Tưởng Niệm TCS
Giải thưởng hoà bình
Tiếng hát hòa bình
Tại sao TCS ?
Những ngày TCS
TCS vs LS
Chim thiêng mệnh bạc
Hồ sơ TCS bị
VC hăm làm thịt
Lá khô vì đợi chờ,
Cũng như đời mình quá âm u (1)
Trên tờ Văn, số tháng Hai &
Ba, 2006 có bài của Ngự Thuyết,
"Thử đọc lại ba bài thơ cũ", trong có bài Người Điên của Bùi
Giáng.
Nhân đó, ông bàn [thường thì Gấu sử dụng từ "phán"] về Bùi Giáng. Về
cái tật mê lá và mê nói lá [i] của nhà thơ này.
Theo Ngự Thuyết, khác với Hàn Mặc Tử và Bích Khuê, Bùi Giáng không hề
bị xác
thịt ám ảnh, theo nghĩa dầy vò. Hoàng Hậu đẹp thong dong, Ni Cô đẹp
không lời...
Nhưng, Bùi Giáng thích nói đến cái giống của đàn bà.
Ông than khóc Marilyn Monroe:
Giữa hư vô nếu ta còn
Nhớ ta em gửi cái hồn cho ta
Úp môi ôm mặt khóc òa
Cồn lê lên miệng là ba bốn lần
[Ngự Thuyết tô đậm].
Ông thích dùng chữ lá cồn [lại nói lái]. Một tập thơ của ông có
tên là
Lá Hoa Cồn.
Bài Em Là:....
Quên luôn cả lá cồn
Quên nước nguồn nước suối
Vì nhớ em luôn luôn.
Lá, lá diêu bông,
lá đa"
Sáng trăng em tưởng tối trời
Em ngồi em để sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.
Nhưng, tuyệt nhất, theo Gấu, là những dòng ca dao sau đây, khi lá không
còn là
lá, mà trở thành một cái gì thật trong, thật sạch, thật gần gũi. Và
thật thèm.
Anh đi, em ở lại nhà
Cái dưa thời khú
Cái cà thời thâm.
Nghe lời nhạc
TCS, có lẽ cũng nên liên tưởng tới những câu ca dao trên thì mới thật
đã.
Lá khô vì đợi chờ mà đi với Cái dưa thời khú, mới
thật là tuyệt
cú mèo!
Đang trừu tượng bật sang liền cụ thể, thế mới tài tình!
*
Cũng như đời mình quá âm u làm nhớ tới Henry Miller:
Nơi chốn âm u và ẩm ướt đó, cái cửa mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo
đó, còn
là nơi Thượng Đế thường xuyên chơi trò núp lùm!
(1) Tính viết bên lề bài TCS bị VC hăm xử tử, nhưng như vậy thì hỏng
quá! NQT
Nhắc tới Henry Miller, Gấu chợt nhận ra một điều, ông này là "sư phụ"
của một nhà văn nhà thơ Việt Nam,
Phạm Công Thiện. Ông hay nhắc tới sư phụ, nhưng chưa hề nhắc tới những
đoạn
tuyệt vời nhất của sư phụ, tức những đoạn viết về lá.
Và đây là một thiếu sót rất lớn. Gấu nhớ là có lần, nhà văn Mẽo, John
Updike,
trong một bài viết, đã thẳng tay phạng một phê bình gia, về cái chuyện,
làm một
cái tổng kê, vậy mà bỏ qua một xen thật là tuyệt vời của Miller!
Xen đó mà bỏ qua thì thật là quá uổng, quá thiệt thòi, cho người đọc!
Đó là xen Henry Miller hồi nhớ, khi còn nhỏ, học dương cầm, mê cô giáo
dậy
dương cầm, không biết làm sao tỏ tình. Bữa đó, biết trước, cô giáo sẽ
phải cầm
tay chú, bắt đập đàn, bèn kín đáo, mở mấy cái nút quần, cho thằng nhỏ
phóng ra
ngoài, dương oai diệu võ, và đúng lúc cô giáo đưa tay xuống, tính cầm
tay thằng
học trò, thì thằng con nít bèn đưa ngay thằng nhỏ cho cô giáo.
Cô giáo giật nẩy mình, tát cho thằng học trò một cái.
Nhưng ngay buổi chiều hôm sau, thằng bé lén đi theo cô giáo về nhà, và
đè được
cô giáo ra trên thảm cỏ trước nhà cô.
Cô giáo cũng chỉ chờ có thế!
*
Có vẻ như cái gọi
là tinh tuý nhất của văn học Miền Nam, trước 1975, không ở
trong thơ,
văn, mà trong lời nhạc.
Gấu đã có lần lèm bèm về mấy câu trong bài Rừng Lá Thấp, của Trần Thiện
Thanh.
Trong khói súng xây
thành.
Mắt quầng thâm mất ngủ.
Sao không hát cho những bà mẹ già từng đêm nhớ con xa
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua.
Chẳng thua gì Kinh Cầu của Akhmatova!
Không phải tôi cầu
nguyện chỉ cho tôi,
Nhưng còn cho những người đứng trước và sau tôi
Vào một ngày đông giá băng
hay một ngày nóng tháng Bẩy
Trước bức tường Hoả Lò chói chang làm mù mắt
Not only for myself do I pray,
But for those who stood in front and behind me,
In the bitter cold, on a hot July day
Under the red wall that stared blindly
Kinh Cầu: Lời Cuối
Thay cho một
lời mở đầu - Instead of a preface
Trong những năm khủng khiếp dưới thời trùm công an nhân dân N.I.
Yezhov, tôi
trải qua 17 tháng đứng xếp hàng trước một số nhà tù ở Leningrad. Một
bữa, có một người 'nhận ra'
tôi. Rồi thì một bà, môi tái nhợt vì lạnh, đứng đằng sau tôi, và, người
này, lẽ
dĩ nhiên, chưa từng bao giờ nghe tên tôi, bỗng như tỉnh ra, hết ngơ
ngẩn - đây
là tình trạng chung của tất cả chúng tôi -, và thầm thì vào tai tôi
[mọi người
ở đây chỉ nói với nhau theo kiểu thì thầm]:
-Liệu bà có thể tả cái này? [Can you describe this?]
Và tôi nói:
-Được!
Và thế là có một cái gì đó giống như là một nụ cười, thoáng qua trên
một nơi đã
có thời là khuôn mặt của bà.
Ngày 1 Tháng Tư, 1957 Leningrad
Anna Akhmatova
xxx
Có một điều thật là lạ, trong bài Em Pleiku má đỏ môi hồng, được Phạm
Duy phổ
nhạc.
Gấu có đọc bài PD viết, khi phổ bài thơ. Rồi đọc bạn bè của Vũ Hữu
Định, viết
về nhà thơ, về bài thơ, về Pleiku.
Nhưng chẳng ai nhắc đến, chi tiết thần sầu, tuyệt cú mèo, ở trong bài
này.
Xin thưa, đó là hai chữ "xa lắc".
Mai xa lắc, trên đồn
biên giới,
Còn một chút gì,
Để nhớ để thương.
Gấu nghi rằng, khi hạ hai chữ "xa lắc" Vũ Hữu Định chắc là bị ám ảnh
bởi hai chữ "quằn quại" của Huy Cận.
Đồn xa quằn quại lá
cờ,
Phất phơ nghe tựa ngàn xưa thổi về
[Viết theo trí nhớ]
xxx
Ngày qua tháng lại,
ta còn ngẩn ngơ,
[Bùi Giáng dịch Apollinaire:
Les jours s'en vont
Je demeure]
là do "mai xa lắc", mà ra.
Đây cũng là cái tâm trạng bùi ngùi của Đặng Tiến, ngày nào, khi đọc Hoài Khanh:
Mỗi con người đều bị thời gian cuốn đi. Sở dĩ Hoài Khanh thường nói đến thời gian, vì chàng có một ý thức lưu đày trong thời gian : mỗi ngày mỗi tháng trôi qua, mòn mỏi một ít cô đơn, mà Hoài Khanh thì vẫn còn trơ vơ với số phận.
Sau lưng là một khoảng hư vô, trước mặt là con đường vô định :
Nước xuôi lạnh một giòng sầu
Biết về đâu hỡi mấy màu thời
gian
Nguồn
Ngày qua tháng lại, Bông Hồng Đen thì xa lắc, bên kia đời, mà Gấu này thì cứ ngẩn nga ngẩn ngơ...
*
Writing a book of poetry is like dropping a rose petal down the Grand Canyon and waiting for an echo.
Viết một cuốn thơ thì cũng giống như thả một cánh hồng xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng dội của nó.
An idea is not responsible for the people who believe in it.
Một tư tưởng thì đếch có phải chịu trách nhiệm, về cái chuyện, cả một
dân tộc
ngu muội đã tin vào nó.
DON MARQUIS
Câu đầu, Gấu thuổng, mà không biết, và đã viết ra được câu sau đây.
"Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi": Tôi cứ tưởng tượng ra
một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc
đời nặng
nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng
cánh hoa
xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng
vọng của
một thời nào đã xưa, đã cũ…
Liệu những cánh hoa như vậy có "tải" được không, và những tiếng vọng,
có "nghe" được không?
NQT: Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
*
Thêm một liên văn bản khác: Nguyễn Quốc Trụ trong bài viết tưởng niệm
Trịnh
Công Sơn, kể lại rằng cho đến khoảng 1966 :
"Chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn, nói rõ hơn, nó chưa
thấm vào tôi.Phải
khi đứa em tôi mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong
những đêm
cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc
quá nhớ
bồ, cứ huýt sáo bài "Tình Nhớ", gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc
bám riết lấy tôi, rứt không ra. Lúc này tiếng nhạc của anh, đối với
riêng tôi,
qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở
thành tiếng
nói chung của Miền Nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi
cùng nói
: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ và chẳng bao giờ
Miền Nam
chấp nhận
cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với
Miền Bắc ,
vì họ đều tin một điều : Miền Bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ
sẽ ra đi.
Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó.
Tính phản chiến của nhạc anh, chính là tính phản chiến của cả một miền
đất" .
Giữa một rừng than khóc ki khu, thì bài Nguyễn Quốc Trụ, nhanh, ngắn nhưng giá trị. Vì chính xác và dũng cảm. Ai đó nói: hình học là nghệ thuật lý luận đúng trên một hình vẽ ... sai. Nguyễn Quốc Trụ khởi đi từ một bản nhạc tình ... ngoài đề. Tình Nhớ thì can dự gì đến phản chiến? Bài hát đại khái :
Người ngỡ đã xa xăm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều ...
Nói về nhạc phản chiến , cứ gì
phải dựa
vào Đại Bác Ru Đêm ?
Đặng Tiến: Trịnh Công Sơn
Cái nhận định, hình học là nghệ thuật lý luận đúng, trên một hình vẽ sai, Gấu thực sự không hiểu Đặng Tiến moi ở đâu mà ra, hay là đây chính là điều thầy Nguyễn Văn Phú gọi là đường may mắn. Ai đã từng học toán, môn hình học, đều biết, có những bài toán hình học, không thể nào giải được, nếu không tự dưng "phịa ra" một đường, thế là bài toán được giải!
Vả chăng, Gấu này không nghĩ
như Đặng
Tiến, khi ông cho rằng: Tình Nhớ thì liên can gì tới phản chiến?
Và đây không phải là một trường hợp có thể qui về phạm trù văn học có
tên là
'liên văn bản'.
Tình Nhớ chính là
nhạc phản chiến, hiểu theo cái nghĩa cao quí nhất của từ này.
Của nhạc này.
Nếu có một phần liên văn bản của nhạc TCS, thì cái phần này phải được
hiểu theo
nghĩa của Gide, khi ông phán về tác phẩm nghệ thuật, nhân đọc
Dostoevsky: Tác
phẩm lớn có sự tham dự của Quỉ.
Nhạc Trịnh Công Sơn có sự tham dự của con quỉ chiến tranh.
Nói rộng ra, có vẻ như, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật của Miền
Nam
trước đây,
đều được viết theo cách nhìn đó: Viết, sáng tác, trong nỗi lo sợ, hoặc
nghệ
thhuật, hoặc tác giả, bị trù ẻo, nguyền rủa, huỷ diệt....
Thanh Tâm Tuyền coi đây chỉ là bước đi [nhịp điệu] của thời gian.
Brodsky nói khác một tí: Thời gian được tái sắp xếp lại.
Cái nhịp của nhạc TCS chính là đại bác ru đêm.
Đó là phần liên văn bản của nó!
Đường may mắn.
Hình trên, là một bài toán lớp Đệ Ngũ.
Trên hai cạnh một góc nhọn, lấy hai đoạn bằng nhau AB và CD. Chứng minh:
MN - đường nối trung điểm AC và BD - song song với đường phân giác của
góc.
Gấu đã giải được, nhờ phịa ra thêm một đường.
Thiếu đường vẽ thêm đó, là vô phương!
Có những con
đường may mắn như thế, phải đợi tri âm của nó, hàng bao nhiêu thế kỷ!
Koestler, trong Hành động sáng tạo, The Act of Creation,
viết về trường
hợp Kepler: Hình học "cô níc" đã từng được Apollonius of Perga nghiên
cứu từ thế kỷ thứ tư, trước BC, chỉ để vui đùa, giải trí, và phải đợi
Kepler,
hai ngàn năm sau, mới biết cách sử dụng nó, vào việc nghiên cứu quĩ đạo
các
hành tinh. Mấy định luật về cô-níc, [hình e-líp, ở đây], Kepler khám
phá ra, là
nhờ đo đạc đường bay của mặt trời, và khi biết, nó là hình e-líp, ông
đã hoảng
hồn, ghi vào nhật ký, tôi phải là một tên khùng, một kẻ sát nhân, bởi
vì điều
tôi khám phá ra đó, từ thời Pythagore người ta đã biết rồi!
Gấu viết đến đây, bỗng nhớ lại kỷ niệm tự mình kiếm ra phương trình
đường
thẳng, vội vàng đi khoe với bạn học, và bị ông bạn nhìn với cặp mắt
thương hại,
ôi chao, sao lại có thằng ngu như mày, hả Gấu, điều sơ đẳng đó, người
ta đã
kiếm ra từ đời nảo đời nào rồi.
Đây cũng là kinh nghiệm để đời cho mấy ông nghệ sĩ: một thằng cha sáng
tạo ra
cái mới phải là một thằng thuộc lòng quá khứ, và chán quá khứ quá, nên
mới phịa
ra cái mới, chỉ để vui chơi mà thôi!
Vì quá mê chơi đổ hột xí ngầu mà Chevalier de Méré tìm gặp Pascal để
nhờ ông
này cố vấn, làm sao đổ xí ngầu cho ngon lành, và thế là môn học xác
xuất ra
đời.
Có khi, tưởng là may mắn, nhưng thực sự, chỉ lập lại, một hành động
trong đời
xưa, kiếp trước.
Hành động sáng tạo của cô khỉ đột Nueva, a young female chimpanzee,
Koestler kể
ra, trong Hành động sáng tạo, ông cho rằng, đã được lập lại, từ
đời
trước, earlier life.
Gấu đã từng gặp "một vài lần", như vậy.
*
Nhân chuyện học, ở trong nước, mới có một em được điểm 10 cao quí nhất
của môn
văn, là nhờ nhớ như in, một bài văn mẫu!
Đây là một trường hợp quá tuyệt vời của kiểu giáo dục 100 năm trồng
người.
Thành công một trăm phần trăm! Trồng sao, thì quả vậy.
Gấu bỗng nhớ, một trường hợp y chang, nhưng hơi bị ngược lại, của học
sinh Miền Nam.
Chuyện này hoàn toàn "non-fiction", không phải giả tưởng, vì xẩy ra
với một người học trò của Gấu: Cô con gái của ông Chú của Gấu, mà Gấu
khi đó
làm nghề kèm trẻ tại gia. Ông chú này Gấu đã nhắc tới nhiều lần, thí dụ
như
trong Tên của cuộc chiến.
Năm đó, cô học thi lấy bằng tiểu học. Bài luận văn trong kỳ thi y hệt
một bài
cô đã từng được Gấu dậy. Nghĩa là trúng tủ. Và thế là đậu.
Lạ một điều, là thi vô Đệ Thất trường công, cũng một bài luận văn tương
tự. Cô
gái về nhà mếu máo, bài thi y hệt bài cũ, đã ra thi kỳ thi tiểu học vừa
rồi, em
không dám lập lại bài thầy đã dậy, vì nghĩ, như vậy là không được đàng
hoàng!
Một cách nào đó, cô gái mơ hồ hiểu ra cái gọi là học. Học, cũng chẳng
khác gì
sáng tạo, nghĩa là không hề lập lại, ngay chính mình.
Gấu nhớ đến câu chuyện một ông thợ làm đồ sành đồ gốm, xong, trang trí
bằng
những hoa văn. Khách thấy đẹp quá, bèn order, cho thêm vài cái nữa. Mấy
cái
sau, ông thợ tính giá gấp đôi, gấp ba. Khách ngạc nhiên. Ông thợ phán:
Lập lại
chán chết!
Ôi chao, tại sao lại có một cách dậy học sinh tuyệt vời đến như thế,
tại sao
lại có những người học sinh tuyệt vời đến như thế!
Vậy mà tụi khốn nạn làm hư hỏng hết, thê thảm chưa!
Không chỉ một, mà, chẳng biết, bao nhiêu thế hệ.
Như vậy mà không đau, không xót, không chửi?
Comments
Post a Comment