Sao mi ghét talawas?

 




Sao bac ghet talawas...?

Gấu thực sự quá tởm mấy đấng Yankee mũi tẹt thì đúng hơn. Khi diễn đàn này mới xuất hiện, Gấu là người đầu tiên viết, trong khi những người khác còn nghi ngại, ấy là vì Gấu nghĩ, đây là thời điểm để nối lại mối nối bị đứt với Đất Bắc của Gấu.
Liền sau đó, là thất vọng, nhưng vẫn hy vọng, rồi hoàn toàn tuyệt vọng.
Một khi đám Yankee mũi tẹt, khoan nói ở trong nước, nói được một lời ân hận về cái chuyện ăn cướp Miền Nam, thì may ra mới có sự thay đổi.

Chính cái sự ăn cướp Miền Nam đã gây nên tai họa khủng khiếp, và đẩy đất nước chìm đắm vào cơn băng hoại, không biết đến bao giờ mới thoát ra được.
Có vẻ như sự kiện chúng chẳng thể nói được điều này, còn là do mặc cảm dốt nát. Cả một diễn đàn như thế, trong mấy năm trời như thế, đâu có để lại một cái gì cho ra hồn, ngoài mớ văn học Miền Nam được họ sưu tầm?
Cả một đám làm cho Bi Bi Xèo như thế, mà dịch “Bán Đảo” Ngục Tù? Khi có người chỉ cho thấy sự dốt nát, thì cũng không biết lên tiếng cám ơn? Chúng 'vô học' đến mức như thế thì làm sao khá cho được?
Cái sự băng hoại đạo đức, ở đám chóp bu như đám này, mới đáng sợ, và vô phương cứu chữa.
Kính. NQT
*
Cái sự băng hoại đạo đức rõ ràng là do sự dối trá ngày nào mà ra, tìm nguồn cơn ở đâu nữa? Arendt đã vạch rõ ra điều này, trong “Từ dối trá đến bạo lực”. (1) Chỉ một khi dám nhìn thẳng vào sự thực, thì mới có được bước khởi đầu, trong cái sự khôi phục lại niềm tin của dân chúng, và từ đó, mới bước tiếp được. Phải đem đến cho chủ nghĩa xã hội Mít một cái bộ mặt con người, thì lúc đó mới bắt đầu được.

[Chủ nghĩa xã hội với bộ mặt nguời, le ‘socialisme à visage humain’ là một thuật ngữ dùng trong toan tính huỷ diệt tính phi nhân mà chủ nghĩa xã hội mang tới cho nhân loại].
Que justice soit faite, même si le monde doit périr.
Phải có công lý đã, cho dù thế giới phải tiêu táng thòng!
Không lẽ cứ để cái thế giới băng hoại đó còn mãi?
(1) Du mensonge à la violence [nguyên tác tiếng Anh: Crises of the republic, Guy Durand dịch, nhà xb Calmann-Lévy, 1972, tủ sách Agora]
*
It will not, I believe, be possible for European culture to regain its inward energies, its self-respect, so long as Christendom is not made answerable to its own seminal role in the preparation of the Shoah [the Holocaust]; so long as it does not hold itself to account for its cant and impotence when European history stood at midnight.
G. Steiner. The Passion Spent. Introduction.
Văn hóa Âu châu chẳng thể nào có lại được nội lực, niềm tự trọng của nó, một khi tín hữu Ky Tô chưa trả lời về vai trò phôi thai của họ trong việc sửa soạn Lò Thiêu, một khi chưa tính sổ với chính họ, về cái sự dối trá, bất lực, và ngậm miệng ăn tiền giữa đêm trường Nazi của lịch sử Âu Châu.

Cái vụ đạo đức băng hoại mà cái diễn đàn blog gì gì đó đang bàn tới, và đang cố tìm ra nguyên nhân của nó, làm Gấu nhớ tới cái vụ nhà văn Phi châu da đen Chinua Achebe chửi Conrad là một tên thực dân khốn kiếp, một tên phân biệt sắc tộc [racist], do cái cách mà ông ta mô tả người Phi Châu: như những con vật! Mấy đấng Yankee mũi tẹt hải ngoại, khi viết về chuyện băng hoại đạo đức ở trong nước, cứ làm như đang mô tả về một xứ sở đếch có mấy đấng đó ở trong đó. Cái đó cũng làm Gấu tởm!
*
Trong một bài viết thật cũ, về Hà Nội, Gấu có kể, một bà cụ di cư 1954, khi nghe tin Mẽo dội bom Miền Bắc, giật mình lẩm bẩm, thế này thì làm sao ông bà nhà mình ngủ yên.
Câu chuyện đó, không phải Gấu phịa ra, mà là có thật, chính Gấu đã được nghe, và sau này, khi ra hải ngoại rồi, cứ mỗi lần đọc một cái thiên tai, vài cái nhân tai ở trong nước, và qua cái giọng kể, giọng viết, hoặc vui mừng [thí dụ trên một tờ báo Chống Cộng Điên Cuồng] hoặc thương xót, là Gấu bèn nhớ ra khuôn mặt của bà cụ già Miền Bắc theo há mồm ra vịnh Hạ Long, rồi lên tầu Đệ Thất Hạm Đội vào Nam, nhớ về mồ mả ông bà còn để lại ở Miền Bắc, chỉ nhớ có thế, ngoài ra bỏ hết.

Đọc những bài tranh luận, về băng hoại đạo đức, ở trong nước, ngay cả của mấy ông mấy bà thuộc phe nhà nước, hay gốc gác rau muống, hay chính gốc Yankee mũi tẹt đã từng xẻ dọc Trường Sơn, chỉ để ăn cướp Miền Nam, thì Gấu này đều chẳng thể nào thấy ra được cái nét mặt bùi ngùi của bà cụ Bắc Kỳ di cư ngày nào. Quái thế!
Cuộc tranh luận của họ chỉ là để kèn cựa giữa một anh VC Miền Bắc, với một anh VNCH đã mất VNCH, thí dụ vậy!
Vậy mà sao không tởm?
Có ông chưa từng sống ở Miền Nam ngày nào, mà dám so sánh hai chế độ nhà thương thí của hai miền!
Vả chăng, không thể nào so sánh được. Gấu sẽ giải thích lý do tại sao.
*
Mais les circonstances m'ont aidé. Pour corriger une indifférence naturelle, je fus placé à mi-distance de la misère et du soleil. La misère m'empêcha de croire que tout est bien sous le soleil et dans l' histoire; le soleil m'apprit que l'histoire n'est pas tout. Changer la vie, oui, mais non le monde dont je faisais ma divinité. C'est ainsi, sans doute, que j'abordai cette carrière inconfortable où je suis, m'engageant avec innocence sur un fil d'équilibre où j'avance péniblement, sans être sûr d'atteindre le but. Autrement dit, je devins un artiste, s'il est vrai qu'il n'est pas d'art sans refus ni sans consentement.
Albert Camus: L’Envers et l’Endroit. Préface.

Nhưng hoàn cảnh đã giúp tôi. Để sửa chữa một sự dửng dưng tự nhiên, tôi để mình ở giữa sự khốn cùng và mặt trời. Sự khốn cùng ngăn cản tôi tin rằng mọi chuyện đều tốt đẹp dưới ánh mặt trời và trong lịch sử, mặt trời làm cho tôi hiểu rằng lịch sử không phải là tất cả.
Đúng là tâm trạng của Gấu, Bắc Kỳ di cư, bỏ chạy sự khốn cùng để tìm mặt trời!
*
Trước khi Mẽo đổ quân vô Miền Nam, nền kinh tế, cuộc sống Miền Nam rất ổn định, các nhà thương thí, các trường công lập, các hạ tầng cơ sở…  không cần đến viện trợ Mẽo mà vẫn hoạt động. Đồng lương công chức bảo đảm cuộc sống, không ai nghĩ đến chuyện tham nhũng, ăn cắp của công… Gấu ra trường, đi làm rất sớm, nên rất rành chuyện này. Thời ông Diệm phải nói là hoàng kim thời đại của Miền
Nam. Tiền ông Diệm như dân Miền Nam thường nói, rất có giá. Gấu nhớ, ngay cả sau này, khi ông Diệm mất, thời thủ tướng Nguyễn Văn Lộc, ông này một lần lên TV trình bầy rõ ràng, Miền Nam không hề cần đến, không hề ngửa tay xin Mỹ viện trợ, và sở dĩ Mỹ đổ tiền vô Miền Nam vì phải nuôi quân đội VNCH chống CS. Người Mỹ không hề có dã tâm ăn cướp Miền Nam, họ nhẩy vô Miền Nam chỉ vì sợ mất phần đất này, và sau đó, tới phần đất khác.
Cái sự tham nhũng, băng hoại đạo đức sau đó, hoàn toàn do cuộc chiến gây ra, và mọi người đều nhìn rõ, Miền Bắc sẽ thắng. Một cách nào đó, Miền
Nam, ngay cả khi tham nhũng, băng hoại… gì gì đó, là cũng nghĩ theo một chiều hướng ‘tốt’ cho VC. Thế mới thảm! Mẽo sẽ cút, chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, và cả hai miền sẽ bắt đầu xây dựng lại tất cả!
Còn cái chuyện khối CS viện trợ cho Miền Bắc, theo Gấu, là do cái hợp đồng mà Miền Bắc đã ký kết với Quỉ Đỏ, đại khái như vầy: Đàn em sẽ đánh Mẽo, cho nó chết mẹ, còn các đàn anh rảnh rang tha hồ chiến thắng trên khắp thế giới, thằng sen đầm quốc tế sa lầy ở VN rồi! Có thể nói, VC Miền Bắc bán máu nhân dân cho Quỉ Đỏ.
Vậy mà sau này, TQ thí dụ, cũng có cho không, biếu không đâu!
Thành thử cái vụ Gấu gợi ý, chính Miền Bắc tìm đủ mọi cách nhử Mẽo vô Miền Nam, là chuyện rất ư hữu lý. Và cái vụ đầu độc tù Phú Lợi là hoàn toàn do VC nằm vùng phịa ra!
Tuy nhiên, chẳng bao giờ dân Mít chúng ta biết được sự thực, có đúng như thằng cha Gấu bói mu rùa, trong khi Mẽo, khi phịa ra cú Maddox, là đã ghi vô "sổ cái" để sau này, mọi người đều biết, và lịch sử sẽ phán đoán thế nào thì là chuyện của hậu thế. Nếu nhờ một cơ may nào đó, thí dụ đàn anh Liên Xô cho khui hồ sơ mật của họ liên quan tới vụ nhử Mẽo này, biết đâu đấy, lúc đó nhân dân Mít mới hiểu ra và đời đời nhớ ơn Yankee mũi lõ, nhờ có mày, mà chúng ông đã thống nhất đất nước! (1)
Bởi vậy thật khó mà so sánh viện trợ Mẽo cho Miền Nam với viện trợ của khối CS cho Miền Bắc.
(1) Vụ nhử Mẽo vô, rồi sau đó phát động cuộc thánh chiến, là 'một mũi tên, bắn hai con chim': Vừa biến thành hiện thực giấc mơ ngày nào họ Trịnh thất bại, vừa hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vô sản.
*
Cái tay so sánh nhà thương thí hai miền này, bây giờ Gấu mới được biết chân dung, khi 'ta la bà' tái xuất giang hồ.
Tay này đã từng hiệu đính bài dịch của Gấu, về Rushdie, khi Gấu bài gửi đăng talawas đời cũ.
Lần đó, Gấu lạ quá, khi thấy tên nhà hiệu đính ở kế bên tên dịch giả, là Gấu, và tự hỏi, mình có bao giờ nhờ ông này hiệu đính đâu, thứ nhất, ông đã từng có tác phẩm dịch thuật nào hách xì xằng chưa mà đòi hiệu đính?
Hoá ra là bài dịch của Gấu có mấy chỗ dịch sai, và chắc là bà chủ quán cá đã đưa cho ông ta, nhờ đọc và sửa giùm, và ông là người hiệu đính!
Cái công việc này, thú thực, Gấu, và nói chung, ở Miền Nam trước 1975, giới viết lách không gọi nó là hiệu đính, mà cũng chẳng bao giờ gọi là gì cả, bởi vì, đó là công việc của anh thư ký tòa soạn, khi nhận bài, hoặc tự mình sửa, hoặc nhờ một người nào đó trong ban biên tập, hoặc nhờ một người quen, rành ngoại ngữ, thí dụ, để coi lại giùm. Chỉ sử dụng tới từ này, khi một người học trò, một người viết mới, đích thân nhờ một vị thầy, một vị đàn anh mà người đó kính trọng, xin thầy, nhờ anh coi lại bài viết của tôi. "Coi lại", không có nghĩa, chỉ là sửa chữa những chỗ dịch sai, mà có khi còn sửa luôn văn phong, cho chỉnh hơn, bỏ những gì rườm rà. Hồi đó, Nguyễn Mạnh Côn là người Trần Phong Giao tin tưởng và nhờ sửa những lỗi tiếng Pháp, khi chuyển dịch, của những người cộng tác cho tờ Văn, nhưng có bao giờ NMC nhận là người hiệu đính đâu.
Gấu này chắc chắn cái tay hiệu đính Gấu không thể dịch hay hơn Gấu được, bởi vì ông ta không phải là người chuyên về dịch thuật. Sửa lại vài sai sót khi chuyển từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác, chưa đủ để để cái tên hiệu đính của mình vào một bản văn. Đây là trò khốn nạn của một tòa soạn, khi muốn làm nhục một người cộng tác.
Lần đó, Gấu lịch sự cám ơn, và nghĩ thầm, đám này chơi không được.
Nhà thơ TTT cũng đã từng làm như thế, cho bài viết đầu tay của Gấu, nhưng ông phôn cho biết, sau đó, và còn giải thích thêm, Gấu lầm, giữa hai từ “climatique”, và “climatérique”, khi đọc Faulkner.
Gấu cũng đã từng làm công việc này, rất nhiều lần, khi giữ trang VHNT cho tờ Tiền Tuyến. Sở dĩ tay Nguyễn Mai quí Gấu, ấy là vì anh ta gửi một bài điểm sách, viết quá dở, vì chưa quen, nhưng có mấy nhận xét thật tuyệt, thế là Gấu đành viết lại toàn bài, xoáy vào mấy nhận xét quá hay, và anh ta mừng quá,  sau này trả ơn Gấu, bằng cách giới thiệu Gấu với ông Nhàn, và, nhờ dịch sách cho nhà xb của ông Nhàn, Gấu thoát chết trại tù VC.
Giỏi ngoại ngữ, sửa một hai sai sót khi dịch thuật, vậy mà coi ta là người “hiệu đính” bài viết của một người đã có chút tên tuổi, một việc làm như thế làm nhục người "hiệu đính", chứ không phải người "được hiệu đính".

Hay là Yankee mũi tẹt coi đó là hiệu đính?
Thú vị hơn nữa, sau Gấu gửi bài dịch đó cho ông bạn quí, ông mừng quá, nhất là vì cái chi tiết hiệu đính đó, bèn đăng liền tù tì, sướng điên lên, có thằng trị được thằng bạn khốn kiếp của ta rồi!
Bởi vậy, khi đạo đức ở cái đám chóp bu này có gì đáng ngờ, thì thật là đáng sợ.
Trang Tin Văn từ hồi thành lập đến giờ, có rất nhiều độc giả làm cái công việc "hiệu đính" Gấu, những lần dịch sai, hiểu sai, hiểu không tới... vậy mà có ai đòi để... tên kế tên Gấu đâu?
*
V/v đạo đức. Kundera vinh danh Malaparte, mà không bảnh sao, khi lập lại câu của đàn anh, người ‘hiệu đính’ ông:

Et, dans le même et inoubliable chapitre intitulé « Le vent noir », il raconte l'agonie de son chien aimé Jego (“De lui et non des hommes, j'ai appris que la morale est gratuite, qu'elle est une fin en soi, qu'elle ne se propose même pas de sauver le monde [même pas de sauver le monde !) mais seulement d'inventer toujours de nouveaux prétextes à son propre désintéressement, à son libre jeu”).
Nhờ con chó, không phải nhờ con người mà tôi học được rằng, đạo đức thì cho không, và nó là một cứu cánh nội tại, và nó cũng đếch thèm để ý đến chuyện cứu vớt thế giới….
*

Hoàng Hưng, một bolgger trên talawas, cho rằng, do phế bỏ truyền thống đạo đức, thay bằng đạo đức cách mạng, mà gây họa.
Nhìn như thế, chỉ được có một nửa vấn đề. Đạo đức cách mạng, nhìn theo đúng quan điểm của Marx, những ý niệm về con người hoàn toàn, vong thân, đạt thân… thật là quá tuyệt vời, và hoàn toàn có thể thay thế đạo đức truyền thống của miền đất Bắc Kít.
Thuỵ Khuê, trong một bài viết trên net, rfi, về Vũ Trọng Phụng, qua những gì mà ông này miêu tả, đã nhìn ra cái bất nhân của vùng đất Bắc, từ thời chưa phế bỏ đạo đức truyền thống, chưa có chủ nghĩa Marx:

“Bộ ba tiểu thuyết then chốt:
Giông tố, Số đỏVỡ đê, đã xây dựng nên vũ trụ Vũ Trọng Phụng, một vũ trụ đen tối mà con người đối xử với nhau không hơn gì loài thú.
Khía cạnh bất nhân trong nhân tính, sau này chúng ta thấy lại trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp".

Tolstaya cũng đã từng nhận xét, cái bất nhân tàn nhẫn, thứ ròng, thì nằm dưới những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga, chứ không phải từ trên trời rớt xuống. Với nước Mít, Cái Ác ròng của nó là nằm nơi đáy sâu của đồng bằng sông Hồng. Nhờ giải phóng mà Miền Nam được nếm mùi, và, nhờ nó mà NNT mới viết nổi Cánh đồng bất tận!

Lịch sử Việt Nam có một nếp gấp, ngay khi Đàng Trong xuất hiện. Có Đàng Trong một cái là có giấc mơ đổi đời, giấc mơ thoát ra ngoài luỹ tre làng, thoát ra khỏi một miền đất chẳng còn mầu mỡ gì nữa trừ Cái Độc, Cái Bất Nhân, Cái Ác. Thành thử, chúng ta phải coi chủ nghĩa CS, với những giấc mơ tuyệt vời, không tưởng của nó, là giấc mơ giải thoát khỏi cái ác muôn đời của một miền đất, chứ không phải là để đắm chìm mãi vào. Đám Yankee mũi tẹt, qua đám tinh anh của nó, gục ngã trước Cái Ác muôn đời, khi hạ nhục Miền Nam, biến nó thành mảnh đất chiến thắng thay vì mảnh đất giải phóng. Nên nhớ, câu nói của Bùi Tín, một phần, là từ đáy lòng của ông bộc phát ra, chứ không hoàn toàn là chủ trương của Đảng. Sau này, đám VC cố sửa nó, bằng những câu nói khác, thí dụ của Lê Duẩn, Gấu nhớ đại khái, bây giờ là lúc xây dựng cái nhà Mít, thay vì xúm nhau ăn cướp hôi của, qua các chính sách đánh tư sản mại bản, tống đi Kinh Tế Mới, đi tù cải tạo Siberia Mít, nơi Cổng Trời....  hay của Sáu Dân, một triệu người vui, thì có một triệu người buồn....
Không phải tự nhiên mà mấy đấng Cu Sài nhỏ máu ngón tay viết đơn xin vô Nam chiến đấu. Trong hành động đó, có giấc mơ đổi đời, lột xác của người dân quê, đời đời kiếp kiếp, khốn khổ khốn nạn, của cánh đồng xơ xác, của con sông Hồng, trong số đó, có cả anh Chí Phèo, và hậu duệ của anh ta, những đứa con của lò gạch ngày nào.
Thành thử không thể đổ hết tội ác lên chủ nghĩa CS được.

Communism calls to the nobler impulses of the human heart, yet in its nature there is something that "breeds lies, makes people lie and twist facts, imposes deception." Why should that be so? Lessing cannot say. "These are deeper waters than I know how to plumb" (p. 65). What she does know is that she gave her allegiance to the Party. The Party chose her to visit Russia as a member of what was supposed to be a representative delegation of British intellectuals and she went. Out of dedication to the greater cause, she did not afterward publish the truth about what she saw in Russia, even though she (now) records that at least one ordinary Russian was prepared to risk his life to tell the delegation that what they were being shown was a lie. She was no mere rank-and-file member: she served on the committee of a Party Writers' Group. ("Accustomed as I am to being in a false position - sometimes I think it was a curse laid on me in my cradle - this was the falsest”, she writes forty years later.) She even wrote fiction according to the Party's prescription - for instance, the oft-anthologized story “Hunger” ("I am ashamed of it," she writes now) (pp. 95, 78).
THE AUTOBIOGRAPHY OF DORIS LESSING
Chủ nghĩa CS, mặt trời chân lý chói qua tim, làm tim đập nhoi nhói những nhịp đập thật bảnh, thật người, nhưng quái quỉ thay, có một cái gì thật tởm lợm ở trong nó, nó nuôi dưỡng dối trá, khiến người ta dối trá, vặn vẹo sự thực, đặt để lường gạt. Lessing tự hỏi, bà tự trả lời, nước sâu quá, gầu của tôi không làm sao tới.
Coetzee khều nhẹ lại, nhưng bà biết rõ chuyện, nhờ nó mà bà vô Đảng…
Cái sự Chống Cộng của đám Yankee mũi tẹt hải ngoại, qua diễn đàn tà ma ác quỉ, có cái gì đó lấn cấn, y chang thái độ của Lessing. Họ đều đã từng hưởng ơn mưa móc của chế độ, đã từng bệ về nhà mình, “cái gọi là” chiến lợi phẩm, sau khi ăn cướp được Miền Nam, thành thử há miệng mắc quai. Chắc chắn như vậy.
Liệu chúng ta đã từng, nghe, đọc, một trong những tên này thốt lên, như Lessing: Tôi xấu hổ vì chuyện đó?
Hình như, độc nhất, chỉ có Bùi Tín, dám nói ra, tôi sám hối?
*
Note: Bài viết đuợc talawas post lại.
Bài viết chưa hoàn tất, và hiện đang có mấy ý tưởng cũng thú vị, đại khái như sau:
Tại sao 1954 lại có cú Nhân Văn Giai Phẩm, mà 1975, chẳng có gì?
Tại sao diễn đàn talawas đợt đầu, Gấu coi là thất bại, trong khi BBT lại coi là thành công?

Vì lý do đó, giả như talawas có ý kiến gì về bài viết, Gấu sẽ vờ, tiếp tục mạch viết.
V/v Nếu có độc giả talawas ý kiến, xin miễn xía vô, vì không phải độc giả Tin Văn.
Trân trọng. NQT
*
Có một chi tiết thú vị về sự đối đầu cái tôi - cái ta trong cuốn sách “Giải phẫu cái tự ngã” của chuyên gia tâm thần Nhật Bản Takeo Doi (mà tôi mới dịch cho NXB Tri thức): các nhà quan sát tâm lý xã hội Nhật nhận thấy rằng: người Nhật sống trong nước Nhật rất tuân phục kỷ luật của tập thể “nhóm” - nhiều khi đến mức có thể nói là mê muội, nhưng khi ra nước ngoài du lịch, họ thường là thành phần “quậy” nhất, có lẽ là để bù lại sự nhẫn nhịn kéo dài mà mình phải chịu trong vòng cương toả của nhóm. Phải chăng sự quậy phá mang tên Hoa của ta cũng là một cách giải toả tâm lý tương tự của người Hà Nội sau những tháng ngày chịu sự cai quản nhiều khi khiên cưỡng của cả một hệ thống từ nhà trường, đoàn thể, đến khu phố, làng xóm, gia đình?
Hoàng Hưng [Talawas]
Đúng như thế, nhưng Hoàng Hưng chỉ nhìn thấy một nửa vấn đề. Những ngày tháng chịu sự cai quản, là vì giấc mơ tuyệt đẹp, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Chỉ đến khi, người dân thất vọng, vì bị đánh lừa, tới lúc đó, mới có phản ứng ‘quậy’.

Giấc mơ giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước là giấc mơ tuyệt vời nhất của Miền Bắc, và nó càng thêm tuyệt vời khi rong ruổi với giấc mơ Mác Xít về một con người hoàn toàn, l’homme total, con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nằm dưới đáy sâu lịch sử của một miền đất, nằm nơi đáy sâu của bất cứ một con người Miền Bắc, vừa đẻ ra là đã có rồi, kể từ khi có Đàng Trong, còn là con thú săn mồi sống mà nhân loại có từ thời ăn lông ở lỗ, và cùng với con thú đó,  là cơn đói khát, ao ước được thoả mãn, thành thử rong ruổi với cái tốt, còn là cái xấu, cái đại ác của một miền đất quá cằn cỗi vì thiên nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng tới lòng người hà khắc, chai đá.
Tới thời điểm 30 Tháng Tư, thì cái tốt mất hết, chỉ còn cái xấu, con thú xổ chuồng, khi đẩy được Miền Nam vào thế bại trận, biến cả một miền đất thành chiến lợi phẩm. Đó là sự thực về cuộc chiến, theo Gấu.
Câu nói của DVM, chúng tôi chờ mấy ông để bàn giao, và hành động trước đó, đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam trong vòng 24 tiếng, bắt VNCH bỏ súng, nói lên tấm lòng của người Miền Nam, nhưng câu nói của Bùi Tín, cũng nói lên "tấm lòng" của người Miền Bắc. Sự thực của cuộc chiến, chỉ cần hai câu nói, là quá đầy đủ!

Gấu này tin rằng, ngay trong đám tinh anh của sĩ phu Bắc Hà cũng không nhận ra cái phần đẹp nhất của giấc mơ giải phóng Miền Nam của Yankee mũi tẹt, chính vì vậy mà DTH cho rằng, đây là cuộc chiến ngu xuẩn nhất của dân Mít.
Bạn phải nhìn ra cái phần đẹp nhất của nó, thì mới có thể tưởng niệm những liệt sĩ của Miền Bắc, như nữ thi sĩ Xuân Quí, như Đặng Thuỳ Trâm được. Và, ở bên kia thế giới, họ mới bớt đau lòng.
Giấc mơ đẹp biến thành hiện thực khủng khiếp, chính là do Cái Độc Cái Ác của một miền đất mà ra.
Chính Cái Độc, Cái Ác này đã đẩy họ vô chiến trường, như chính họ thú nhận trong nhật ký. Họ quá tởm nó, mà bỏ Đất Bắc, một phẩn.

Sở dĩ Lời Dối Trá được muôn người một một tin theo, ấy chính là vì nó hợp với giấc mơ của muôn người

Gấu đã mường tượng điều này, khi viết về bài thơ Điện Biên của Tố Hữu:
"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.
Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
PXA, đến giờ chót, đi không được, là cũng vì giấc mơ thất bại đó, chắc hẳn?
Đỉnh Cao Chói Lọi
*

Phở hồi đó ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi trong túi có mấy đồng bạc cắc bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa trước bán hết mấy món đồ xi cho mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, vẫn thường xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng mã não, chiếc cà rá hình trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy nghệ sĩ cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng xôn xao cùng tôi qua những hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú Nhuận, trong hơi phở có chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn, mấy bà mấy cô đi chợ tiện thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của cô gái trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con hẻm mươi, lăm phút rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ nhà, khi ra tới nơi chỉ còn kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ quen thuộc của cô còn nán lại phía sau lưng đòn gánh. Khi đã đi làm, có lương tháng, có nhà ở, do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn lại con hẻm xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường Trần Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước mắm nhĩ màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế, giò lụa. Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù...
Lần Cuối Sài Gòn
Tình cờ Gấu kiếm thấy bản thảo đoạn trên, viết từ hồi ở trại tị nạn Panat Nikhom Thái Lan, trên tấm fiche của bệnh viện trong Trại

**
*
Ngay hồi ở Trại tị nạn Thái Lan, Gấu đã khốn khổ khốn nạn với Cái  Ác Bắc Kít rồi!


Vào giây 0:11, dù không có nhà văn Nguyễn Quốc Trụ, đoàn biểu tình vẫn hô to “không thích talawas” rất là rõ.
Đỗ Kh. [Talacu]
Tks. Take care. NQT
V/v Một số thư góp ý của độc giả talawas khi bài viết ‘Vì sao ghét talawas’ được post lại trên diễn đàn này.

Tin Văn là một trang nhà. Không phải là một diễn đàn. Đừng nghĩ là Gấu này phách lối, nhưng ‘như là một trang nhà’ độc giả ghé thăm, thích thì ở lại lâu, không thích, có thể bỏ đi liền.
Như đã từng thưa nhiều lần, Tin Văn thực sự không phải là một trang văn học theo nghĩa thuần túy của nó. Đào Hiếu, trong một bài viết cho BBC, đã coi báo chí trong nước có một tổng biên tập. Trang Tin Văn cũng thế, cũng có một tổng biên tập, và ông này ra lệnh: Tất cả những bài viết trên Tin Văn, bằng mọi cách, cố làm sao trả lời cho được câu hỏi hắc búa: Giả như dân Mít chúng ta biết đến cái độc cái ác đưa đến Lò Thiêu Người tại Âu Châu, liệu chúng ta có tránh đi vào vết xe đổ, nghĩa là không để xẩy ra cú tàn khốc tàn độc 10 ngày Lò Cải Tạo?
Những trích dẫn trên Tin Văn quả là nhiều khi chẳng ăn nhập tới bài viết, và những bài viết thì không đầu không đuôi, chẳng có bài nào hoàn tất, như một lần bà chủ talawas đã nhận xét. Chúng, trên một bình diện rộng, đều nhắm trả lời câu hỏi trên.
Những trích dẫn, thường là, hoặc để cho khỏi quên, vì liên quan tới một vấn đề sắp tới, mà bài viết đề ra, [câu hỏi cần hơn câu trả lời, và câu trả lời, nếu có được, lại biến thành câu hỏi mới, phát sinh từ bài viết, cứ thế cứ thế], hoặc là, như những qui chiếu về nhiệm vụ mà ông tổng biên tập đề ra, ở trên. Chúng, đa số đều là những tài liệu Tin Văn bỏ tiền ra mua, post lên, hy vọng độc giả nào cần tới, thì lấy ra xài. Bởi vậy, không hề có vấn đề uyên bác, khoe chữ ở đây. Được gợi hứng bởi Steiner, như Gấu đã từng lèm bèm, lải nhải rất nhiều lần, sau 10 năm lụi cụi, một mình một ngựa, ý tưởng trên ngày càng lộ ra.
Còn chuyện hiệu đính, thì sẽ trả lời trong lần tới. NQT
*
Koestler trong cuốn Những Kẻ Mộng Du viết, đại khái, những hiện tượng thiên nhiên, thí dụ như thuỷ triều lên xuống theo mặt trăng, vật thể tung lên trời là bắt buộc phải rớt xuống đất… chúng có vẻ chẳng mắc mớ gì tới nhau, cho tới khi Newton xuất hiện, và, như một vì nhạc trưởng, giơ cây đũa thần, và thế là, những hiện tượng rời rạc kia, giống như những nhạc sĩ, cùng nhau theo hiệu lệnh của ông, tấu lên bản đại hòa tấu có tên là ‘vạn vật hấp dẫn’!

Bạn đọc Tin Văn, cứ nghĩ mình là Newton thử xem, coi bản đại hoà tấu diệt trừ Cái Ác Bắc Kít có biến thành hiện thực?
Hay thử coi đây là mê cung nhốt… dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy ngày nào, sau 30 Tháng Tư, gen đột biến, biến  thành quái thú. Và đến lượt bạn, trở thành dũng sĩ, xâm nhập mê cung, trang bị sợi dây Adriane, là tấm lòng nhân hậu của mình…
*
Về ba bài viết đang gây “sốc” là Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung), Sao bác ghét talawas...? (Nguyễn Quốc Trụ) và Nồi da xào [xáo, xạo] thịt (Lý Đợi), tôi/ta không cần đọc (ý kiến) mà chỉ cần đếm (các tiếng “quấu, quấu, quấu”) trên các web/blog nọ cũng có thể đoán biết ai “đúng” (các tác giả) ai “sai” (người góp ý) trong các trường hợp này, mặc dù chuyện “đúng” và/hay “sai” thuộc về tỷ lệ của phần trăm “đúng-sai”, vì trên cõi thế “ba phải” này phần lớn chẳng có cái gì là toàn “đúng” hoặc toàn “sai”.Chấp nhận cả hai phần của tỷ lệ phần trăm là cách duy nhứt để giúp trí tuệ trưởng thành.
Cho dễ hình dung mà cũng để vắn tắt, thiển nghĩ của tôi là các tác giả Trịnh Cung, Nguyễn Quốc Trụ, Lý Đợi đã vẽ/viết ba bức chân dung “lập thể” kiểu Picasso về Trịnh Công Sơn, Miền Bắc, và Huyền thoại Âu Cơ-Lạc Long Quân.
Tranh Picasso cũng từng bị quấu quấu... khá lâu.
Nguyễn Đăng Thường [Tiền Vệ]

Let Me Think!

*
Let Me Think
You ask me about that country whose details
now escape me,
I don’t remember its geography, nothing of its
history.
And should I visit it in memory,
It would be as I would a past lover,
After years, for a night, no longer restless with
passion, with no fear of regret.
I have reached that age when one visits the
heart merely as a courtesy.
(Faiz Ahmed Faiz, The Rebel’s Silhouette)
*
I have reached that age when one visits the heart merely as a courtesy
Đó là dòng thơ của Faiz Ahmed Faiz (1911-1984). Theo Rushdie, ông này là một nhà thơ trữ tình lớn [the famous Urdu poet], của Pakistan, nhiều bài thơ được phổ nhạc và được hàng triệu con tim ngưỡng mộ, ngay cả những bài chẳng có vẻ gì là lãng mạn, thí dụ như:
Em yêu, đừng hỏi anh về tình yêu đã có lần anh dành cho em...
Đẹp biết bao, đáng yêu biết bao, em, giờ này vẫn vậy...
Nhưng anh đành chịu thua;
bởi vì thế giới còn biết bao nhiêu âu lo sầu muộn so với tình yêu,
và những thú vui khác nữa.
Đừng bao giờ hỏi anh còn yêu em như ngày nào...
*
Ông rất yêu đất nước ông, tất nhiên, nhưng một trong những bài thơ hay nhất của ông, viết bằng một giọng rã rời, thứ tình cảm rã rời của một kẻ lưu vong.
Bài thơ này, tuyệt vời thay, được dựng thành poster ở tường xe điện ngầm ở New York, cách đây vài năm [Rushdie viết bài này năm 2002]:
Bạn hỏi tôi về một xứ sở mà những chi tiết về nó đã chạy khỏi tôi,
Tôi không nhớ địa dư của nó, cũng chẳng nhớ lịch sử của nó.
Hay là tôi nên viếng thăm nó, bằng hồi ức,
Chắc là nó sẽ giống như một tình yêu đã qua,
Mà sau nhiều năm, trở lại, trong một đêm, không còn thao thức
Vì đam mê,
Vì lo sợ
Vì tiếc nuối.
Tôi đã tới tuổi mà một con người đi thăm trái tim chỉ vì lịch sự.
Đúng là một bài thơ vừa tình mình, vừa tình nước "chẳng giống ai", "uncompromising"]! Rushdie phán.
Đọc, Gấu lại thèm nghe lại Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, mơ mòng nhìn thấy cái gạt nước xua đi nỗi nhớ!
Merde!
Nhật Ký Tin Văn
*

1. On trouve dans le monde beaucoup d'injustices, mais il en est une dont on ne parle jamais, qui est celle du climat.
Camus: L'Envers et L'Endroit
[Có hằng hà bất công trong thiên hạ, nhưng có một cái người ta vờ đi: bất công về thời tiết]
2. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc, nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng...
Một chuyến đi
Liệu hai câu trên đưa đến kết luận: Bất công thời tiết gây ra cuộc chiến đỉnh cao?

*

Như đã từng thưa nhiều lần, Tin Văn thực sự không phải là một trang văn học theo nghĩa thuần túy của nó. Đào Hiếu, trong một bài viết cho BBC, đã coi báo chí trong nước có một tổng biên tập. Trang Tin Văn cũng thế, cũng có một tổng biên tập, và ông này ra lệnh: Tất cả những bài viết trên Tin Văn, bằng mọi cách, cố làm sao trả lời cho được câu hỏi hắc búa: Giả như dân Mít chúng ta biết đến cái độc cái ác đưa đến Lò Thiêu Người tại Âu Châu, liệu chúng ta có tránh đi vào vết xe đổ, nghĩa là không để xẩy ra cú tàn khốc tàn độc 10 ngày Lò Cải Tạo?
Một độc giả “meo”, đặt nan đề, giả như mi kiếm thấy câu trả lời cho câu hỏi trên, thì liệu có thay đổi gì cho số phận của dân Mít của mi, nhất là, liệu cái đám Yankee mũt tẹt, trong có mi, có ‘khác’ đi không?
Căng thiệt!
*
Nội chiến là một bi-zi-nét đếch có thú vị gì, và câu chuyện tình trên ba chục niên, qua thư từ và nhật ký của Elizabeth Bowen và một nhà ngoại giao Canada, thì khó mà có thể hạnh phúc. Rosemary Hill mở ra bài điểm cuốn Love’s Civil War, và đặt cái tít bài viết là “Vượt ra khỏi hận thù mà viết”, Written Out Of Revenge.
Nhưng, nếu ‘cần gì ai đọc?’, thì ‘cần gì mi viết’?
Câu trả lời sau đây, là của một thám tử, nhân vật của Fred Vargas, nữ tác giả người Pháp, chuyên viết truyện trinh thám, rất nổi tiếng, trong This Night’s Foul Work [Lorna Scott Fox điểm, trên cùng số báo Điểm Sách London, 9 Tháng Tư, 2009]. Tay thám tử phán: Thì chỉ là một câu chuyện, có gì đâu mà ầm ĩ. Chúng như nhau. Và “Chuyện là để chấm dứt, đừng để chúng xẩy ra ở đời thực.” [Just a story, all the same. And the point of stories is to stop them happening in real life]. Tay này khuyên một đàn em bối rối mới vô nghề:
-Kết thúc câu chuyện đi, Veyrence.
Liệu tôi có phải làm như thế? [Do I have to?]
-Đúng thế, tao nghĩ như vậy.
Tại sao?
-Bởi vì nghề của chúng ta, our job, là kết thúc những câu chuyện. Nếu mày muốn khởi sự chúng, thì hãy trở về với nghề dậy học của mày. Nếu mày muốn kết thúc chúng, thì hãy bằng lòng ở lại với cái nghề cớm của mày”.
Làm cớm khác, làm nghề dậy học khác, làm nghề viết văn, lại càng khác!
Gấu cũng sắp sửa kết thúc 'câu chuyện' Tin Văn, để, 'hiền mà chết"!
*

*

Cutting Off Dissent:
Cắt ngón tay li khai: Để phản đối biến cố Thiên An Môn, 1989, nghệ sĩ Sheng Qi cắt ngón tay, tạo ra một số hình ảnh bàn tay cụt ngón tay của mình, trong có tấm hình ở nơi lòng bàn tay, là tấm hình một đứa bé trai.

Mất đi và Kiếm lại được
*

EDITOR'S LETTER
ALEX CLARK
The vanishing point: Điểm biến
When something is lost, our first instinct is often towards preservation: either of the thing itself, its memory and its traces in the world, or of the part of us that is affected by what is now missing. The pieces in this issue of Granta reflect on the complex business of salvage and try to bring into the light what we discover when we come face to face with loss.
It is rarely a straightforward process. JeremyTreglown's thought provoking exploration of the gathering movement to exhume the victims of the Spanish Civil War amply demonstrates the tensions created when a desire to commemorate clashes with a desire to move forward, and when both entirely natural impulses are claimed by other agendas. Although his investigation illuminates the continuing aftermath of a particularly dark and disastrous episode in Spanish history, it has clear parallels with other countries' attempts to recover from traumatic events and forces us to question whether an apparently simple urge to remember and to pay tribute can remain uninflected by other equally complex concerns.
A similar ambiguity informs Maurice Walsh's dispatch from Ireland, where he travelled to spend time with the Catholic priests whose numbers have been diminishing over the past few decades. He reports of a decline in vocations that coincided with a widespread rise in secularism and an attitude towards the Church that hardened - perhaps irreversibly - after the wave of child-abuse scandals in the 1990s, which were seen not merely as instances of individual wrongdoing but as evidence of a collusion between a powerful hierarchy and those whom it had sent into the community as trusted individuals. This shift in perspective has been well documented and, when the writer and I spoke about the piece in its earliest stages, we agreed that a fruitful focus would be what the priests themselves felt about this process of marginalization.

Elsewhere, we feature some extremely personal stories, perhaps none more so than Melanie McFadyean's 'Missing', which relates the experiences, over nearly two decades, of the Needham family. Ben Needham, a child of twenty-one months, disappeared on the Greek island of Kos in 1991; he has never been found. The moment of his disappearance - the moment when he was last seen by members of his family - resonates through her account with its utter simplicity; a child, playing in the sun, running in and out of doors, being completely childlike and completely unselfconscious. Then silence, and absence; and then the continuing lives of Ben's mother, Kerry, his grandparents, his uncles and the sister born after he disappeared. It is a familiar fictional device, and often characteristic of the stories we tell ourselves about defining periods in our lives, to suggest that everything can change in an instant. Much of the time, that is not really true, and rather more likely that a crisply delineated sequence of events allows us to cope with chaos and confusion. In the case of the Needhams, though, even that world-altering single moment, viewed through the prism of different people and the passage of time, can remain painfully resistant to closure.
There is a different kind of examination of the past going on in Elizabeth Pisani's 'Chinese Whispers', in which the author recalls the night that she spent in Tiananmen Square twenty years ago, frantically attempting to phone in reports to her news agency as tanks (not to be confused with armored personnel carriers, as her bosses on the other end of the line curtly impressed on her) rolled in to crush the ranks of pro-democracy protestors filling the Square.
But Pisani's resurrection of a night that, to her, an inexperienced reporter of twenty-four, was the most momentous she had ever lived through, proves rather harder to pin down in the retelling. Is her version of events correct to the last detail? Or has she embroidered and finessed her memories in the intervening years?
Sometimes, of course, the changing of the guard makes room for us to cast a lighter eye over events, as in Don Paterson's piece of memoir, which tells of his youthful passion - and passion is the right word - for evangelical Christianity, an effort to exoticize his everyday life that led to fervent prayer sessions enlivened by the odd bout of angeloglossia. It seems that what he discovered as his faith faded was an unshakeable enthusiasm for rational thought. But he also conjures, as the best memoirs do, a portrait of another time - in this case, a world of weak tea, Jammie Dodgers and fearsome bullies. Equally evocative are the pipe smokers, captured in Andrew Martin's ode to a pleasure in peril, who have found themselves defending their commitment to a slower, temptingly detached way of life - their special brand of 'hypnotic latency', as Martin puts it.

In among these surveys of vanishing worlds come three pieces of fiction: an artfully poignant story by Janet Frame, a wry tale of dentistry and disarray by A. L. Kennedy and two pieces of work by Altan Walker. Of Earthly Love, Walker's debut novel, was several years in the writing, rewriting and recasting and had yet to be finished when the writer died in 2007. As I began to read the manuscript, knowing that it would never now be completed, I felt immediately that if it were to remain unseen readers would be deprived of a true delight; one that would introduce them to a wild, shifting, ungovernable voice, capable of great acts of ventriloquism and imagination. It is a real pleasure to be able to publish part of Walker's manuscript here and to know that, in among the varieties of loss that we are often subject to, there remain treasures to find. _

Như số báo Granta mới nhất viết về "Mất đi và Tìm thấy lại", về "Điểm biến": Khi một cái gì mất đi, bản năng đầu tiên của chúng ta là cố tìm cách níu giữ. Hoặc níu giữ chính cái điều mất, hoặc hồi ức, dấu vết của nó trên cõi đời này, hay là cái phần trong chúng ta bị cái sự mất mát này đợp cho một cú đau thấu xương...

Liệu Tin Văn đang làm cái công chuyện:
 Tìm cách đưa ra ánh sáng điều chúng ta khám phá ra khi đối mặt với mất mát? [Try to bring into the light what we discover when we come face to face with loss]: Giá mà biết thêm một tí nữa về Cái Ác Bắc Kít!

*

Tạp chí Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Chín 2005, đặc biệt về Hannah Arendt "Giá mà biết thêm một tí nữa về cái ác".

-Người Việt có câu, nói dối như Vẹm. Không lẽ dối trá là 'của riêng' của chủ nghĩa toàn trị?
Arendt: Dối trá không dành riêng cho chủ nghĩa toàn trị. Chủ nghĩa toàn trị chỉ ban cho nó một hình thức khủng bố.
[Le mensonge n'est pas réservé aux totalitarismes. Ils lui donnent seulement une forme terroriste].
Câu trên, trích từ một đàm thoại giữa Hannah Arendt và một số trí thức, trong một hội nghị tại Toronto, Tháng 11 năm 1972, chưa từng được in ra, bằng tiếng Pháp [inédit], nhan đề: "Tôi không thuộc vào một nhóm nào", "Je n'appartiens à aucun groupe".
Lớp học tôi có 23 đứa, 11 đứa có cha mẹ bị bắt. "Khủng bố là yếu tính thực sự của cái kiểu chính quyền này", Hannah Arendt viết như vậy, trong "Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị".
"Vào năm 1950, bà đã có can đảm viết về sự tương tự giữa hai chế độ giết người, trong khi hầu hết những trí thức Tây phương bưng chặt tai, khi thoáng nghe bất cứ ai nhắc tới sự khủng bố của Stalin. Như Orpheus xuống vương quốc của người chết, vì tình yêu Eurydice, Hannah Arendt đã lặn lội vào trong mớ tài liệu lịch sử và chính trị, làm bật ra nỗi kinh hoàng lớn lao, và để lại cho chúng ta cuốn sách của bà Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị: như là một bài học, và một lời cảnh cáo."
Tàn dư toàn trị
*
Khác hẳn với xứ sở láng giềng là Anh Quốc với những nữ hoàng trinh thám của nó, tuy nổi tiếng là một trong sáu tác giả ăn khách nhất ở Pháp, Fred Vargas quả là không giống "đầm" trong vai trò nữ văn sĩ viết truyện hình sự. Tuy nhiên, bà còn viết như một người đàn bà, nếu điều này liên quan tới quan tâm của tác giả về nhân vật, cảm nghĩ, và tình tiết của câu chuyện, hơn là ‘sự tàn bạo mà tính dâm dật’ vốn là đặc điểm của thể loại ‘polar’ [biến thể của từ policier, trinh thám], một biến thể của tiểu thuyết đen, série noire, thứ này là từ tiểu thuyết găng tơ, hình sự của Mẽo được dịch qua tiếng Tây.
Vargas lúc đầu coi viết truyện trinh thám như là một thú vui, hobby. Nghề của bà, một archaeozoologist, một chuyên gia về những liên hệ giữa con người và thú vật. Sinh năm 1957, cha rất rành về đám siêu thực, và nghệ thuật nghiên cứu, studied art, và có thể đây là yếu tố di truyền tới bà. Bà giải thích, những câu chuyện trinh thám của tôi là một thứ truyện thần tiên đương thời,
"dựa trên vô thức tập thể: những câu chuyện chúng ta cần, để sống. Chúng được xây dựng trên cùng một cấu trúc, chờn vờn chung quanh một sự nguy hiểm sống động, hoặc là một quái thú trong mê cung, một con rồng giấu mình ở trong rừng, hay là một tên giết người hàng loạt ở thành phố. Tiểu thuyết hình sự không phải là về cái tốt hay cái xấu, trật tự hay vô trật tự, chúng là những tiểu thuyết về cái chết. Sau cả một chuỗi những dây mơ rễ má dởm, sai lạc, người hùng sẽ chiến thắng. Đây là một tiến trình thanh tẩy.”
Liệu bạn có thể đọc Tin Văn, theo cung cách như trên: Một câu chuyện thần tiên đương thời. Một câu chuyện về cái chết?
Và tự coi mình là như là một dũng sĩ diệt quái thú Minotaur?
Dũng sĩ diệt Ruồi, những đồng chí cũ của Đào Hiếu, thì cũng được! NQT
Tin Văn: Một trang net mà chúng ta cần để sống!
Tuyệt!
*
The destruction of someone's native land is as one with that person's destruction. Séparation becomes déchirure [a rendingl, and there can be no new homeland. "Home is the land of one's childhood and youth. Whoever has lost it remains lost himself, even if he has learned not to stumble about in the foreign country as if he were drunk." The ‘mal du pays’ to which Améry confesses, although he wants no more to do with that particular pays—in this connection he quotes a dialect maxim, "In a Wirthaus, aus dem ma aussigschmissn worn is, geht ma nimmer eini" ("When you've been thrown out of an inn you never go back")—is, as Cioran commented, one of the most persistent symptoms of our yearning for security. "Toute nostalgie," he writes, "est un dépassement du présent. Même sous la forme du regret, elle prend un caractère dynamique: on veut forcer le passé, agir rétroactivement, protester contre l'irréversible." To that extent, Améry's homesickness was of course in line with a wish to revise history.
Sebald viết về Jean Améry: Chống Bất Phản Hồi: Against The Irreversible.
[Sự huỷ diệt quê nhà của ai đó thì là một với sự huỷ diệt chính ai đó. Chia lìa là tan hoang, là rách nát, và chẳng thể nào có quê mới, nhà mới. 'Nhà là mảnh đất thời thơ ấu và trai trẻ của một con người. Bất cứ ai mất nó, là tiêu táng thòng, là ô hô ai tai, chính bất cứ ai đó.... ' Cái gọi là 'sầu nhớ xứ', Améry thú nhận, ông chẳng muốn sầu với cái xứ sở đặc biệt này - ông dùng một phương ngữ nói giùm: 'Khi bạn bị người ta đá đít ra khỏi quán, thì đừng có bao giờ vác cái mặt mo trở lại' - thì, như Cioran phán, là một trong những triệu chứng dai dẳng nhất của chúng ta, chỉ để mong có được sự yên tâm, không còn sợ nửa đêm có thằng cha công an gõ cửa lôi đi biệt tích. 'Tất cả mọi hoài nhớ', ông viết, 'là một sự vượt thoát cái hiện tại. Ngay cả dưới hình dạng của sự luyến tiếc, nó vẫn có cái gì hung hăng ở trong đó: người ta muốn thọi thật mạnh quá khứ, muốn hành động theo kiểu phản hồi, muốn chống cự lại sự bất phản hồi'. Tới mức độ đó, tâm trạng nhớ nhà của Améry, hiển nhiên, cùng một dòng với ước muốn xem xét lại lịch sử].
*

Nhà văn là một cái phong vũ biểu của thời của mình. Hình như có một nhà văn mũi lõ phán như vậy.
“Gấu nhà văn”, tuy đã về nhà hai lần, và được đón tiếp cũng hậu hĩ ra trò, nhưng lần thứ ba, sắp sửa về, ngửi ra mùi khói ở nơi quê nhà có gì không thơm, thế là bèn đi một cái mail, và được phúc đáp, thời tiết bi giờ không được đẹp như là hai lần về vừa rồi! Đừng có vác cái mặt mo về mà khổ cái thân già, còn khổ lây đến tụi này!
Thế là bèn đếch về nữa!

Khi thằng cu Gấu lên tầu há mồm vô Nam, bỏ chạy quê hương Bắc Kít của nó, ngoài hai cái rương [cái hòm] bằng gỗ nhỏ, có thể để mỗi cái lên một bên vai, trong đựng mấy cuốn sách, thằng bé còn thủ theo, toàn là những kỷ niệm về cái đói.
Và nửa thế kỷ sau trở về, cũng mang về đầy đủ những kỷ niệm đó, và trên đường về, tự hỏi, không hiểu bà chị mình có còn giữ được chúng…

Bà giữ đủ cả, chẳng thiếu một, nhưng, chị giữ một kiểu, em giữ một kiểu.
Nói rõ hơn, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, ở nơi Gấu, được thời tiết Miền Nam làm cho dịu hết cả đi, và đều như những vết sẹo thân thương của một miền đất ở nơi Gấu.
Y như kỷ niệm sau đây, lần đầu làm quen thành phố Sài Gòn.
*
1965. Những ngày cuộc chiến tuy chưa dữ dội nhưng đã hứa hẹn những điều khủng khiếp. Người Mỹ đổ quân xuống bãi biển Đà Nẵng, liền sau đó là lần chết hụt của tôi tại nhà hàng Mỹ Cảnh. Tất cả những sự kiện đó, mỉa mai thay, chỉ làm cho bóng ma chiến tranh thêm độc, đẹp, thêm quyến rũ và trở thành những nét duyên dáng không thể thiếu của cô bé. Của Sài-gòn.
Chỉ có những người vội vã rời bỏ Sài-gòn ngay những ngày đầu, họ đã không kịp sửa soạn cho mình một nỗi nhớ Sài-gòn. Còn những ai ở trong tâm trạng sắp sửa ra đi, đều tập cho quen dần với cơn đau sẽ kéo dài. Đều lựa cho mình một góc đường, một gốc cây, một mái nhà... để cười hay để khóc một mình. Một mẩu đời, một đoạn nhạc, một bóng chiều, một giọt mưa, một sợi nắng... để gọi thầm trong những lúc quá cô đơn. Để mai kia mốt nọ, trên đường tha phương cầu thực, nơi đất khách quê người, những khi ngọn gió heo may bắt đầu thổi, những khi ngồi bó gối bên trời, nhìn lá vàng rơi đầy, lấy tay che thời gian không nổi, hay những đêm tàn nghe bếp lửa réo gọi... sẽ nhâm nhi những cọng cỏ tưởng tượng của quê hương. Ôi,"Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới" (1). Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonard, nơi có bót Hàng Ken (2), chú bé di cư ngày nào ngơ ngác, rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài-gòn. Gần gốc cây chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài học Công Dân, chú bé chạy vào trong bót. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh vợ, mắc mớ chi tới mày. Đồ con nít Bắc kỳ di cư, vô đây làm tàng. Ôi bài học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt giũa trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào trên khuôn mặt cô bé. Trên khuôn mặt Sài-gòn.
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong,
nay sống lại,
chỉ để kể về nó.
Lần Cuối Sài Gòn


"Khi bạn bị người ta đá đít ra khỏi quán, thì đừng có bao giờ vác cái mặt mo trở lại".
*
Nhà văn là một thứ phong vũ biểu. Thứ dữ dằn, một loài chim báo bão.
"Gấu nhà văn", về nhà hai lần, nhưng lần thứ ba, tính về, ngửi thấy có gì bất an, hay là do quá rét, bèn đi một cái mail, hỏi thăm thời tiết nơi quê nhà, và được trả lời, không được đẹp, thế là bèn đếch có dám mò về!
*
Khi thằng cu Gấu lên tầu há mồm vô Nam, bỏ chạy quê hương Bắc Kít của nó, ngoài hai cái rương [cái hòm] bằng gỗ nhỏ, có thể để mỗi cái lên một bên vai, trong đựng mấy cuốn sách, thằng bé còn thủ theo, toàn là những kỷ niệm về cái đói.
Và nửa thế kỷ sau trở về, cũng mang về đầy đủ những kỷ niệm đó, và trên đường về, tự hỏi, không hiểu bà chị mình có còn giữ được chúng…

Bà giữ đủ cả, chẳng thiếu một, nhưng, chị giữ một kiểu, em giữ một kiểu.
Nói rõ hơn, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, ở nơi Gấu, được thời tiết Miền Nam làm cho dịu hết cả đi, và đều như những vết sẹo thân thương của một miền đất ở nơi Gấu.
*
Khi được hỏi về phản ứng gay gắt trong một tiểu luận về cuốn Trái Tim Của Bóng Đen của Conrad, và ý nghĩ của ông về hình ảnh Phi Châu ngày nay trong đầu Tây phương, Achebe trả lời:
Cái hình ảnh Phi Châu bây giờ có vẻ thay đổi chút đỉnh trong đầu người Tây phương. Khi tôi nghĩ về thế giá, về sự quan trọng, và về sự uyên bác của tất cả những đấng chóp bu như vậy, khi họ chẳng hề nhìn thấy gì, về tính phân biệt chủng tộc ở trong Trái tim của bóng đen, thì tôi đành đi đến một kết luận là, chúng ta hẳn là đã sống trong những thế giới khác biệt. Vả chăng, nếu bạn không thích câu chuyện của một người nào đó, thì hà cớ làm sao không viết ra, cái của riêng mình? Có thể có một số người nghĩ là điều tôi muốn là, “Đừng đọc Conrad”. No! Tôi đã từng dậy Conrad, I teach Conrad. I đang dậy Trái tim của bóng đen [I teach Heart of Darkness], trong đó, điều mà tôi đang nói là, hãy nhìn cái kiểu người đàn ông này đối xử với những người Phi châu. Bạn có nhận ra cái gọi là nhân loại ở trong đó? [Look at the way this man handles Africans. Do you recognize humanity there?].
Người ta sẽ nói với bạn là ông ta chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa. Nói, tôi chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa, là chưa đủ, là chẳng đi tới đâu. Hay là, tôi chống đối cái chuyện những con người này - những con người nghèo khổ này - bị đối xử như vậy. Nhất là khi ông ta cứ vô tư mà gọi là họ “những con chó ngồi trên những cái chân sau của chúng”. Cái kiểu viết như thế đó. Hình ảnh thú vật tràn lan, đại trà trong cuốn truyện. Ông ta chẳng thấy gì là sai trái với chuyện miêu tả như thế. Và nếu như thế, thì chúng ta đành phải nghĩ là, chúng ta sống trong những thế giới khác biệt. Khi mà hai thế giới đó gặp gỡ nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
*
Và nếu như thế, thì chúng ta đành phải nghĩ là, chúng ta sống trong những thế giới khác biệt. Khi mà hai thế giới đó gặp gỡ nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
Until these two worlds come together we will have a lot of troubles.
Đúng là cái tình cảnh Gấu, khốn khổ khốn nạn, a lot of troubles, khi lọ mọ mang mớ kỷ niệm về cái đói xuống tầu há mồm ngày nào, hơn nửa thế kỷ sau, lại lọ mọ mang về, để kế bên, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, của bà chị ruột còn ở lại Đất Bắc.

*

Về nhà
Nhớ một giai thoại về Hemingway, chẳng nhớ ai hỏi ông câu gì, nhưng ông nói: “Thì đi về để treo cái mũ.”
Có những câu văn phải nhờ cơ may mới hoàn tất nổi.
Thí dụ như câu này, nửa đầu, viết lúc nằm tù nhà tù quốc tế Bangkok, cùng với ông bạn vừa nằm xuống, Nguyễn Phước.
*
Bạn không thể tưởng tượng, khi nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok, tôi đã nhớ Sài Gòn tới mức nào. Và cái cụm từ ở trên, nó "liên quan" tới… Sài Gòn!
Câu văn ở chương hai. Chương này tả cảnh tượng Smiley đang đêm bị sếp dựng dậy, bắt phải tới sở trình diện. Ngồi trên xe tắc xi, anh cứ nghĩ, mình vẫn còn đang ngủ trên giường nệm ấm áp, đây chỉ là hồn ma của mình đang run rẩy giữa thành phố London:
"Trong tắc xi ông cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui, tuồn từ chiếc giường, được tích trữ nhằm chống lại đêm tháng Giêng ẩm ướt. An toàn, vì không thực: đây là hồn ma của mình đang lang thang trên đường phố Luân Đôn…"
(He felt safe in the taxi. Safe and warm. The warmth was contraband, smuggled from his bed and hoarded against the wet January night. Safe because unreal: it was his ghost that ranged the
London streets….)
Những từ safe, unreal…như từ cuộc chạy trốn quê hương trỗi dậy, gây trạng thái chập chờn nửa thức nửa ngủ. An toàn ở trong một nhà tù, cách xa nhà tù quê hương. Không thực, vì chung quanh là cả một khối hỗn độn người ngợm lạ hoắc… cứ thế, một đoạn văn ở trong tôi lập đi lập lại, theo cùng với những con chữ: Trong những đêm chập chờn mất ngủ… hồn ma… his ghost, không, không, đây là hồn ma của chính mình đang lang thang ở Sài Gòn… không, không, không phải hồn ma của mình, mà là… hồn thiêng, hồn thiêng của thành phố đang trỗi dậy… thế là tôi ráp lại: "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những đường phố cũ…". Tới đó tịt luôn.
Phải tới khi ra nhà tù, vào trại tị nạn, mãi mãi sau đó, tôi mới kết thúc nổi câu văn:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…
Đêm Thánh Vô Cùng
*
Hay câu này.
Mãi sau này, khi vô tình nghe bản nhạc Kẻ Ở Miền Xa, Gấu mới nhận ra một trong những song sinh của nó.

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu.
Cái nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, thì có khác chi:
Ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm đen, tầm đạn thay [cho] tiếng em?
*
2. Sự lầm lẫn thứ hai là cái thích những câu văn vẻ. Tôi bị ảnh hưởng tai hại của sự học ở nhà trường của văn chương Pháp và của văn chương Tàu hay ta hồi ấy (quãng 1922 - 1930); tôi thích những câu đọc lên nghe êm tai, nhịp nhàng đăng đối (nhưng trống rỗng) thành thử tôi chỉ cốt viết ra những câu như thế và cho ngay là truyện của tôi hay.
Thí dụ như câu cuối cùng trong truyện Nắng mới trong rừng xuân: "Đôi bạn tay cầm tay, nhìn nhau yên lặng, trên đầu gió rì rào trong cành thông như tiếng than vãn của buổi chiều". Tuy câu ấy không phải hoàn toàn dở nhưng bây giờ đọc lại tôi vẫn ao ước rằng không có thì hơn, hoặc có nhưng đừng "văn vẻ", "sáo" quá như thế, giản dị hơn như những câu trong các tiểu thuyết sau này của tôi, viết chỉ cốt tả đúng cảm giác, đúng những nhận xét của mình; điều cần không phải là câu văn hay mà ở chỗ cảm giác, nhận xét của mình có gì hay không, đặc biệt không.
Nhất Linh: Viết và đọc tiểu thuyết.
*
Những câu văn ở trên, bảo rằng văn vẻ quá, và là một lầm lẫn thì... sai. Cái văn vẻ của nó, là do đời sống [theo nghĩa "cơ may"] ban cho.
Giả như Gấu không nhớ cô bạn đến như thế, giả như không có những tiếng xèo xèo của những trái hoả tiễn bay ngang đầu như thế, làm sao có câu văn trên ?
*
Mỗi người, ông và nàng, cầm một đầu tấm thảm. Nàng ngửa mặt ra phía sau, vung cao hai tay như trên một cây đu, nàng quay đầu để tránh bụi bay mù, nàng nheo mắt và cười ha hả phải không? Phải vậy không ông? Tôi biết thói quen của nàng quá mà? Sau đó hai người đi lại phía nhau, gấp tấm thảm lại thoạt đầu gập đôi, sau đó gập tư, và trong lúc làm việc đó, nàng luôn miệng nói đùa và nô giỡn chứ gì? Phải vậy không ông? Phải vậy không ông?
Bác sĩ Zhivago [VN thư quán]
Đây có lẽ là đoạn tuyệt vời nhất, ít ra là với Gấu, của cuốn tiểu thuyết.
Anh chàng VC Nga, Người Thép, Strelnikov, bị Đảng săn lùng làm thịt, trở về căn nhà ngày nào của mình, gặp Zhivago. Hai người đàn ông tranh nhau nói về người đàn bà.
Câu văn trên Gấu đọc, là nhớ liền, không làm sao quên được.
Có một cái gì đó, ở trong câu văn, một hình ảnh nào đó, làm Gấu nhớ hoài.
Chỉ tới khi về già, Gấu mới hiểu. Gấu đã từng tưởng tượng ra cảnh này.
*
Đoạn ngay trên, về chủ nghĩa Mác, về nước Nga, về thế kỷ hung bạo, qua hình ảnh của Lara, mà chẳng tuyệt vời sao?
Tôi hay lui tới khu nhà kia và thường gặp nàng ở đó. Nàng còn là một thiếu nữ, một cô bé, nhưng đã có thể đọc thấy trên vẻ mặt và ánh mắt nàng tư tưởng căng thẳng, nỗi lo âu của thời đại Tất cả các đề tài của thời đại, toàn bộ nước mắt và sự hờn giận của thế kỷ, tất cả những thôi thúc, toàn bộ nỗi thù hằn chồng chất và niềm kiêu hãnh của thời đại đều được ghi trên khuôn mặt và trong dáng điệu của nàng, trong sự pha trộn giữa tính ngượng ngùng thanh tân và sự cân đối táo bạo của nàng. Có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ. Ông phải đồng ý với tôi rằng đó không phải là chuyện tầm thường. Đó là thứ giống như một thiên chức, một phẩn thưởng quý giá. Phải có cái đó từ lúc bẩm sinh, phải có quyền mới được hưởng cái đó.
*
Ôi chao, "có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng, mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ".
*
Ôi chao, Hai Lúa lại nhớ Bông Hồng ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây, của thằng bé mắt lác [lé], tức Hai Lúa ngày nào .
Cô con gái địa chủ bị cả một miền đất bỏ đói, khát, bịnh, trong căn nhà của bố mẹ cô để lại, sau khi hai ông bà bị đấu tố đến chết. Cô gái khát quá, cố vượt "tường lửa", bò ra ao làng, ngay đầu ngõ, nhưng vừa đến bờ ao, là đi luôn.
Lần Hai Lúa về lại Bắc, về lại làng, hỏi, bà chị nói, Hai Lúa cảm thấy chưa bao giờ thù ghét cái làng của Hai Lúa như là lần đó.
Và cũng chính trong cơn đau đớn để cho lòng thù hận lấn áp tất cả, Hai Lúa nhớ ra tên họ đầy đủ của cô. Luôn ánh mắt của cô, lần gặp gỡ cuối cùng, Hai Lúa về làng trước khi bỏ vào Nam.
Đó là ánh mắt nói, anh đi đi, hãy cố mà tự cứu lấy thân, đừng bao giờ trở về làng này nữa.
Và nói, tên của tôi là Trương Thị Hồng.
Sống ở trên đời, thèm miếng thịt kẻ thù, là vậy.
Không thèm, không làm sao nhớ ra tên của Cô Hồng Con.
*
Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào. Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!

… chuyện ông Loan rút súng bóp cò làm tù binh xịt máu và văng óc, chúng ta đều đã có ý kiến...
Đỗ Kh. talawas
Không ngờ xuống cấp đến mức như thế này!
Hết thuốc chữa!



 

 

 

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư