Tưởng Niệm Đặng Tiến

 Note: Trường hợp ĐT đúng hơn. Rút kinh nghiệm HC. Thôi cứ tạm vậy, tính sau.

                                          

Chúc anh Trụ một ngày SN thật thoải mái, không nghĩ chi về ai hết, không lo chi chuyện tây, chuyện ta gì hết , chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi.
K
 
Bây giờ đọc Tin Văn chán rồi!
O.
 
Một vị độc giả trên blog NL nhận xét về Gấu, khi viết cho talawas thì thật là khiêm cung, khi về đỉnh Tản Viên, cực kỳ "mất dậy" -chữ của Gấu -
Quả thế. Tuy nhiên. Vị này không đưa ra lý do tại sao.
Thời gian Gấu viết cho talawas, Gấu đã bị hai đấng Cớm hải ngoại và đệ tử đánh đòn hội chợ, khủng khiếp đến nỗi độc giả talawas phải thay mặt Gấu, trả lời.lên tiếng, Sến hỏi, tại sao mi không đích thân trả lời, Gấu vưỡn lắc đầu. Sến cũng lắc đầu, bộ mi hết xí oắt rồi ư?
Phải đến lúc chót đời, Gấu mới tìm ra câu trả lời "chính xác" về đời mình, một cú test của Ông Trời Già. Hết test 1 tới test 2... cho tới khi được phép vô nước Chúa, cho tới khi có được niềm tin vế 1 đấng toàn năng.
Có cái gì giống Steiner ở đây. Ông trả lời tờ Paris Review, những kẻ khen tôi viết tản mạn, uyên bác... là chúng nâng bi tôi. Suốt đời tôi băn khoăn chỉ có 1 điều, có hay không 1 đấng Thượng Đế.
Nhớ đại khái.
Đặng Tiến ơi!
[thuổng của 1 tên mất dậy]
ĐT rất quí Gấu.
Anh viết về bài viết của Gấu, về cuốn Bếp Lửa
Câu thơ, bài thơ mới, đọc qua thấy ngay. Câu văn, cuốn truyện mới, khó nhận ra hơn. Người bình luận phải phân biện: mới so với cái gì, và mới ra sao. Nhưng điều cụ thể nhất lại là: người đọc đương thời có nhận ra nét mới ấy không?
Thưa rằng có. Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ, 1973, trên báo Văn, số đặc biệt Thanh Tâm Tuyền đã dẫn, có một bài viết căn cơ trình bày giá trị, nghệ thuật và tính chất súc tích của truyện Bếp lửa, 1957. Ông trích dẫn cặn kẽ nhiều văn bản, nhiều tham khảo, để lại một chứng từ chính xác [2] .
Tôi còn một chứng từ riêng: bạn tôi là Đinh Ngọc Mô, nhiều người biết vì có thời phụ trách mục Đố vui để học trên truyền hình Sài Gòn, quen nhau từ 1965 tại Đà Lạt, gặp lại nhau 1970 tại Paris. Lúc ấy, Mô sống vất vả, lang bang, đi đàn hát trong các nhà hàng Việt Nam để mưu sinh. Một tối về khuya, dọc Boulevard des Italiens, Mô đã đọc thuộc lòng cho tôi nghe những trích đoạn dài của Bếp lửa mà anh tâm đắc và cho là tân kỳ. Thuộc thơ Thanh Tâm Tuyền đã là khó, thuộc văn xuôi lại không dễ. Vắng tin nhau khá lâu, có người mách là Mô đã qua đời, đã tự tử bên Canada. Tôi không muốn tin, nhưng mỗi lần mở truyện Bếp lửa, là tôi tìm lại những đoạn Mô đã đọc, cho đến bây giờ sách đã vàng ố, tả tơi, rách nát như cuộc đời của chúng tôi. Trước khi kể lại chuyện này, tôi rà lại tin tức, thì bè bạn bốn bể năm châu đều xác nhận chuyện buồn. Mà tôi vẫn chưa tin, và muốn hỏi Mô: Mô ơi, thật à? Cậu ấy vui tính, hay đùa.
Bạn đọc cho là tôi lạc đề. Thân tình thì biết tôi chỉ mới lạc dòng, lạc giọng, mà không lạc đề.

 
Re: 
 
ĐT thân Cộng, bị cả Vẹm lẫn Nguỵ cà khịa khi vừa nằm xuống!
 
 
Khi HC vừa nằm xuống, là Gấu đã phạng rùi. Giả như khi Tố Hữu ra lệnh viết tự kiểm, HC thay vì nắn nót viết, bèn phán, ông "đéo" viết, như Brodsky, hay Sakharov, nhà vật lý học làm ra bom nguyên tử Nga, thí dụ, thì số phận xứ Mít đã thay đổi, không mấp mé bờ huỷ diệt như bây giờ.
K, bực quá, mail, mi không đợi vài bữa nữa hãy viết. Gấu đành ngưng loạt bài viết về HC. K. cám ơn, và viết:
Không phải anh Gấu bad, nhưng anh sống thật với lòng mình quá, nghĩ gì là nói liền . Và cái tài liên tưởng thì khỏi nói .
K.
Tks
NQT
 
 
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như thế, ở những đấng nổi tiếng như thế. Ngay từ khi ĐT còn sống, Gấu đã khện ông rồi. Thành ra khi ông mất, khỏi.
Rõ ràng nhất là trường hợp Brodsky. Khi ông bị bắt, bị đưa ra toà, xơi cái án lưu vong, ông ngửi ra liền, ông được số phận - lịch sử, đúng hơn - lọc ra để đóng vai trò của mình. Toà án hỏi ông, ai cho phép mi là thi sĩ? Brodsky trả lời, Ông Trời.
 
 
Bó thân về với triều đình
 
 
 
Bó thân về với triều đình
Một điều nữa rất đáng trân trọng ở tập sách này là, ngoài các bài viết về thơ cổ, thơ lãng mạn 1930-1945 và thơ của các thi sĩ miền Nam trước đây, các bài viết về mảng thơ chống Pháp và chống Mỹ của Đặng Tiến cũng rất ấn tượng. Có thể nói, tuy không "đứng cùng một chiến hào", tuy ít nhiều bị "đầu độc" bởi quan niệm và ý thức hệ chính trị của một thời, nhưng Đặng Tiến vẫn không bị chi phối bởi các định kiến hẹp hòi mà anh đã vượt lên để tìm một chỗ đứng khách quan trong việc thẩm định và bình giá thơ của các nhà thơ trưởng thành từ chế độ miền Bắc. Những trang viết của anh về Chính Hữu, Trần Hữu Thung, Hồng Nguyên, Quang Dũng, Vũ Cao... không chỉ khách quan mà còn rất cảm động ở sự hòa nhập và đồng diệu tâm hồn giữa người bình- kẻ tri âm với thi sĩ-kẻ sáng tạo. Đồng thời, từ các trang viết này cũng cho thấy sự trong sáng trong tâm hồn của Đặng Tiến và sự nhất quán trong tư tưởng của anh được hình thành từ đầu cuốn sách: thơ là tiếng lòng của thi sĩ, là tiếng nói của tâm hồn dân tộc. Nó cũng là cái mạch nối kết giữa những người Việt xa quê và người Việt đang sống trong xứ sở cùng hướng chung về nàng Thơ và đất nước yêu thương.
Nguồn: Phong Điệp
Note: Tính đi một đường lèm bèm về cuốn sách viết về thơ của Đặng quân, "bạn ta", ông "Chánh Tổng An Nam" ngụ tại Paris, nhưng chẳng may đọc phải bài này, thế là cụt hứng.
Đây là cái nhục người xưa nói, hổ xuống đồng bằng, còn bi giờ, hồi chánh!
Có thể nói, tuy không "đứng cùng một chiến hào", tuy ít nhiều bị "đầu độc" bởi quan niệm và ý thức hệ chính trị của một thời, nhưng Đặng Tiến vẫn không bị chi phối bởi các định kiến hẹp hòi mà anh đã vượt lên để tìm một chỗ đứng khách quan trong việc thẩm định và bình giá thơ của các nhà thơ trưởng thành từ chế độ miền Bắc:
Bị một thằng cha căng chú kiết vừa mắng mỏ vừa xoa đầu như thế này, thì đau thực.
Nhưng cũng đáng đời!
Chơi với chó bị chó liếm mặt, là vậy! NQT
*
Bởi vì cỡ Đặng quân, mà phải “bó thân về với triều đình”, thì phải cỡ đại đại giáo sư, lừng danh với câu phán “cái nước mình nó như thế”, đích thân hầu tiếp, thì mới tạm coi được! Tệ lắm, thì cũng cỡ Nguyên Đầu Bạc!
Bởi thế, Gấu đã từng phán, trong đám chóp bu, “tinh anh của tinh anh”, “cà rem của cà rem”, của Đất Bắc, có cái gì không được, không ổn, và không phải chỉ mình Gấu nhận ra điều này, trong đám đó, cũng có người nhận ra, thí dụ NHT. Ông bắt NH sống dậy, chỉ để nhờ Hoàng Đế Nguỵ ra Bắc, nhét cứt vào miệng tụi nó, là cũng mong có sự thay đổi.
Đọc hồi ký NDM thì biết, chúng nó đối xử với nhau ra sao! Có thể ngửi thấy mùi Đặng quân "muốn về", sợ mất miếng ăn, sợ “khách phạm chủ”, nên chúng cho một tên cà chớn ra hầu tiếp, cũng nên!
Cứ coi cách tụi nó đối xử với đại nhạc sĩ PD, là đủ hiểu. (1)
Ngay cả khi ra được hải ngoại, chúng cũng chẳng thể nào thay đổi được bản chất. Cứ coi những cuộc tử chiến giữa bọn chúng, trên chợ cá, trên cánh nhạn, cánh én... Chúng tố nhau một cách thật khốn nạn, nào mê súng King Size, nào cái lỗ hổng chẳng bao giờ lấp đầy...
Bản thân Gấu, ngu quá, ngay ngày đầu, tự nguyện tham gia đóng góp bài vở, là đã bị bọn chúng đòi phần xái, như là chiến lợi phẩm sau khi ăn cướp Miền Nam.
Có một cái gì đó thật thối rữa, trong cách ứng xử của chúng. NQT
(1) “Visiting Mrs Nabokov”, của Martin Amis, gồm những tản mạn về một số nhân vật, nhà văn. Cuốn sách mở ra bằng lần gặp Graham Greene. Amis cho biết, Greene đã từng vô Đảng Cộng Sản, cùng với Claud Cockburn, chỉ để "hy vọng có cái vé miễn phí đi thăm Moscow". Thời gian ông suy sụp, hết pin, đến nỗi phải đi gặp một ông bạn bác sĩ chữa bịnh tâm thần, để được sạc điện, [electric-shock treatment]. Thời gian lân la làm quen benzedrine, buổi sáng viết Điệp viên tin cẩn [The Confidential Agent], buổi chiều, The Power and the Glory.
-Bạn biết tỏng về tôi, và tôi cũng chẳng có gì để thêm vô. Tất cả đều đã đưa vào sách. Một lần tôi được mời nói chuyện về phim và sách. May quá, ngay bữa trước, tôi có một cuốn mới ra lò, về đề tài này. Thế là trúng tủ!
-Ông nói, ông đếch thích đến Mẽo, đếch thích sống ở Mẽo…?
-Đúng thế, tôi đếch thích Mẽo. Đếch thích New York. Đếch thích người Mẽo…
Tôi [Amis] bèn đế thêm, hình như ông đã có lần phán, thà chấm dứt những ngày tàn của mình ở Liên Xô thay vì ở Mẽo?
-Điều tôi muốn nói thực sự là như vầy: Tôi muốn chấm dứt những ngày của mình sớm sủa ở Liên Xô, bởi vì ở đó, họ biết quí trọng nhà văn khi coi nhà văn là một thứ nguy hiểm…. Tôi muốn chấm dứt đời mình ở trong Lò cải Tạo còn hơn là ở Tiểu Sài Gòn!
[I would rather end my days in the Gulag than in – than in California].
Gấu chép lại câu trên, để tặng mấy đấng nhà văn VNCH đã hồi chánh, nhân đọc bài viết của HHT [Hoàng Hải Thủy về NMG!
*
“Tình cờ” đọc bài viết về PD, và bài phản hồi. Cũng thật thú.
Bài Phản hồi, tác giả cố gắng làm cho PD đỡ… nhục, khi trở về.
Tính nhân bản, tính dân tộc của bài viết, thật tuyệt. Nhưng đám VC và nhất là đám Yankee mũi tẹt làm sao làm được như vậy?
Chính vì thế, mà thật khó về, trừ khi chịu nhục được như PD!
Thái độ của chúng đối với PD, sao có vẻ giống như thái độ của.. chúng ta, đối với TCS!
Chán thế!
Đều là do thù hằn người có tài hơn mình!
*
Steiner cũng nói như Amis, khi nhận định về vai trò của nhà văn trong thế giới toàn trị: Bảnh hơn nhiều so với xã hội tư bản!
Trong bài Nhà văn và chủ nghĩa CS, ông phán:
Ngay dưới thời Stalin, nhà văn và những tác phẩm văn học giữ một vai trò sinh động trong chiến lược Cộng sản. Nhà văn bị bách hại, bị hành quyết chính bởi vì văn chương được coi là sức mạnh quan trọng, đầy tiềm năng nguy hiểm. Đây là điểm quyết định. Văn chương được đề cao, coi trọng, tuy theo một đường hướng độc ác, ghê rợn, hiển nhiên là do sự bất tín nhiệm vào nó, của Stalin. Tới thời kỳ băng tan, vai trò nhà văn trong xã hội Xô-viết lại một lần nữa trở nên khúc mắc, và mang tính vấn nạn. Khó mà có thể tin được một điều, một nhà nước Phát-xít bị chao đảo, vì một cuốn sách nhỏ nhoi; nhưng Bác sĩ Zhivago đã là một trong những cơn khủng hoảng lớn lao trong cuộc sống gần đây của giới trí thức tại nước Nga Cộng sản.
Do trực giác, hoặc do suy nghiệm, nhà văn luôn nhận ra vai trò đặc biệt của họ trong ý thức hệ Cộng sản. Họ nghiêm trọng với chủ nghĩa Cộng sản, bởi vì nó nghiêm trọng với họ. Từ đó, một lịch sử những liên hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và văn chương hiện đại, là lịch sử của cả hai, với những sự vị nể bắt buộc phải có.
*
Cuốn viết về Thơ của DT, quà tặng quê hương của khúc ruột ngàn dặm, không được các nhà xb sừng sỏ vồ vập, cuối cùng được bà mẹ Mít [nhà xb Phụ Nữ] giang tay đón nhận. Thú thật! Và cũng nơi đây đã viết những dòng giới thiệu thật trang trọng về nó.
Một an ủi cho Thơ và DT.
Bó thân về với triều đình
Cái sự kiện DT khệ nệ ôm thơ về với quê hương, và bị đám Yankee mũi tẹt vờ, làm Gấu nhớ tình cảnh của Gấu, khi về lại Hà Nội, đi tham quan bướm thủ đô, và bị em mắng, mi là thằng Xút Đít ]Sudiste], bầy đặt nói giọng Bắc Kít, hay ho gì cái tiếng Kít Kít mà cũng cố bắt chước!
Lần đó, Gấu đau quá. Mình là Bắc Kít, vậy mà về quê hương, quê hương đếch nhận, nhưng sau đó, mới ngộ ra, đúng rồi, mình có được cái gì đó khác đi rồi, nhờ mưa nắng Miền Nam!
Nhưng phải đến khi đọc Sebald, bài viết Sự hối hận của con tim: Về hồi ức và sự độc ác trong tác phẩm của Peter Weiss, và nghe ông người Đức 100 phần dầu này [Weiss] phán: “Hạnh phúc biết bao, tớ đếch phải là Đức” [How glad I am that I am not a German], thì mới sướng điên lên được!
Đúng, đúng, chỉ thằng cha Gấu Bắc Kít này mới có quyền phán như Weiss:
Sung sướng làm sao tao không là Yankee mũi tẹt!
Bài viết của Sebald về Weiss tuyệt, thật tuyệt, Gấu cứ hăm he dịch, giới thiệu trên Tin Văn, mà già quá, già quá, sợ không còn thì giờ, lại thêm thằng Cu Lùn Richie, càng lớn càng quậy, chẳng cho dư một chút thì giờ, chán thế, sướng thế, khổ thế, chán “phiên phiến” thế thế! (1)
(1) "Chán phiên phiến", là thuật ngữ của một độc giả của K, chủ trang net Art2al
*
Coi trọng chức năng thi ca của ngôn ngữ, nhưng Đặng Tiến thực ra không phải là nhà phê bình hình thức luận. Cứ xem những gì ông viết về thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, Quang Dũng, Văn Cao, Lê Đạt, Bùi Giáng, thì thấy ông còn tiếp cận những chân dung sáng tạo đó từ góc độ biểu cảm cá nhân và góc độ quy chiếu về chân dung xã hội. Một thái độ cân bằng như vậy về khoa học cũng đi liền với một thái độ công bằng đối với những giá trị, đồng thời là công bằng với chính thị hiếu và sự cảm thụ đa dạng của bạn đọc. Điều đó cắt nghĩa cách viết uyển chuyển trong những đề tài có thể là khó viết đối với một người ở xa xôi cách trở - cả về không gian lẫn về tâm thức - như thơ kháng chiến chống Pháp, thơ Chính Hữu, Vũ Cao, Phạm Tiến Duật.
Nguồn
Nhận xét đúng ý Gấu: DT hiểu thơ nhờ "vốn trời cho" (1)
Đặng Tiến là Trùm bình thơ, Gấu này nể ông, từ hồi còn đi học, hoặc mới tập tành viết lách, và, tuy mê thơ, nhưng chẳng bao giờ dám để mắt tới. Chẳng thế, một lần hung hăng dọa, sẽ viết về thơ TTT, và ông ngạc nhiên, trợn tròn con mắt, rồi bật cười, ừ, thì viết đi!
Tuy nhiên, cái tài thẩm thơ của họ Đặng, theo Gấu, là nhờ trời phú, bẩm sinh đã có, nhiều hơn, là do tu tập, hoặc, phần tu tập của ông, tuy cũng chẳng kém gì ai, nhưng không lấn được phần bẩm sinh.
Nhân tiện, trong khi chờ [Godot] mail M, Gấu thử lèm bèm về thơ, chăng?
(1) Pix:
Gấu đang sinh hoạt VHNT, lé xệch, trợn ngược cả mắt lên, vì nền VHNT hải ngoại!
To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just as prostitution is to live under the sign of mere sex.
[W. Benjamin: Schriften II, 179]. Just as a prostitute betrays love, a litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta.
Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái đầu của mình].
Gấu nhà văn
Cái sự vờ DT, của đám Yankee mũi tẹt, một phần là còn do mặc cảm tự ti, bởi vì, trong nước không thể nào có được một tay Trùm về thơ như ông.
Đây cũng là thái độ của đám này đối với văn học Miền Nam trước 1975. Nhà nước kết án nó, nhưng từng cá nhân đám nhà văn nhà thơ Miền Bắc, vờ nó.
Phan Nhiên Hạo, trong một bài viết trên Tiền Vệ, đã chỉ ra điều này, khi phải nhận định về bài viết của Nguyễn Quang Thiều, về thơ.
Đây không phải là vấn đề tài năng. Cái tự ti của đám nhà văn Yankee mũi tẹt đối với văn chương Miền Nam, là do cái gọi là “thiên tài của nơi chốn” mà ra. Miền đất “địa linh nhân kiệt”, sau khi dính chàm “ăn cướp” Miền Nam, anh nào anh nấy đều có tí chiến lợi phẩm, và bị kết án, đời đời biến thành Sisyphe, vác cục đá chiến lợi phẩm!
Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc!
Chỉ một khi chúng thú nhận, quả chúng tôi có... ăn cướp thì may ra, thoát!
Cái đó mới đúng là thứ văn chương tự vấn!
Tự vấn phải là ý thức khởi đầu của văn học Mít, sau 1975. Cả ở trong lẫn ngoài nước.
Trang Tin Văn được lập ra, là từ ý thức đó: Suy nghĩ, Cái Ác Bắc Kít có phải là nguồn cơn của Cuộc Chiến Nồi Da Sáo Thịt Mít, là trả lời câu hỏi về sự sống còn của giống dân Mít!
*
Ba trăm năm sau liệu có ai khóc Tố Như?
Liệu có thể suy ra từ câu đó, Nguyễn Du viết cho độc giả cách thời của ông 300 năm?
Bởi vì có những nhà văn phải đợi dài người mới dám thỏ thẻ về thời của mình.
Tại sao như thế? Nhiều lý do do lắm.
Những ông nhà văn Mít ở trong nước còn khuya mới dám viết về thời của các ông bà ấy. Yêu ai thì ta cứ bảo là ghét thậm tệ người đó, hoặc vờ đi, đừng thèm nhắc đến. Bố bảo mấy anh chị đó dám nhắc tới thằng cha Gấu thí dụ, meo miếc ngày nào còn dám, nhưng bây giờ thì cạch!
Nhưng có thể, suy từ vụ DT khệ nệ bưng quà về tận nhà của chúng để mà tặng, vậy mà chẳng thằng nào dám hó hé một tiếng, cám ơn, cái sự vờ này, còn là do dốt. Dốt thì đứng dựa cột, nói ra lòi cái dốt cũng khổ!
Alberto Manguel, trong Thành phố của những con chữ, viết, đôi khi, những tai ương thảm họa lớn, thí dụ, Đệ Nhất thế Chiến hay Lò Thiêu, bèn có ngay tác phẩm văn học để khạc nhổ vào mặt nó. Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh của Erich Maria Remarque, 1929, Liệu đây là một người của Primo Levi, và Tẩu khúc của Thần Chết của Paul Celan cùng ra lò 1947. Nhưng khi khác, tiếng dội chậm hơn. Phải cả nửa thế kỷ, mới lòi ra một ông Sebald , để viết về nỗi đau của thường dân Đức, dưới những trận oanh kích của Đồng Minh: Cuốn Lịch sử tự nhiên của huỷ diệt ra lò năm 1999.
Ở vùng Mỹ châu La tinh cái sự đáp ứng như trên, lại đẻ ra một thứ văn chương đặc thù, đặc sản. Vào năm 1968, Carlos Fuentes có sáng kiến thực hiện một tuyển tập những chuyện kể hoang đường [fictional accounts] về những nhà độc tài mà ông gọi là Những Vì Cha Già Của Dân Tộc, Đất Nước [The Fathers of the Fatherlands], và đề nghị một số nhà văn viết về những đấng Bác Hồ của quốc gia họ. Than ôi, họ đụng đầu với một sự cố nho nhỏ mà Tây mũi lõ [và NMG] gọi là nỗi băn khoăn của sự chọn lựa [l’embarras du choix].
 
 ****
 
Tại sao mi không về?
Tớ đếch cần tên nào ở đó!
 
 
***
 
Ai cho phép mi là thi sĩ? 
 
 
Thứ Sáu, ngày 8 tháng 3 năm 1996, vào lúc 5 giờ chiều, buổi tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky (tháng Năm 24, 1940 - tháng Giêng 28, 1996), Nobel văn chương 1987, tại nhà thờ St. John the Divine, New York, có lẽ đã đúng như ý nguyện của ông. Thay vì cuộc sống vị kỷ, những người bạn của ông đã nhắc nhở nhau về những chu toàn, the achievements, ngôn ngữ - the language - của người quá cố:
Death will come and will find a body
whose silent peace will reflect death's approach
like any woman's face
[Tĩnh vật, trong Phần Lời, Part of Speech]
(Chết sẽ tới và sẽ thấy một xác thân
mà sự bình an lặng lẽ sẽ phản chiếu cái chết tới gần
như gương mặt của bất cứ một người đàn bà nào).
Tuy sống lưu vong gần như suốt đời, ông được coi là nhà thơ vĩ đại của cả nửa thế kỷ, và chỉ cầu mong ông sống thêm 4 năm nữa là "thế kỷ của chúng ta" có được sự tận cùng vẹn toàn. Ông rời Nga-xô đã hai chục năm, cái chết của ông khiến cho căn nhà Nga bây giờ mới thực sự trống rỗng.
Ông sang Mỹ, nhập tịch Mỹ, yêu nước Mỹ, làm thơ, viết khảo luận bằng tiếng Anh. Nhưng nước Nga là một xứ đáo để (Chắc đáo để cũng chẳng thua gì quê hương của mi...): Anh càng rẫy ra, nó càng bám chặt lấy anh cho tới hơi thở chót.
-Bao giờ ông về?
-Có thể, tôi không biết. Có lẽ. Nhưng năm nay thì không. Tôi nên về. Tôi sẽ không về. Đâu có ai cần tôi ở đó.
-Đừng nói bậy, họ sẽ không để ông một mình đâu. Họ sẽ công kênh ông trên đường phố... tới tận Moscow... Tới Petersburg... Ông sẽ cưỡi ngựa trắng, nếu ông muốn.
-Đó là điều khiến tôi không muốn về. Tôi đâu cần ai ở đó.
*
Theo Tatyana Tolstaya, nhà văn nữ người Nga hiện đang giảng dạy môn văn chương Nga và viết văn, creative writing, tại Skidmore College, thoạt đầu, ông rất muốn về, ít nhất cũng như vậy. Ông đã từng nổi giận về những lời trách cứ. "Họ không cho phép tôi về dự đám tang ông già. Bà già chết không có tôi ở bên. Tôi hỏi xin nhưng họ từ chối". Cho dù vậy, lý do, theo Tolstaya, là ông không thể về. Ông sợ quá khứ, kỷ niệm, hồi nhớ, những ngôi mộ bị đào bới. Sợ sự yếu đuối của ông. Sợ hủy diệt những gì ông đã làm được, với quá khứ của ông, trong thi ca của ông. Ông sợ mất nó như Orpheus đã từng vĩnh viễn mất Eurydice, khi ngoái cổ nhìn lại.
Mỗi lần từ Nga trở về, hành trang của Tolstaya chật cứng những bản thảo của những thi sĩ, văn sĩ trẻ. "Cũng không nặng gì lắm đâu. Xin trao tận tay thi sĩ. Nói ông ta đọc. Tôi chỉ cần ông ta đọc". Ông đã đọc, đã nhớ và đã nói, thơ của họ tốt... Và ca ngợi điều may mắn. Và những nhà thơ trẻ của chúng ta đã hất hất cái đầu, ra vẻ: "Thực sự, chỉ có hai nhà thơ thứ thiệt tại Nga, Brodsky và chính tôi". Ông tạo nên một cảm tưởng giả, ông là một thứ ‘Bố già văn nghệ’. Nhưng chỉ một số ít ỏi thi sĩ trẻ đã từng nghe ông rên rỉ: Sau cái thứ này, tôi biết anh ta vẫn tiếp tục viết, nhưng làm sao anh ta tiếp tục sống!
Ông không tới với nước Nga, nhưng nước Nga đến với ông. Nhà thơ Nga kỳ cục không muốn bám rễ vào đất Nga.
Kỳ cục thật, bởi vì đã từ lâu, thế hệ lạc loài được Hemingway mô tả trong Mặt Trời Vẫn Mọc, The Sun Also Rises vẫn luôn luôn là một ám ảnh đối với những kẻ bị bứng ra khỏi đất. Nếu không trở nên điên điên, khùng khùng thì cũng bị thương tật, (bất lực như nhân vật chính trong Mặt Trời Vẫn Mọc), bị bệnh kín (La Mort dans l'Âme: Chết trong Tâm hồn), và chỉ là những kẻ thất bại. Đám Cộng sản trong nước chẳng vẫn thường dè bỉu một nền văn chương hải ngoại?
Nhưng Brodsky là một ngoại lệ. Nước Nga đã đến với ông. Thơ ông được xuất bản, đăng tải trên hầu hết các báo chí tại Nga. Trong một cuộc thăm dò dư luận tại đường phố Moscow: "Ông có mong ước, hy vọng gì liên quan đến cuộc bầu cử?", một người thợ mộc đã trả lời: "Tôi chỉ mong sống một cuộc đời riêng tư. Như Joseph Brodsky".
-Ai chỉ định anh là thi sĩ?
Đám Cộng sản Liên-xô đã từng hét vào mặt ông như vậy tại phiên tòa. Họ chẳng thèm để ý đến những tài liệu, giấy tờ chứng minh từng đồng kopech ông có được qua việc sáng tác, dịch thuật thi ca.
-Tôi nghĩ có lẽ ông Trời.
Được thôi. Và tù đầy, lưu vong.
Neither country nor churchyard will I choose
I'll come to Vasilevsky Island to die
(Xứ sở làm chi, phần mộ làm gì
Ta sẽ tới đảo kia để chết)
In the dark I won't find your deep blue facade
I'll fall on the asphalt between the crossed lines.
(Trong đêm tối thấy đâu, gương mặt em thăm thẳm xanh, xưa
Ta gục xuống nhựa đường đen, giữa những lằn đan chéo).
Những lằn đan chéo, the crossed lines, hay rõ hơn, bờ ranh Nga Mỹ phân biệt số phận hai mặt của một kẻ ăn đậu ở nhờ.
*
-Này thi sĩ, nếu ông muốn về không ngựa trắng mà cũng chẳng cần đám đông reo hò, ngưỡng mộ, tại sao ông không về theo kiểu giấu mặt?
-Giấu mặt?
Đột nhiên thi sĩ hết tức giận, và cũng bỏ lối nói chuyện khôi hài. Ông chăm chú nghe.
-Thì cứ dán lên một bộ râu, một hàng ria mép, đại khái như vậy. Cần nhất, đừng nói cho bất cứ một người nào. Và rồi ông sẽ dạo chơi giữa phố, giữa người, thảnh thơi và chẳng ai nhận ra ông. Nếu thích thú, ông có thể gọi điện thoại cho một người bạn từ một trạm công cộng, như thể ông từ Mỹ gọi về. Hoặc gõ cửa nhà bạn: "Tớ đây này, nhớ cậu quá!"
Giấu mặt, tuyệt vời thật!
****
Joseph Huỳnh Văn là một thi sĩ. Chúng tôi quen nhau những ngày làm tờ Tập san Văn chương. Có Nguyễn Tử Lộc, đã chết vì bệnh tại Sài-gòn ít lâu sau 75. Phạm Hoán, Phạm Kiều Tùng, Nguyễn Đạt, Nguyễn Tường Giang... Huỳnh Văn là Thư ký Tòa soạn. Không có Phạm Kiều Tùng, tập san không có một ấn loát tuyệt hảo. Nguyễn Đông Ngạc khi còn sống vẫn tự hào về cuốn Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta (Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam) do anh xuất bản, Phạm Kiều Tùng, Phạm Hoán lo in ấn, trình bày. Bạn lấy đầu một cây kim chấm một đầu trang. Dấu chấm đó sẽ xuyên suốt mọi đầu trang thường của cuốn sách. Không có Nguyễn Tường Giang thì không đào đâu ra tiền và mối thiện cảm, độc giả, thân hữu quảng cáo dành cho tập san. Những bài khảo luận của Nguyễn Tử Lộc và sở học của anh chiết ra từ những dòng thác ngầm của nhân loại - dòng văn chương Anglo-Saxon - làm ngỡ ngàng đám chúng tôi, những đứa chỉ mê đọc sách Tây, một căn bệnh ấu trĩ nhằm tỏ sự khó chịu vì sự có mặt của những quân nhân Hoa-kỳ tại Miền Nam.
Huỳnh Văn với lối nói mi mi tau tau là chất keo mà một người Thư ký Tòa soạn cần để kết hợp anh em. Bây giờ nghĩ lại chính thơ anh mới là tinh thần Tập San Văn Chương. Đó là nơi xuất hiện Cầm Dương Xanh , những bài thơ đầu mà có lẽ cũng là cuối của anh. Bởi vì sau đó, anh không đăng thơ nữa, tuy chắc chắn vẫn làm thơ, hoặc tìm thấy thơ trên những vân gỗ, khi anh làm nghề thợ mộc, những ngày sau 75, thay cho nghề bán cháo phổi, những ngày trước đó.
"Mỗi thời đại, con người tự chọn mình khi đứng trước tha nhân, tình yêu, và cái chết." (Sartre, Situations). Trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, tha nhân là những người ở bên kia bờ địa ngục, và chiến tranh chỉ là một cuộc rong chơi. Nguyễn Đức Sơn tìm thấy Cửa Thiền ở một nơi khác, ở Đêm Nguyệt Động chẳng hạn. Thanh Tâm Tuyền muốn trút cơn đau của thơ vào thiên nhiên:
Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa...
Còn Huỳnh Văn, có vẻ như anh chẳng màng chi đến cuộc chiến, hoặc cuộc chiến tránh né anh. Tinh thần mắt bão của thiên nhiên thời tiết, hay tinh thần mắt nghe, l'oeil qui écoute, của Maurice Blanchot?
Ôi khúc Cầm Dương sầu quí phái
Đàn ai xanh ngát Trời Tây Phương.
Thơ anh là một ngạc nhiên, hồi đó.
Và tôi vẫn còn ngạc nhiên, bây giờ, khi được tin anh mất. (1)
Khi liên tưởng đến câu thơ của một người bạn:
Hồn Đông Phương thất lạc buồn Phương Tây
(thơ TKA)
Tôi không biết có phải Trời Tây Phương của anh lấy từ ý thơ cổ:
Vọng Mỹ Nhân hề, thiên nhất phương
(Có thể mượn ý niệm "con người hoàn toàn" (l'homme total), hay giấc đại mộng của Marx, làm nhịp cầu liên tưởng, để thấy rằng những Mỹ Nhân, Đấng Quân Vương, Thánh Chúa... trong thi ca Đông Phương không hẳn chỉ là những giấc mộng điên cuồng của thi sĩ):
Vọng Mỹ nhân hề, thiên nhất phương
Vọng Mỹ nhân hề, vị lai
Đọc trong nước, có vẻ như Thơ đang trên đường đi tìm một Mỹ nhân cho cả ngôn ngữ lẫn cuộc đời.
Và Buồn Phương Tây, có thể từ ý thơ Quang Dũng:
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
(Tây Phương trong thơ Quang Dũng là Tây Phương Cực Lạc của một cõi Chùa Thầy, Sơn Tây, và cũng còn là vẻ đẹp của các cô thiếu nữ vùng này).
Hay Tây Phương là cõi lưu đầy của lũ chúng tôi mà Joseph Huỳnh Văn đã nhìn thấy từ bao năm trước:
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi.
*
-Tau đây này. Nhớ mi quá!
Nguyễn Quốc Trụ
(1) Joseph Huỳnh Văn Hiến mất ngày 20/2/1995 tại Sài Gòn.
 
 
ĐT rất quí Gấu.
Ông viết, mi thật can đảm, khi TCS vừa té xuống đất, chưa nằm thẳng cẳng 1 đống:
Thêm một liên văn bản khác: Nguyễn Quốc Trụ trong bài viết tưởng niệm Trịnh Công Sơn, kể lại rằng cho đến khoảng 1966:
"Chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn, nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi. Phải khi đứa em tôi mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc quá nhớ bồ, cứ huýt sáo bài Tình Nhớ, gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra. Lúc này tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của Miền Nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ và chẳng bao giờ Miền Nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với Miền Bắc, vì họ đều tin một điều: Miền Bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó.
Tính phản chiến của nhạc anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất" .(5)
Giữa một rừng than khóc ki khu, thì bài Nguyễn Quốc Trụ, nhanh, ngắn nhưng giá trị. Vì chính xác và dũng cảm. Ai đó nói: hình học là nghệ thuật lý luận đúng trên một hình vẽ ... sai. Nguyễn Quốc Trụ khởi đi từ một bản nhạc tình ... ngoài đề. Tình Nhớ thì can dự gì đến phản chiến? Bài hát đại khái....
Vì chính xác và dũng cảm!
Thank!
NQT
Trường hợp ĐT làm Gấu nhớ tới Brodsky. Ông viết mỹ mới là mẹ của đạo hạnh:
“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
Cũng vẫn Brodsky:
Khi bạn bắt đầu biên tập đạo hạnh, đạo đức của bạn, bạn đang tán tỉnh thảm họa. [When you start editing your ethics, your morality –according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster. Trò chuyện với Joseph Brodsky. Solomon Volkov].
Những bài viết, phê bình văn học của ĐT, không thể nào vươn tới đỉnh được, với riêng Gấu, là đều mắc mớ tới hai vấn nạn trên.
Bài viết về Thảo Trường, đi tù 17 năm, ĐT viết, "lịch sử sau này, sẽ trả lời".
Sợ Vẹm quá, viết nhảm.
Tán tỉnh thảm hoạ!
Cũng thế, khi viết về TTT. Khi cách mạng Hung vừa xẩy ra, TTT khện CS liền, với bài thơ Hãy cho anh khóc bằng mắt em. ĐT đâu dám nhắc tới sự kiện này!
Thua xa 1 nữ thi sĩ Bắc Kít.
***
Những bài thơ gởi đảo xa & trăng màu hồng
Sáng nay, trong email Cường lại gởi cho những tài liệu về Thanh Tâm Tuyền (TTT) trong đó chứa những điều mình chưa từng biết, những điều lần đầu tiên được công bố. Về một mối tình và những bài thơ cho đảo xa.
Blog PV
GCC thắc mắc: Ai cho phép mà lần đầu tiên được công bố?
Thư riêng, mail riêng, làm sao dám đăng lên, rồi tự cho phép lần đầu tiên được công bố?
NQT
TV đã từng viết về những kỷ niệm thật riêng tư về TTT, tính, qua đó, lần ra những liên hệ với những bài thơ, bài viết, truyện ngắn, truyện dài của ông, nhưng sau đó, nhận được mail của bạn C ra lệnh ngưng.
*
Một bạn văn vừa cho biết nguồn của những bài thơ của TTT.
Tks. NQT
Thư Tín
From:
Sent: Tuesday, February 14, 2012 5:43 PM
Subject:
<
GCC thắc mắc: Ai cho phép mà lần đầu tiên được công bố?
Thư riêng, mail riêng, làm sao dám đăng lên, rồi tự cho phép lần đầu tiên được công bố?
>
Ong GCC nay qua la bop chop (as always)
Trong cai link chinh inh o post cua ong GCC : "Giờ đây, sau khi nha tho nằm xuống sáu năm, tất cả được công bố. Mà do người tình trăng hồng hạ kia." (http://phovanblog.blogspot.com/)
Thi "nguoi tinh hong ha" cong bo "thu rieng" . The ong GCC phan doi a ? Ai noi ong "thu rieng khong dam (sic) dang len" ? Nha tho...cung la mot "public figure" trong pham tru VN . Dang len cung ...OK lam chu nhi !
Ong la ai cua nha tho ...qua't la'o the ?
Ong bat duoc "nguon" roi , co phan ung gi chang nhi ?
Phuc đap:
Ban hieu lam roi
...
Phu nhan của nha tho la nguoi khong lien quan den “giang ho, gio tanh mua mau” (1)
NXT la ban cua TTT
Anh phai biet chuyen do
O dau post cung duoc
Nhung Pho Van dung nen post
Regards
NQT
xin loi ong GCC .
Bay gio la "mode" tung ...thu* rieng len mang, nguoi doc "net" binh thuong nhu toi cung nga'n , nhu kieu Dao Anh-TCS ...bay gio "Cu*?a Kho'a Trai' " - "Trang Hong" - va Nha Tho Tu Do vi dai cua Mien Nam !
Do la thu* / tho* trong tinh tha^`n van nghe , mot kieu lang mang ngoai doi song ...gia dinh (von khong lang mang cua TTT).
Toi dong y ve post cua ong ve NXT .
Tran trong va xin loi lam phien
Bye
Take Care
NQT
(1)
Cái câu của bà vợ Trung Uý Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, có thể áp dụng ở đây:
-Mấy người không thấy là mấy người diễn trò dâm loàn, đồi bại...
Thùy bật la lên, chụp lấy Kiệt xâu xé. Kiệt chết sững, không phản ứng. Thùy rít lên: Đồ tồi bại, đốn mạt, sadique... tu es sadique, không ngờ, không tưởng tượng nổi. Tởm, tởm quá. Kiệt chảy nước mắt những vẫn cười nôn.
Khi nguôi ngoai, Thùy hỏi:
-Có thật đàn ông các anh ngấm ngầm đều ưa những trò tồi bại? Có thật anh chán tôi, vì tôi không thể... bước vào khách sạn, hay nằm ngoài trời với anh như....
-Đừng bậy. Anh không phải thế....
-Thế anh là thế nào? Còn vết sẹo kia giải thích thế nào?...
Kiệt nghẹn lời. Chàng không thể hé môi. Làm cách nào chàng có thể mở miệng giải thích?
Rồi cũng qua.
Bây giờ, Kiệt tự đùa mình: một hôm nào tình cờ người tình cũ của ta có thể đột ngột xuất hiện chăng? Chàng hơi trợn trước câu hỏi.
Source
Đọc lại, và đọc những "lần đầu công bố", thì GCC mới hiểu, Kiệt, có thể đã tính ra được chuyện người tình cũ đột ngột xuất hiện, ở nhà 1 bà bạn, ở Đà Lạt, mà có lẽ luôn cả chuyện vừa mới xẩy ra, và đây là những lời tạ lỗi, tự coi thường chính mình, trước Thùy?
-Anh sa sút thật. Anh sa sút đến em cũng không ngờ.
Kiệt muốn sa nước mắt sau câu nói của Thùy. (1)
Trên Tin Văn đã từng trang trọng giới thiệu thơ NXT (1)
Tin Văn cũ
Cái vụ Gấu có những dòng ngợi khen NXT, có dính dáng tới ĐT, khi ông khen "Tôi cùng gió mùa" (?) của hắn ta. 
 
Hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn:
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ...
 
Là từ tiềm thức của Gấu bật ra. Chính Gấu, khi đọc lại, còn ngơ ngẩn tự hỏi chính mình, lúc nào, ở đâu... Phải mãi sau đó, vẫn là từ hồi ức bật ra hình ảnh hai thằng ngồi trên chiếc chiếu, ở căn bếp nhà anh, ở đường TMG. Thấy Gấu quá tiều tuỵ, anh nghĩ, tich đến nơi rồi, câu thơ thứ nhì,
Đợi vì sao dậy sớm, tiễn người đi.
 
"Người đi", ở đây, là thằng bạn ghiền của anh!
Vậy mà tên khốn chôm, rồi phịa ra đọc trên Thời Tập.... 
 
Thôi bỏ, chẳng đáng, vào lúc cuối đời, đếm từng ngày, từng giờ.
 
 



 
Re: Đặng Tiến ơi!
 
Làm như rất thân thiết với Ông Chánh Tổng An Nam - nick của ĐT - ở Paris!
Brodsky đã từng viết về dòng văn chương gọi là "ai điếu" này, trong bài Bà Chúa Thơ Sầu Muộn, The The Keening Muse, tức Anna Akhmatova: Nó là thuốc thử đạo hạnh với lũ viết lách. Thằng còn sống viết về người đã mất.
As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority ( of the alive) over minority ( of the dead). Akhmatova would have none of that. She particularizes her fallen instead of generalizing about them, since she writes for a minority with which it's easier for her to identify in any case. She
simply continues to treat them as individuals whom she
knew and who, she senses, wouldn't like to be used as the
point of departure for no matter how spectacular a destination.
Như một đề tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà thơ. Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử dụng để thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những chuyến đi siêu hình làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết).
ĐT làm sao so được với TTT, nếu nói về tình bạn thắm thiết, của tên Thẹp này, với họ?
Cũng bạn thơ, cũng trải qua kiếp tù đầy, những dòng thơ TTT tặng bạn tù & bạn thơ mà không thần sầu sao?
Vậy mà nỡ lòng nào, khi, vớ được mấy cái thư đảo xa tung hê lên lưới, mừng húm, lôi về khoe um lên trên Phố Văn. Lần TTT mất, ông lên San Jose thăm ông em trai, bạn nối khố của Gấu, nghe bạn kể, chị H đau lòng lắm.
Làm sao không đau lòng cho được. Bà không thuộc giới viết lách, làm sao chịu nổi, hiểu được, và tha thứ những chuyện tình cảm giữa lũ họ.
Cái chuyện hắn ăn cắp thơ trên trang Tin Văn, "nhớ là đọc trên Thời Tập", mà không bửn sao - Một đấng bạn ngày nào của trang fb của Gấu nghĩ là hắn quơn, nhớ lộn. Làm sao quên nhớ lộn cho được. Cái vừa mới đọc trên trang Tin Văn, làm sao nhớ lộn "cái đã từng đọc" trên Thời Tập. Ở dây, không phải chuyện quên nhớ, mà là đạo hạnh. Vả chăng, rất nhiều đấng nhà văn nhà thơ nhà phê bình Mít, làm điều như hắn.
Hai câu thơ của TTT:
Khi anh đi anh đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết
Gấu chôm, từ 1 bài thơ dán trên tường, nơi bàn viết của ông, thời gian ông bị gọi tái nhập ngũ, "được" 1 vị rất nổi tiếng - không tiện nêu tên - chôm tiếp, đưa vô 1 bản nhạc thần sầu, có tí hiệu đính, thay vì "sương đen" thì là "đêm đen".
Bây giờ đọc Tin Văn chán rồi!
Bới cứt ra cùng ngửi, đành vậy.
Walter Benjamin phán, dưới thành tựu lớn lao, là 1 đống nhơ bửn, liệu có thể áp dụng vô thơ văn Mít, nhứt là "Tôi cùng gió mùa"?
Tôi là kẻ may mắn sống sót, nhưng đếch còn muốn làm nhà văn nhà thơ nữa.
Viết như thể chẳng có gì xẩy ra. Bao giờ thì tôi có thể?
Đây là vấn nạn của “Shoah”, một phim của Lanzmann, theo David Denby, trong 1 bài viết trên Người Nữu Ước, Jan 10, 2011, khi phim này lại được đem ra trình chiếu ở Mẽo.
Đẩy đến cực điểm, thì nó như thế này:
Nếu bạn [lại] viết lại, thì cái kinh nghiệm đi tù, và luôn cả trại tù VC kể như không có!
Đâu có phải tự nhiên mà Ông Số 1 được toàn dân Mít quí trọng, ngay cả VC cũng quí, có thể còn hơn cả cái đám bạn bè cá chớn của ông đâu?
Tao “đếch” có viết nữa, vì sợ lại phải chứng kiến 1 lần nữa Lò Thiêu, Lò Cải Tạo!
Tao không viết nữa, để cho cái chuyện đó đừng bao giờ xẩy ra nữa.
[But the notion that the Holocaust might happen again is exactly what "Shoah" is not about.]
Hà, hà!
Có thể nói, tất cả văn chương Mít, sau 30 Tháng Tư 1975, VC hay không VC, tù VC hay không tù VC, thì đều được viết ra, như thể Lò Cải Tạo đếch có xẩy ra.
Ông không viết nữa hả? Thì tui bèn mang thư ông viết cho tui, cho thiên hạ cùng đọc, chơi!
Hà, hà!
Đau thật. Kẻ thù ngồi ngay sau lưng Ông Số 1!
Đây là huyền thoại dựng nước Mít, được lập lại [huyền thoại Mỵ Châu - Trọng Thuỷ]
Hà, hà!
Hà, hà!
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy....
TTT: Trong đất trời
Tưởng niệm Mai Thảo
Chúng ta, bữa hôm nay, thử lèm bèm, về nó, về những đứa con "tư sinh", như một niềm “tự hào”, [tự hào cái con khỉ!], hay như là 1 “bad faith"....
[còn tiếp]

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates