’oeuvre de Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse russe qui lui fut volée
C
âu trên áp dụng cho Gấu & BHD cũng đặng
.



* *


To:  DV
V/v…., trong nước có nhà xb tính in, và có nói với GCC, đừng “quảng cáo” trên TV, sợ ảnh hưởng, nên GCC đành chờ.
Chờ hoài, chắc là thua rồi.
Đành scan rồi post trên TV vậy.
Tks

Take Care
NQT
6.5.2016



Tụng ca BHD
[cũng 1 thứ Kneeling Muse của riêng Bác!]                       
    
Nàng gần, gần như cọng rơm
bên ngọn lửa
và xa, xa như chóp núi
phía nam con sông chảy trong hạ vàng
 
Nàng sáng, sáng như đóa hồng
trong góc vườn tối
khi ánh trăng xanh mỉm cười trong đêm
khi thủy triều rút xa, trơ bờ cát bạc
 
Nàng là đường tơ thêu cơn mơ êm
tay nàng dệt mộng
khi tôi trốn đời trong giấc ngủ quên
bên bến thời gian mơ dáng con thuyền.
D.V

Đa tạ
NQT


Mi đâu có thương ta..

BHD quả có cái gì đó giống Anna Akhmatova.
BHD là Hà Nội của Gấu, như Anna Akhmatova là St. Petersburg của Brodsky

* *

Joseph Brodsky: From Outcast to Nobel Laureate

This week, we’re exploring the lives of outcasts. In the biblical tradition, the greatest prophets often were outcasts. The jury is still out on whether Jay Bakker will, one day, rank as a great prophet. But there’s no question that the life of poet Joseph Brodsky took him from the old Soviet prison system to acclaim as a Nobel Laureate.
TODAY, we are recommending Lev Loseff’s compelling new biography, “Joseph Brodsky: A Literary Life,” which is available from Amazon.
ALSO, in reviewing the book as Editor of Read The Spirit, I’ll share my own fondest memory of Brodsky.

Why We Should Care about Joseph Brodsky (1940-1996)

Joseph Brodsky’s poetry is not easy for most Americans to enjoy. As Lev Loseff points out in his new literary biography of the poet, some of his most potent verses reflect on experiences such as riding as a convict in a filthy Soviet prison train. That’s not exactly a theme you’ll find rappers taking viral on YouTube today.
But, as Loseff also demonstrates, there remains a powerful, relevant message in Brodsky’s life interwoven with his poetry and prose: At his best, Brodsky proved that a stateless pilgrim—wandering between countries, between languages, between religious traditions—can build a new life, word by word, relationship by relationship, year by year. Having known Brodsky for one year—and having followed his work across many years—I continue to be startled by how much he understood about Western, English-language literature. Then, he became an English-language man of letters himself.

My son Benjamin’s favorite Brodsky book is the somewhat obscure, “Watermark,” which sometimes is mistaken as a travel book about Venice. In fact, “Watermark” is Brodsky’s prose tour de force about a city that he selected as a new kind of home for himself. What an audacious idea! Simply select a spot on the planet and declare it a new home! Yet, Brodsky did that and, after many years of visiting Venice, he wrote this book-length essay on his beloved city. Young adults today, facing a rapidly changing global community, would do well to learn from Brodsky’s life.

[Thằng con trai của tôi mê cuốn Thuỷ Ấn của Brodsky, một cuốn sách u tối và đôi khi bị hiểu lầm như là sách du lịch, về Venice. Sự thực Watermark là tản văn, một “tour de force”, về 1 thành phố mà ông ta lọc ra để coi như là nhà của ông. Đúng là 1 ý tưởng bảnh tỏng, cực cà chớn, cực liều lĩnh, cực chịu chơi! Giản dị chọn 1 điểm trên mặt địa cầu rồi tuyên bố đây là nhà mới của mình!]

Loseff’s book is largely about the connections between Brodsky’s life and his literary work. So, someday in the future, there’s still room for a “definitive” biography of Brodsky. But, I was so pleased to find that Loseff chose to include what I have always considered to be some of the best moments in Brodsky’s life. Among those scenes certainly are vignettes of Brodsky in a Soviet courtroom. In a nutshell, the young Brodsky refused to play by Soviet rules as an official writer, so he was charged as a “parasite.” This Kafkaesque legal charge arose, despite the fact that he tried to work as a writer and translator. He wrote outside the official system. By definition, in the Cold War Soviet view of society, his refusal to bow to official pronouncements made him a criminal. Here is one exchange between the courageous young poet and the judge—a ruthless and clueless figure one might imagine from some John Le Carré novel.

JUDGE: And what is your profession?
BRODSKY: Poet. Poet and translator.
JUDGE: And who told you you were a poet? Who assigned you that rank?
BRODSKY: No one. (nonconfrontational) Who assigned me to the human race?
JUDGE: And did you study for this?
BRODSKY: For what?
JUDGE: To become a poet? Did you try to attend a school where they train poets—where they teach—
BRODSKY: I don’t think it comes from education.
JUDGE: From what then?
BRODSKY: I think it’s (at a loss)—from God.

MY OWN FONDEST MEMORY OF JOSEPH BRODSKY

I studied poetry under Joseph Brodsky, when he was a freshly exiled university lecturer and still was largely unknown in the West. I can recall him restlessly rambling around Ann Arbor at that time, enjoying beers with students, vigorously debating a few lines of poetry for hours—and never suffering fools. Any student who came ill prepared or tried to take on Brodsky with bias masquerading as intellect would be quickly dispatched with one of Brodsky’s verbal darts.

In my own book, “Our Lent: Things We Carry ” I included this scene in Brodsky’s class:

In the mid-1970s, I was among a group of University of Michigan Creative Writing students who were disappointed to learn that our poetry seminar would not be led by one of the leading lights in our division of the university, called Residential College. Instead, we were to be shoved off on a Russian immigrant, rumored to have quirky habits like chain-smoking foul-smelling cigarettes. It wasn’t even clear if he knew much English.

So, the first evening of that nighttime seminar, we all wandered skeptically into an RC lounge where our class was to meet, draping ourselves over the beat-up easy chairs and frowning at the sour smoke already filling the room.
Poet Joseph Brodsky smirked at us, shook his head disdainfully, stubbed out his cigarette in an already overflowing coffee cup, lit another, inhaled, exhaled—and then asked in a thick accent: “So, who among you knows a Psalm?”
The silence was so complete we could hear his breath sucking through the cigarette.
“I can wait,” he said. And he did.
Then, a cigarette later, he repeated his plea, “Let’s hear a Psalm. Surely you know them. You must. Because if none of you knows a Psalm—a single Psalm—then we have got so much more to memorize in this class than I had planned.”

He sighed wearily. The ominous word “memorize” transfixed us.
Finally, a brave young skeptic brushed the shaggy curls from his eyes and said, “This is a poetry seminar. Why would you expect us to memorize the Bible?”
Brodsky smoked his way through the rest of that cigarette. Then, he stubbed it out. Lit another.
At length, he said, “Because, someday, if you are sent to a prison camp—the poetry you carry in your memory may be your entire world. So, we must choose well what world we will carry, no?”

Một ngày nào đó, nếu bạn bị đi tù VC, thơ mà bạn mang theo trong đầu có thể sẽ là trọn thế giới của bạn.

Cũng ý trên, Brodsky lập lại trong bài viết về Nữ Thần Thi Ca Sụt Sùi, The Kneeling Muse, làm bài Tựa cho tập thơ của Akhmatova, sau in trong tập tiểu luận Less Than One của ông:

At certain periods of history it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing it into something graspable, something that otherwise couldn't be retained by the mind. In that sense, the whole nation took up the pen name of Akhmatova - which explain her popularity and which, more importantly enable her to speak for the nation as well as to tell it something it didn't know. She was, essentially, a poet of humanities: cherished, strained, severed. She showed these solutions first through the prism of the individual heart then through the prism of history, such as it was. This is about as much as one gets in the way of optics any way:

Ở một giai đoạn nào đó của lịch sử, chỉ thơ mới hách xì xằng, mới bảnh tỏng, bởi vì chỉ có nó mới dám đương đầu với thực tại, bằng cách nén nó lại, thành một cái gì được ôm gọn vào trong lòng bàn tay, một điều gì đó mà cái đầu chịu thua không làm sao cất giữ được.

Điều Brodsky nói về thơ, Gấu lại nhận ra, khi áp dụng nó vào nhạc sến, những ngày tù Phạm Văn Cội, [Củ Chi], Đỗ Hòa, [Nhà Bè], và phát giác ra một điều, cái hồn của văn chương Miền Nam là ở trong một vài câu, một vài hình ảnh của nhạc sến!

Watermark
Dấu Nước

Và trộn vào giấc mơ tuổi thơ, là cơn mộng đời rực rỡ. Sẽ trở thành nhà văn. Sẽ viết một truyện dài nối liền được hai thành phố.

NQT: Lần Cuối Sài Gòn 

Brodsky có lẽ cũng có một giấc mơ như vậy, và ông đặt tên cho nó là "Thuỷ Ấn", hay nôm na, "Dấu Nước", Watermark.

Đây là một từ chuyên môn. Bạn cầm một tờ giấy [tác phẩm] nhìn, hay đọc, không thấy, nhưng soi lên ánh sáng, thì nó hiện ra.
Trong Thủy Ấn, Brodsky viết về lần ông thăm viếng Venice, thành phố ở trên nước. Nhưng đọc nó, thì lại ra Petersburg, thành phố quê hương của ông.

"Đối với người cùng quê với tôi, thành phố hiện ra, qua những trang này, thật dễ nhận, và cảm thấy, đây chính là Petersburg được nới rộng ra, mời gọi vào trong một lịch sử [một câu chuyện] tốt đẹp hơn, khoan nói tới vĩ độ, not to mention latitude."

Làm sao viết về Sài Gòn, mà "soi lên" thì lại ra.. Hà Nội, hả.... Gấu?
Khoan nói tới vĩ độ? Không lẽ Brodsky không muốn nói tới vĩ độ thứ... 17?
Dấu Nước còn làm nhớ tới Dấu Bèo. Đài Gương soi đến Dấu Bèo này chăng?
Nhưng đâu là Đài Gương, đâu là Dấu Bèo? Đâu là Sài Gòn, đâu là Hà Nội?

Hỏi như vậy, ấy là bởi vì Gấu, trong một lần ghé xóm, nhân ghé Hà Nội, một em, khi nghe Gấu giở giọng pha tạp chẳng ra nam mà cũng chẳng ra bắc, để làm quen, trước khi làm tình, đã bĩu môi, "chửi xỏ":

-Anh là một thằng Nam Kỳ mà lại bắt chước giọng Bắc Kỳ của... chúng em!
Giọng của em có vẻ bực bội, như có ý trách, sao có thằng ngu, học gì không học, lại học cái trò giả dạng nói tiếng Bắc!

Bài tặng Tứ khúc
                              gửi GNV
 
Ta lướt nhẹ trên thời gian
và rưng rưng Tứ Khúc
như làn khói mỏng, rất mỏng
nói những lời nhẹ, rất nhẹ
 
hãy thêm củi vào lò
đốt cho cháy hết những tháng năm này
để mùa đông dài thật dài
và chén đắng cay tưởng không bao giờ cạn
 
nhưng niềm hân hoan nảy nở
trên những nhánh cành khổ hạnh
những giọt nước lóng lánh
điềm triệu của sự sinh.
 
D.V, 15/8/2015

Sài Gòn Phóng Xô Lếch Như Bay

Thi sĩ Joseph Brodsky, đứa con của St. Petersburg, khi được hỏi, ông cảm thấy thế nào, khi biết tin thành phố trở lại với cái tên lịch sử của nó; ông trả lời: tôi hạnh phúc quá chừng, quá đỗi! Tôi nói điều này với tất cả hân hoan, và không cần một chút dè dặt, mặc dù hoàn cảnh trớ trêu, có một thành phố St. Petersburg ở trong một Leningrad Region... Nhưng đừng nghĩ tới chúng ta, mà hãy nghĩ tới những cư dân hiện thời, tới những người sẽ sinh ra tại đó. Họ sống trong một thành phố mang tên thánh, như vậy chẳng hơn là với một cái tên của quỉ. (Better they live in a city that bears the name of a saint than a devil.)
Khi được tin nhà thơ Nguyên Sa mất, tôi bỗng nhớ đến câu thơ trên:
Sài-gòn phóng solex như bay.

Nhớ đến J. Brodsky, và câu thơ của ông:
Neither country nor churchyard will I choose
I’ll come to Vasilevsky Island to die.
Xứ sở làm chi, phần mộ làm gì,
Ta sẽ tới đảo kia để chết.
*
Nhớ đến thành phố mất tên.
Và tôi tự nhủ, câu thơ, và tác giả của nó, đã nhập vào thiên tài của nơi chốn. Đã vĩnh viễn thuộc về Sài-gòn rồi.

Ở đây, chúng ta hãy vượt lên mọi oan khiên nhất thời, hoặc cuộc đối đầu quốc- cộng, và để ý đến một điều: cái tên gọi Sài-gòn, theo như người viết hiểu, không phải là một từ tiếng Việt, mà là gốc Miên, hoặc Chàm. Tổ tiên của chúng ta, những người mở nước, đã biết kính trọng điều gọi là thiên tài của nơi chốn, genius loci, và đã không đặt tên lại cho một vùng đất đã cưu mang họ, bằng một cái tên mang sẵn từ nhà, từ một vùng đất họ đã bắt buộc rời bỏ. Những Los Angeles, Mississauga, Canada... những địa danh ở Bắc Mỹ là một an ủi cho những người Âu châu, so với tất cả những tội ác đối với thổ dân da đỏ.
Tôi thích câu thơ trên, vì Sài-gòn (lẽ dĩ nhiên). Và, vì còn là một Sài-gòn của riêng tôi. Sài-gòn của tôi chẳng bao giờ phóng solex như bay, nhưng mỗi lần nhớ đến, câu thơ của Nguyên Sa lại mới nguyên trong tôi, như một vài kỷ niệm còn sót lại, về cô bạn.
Về Nguyên Sa, còn một câu thơ nữa, mà tôi vẫn rì rầm hát theo, cùng với nó, và mỗi lần như vậy, lại tự nhủ, nếu có dịp gặp ông, tôi sẽ hỏi, đâu là nguyên bản của nó. Câu thơ được phổ nhạc:
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu.
Câu thơ nguyên bản, như sau này tôi được biết:
Trời chợt mưa, chợt nắng, bởi vì đâu.
Nhưng tôi cứ rì rầm như vầy:
 Trời chợt mưa, chợt nắng, chợt vì đâu.
Và tôi cứ cố tình thích chữ “chợt” sau cùng.
Bởi vì, cứ khơi khơi, trời chợt mưa, chợt nắng, cô bạn chợt phóng solex vào đời mình:
Chợt vì đâu, solex mãi trong tôi...
Hoặc:
Chợt vì đâu xô lệch mãi đời tôi...
*
Oan khiên nhất thời: so với chiều dài lịch sử, cuộc chiến quả thật chỉ là oan khiên nhất thời. Giữa thời gian và những ký hiệu là những con chữ, hay như ở đây, một câu thơ, lại là một vấn đề lớn lao khác nữa:
Khi thành phố mà tôi vinh danh, đã lụi tàn, mai một,
khi những con người bài thơ tôi ca ngợi, đã chìm vào quên lãng,
những con chữ sẽ vẫn còn hoài (Pindar)...

Câu thơ cứ còn mãi, dù Sài-gòn không còn phóng solex như bay....
*
Sài-gòn không còn phóng solex như bay, thi sĩ càng biết rõ điều này hơn chúng ta.
Hãy đọc thơ ông, thay cho một lời tưởng niệm:

Em gói câu thơ trong áo bay,
Ba phần gió thổi, một phần mây,
Ngày sau hai đứa mình xa cách,
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay.
*
Thi sĩ biết rất rõ, sẽ có một ngày, người mà câu thơ ca tụng, sẽ cách xa, nhưng không hề chi, câu thơ sẽ vẫn còn mãi:
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay.
*
Không phải chỉ em, mà luôn cả anh - nhà thơ, sẽ cách xa:
Nghệ sĩ phải làm cho hậu thế tin rằng, anh ta đã không sống, Flaubert nói. (L’artiste doit faire croire à la postérité qu’il n’a pas vécu). Maupassant ngăn cấm chuyện chân dung ông có trong tuyển tập những nhà văn nổi tiếng: Đời riêng của một người, và bộ mặt của ông ta không phải là để chường ra cho thiên hạ thấy.
"Tôi ghét chuyện dí mũi vào đời riêng của mấy ông nhà văn lớn, và chẳng có một cuốn tiểu sử nào giọi chiếu được một mẩu đời tư của tôi," Nabokov nói. Italo Calvino giải thích thêm: ngu gì mà nói cho bất cứ một ai, dù chỉ một lời, về đời tư của mình! Faulkner mong muốn, chỉ là một người bị huỷ bỏ (annulé), được lịch sử gạch đi (supprimé par l'histoire), chẳng để lại bất cứ một vết tích, ngoại trừ những cuốn sách đã được in. (Milan Kundera khi nhắc lại, đã gạch dưới hai chữ sách, in). Theo một ẩn dụ nổi tiếng, nhà văn phá huỷ căn nhà riêng của ông, để, với những viên gạch lấy từ đó ra, xây dựng một căn nhà khác: cuốn tiểu thuyết của ông ta. Khi mà Kafka được người đời chú ý đến, nhiều hơn là (nhân vật) Joseph K., tiến trình hậu - cái chết (mort posthume), của nhà văn bắt đầu.
*
Solomon Volkov, tác giả cuốn Chuyện trò với J. Brodsky, có kể lại: một lần ông hỏi nhà thơ, về một lời chỉ trích ông, của một ký giả lưu vong. Ông này đã buộc tội nhà thơ leo lên đỉnh vinh quang, bằng cách đạp lên ngôn ngữ Nga (over the steps of the Russian language). J. Brodsky mặt đỏ bừng, tính xổ nho, nhưng đột nhiên ông bật cười la lên: Thú quá, Trời ơi! Làm gì có chuyện nào đẹp hơn, phải không? (Lord! What could be better, right?).
Trong quá khứ, đã có lần, người viết gọi ông, nhà thơ Nguyên Sa, là một nhà văn dễ dãi, và sung sướng. Bây giờ chỉ xin đổi lại: Nguyên Sa là một con người dễ dãi, và hạnh phúc.
Xin vĩnh biệt nhà thơ.
NQT

Note: 1998, Nguyên Sa mới mất, và Gấu lần đầu ghé Tiểu Sài Gòn là đúng tứ tuần của ông, và một văn hữu, chẳng hề biết chuyện đụng độ giữa NS và Gấu, đã nhân danh gia đình NS ngỏ lời mời Gấu tới, thắp một nén nhang cho nhà thơ, và NMG giật mình, nói, đâu có được!
Bài viết trên là nén nhang đó.
NQT





HAPPY 78TH BIRTHDAY.

Today at 6:01 PM

CHÚC LUÔN KHỎE ĐỂ GIỮ TIN VĂN ĐỘC ĐÁO VỚI THƠ VÀ SINH HOẠT VĂN CHƯƠNG THẾ GIỚI .
CHÚC LUÔN NHỚ ĐỂ NHỮNG "ĐỜI" TRƯỚC MÃI VẪN ĐẬM TRONG KÝ ỨC
CHÚC LUÔN QUÊN ĐỂ NHỮNG "THNM" MẤT DẤU BỚI HOÀI TRONG TRÍ VẪN KHÔNG RA
CHÚC LUÔN AN ĐỂ HƯỞNG HẠNH PHÚC BÊN CẠNH NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU ĐANG HIỆN DIỆN

K

Đa tạ.

GCC


  *

hãy thêm củi vào lò
đốt cho cháy hết những tháng năm này
để mùa đông dài thật dài
và chén đắng cay tưởng không bao giờ cạn


và chén đắng cay tưởng không bao giờ cạn:  

Tuyệt!

Tks
NQT

Nhớ là Kundera có nhận xét, cái gì gì, "chúng ta có một đời để sống", nhảm. Một đời thì sống làm khỉ gì. Phải vài đời, nhiều đời, đời đời.
Gấu Cà Chớn cũng nghĩ như thế, và cũng đã kể về vài đời Gấu đã từng trải qua. Luôn cả 1 tiền kiếp của GCC.
Trong những cuộc đời như thế, khủng nhất là cuộc đời dởm, chẳng có gì hết, vậy mà cực kỳ thê thương….

Ui chao, Vargas Llosa cũng phán như thế, và không chỉ phán, mà còn đi cả 1 cuốn tiểu thuyết về nó, và ông coi đó là giấc mơ của 1 tên… Bắc Kít, Ái Nhĩ Lan.

Each one of us is, successively, not one but many. And these successive personalities that emerge one from the other tend to present the strangest, most astonishing contrasts among themselves.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                               -Jose Enrique Rodó, Motives of Proteus
“The Dream of the Celt” is a moral tale. It is about the choice between denial or denunciation in the face of evil, and the fine line between activism and fanaticism. That makes an old story strikingly contemporary.

 “Giấc mơ của tên Bắc Kít, GCC” là một câu chuyện đạo đức. Đó là về sự chọn lựa giữa nói “Không” với cái Cái Ác Bắc Kít – hay là ị vào mặt Bắc Bộ Phủ như 1 bà nhà văn cũng Bắc Kít đã từng làm – và sợi dây mỏng dính, đẹp tuyệt vời, như sợi sữa, trong 1 bức danh họa,  (2) giữa hành động và cuồng tín.

Mỗi tên GCC trong chúng ta, là tiếp diễn của, không phải một, mà là nhiều tên GCC. Trong số những tên GCC, tên nọ tiếp tên kia như thế đó, sẽ có 1 tên cực là khủng, chứa chấp trong nó, những tương phản lạ lùng nhất, kinh ngạc nhất - bảnh nhất trong những tên GCC - giữa chúng.


Chắc là tên GCC làm trang Tin Văn?
Hay là tên chạy theo em BHD, khóc như cha chết ở Đại Lộ Cộng Hòa, bên ngoài cổng trường Đại Học Khoa Học?
Hay là tên khóc thằng em trai, tử trận, khiến một em không làm sao nỡ bỏ đi, lấy sữa cho con uống? (1)
Hay là…
Hay là...
Hà, hà!

(1)
Ui chao, đọc ba chớp ba nháng, as always, tưởng em không nỡ bỏ đi lấy chồng, hóa ra, con khóc, khát sữa, đi lấy sữa cho con!

09/06/15 at 11:23 AM

Gửi ông,
bài đến muộn cho một sinh nhật, khoẻ và vui nhé ông!
kính.

trong cõi riêng tây. nhớ tiếng cười

em. đi phố. mới
lẽ ra. chúng ta phải đến. đây
lúc mới. yêu nhau
lẽ ra. chúng ta nên đến. đây
trước khi đọc. những bài thơ
của. thanh tâm tuyền
của. cung trầm tưởng
chuyến bay dài. và đây
lọc cọc. gót giầy. những con phố
lót gạch. ly cà phê nóng. vỉa hè
như đã quen. đã thuộc từ. lúc nào
tìm quán rượu. với bóng. mai thảo năm nào
cái lạnh vừa. đủ để kéo cao. cổ áo
chúng ta ngồi. phía bên kia
nghe lại. những tiếng nói. cũ
con nước. đã tuần hoàn. bao lần
người đàn bà. đứng trên cầu. cùng. son phấn
hỏi. người đàn ông. năm cũ. có cùng về
người đàn bà. đã đợi ở đây. mỗi đêm
trên chiếc cầu. sau lưng. quán rượu
từ ngày đó. và người đàn ông
không bao giờ. trở lại
tối nay. cũng không. ngoại lệ
chúng ta. đứng. trên cầu. con nước nào
bàng bạc. dưới chân
đèn vàng. ủ. những lời ca
trong. gió
bài. tình yêu. ai hát
cho ai. em có nghe
khoác vội. chiếc áo
tay xoa. cho hơi ấm. về
vị chát ngắt. tiếng cười nở. toang
con đường. với bảng tên. mờ tịt
chỉ còn lại. em. con phố
chỉ còn lại. tôi. đèn vàng
ngóng. đợi
DS

Tks
NQT

Sept Oct 22 (?) 2013

GNV
Đừng viết kịch, đừng viết “tỉu thiết” và cũng cóc cần “triện ngắn”. Chỉ cần làm Gấu, lèm bèm về “thời của mình”, và “hiện tại chán nản” là đủ tuyệt vời!
… Đừng nghĩ ngợi quá nhiều, khi có ai đó mà mình mến thương chỉ gặp gỡ ngắn ngủi rồi đi…
H/A

To: DV
Lâu quá không thơ (mail) & thi (poem)
Take Care






 

 

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates